HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 66)

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM trường THCS phải dựa trên và đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về công tác đội ngũ, cán bộ.

- Đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và khách quan.

- Biện pháp mang tính đồng bộ, hệ thống, kế thừa, hiệu quả, cần thiết và khả thi.

Đồng bộ: Từ việc triển khai, thực hiện của các đơn vị trường học, công tác phối hợp hiệu quả giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo - hiệu trưởng trường THCS - TTCM trường THCS ….. triển khai cùng lúc, đầy đủ các nội dung theo nhu cầu bồi dưỡng của TTCM, đồng bộ còn là các giải pháp khi được triển khai cùng lúc không gây trở ngại nhau mà tác động tích cực, tăng tính khả thi của từng biện pháp…

Hệ thống: Trước hết là đảm bảo tính khoa học lôgic, kết nối giữa các biện pháp; không mâu thuẫn với các văn bản, các quy định hiện hành; bảo đảm tính kế thừa, cấp thiết trước mắt và phát triển ổn định, bền vững, lâu dài; dựa trên cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn; là sự nhịp nhàng, quy trình hợp lý của từng giai đoạn triển khai thực hiện các biện pháp…

Kế thừa: Biện pháp đề xuất phải dựa trên kinh nghiệm, những việc đã làm, đã triển khai từ trước của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của các trường THCS về hoạt đồng bồi dưỡng TTCM, nội dung nào làm chưa tốt, chưa hoàn thiện, chưa theo đúng quy trình phải được điều chỉnh, nội dung nào thiếu được bổ sung. Về con người phải là sự kế thừa kinh nghiệm của CBQL lâu năm, đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

trước với đội ngũ trẻ, kế cận… là truyền thống văn hóa của tổ chức cần được trân trọng gìn giữ.

Hiệu quả: Tính đến thời gian, nguồn lực thực hiện biện pháp ở mức thấp nhất nhưng cho kết quả tốt nhất, hiệu quả ở đây không chỉ đạt được việc nâng cao năng lực cho TTCM các trường THCS mà còn đáp ứng cao yêu cầu đổi mới công tác quản lý mà còn là sự chuyển biến về nhận thức của các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên, sự trưởng thành về mọi mặt của nhà trường.

Cần thiết: Những biện pháp khi được triển khai thực hiện phải thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất làm chuyển biến mạnh mẽ tất cả các nội dung về bồi dưỡng TTCM và làm chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý chỉ đạo của tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Khả thi: Liên quan đến điều kiện thực hiện có kết quả biện pháp từ nhiều phía, đó là quan điểm chỉ đạo, đường lối, sự ủng hộ tạo điều kiện của cấp trên, phối hợp các bên liên đới; ý thức, trách nhiệm, tư tưởng, tình cảm. trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý trí phấn đấu của đội ngũ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện của những người trực tiếp xây dựng, triển khai; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật, môi trường…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 66)