Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 77 - 79)

THCS huyện Lục Ngạn

3.3.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của quá trình quản lý. Theo PGS.TS. Trần Kiểm " Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý " [25, Tr.46]; " Lập kế hoạch là bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực đã có và sẽ khai thác" [25, Tr.47]. Như vậy xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM có ý nghĩa hết sức quan trọng, lập được kế hoạch có nghĩa là ta đã xác định được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng TTCM, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Trong quá trình lập kế hoạch bồi dưỡng TTCM, ta đã chọn những phương án tối ưu để thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng TTCM nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch có nghĩa là ta đã định hướng hoạt động cho chủ thể bồi dưỡng ( Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, TTCM ) và đối tượng bồi dưỡng đó là TTCM. Đồng thời ta cũng huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

Nhận thức đày đủ về công tác bồi dưỡng TTCM là nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của hiệu trưởng các trường và của chính bản thân người TTCM

Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu hay nói cách khác là trạng thái tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Ngạn

Xác định các nguồn lực cần thiết cho công tác bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

Xây dựng sơ đồ khung của việc lập kế hoạch và xác định rõ mục tiêu của công tác bồi dưỡng TTCM trong một năm học. Mục tiêu đó phải phù hợp thực tiễn, có tính khả thi

3.3.3.3. Cách thức thực hiện

Vào đầu năm học ( tháng 8 hàng năm ) sau khi ổn định tổ chức, hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm TTCM, Phòng Giáo dục tiến điều tra nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường THCS trong toàn huyện. Điều đó có nghĩa là đã xác định được nội dung cụ thể sẽ bồi dưỡng cho TTCM, cách thức tiến hành điều tra ( mục 3.3.2.3. )

Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM cho một năm học. Những nội dung về nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của người TTCM, bồi dưỡng về khoa học quản lý và quản lý giáo dục …. Có thể tổ chức thành lớp tập trung tại Phòng Giáo dục hoặc theo cụm trường. Để mở các lớp bồi dưỡng tập trung, Phòng Giáo dục sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể về thời gian, địa điểm, số người tham gia, … thông báo tới tất cả các trường THCS trong huyện.

Các nội dung bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng chỉ đạo, kỹ năng kiểm tra đánh giá, …. giao cho hiệu trưởng các trường bồi dưỡng thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của TTCM tại đơn vị. Phòng có văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệu trưởng các trường nghiêm túc thực hiện, coi đó là nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ của hiệu trưởng. Phòng GD&ĐT sẽ kiểm tra chuyên đề bồi dưỡng TTCM của hiệu trưởng hoặc lồng ghép vào các đợt thanh tra hành chính, chuyên ngành trong năm học.

Các nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ tin học, văn bản mới, nghiên cứu nội dung chương trình, cập nhật bổ sung kiến thức ….. giao cho TTCM tự bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng TTCM, có kiểm tra đánh giá, lấy kết quả tự bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM là một tiêu chí để đánh giá xếp loại TTCM cuối năm học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 77 - 79)