Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 92)

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 Rất khả thi Khả thi Không khả thi

3.5.2. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. biện pháp.

Tác giả quy định điểm cho từng mức độ nhận thưc và đánh giá như sau:

- Tính cần thiết: Rất cần thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm) và không cần thiết (1điểm). Tính giá trị trung bình Xicho từng biện pháp và xếp thứ bậc mi

- Tính khả thi: rất khả thi (3 điểm); khả thi (2 điểm) và không khả thi (1 điểm). Tính giá trị trung bình Yi cho từng biện pháp và xếp thứ bậc ni .

Sau đó tính hiệu số thứ bậc giữa XiYi : Di= mi- ni D2i = (mi-ni)2

Căn cứ số liệu bảng 3.1 và theo yêu cầu tính toán vừa nêu, ta có tiếp bảng sau:

Bảng 3.3. Bảng xếp thứ bậc giá trị trung bình của từng biện pháp về tính cần thiết và tính khả thi. Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Di D2i Xi Thứ bậc (mi) Yi Thứ bậc (ni) 1 2.60 4 2.62 3 1 1 2 2.57 5 2.59 4 1 0 3 2.56 6 2.54 6 0 1 4 2.62 3 2.56 5 -2 4 5 2.71 2 2.71 1 1 1 6 2.74 1 2.65 2 -1 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

Để biết xem xét tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ta sử dụng phương pháp toán thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

R = 2 2 6 1 ( 1) D n n  

 , với R là hệ số tương quan; n là số đơn vị được nghiên cứu (ở

đây n chính là các biện pháp nghiên cứu đề xuất, n = 6). Sau khi thay số vào tính.

- Nếu R>0 (R dương): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi.

Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1), thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cần thiết, mà khả năng khả thi rất cao).

- Nếu R<0 (R âm): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhưng không khả thi và ngược lại.

Thay số và tính toán ta có kết quả:

R= 1 6 (1 0 1 4 1 1)2 6(6 1)         = 1 - 48 210 = 1- 0.23 = 0.77

Kết quả này cho ta kết luận: Giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa có mức độ khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

Kết luận chƣơng 3

Quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường và của các cơ quan quản lý giáo dục mà trực tiếp Phòng GD&ĐT. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ TTCM huyện Lục Ngạn, tác giả đã đề xuất 6 biên pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM đó là : Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng TTCM; Nắm bắt thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường THCS hàng năm; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM; xây dựng mạng lưới cốt cán TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn; tổ chức nhiều hình thức khác nhau trong việc bồi dưỡng TTCM; Chỉ đạo hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM.

Tác giả đã xin ý kiến của CBQL lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lãnh đạo Phòng GD&ĐT, qua trao đổi trực tiếp, tác giả nhận được nhiều ý kiến đồng tình về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp cũng như nội dung, cách thức thực hiện của từng biện pháp. Kết quả khảo nghiệm 156 người cho những kết quả rất đáng khả quan, các nhóm đối tượng khảo sát đều nhận thức sâu sắc tính cần thiết và khẳng định tính khả thi của các biện pháp, về quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp, kết quả khảo nghiệm cho biết chúng có tương quan thuận, chặt chẽ. Điều này càng thêm khẳng định các biện pháp vừa cần thiết lại vừa có tính khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 92)