Như chúng ta đã biết, thực tế khách quan hiện nay trên thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới giáo dục. Khuynh hướng đổi mới của quan điểm giáo dục nói chung hiện nay là phải hướng mục đích vào xây dựng một xã hội, trong đó, mọi người dân bình thường đều có cơ hội như nhau đối với việc trau dồi sự hiểu biết, phát huy năng lực cá nhân, để có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và linh hoạt giải quyết các vấn đề do thực tế đặt ra. Theo tinh thần đổi mới của quan điểm giáo dục, trong hoạt động dạy và học, vai trò của người dạy và người học phải thay đổi. Thầy phải là người tổ chức những tình huống học tập, có tác dụng tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức, khuyến khích và đưa các em vào những hoạt động có tính chất tự học, tư tìm tòi, nghiên cứu, để từng bước rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, như phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát, phê phán…
Trang 1TẬP CHO HỌC SINH TIẾP CẬN LỊCH SỬ QUA CÁC
TƯ LIỆU TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, thực tế khách quan hiện nay trên thế giới và
trong nước đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới giáo dục Khuynh hướngđổi mới của quan điểm giáo dục nói chung hiện nay là phải hướng mụcđích vào xây dựng một xã hội, trong đó, mọi người dân bình thường đều
có cơ hội như nhau đối với việc trau dồi sự hiểu biết, phát huy năng lực
cá nhân, để có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống và linh hoạt giải quyết các vấn đề dothực tế đặt ra Theo tinh thần đổi mới của quan điểm giáo dục, tronghoạt động dạy và học, vai trò của người dạy và người học phải thay đổi.Thầy phải là người tổ chức những tình huống học tập, có tác dụng tạo ra
ở học sinh nhu cầu nhận thức, khuyến khích và đưa các em vào nhữnghoạt động có tính chất tự học, tư tìm tòi, nghiên cứu, để từng bước rènluyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, như pháthiện vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát, phê phán…
Sự đổi mới quan điểm giáo dục nhất định đưa đến sự đổi mới vềkiểu dạy học Từ kiểu dạy học “truyền thống”, xem thầy là nhân vậttrung tâm, “ngồi cho chữ”, đến kiểu dạy “lấy học sinh làm trung tâm”,
“hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của học sinh” là cảmột bước tiến dài, có tính cách một sự biến đổi về chất
Trong tinh thần đổi mới giáo dục nêu trên, việc dạy và học lịch sửcũng cần tự thay đổi Bởi vì, suy cho cùng, sự đổi mới của giáo dục, nhấtđịnh phải thông qua mỗi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn Điềuchúng ta cần suy nghĩ là phải tránh lối dạy có sẵn Như vậy làm thế nào
để phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong dạy học lịch sử? Có rấtnhiều biện pháp, ví dụ như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan,phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và
sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá Nhưng việc tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong dạyhọc nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháprất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh Quá trìnhhoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho họcsinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồidưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em Việc chủ
1
Trang 2động tìm tòi, khám phá những tri thức cũng góp phần giúp các em chủđộng giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, mộtcách gián tiếp đó cũng là giáo dục kỹ năng sống cho các em: không trôngchờ, ỷ lại
Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhàtrường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiếnthức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT Trần Phú:
1 Ưu điểm :
* Về phía giáo viên :
- Đại đa số giáo viên (GV) đều cố gắng thay đổi phương pháp giảngdạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông quacác phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp giảiquyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh độnggiàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặcnêu đặc điểm của nhân vật lịch sử
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợkiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những em yếu kém đượchoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạnhọc sinh khá giỏi và học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bảnchất của sự kiện, hiện tượng lịch sử
- Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạyhọc, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiên dạy học nhưtranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, và từng bước ứng dụng công nghệthông tin phù hợp trong dạy học lịch sử
* Về phía học sinh :
- Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câuhỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lờicác câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý đểnắm chắc bài hơn
- Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiêụ quảcao trong quá trình lĩnh hội kiến thức
- Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọngtâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp,đọc sách giáo khoa các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghinhớ các sự kiện, nhân vật
2 Hạn chế :
* Về phía giáo viên :
Trang 3- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toànphương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoáhoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ , chiếm lĩnh vànắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầynói, trò nghe ”, “thầy đọc, trò chép ” Do đó nhiều học sinh chưa nắmvững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏithì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn
- Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là saukhi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài quaviệc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ýbài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên
- Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời đượcnhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lờithay cho học sinh Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảoluận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫnhọc sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào vì không có hệ thống câu hỏi gợi
mở vấn đề
- Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một sốhọc sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinhyếu kém Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và khôngđược tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về nănglực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học của mình
