Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng tổ trƣởng chuyên môn:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 35)

nhiệm đôn đốc quản lý tổ trưởng chuyên môn khi tham gia các lớp tập huấn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo bám sát chủ trương của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo để triển khai, quản lý chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, tiến độ, qui trình và chất lượng. Do đó giữa Phòng và Trường phải có sự phối hợp nhịp nhàng chuẩn bị tốt nội dung bồi dưỡng, đội ngũ báo cáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Hiệu trưởng các trường cần nắm sát nhu cầu bồi dưỡng để tư vấn cho Phòng Giáo dục xây dựng chương trình bồi dưỡng sát với thực tiễn, loại hình bồi dưỡng, đặc biệt là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng và phương án kiểm tra kết quả bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn.

Hiệu trưởng bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo để sắp xế, bố trí, thực hiện các chính sách đối với giáo viên và tổ chuyên môn theo qui định. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chuyên môn tham gia bồi dưỡng; động viên khuyến khích các tổ trưởng chuyên môn đăng ký nội dung tự bồi dưỡng, vận dụng kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học; chủ động quản lý việc thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên; tham mưu, phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng tổ trƣởng chuyên môn: chuyên môn:

Phòng Giáo và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng TTCM các trường THCS toàn huyện. Nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng … là do ý thức chủ quan của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định. Chính vì mà Phòng Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

quan đầu tiên ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM.

Hiệu trưởng các trường là chủ thể tổ chức bồi dưỡng một số nội dung cho TTCM thông qua công việc quản lý hàng ngày tại cơ sở giáo dục. Đồng thời chỉ đạo TTCM ở trường mình thực hiện công tác tự bồi dưỡng. Do đó kết quả công tác bồi dưỡng TTCM phụ thuộc vào năng lực của người hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng là người có năng lực, quan tâm đến công tác bồi dưỡng TTCM thì sẽ thực hiện hoạt động đó đạt kết quả cao, đào tạo được các TTCM của trường mình, lực lượng giúp việc cho hiệu trưởng đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngược lại, nếu năng lực của hiệu trưởng yếu sẽ rất khó khăn trong việc bồi dưỡng TTCM ở đơn vị.

Ngoài ra còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến quản lý hoạt động

dưỡng tổ trưởng chuyên môn đó là: Cơ chế quản lý, chế độ chính sách, trình

độ và năng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học nhà trường, đội ngũ giáo viên …

Cơ chế quản lý, đó là sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục ( Bộ, Sở, Phòng ) quan tâm đến công tác quản lý bồi dưỡng TTCM. Triển khai các nội dung bồi dưỡng TTCM theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm.

Chế độ chính sách đầu tư cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM của Nhà nước đều có ảnh hưởng tích cực hoặc hạn chế hoạt bồi dưỡng TTCM.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM. Nhiều đơn vị thuận lợi sẽ đáp ứng được cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM. Nhưng không ít những đơn vị khó khăn, cơ sở vật chất không đáp ứng được cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Năng lực của đội ngũ TTCM quyết định kết quả bồi dưỡng. Bởi vì các nội dung bồi dưỡng TTCM được diễn ra theo đúng kế hoạch, các khâu các bước đều thuận lợi nhưng năng lực của TTCM còn hạn chế thì không thể có được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng TTCM. Ý thức tự học tập nghiên cứu, tự bồi dưỡng của tổ trưởng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng TTCM.

Kết luận chương 1

Tổ chuyên môn trường THCS là một bộ phận hợp thành cơ cấu tổ chức của nhà trường. Hoạt động chuyên môn của nhà trường được thực hiện theo đơn vị tổ chuyên môn ở cấp độ hoạt động của từng giáo viên.

Đứng đầu tổ chuyên môn là người tổ trưởng. TTCM có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của tổ. TTCM là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, nhưng đồng thời họ là người cán bộ quản lý kiêm nhiệm. Do vậy họ cũng có chức năng xây dựng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng quản lý chỉ đạo, chức năng kiểm tra đánh giá như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Muốn thực hiện các chức năng đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ đươc giao thì TTCM cần được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực cho họ.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng TTCM trường THCS thì Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm cần có được kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với hiệu trưởng lựa chọn nội dung bồi dưỡng TTCM phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có biện pháp cụ thể để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng TTCM từ Phòng đến Trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 35)