Chỉ đạo hiệu trưởng trường THCS quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 83 - 84)

Nhà trường chịu trách nhiệm liên hệ cung cấp tài liệu và tạo điều kiện về thời gian để họ tự học. Cơ sở nào đã nối mạng vi tính, thì hiệu trưởng tổ chức hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn khai thác thông tin trên mạng, mở diễn đàn trao đổi trên mạng để thu thập kiến thức và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các tổ trưởng chuyên môn khác. Trong điều kiện hiện nay có rất nhiều hình thức bồi dưỡng với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, cho dù hình thức nào ( có thể là tối ưu) nhưng không phát huy được khả năng tự bồi dưỡng, tự học tập của các tổ trưởng chuyên môn thì cũng khó có thể thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “về cách học, phải lẩy tự học làm cốt” và thực tế đã chứng minh ; tự học, tự đào tạo là “con đường phát triển giáo dục tối ưu là “chiếc gậy

thần” để đổi mới giáo dục và đào tạo. Đây chính là con đường phát triển năng

lực nội sinh của các tổ trưởng chuyên môn, của công tác bồi dưỡng và là bí quyết để học tập suốt đời. Mặt khác, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay cũng là thước đo phẩm chất và năng lực của nhà quản lý giáo dục. Việc làm này chẳng những giảm bớt các chi phí tốn kém khi mở các lớp bồi dưỡng mà còn là bước đột phá trong tư duy, trong cách thức tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng và tất nhiên nó rất hợp với xu thế của thời đại: ”

đào tạo liên tục, bồi dưỡng thường xuyên, học tập suốt đời.

3.3.6. Chỉ đạo hiệu trưởng trường THCS quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn tổ trưởng chuyên môn

3.3.6.1. Ý nghĩa của biện pháp

Từ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS tăng cường công tác quản lý nói chung, đặc biệt là quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM. Đây là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng TTCM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM các trường THCS theo từng năm học, dự kiến nguồn nhân lực, vật lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng TTCM, có văn bản chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS tổ chức thực hiện bồi dưỡng TTCM, đồng thời tiến hành kiểm tra hoạt động bồi dưỡng TTCm của hiệu trưởng, coi kết quả bồi dưỡng TTCM là một tiêu chí đánh giá hiệu trưởng.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

Phòng Giáo dục và Đào chỉ đạo hiệu trưởng các trường điều tra nắm bắt thực trạng TTCM các trường THCS, nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường THCS

Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS trong toàn huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ra văn bản chỉ đạo hiệu trưởng các trường thực hiện kế hoạch, giao hiệu trưởng trực tiếp bồi dưỡng một số nội dung cho TTCM của đơn vị mình, đồng thời chỉ đạo TTCM thực hiện tốt nhiệm vụ tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân.

Trong năm học, Phòng Giáo dục tổ chức kiểm tra chuyên đề về quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM của hiệu trưởng, hoặc kiểm tra lồng ghép khi thanh tra hành chính, chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục. Lấy kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS tại hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 83 - 84)