Tổ chức nhiều hình thức khác nhau trong việc bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 83)

trưởng chuyên môn

3.3.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

Việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng vừa có nghĩa lý luận sâu sắc trong việc hướng tới một “xã hội học tập”, vừa phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục hiện nay, đó là quan điểm giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng liên tục, học tập suốt đời đang trở thành phương thức chính yếu của mọi hoạt động giáo dục và đào tạo. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng đội ngũ TTCM là việc làm cần thiết, thiết thực để mỗi nhà trường chọn lựa được hình thức bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học thì loại hình bồi dưỡng hiện nay là: Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng bán tập trung, bồi dưỡng từ xa và từ bồi dưỡng. Tùy vào mục đích bồi dưỡng, điều kiện học tập của đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học mà có thể vận dụng để đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng cho phù hợp, linh hoạt trên cơ sở vai trò tự bồi dưỡng của cơ sở và tự bồi dưỡng của đội ngũ TTCM

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Một là, bồi dưỡng ngay tại cơ sở, kết hợp giao nhiệm vụ và hướng dẫn, kiểmtra, đôn đốc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

Trên cơ sở những hiểu biết và kiến thức về lý luận và nghiệp vụ quản lý, hiệu trưởng các trường phải phổ biến, truyền đạt và hướng dẫn những vấn đề

cơ bản về quản lý cho các tổ trưởng chuyên môn như : Cung cấp và hướng dẫn

tổ trưởng chuyên môn tiếp cận và sử dụng những văn bản, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức: Chỉ thị năm học, Điều lệ trường trung học (đặc biệt chú ý các điều về giáo viên, học sinh, tổ chuyên môn...). Hiệu trưởng trực tiếp hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn cách thức, quy chế xếp loại học sinh, quy chế thi và xét tốt nghiệp; cách thức, phương pháp tiêu chuẩn đánh giá giáo viên bộ môn; hướng dẫn đáp ứng và xếp loại các danh hiệu thi đua trong cán bộ, giáo viên và học sinh.

Đi liền với cung cấp và hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn là kiểm tra, xem xét việc thực hiện của họ. Trong quá trình kiểm tra, giám sát tổ trưởng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ, nếu có lệch lạc, sai sót, hiệu trưởng phải có những tác động để điều chỉnh ngay để tổ trưởng chuyên môn tự sửa sai và thực hiện tốt nhiệm vụ (hiệu trưởng không làm thay chức năng của tổ trưởng chuyên môn). Tuỳ theo từng công việc và yêu cầu cụ thể hiệu trưởng có thể phân công cho những tổ trưởng chuyên môn có năng lực trực tiếp hướng dẫn cho các tổ trưởng chuyên môn khác thực hiện nhiệm vụ. Đây là hình thức mang tính chất kèm cặp, chỉ bảo trực tiếp nên nhiều khi đem lại hiệu quả cao. Hiệu trưởng thu thập tài liệu, xử lý những thông tin quan trọng rồi cung cấp cho các tổ trưởng chuyên môn để họ tự nghiên cứu, vận dụng và làm theo.

Hai là, tổ chức bồi dưỡng tập trung ngắn ngày theo cụm trường, kết hợp lý thuyết với thực hành nghiệp vụ:

Để vận dụng được hình thức này, việc quan trọng đầu tiên là phải tiến hành khảo sát và thăm dò nguyện vọng của các tổ trưởng chuyên môn. Trong đó, nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức lớp học, nội dung cập nhật ... để các tổ trưởng chuyên môn xem xét, bố trí theo học một cách phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Đối tượng tham gia hình thức này chủ yếu dành cho những tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế về thực hiện nhiệm vụ quản lý, hoặc có hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa có sự độc lập và sáng tạo. Do đó hiệu trưởng các trường cần lưu ý tạo mọi điều kiện để các tổ trưởng chuyên môn nói trên được tham gia huấn luyện. Chương trình áp dụng phải là một chương trình tương đối toàn diện. Tức là có phần bắt buộc đối với tất cả mọi người tham dự và cũng có những phần gợi mở để người học tự lựa chọn, tự nghiên cứu ở nhà. Báo cáo viên của lớp bồi dưỡng là Lãnh đạo Phòng Giáo dục phụ trách cấp học hoặc có thể lựa chọn TTCM xuất sắc trong mạng lưới cốt cán TTCM

Ba là, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ vào các dịp nghỉ hè:

Cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo chu kỳ vào dịp hè, thì cần chú trọng bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn của các trường THCS. Áp dụng hình thức này với nội dung kiến thức có tính cập nhật như : các văn bản mới; các vấn đề đã hoặc cần điều chỉnh trong thực hiện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy; đổi mới cách nhận xét, đánh giá giáo viên, học sinh, tập thể ... Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi khoa học công nghệ cho phép thì cần bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn những kỹ năng cần thiết đối với yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý bằng các phương tiện như thông qua mạng Internet, kỹ năng sử dụng các phần mềm quản lý ... Chỉ có như vậy công tác bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ vào dịp hè mới có ý nghĩa thiết thực, tránh nhàm chán.

Bốn là,bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa:

Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả và không gây khó dễ cho người học thì các cơ sở bồi dưỡng cần chú ý các khâu như : cung cấp tài liệu, bố trí những thầy cô giáo có kiến thức cao, kinh nghiệm phong phú gặp mặt người học để giải đáp các thắc mắc, các trăn trở theo từng đợt và địa bàn thích hợp. Sau mỗi đợt học tập cần có kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Những trường hợp chưa đạt yêu cầu cơ sở bồi dưỡng đề nghị lãnh đạo trường tiếp tục bố trí cho học lại hoặc thay đổi hình thức học tập khác cho phù hợp. Tổ trưởng chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

môn nào chây lười hoặc cố ý trì hoãn, không chấp hành thì hiệu trưởng phải có biện pháp xử lý kịp thời (có thể cắt thi đua, bố trí người khác đảm nhiệm tổ trưởng chuyên môn...)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)