Các biện pháp nêu trên được tác giả chắt lọc trên cơ sở lý luận quản lý và từ sự tổng hợp năng lực, nguyện vọng thực tế của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tại các trường THCS huyện Lục Ngạn, đồng thời cũng là quá trình tổng kết thực tiễn kinh nghiệm quản lý giáo dục của nhiều nhà quản lý. Những đề xuất này nếu được quan tâm đúng mức, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
85
lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nói riêng trong thời gian tới.
Trong các biện pháp trên, có những biện pháp dành cho hiệu trưởng các trường, có những biện pháp dành cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và có những biện pháp dành cho chính các tổ trưởng chuyên môn. Tất nhiên, các biện pháp đó thực hiện được hay không, cần phải có sự phối hợp thực hiện của lãnh đạo các cấp, các đơn vị chức năng trong ngành giáo dục.
Mỗi biện pháp nêu ra có ý nghĩa, vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng trên quan điểm của lý thuyết hệ thống, các biện pháp có quan hệ biện chứng, tạo thành một chỉnh thể, tác động, hỗ trợ nhau, kết quả của biện pháp này là động lực và kết quả của biện pháp kia.
Trước hết là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS trong giai đoạn hiện nay cho đội ngũ giáo viên, TTCM, cán bộ quản lý trường học, lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục … có như vậy mới có thể thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ TTCM các trường THCS
Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM hàng năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo khoa học, khả thi và hiệu quả. Xây dựng được màng lưới cốt cán TTCM các trường THCS trong huyện giúp cho việc nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của TTCM trong trường THCS. Thông qua mạng lưới cốt cán TTCM sẽ nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường trong huyện. Nhờ có mạng lưới cốt cán TTCM các trường THCS mà ta có thể tổ chức bồi dưỡng TTCM với nhiều hình thức khác nhau.
Chỉ đạo hiệu trưởng các trường quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM có ý nghĩa hết sức quan trọng, để hiệu trưởng các trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng TTCM, những ngời trực tiếp triển khai các quyết định của hiệu trưởng tới đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
86
TTCM làm tốt chức trách của họ cũng có nghĩa là nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý giáo dục về vai trò của TTCM, cũng là tạo điều kiện để TTCM tự bồi dưỡng nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Từ mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, không thể nói biện pháp nào là quan trọng hơn, tùy theo thời điểm, yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực hiện thì có biện pháp nổi lên, những biện pháp còn lại mang tính hỗ trợ tích cực, đồng bộ.
Như vậy, sáu biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng TTCM trường THCS của huyện. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn, để hướng tới xây dựng đội ngũ TTCM các trường THCS năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS
Tóm lại các nhà lãnh đạo, quản lý, trên tất cả các lĩnh vực công tác nói chung, quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM nói riêng không thể tách riêng các biện pháp trong triển khai thực hiện, các giải pháp phải được triển khai đồng
TTCM trƣờng THCS Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 1 Nội lực: - Tâm lý - Năng lực - Trình độ Ngoại lực: - Các điều kiện hỗ trợ - Chế độ chính sách Tác động khác Tác động của chủ thể quản lý (Phòng GDĐT): Những biện pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
87
bộ, cái tài của nhà quản lý vĩ mô không chỉ đề ra các giải pháp mà biết phối hợp, ưu tiên hợp lý từng biện pháp trước yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi của xã hội và nhu cầu phát triển tự thân chính đáng hợp lý của đội ngũ và ngành.