dưỡng tổ trưởng chuyên môn
3.3.1.1. Ý nghĩa của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho lực lượng QLGD nhà trường và đội ngũ GV. Đặc biệt là giúp hiệu trưởng và TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM.
Trong giai đoạn mới hiện nay, việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và của các tổ trưởng chuyên môn nói riêng là một trong những nhiệm vụ bức thiết của ngành giáo dục và đào tạo mà Đảng ta xem đây là khâu đột phá để tiếp tục chấn hưng và phát triển nền giáo dục nước nhà.
Từ cả hai góc độ lý luận cũng như thực tiễn, có thể xem tổ trưởng chuyên môn là cán bộ quản lý và là cán bộ quản lý ở trường THCS. Kinh nghiệm ở các nước phát triển thi bao giờ người ta cũng quan tâm đến lực lượng này, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết mọi năng lực và trách nhiệm, quyền hạn của mình. Đối với chúng ta, đã đến lúc cần có sự đánh giá, nhận thức lại cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và toàn thể giáo viên về công tác bồi dưỡng, quản lý giáo dục.
Xuất phát từ thực trạng công tác bồi dưỡng quản lý giáo dục ở Lục Ngạn hiện nay, đòi hỏi phải tìm cho được những biện pháp khả thi, mà trong đó, biện pháp quan trọng nhất, có yếu tố quyết định là biện pháp nhận thức. Tức là, nâng cao nhận thức cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Nội dung TTCM cần nhận thức là mối liên hệ giữa hoạt động quản lý của TTCM với sự phát triển chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường. Phải làm cho TTCM hiểu rõ thực trạng năng lực của họ cũng như những đòi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
72
hỏi cấp bách của sự nghiệp giáo dục để họ thấy cần thiết phải nâng cao năng lực nhận thức cho bản thân.
Cùng với việc nhận thức đúng đắn, cần trang bị cho TTCM những tri thức cơ bản về phương pháp quản lý. Trên cơ sở đó hình thành ở họ những kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý tổ chuyên môn, giúp đội ngũ TTCM biết cách vươn lên để trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho tổ trưởng chuyên môn trong các trường THCS là một trong những yêu cầu của việc thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15.6.2004 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay.
Quán triệt và thực hiện tinh thần Chỉ thị này cần phải được thể hiện ở
những mặt chủ yếu sau : Các cấp quản lý, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng
xã hội ... cần nhận thức và thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với công tác
bồi dưỡng giáo viên. Cán bộ quản lý ở cơ sở, Ban giám hiệu phai nhận thức rõ
chức năng, nhiệm vụ và làm tham mưu cho cấp trên trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cần thiết để đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có cơ hội tiếp cận những thông tin, kiến thức chuyên môn
và quản lý mới. Mỗi tổ trưởng chuyên môn có sự nhận thức sâu sắc về ý nghĩa,
vai trò của công tác bồi dưỡng để tự hoàn thiện mình, tự nâng mình lên để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục. cần làm cho mỗi giáo viên hiểu rằng : bồi dưỡng là phương thức hữu hiệu nhất nhằm chống lại “căn bệnh lão hoá về tri thức”. Đào tạo trong thời đại hiện nay không chỉ một lần là xong, mà là cả đời, tức là tự đào tạo, tự giáo dục, tự học tập, tự nâng cao trình độ tri thức. Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, ở đó giáo viên được tôn vinh và có cơ hội, có điều kiện thể hiện những tiềm năng sáng tạo của mình. Nhà trường phải là một môi trường sôi động với không khí thi đua “ học không biết chán, dạy không biết mỏi, Giáo viên lấy phương châm “ tự học làm cốt” để hoàn thiện mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
73
Trước hết, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT phải có nhận thức đúng đắn việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS là việc làm cần thiết. Lãnh đạo Phòng giáo dục cần tăng cường tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề kèm theo các chế độ chính sách để khuyến khích, động viên các tổ trưởng chuyên môn tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký các đề tài, phổ biến các kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ... Từ đó thúc đẩy phong trào thi đua “ dạy tốt học tốt ” trong các nhà trường. Lắng nghe và phân tích những ý kiến đề xuất từ các tổ trưởng chuyên môn, nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến thông qua các kênh thông tin như báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet...
Hiệu trưởng phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho mọi thành viên của nhà trường tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điểu kiện đảm bảo khác cho người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn và các báo cáo viên. Để việc bồi dưỡng quản lý trở thành khâu đột phá trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thì phải cải tiến cách quản lý một cách bài bản, phù hợp, phải xác định bước đi chắc chắn, có kế hoạch cụ thể.
Tóm lại, nhận thức là một quá trình, nếu nhận thức không đúng thì hành động sẽ sai và chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng quản lý sẽ không có hiệu quả thực tế. Thiết nghĩ, đây là biện pháp cơ bản, đầu tiên của mọi quá trình giáo dục nói chung và bồi quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường THCS nói riêng.