* Về phía học sinh :
- Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìnsách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy Một số học sinhcòn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi
- Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộphận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ,trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ Cho nên việc ghi nhớ các sựkiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu
- Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trìnhbày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh thì họcsinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chungchung
* Điều tra cụ thể :
- Bản thân tôi đảm nhận việc giảng dạy môn lịch sử khối 12 và khối
11 Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tìnhhình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi
3
Trang 4tiết dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua hỏi đáp với những câuhỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45phút
Kết quả điều tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được nhữngcâu hỏi mang tính chất trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, sosánh, đánh giá nhận thức thì các em còn rất lúng túng khi trả lời Do vậykết quả điều tra cũng không cao Cụ thể:
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúpgiáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cựcchủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học Đây cũng là
lí do tôi chọn đề tài này
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận:
a Cơ sở khoa học
Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy lịch sử cũngnhư bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minhchứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trảlại Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáoviên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quákhứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọnghơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện.Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô gic có ýnghĩa rất quan trọng Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủyếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự
Trang 5kiện ), Phân tích và tổng hợp (giúp học sinh khái quát các sự kiện), quynạp, diễn dịch Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể dùngnhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (đồ dùng trực quan, tài liệu giảithích ) song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của họcsinh,đưa lại kết quả tốt Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đềrồi tìm cách giải quyết vấn đề Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố
mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn Việc hỏi và trả lời câu hỏi có ýnghĩa giáo dưỡng giáo dục và phát triển lớn Vì vậy việc đặt câu hỏi cóvai trò rất quan trọng trong giờ dạy học lịch sử nói riêng và các môn họckhác nó phát huy được tính tích cực của học sinh
Chỉ thị 40/2008/CT- của Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo ngày22/7/2008 phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-
2013 đã khẳng định sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ phương phápgiảng dạy
b Cơ sở thực tiễn :
Ở trường THPT Trần Phú đa số học sinh còn lười học và chưa có
sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiệntượng, nhân vật lịch sử còn yếu Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ
để trả lời một câu hỏi mà phải đọc nguyên xi trong sách giáo khoa haychỉ nêu được mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên
sự kiện gì Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học nhưthế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên Mặt khác,giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa
ra được hệ thông câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho phùhợp, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ
lệ yếu kém còn nhiều Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém vànâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, bản thân tôi đã thấyđược điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụthể là: “Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạylịch sử ở trường phổ thông", để phát huy tính tích cực của học sinh trongtiết dạy học
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a Tiếp cận sự kiện lịch sử
Trước khi bước vào bài mới, giáo viên nên nêu vấn đề nhận thức
cho học sinh Sự kiện lịch sử ( biến cố và hiện tượng lịch sử) chỉ diễn ramột lần trong quá khứ, không lặp lại, phản ánh một tiến trình lịch sử,được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người ,
5
Trang 6chẳng hạn: Khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc đánh chiếm ngục Bastile, đánhchiếm cung điện Mùa Đông Nga năm 1917, Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, cuộc đảo chính ngày18/8/1991ở Liên Xô (cũ) v.v
Sự kiện lịch sử luôn diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nhấtđịnh và chính hoàn cảnh, điều kiện lịch sử này cắt nghĩa những nguyênnhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cả những duyên cớ của sự bùng nổ
sự kiện Hoàn cảnh lịch sử còn giúp chúng ta hiểu diễn biến và kết quảcủa quá trình phát triển các sự kiện Sự kiện lịch sử có thể đưa lại nhữnghậu quả lâu dài, hậu quả trước mắt, những hậu quả trong nước, ngoàinước Hình dung được diễn biến, hiểu đúng được bản chất của sự kiệnkhông phải điều đơn giản, dễ dàng
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kiện lịch sử, trước hết đặt học sinhtrước bản thân sự kiện cụ thể, gợi ý để học sinh tiếp cận sự kiện từ cácgóc độ sau đây:
- Tên gọi sự kiện lịch sử; thời điểm mở đầu và kết thúc, diễn biến(nêu các giai đoạn phát triển)
- Bối cảnh lịch sử ( chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự,trong và ngoài nước )
- Xác định đây là sự kiện thuộc lĩnh vực nào trong đời sống xã hội(chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá)
Tiếp theo hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nguyên nhân làm bùng
nổ và qui định những diễn biến của sự kiện, cụ thể, các em cần xem xét:
- Nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ làm xuất hiện sự kiện lịch sử.thông thường ta lưu ý cho học sinh tìm những biến cố trở thành nguyênnhân mới xuất hiện trước sự kiện lịch sử khoảng một thời gian ngắn, cóthể tính bằng tuần lễ, bằng ngày, bằng giờ
- Những nguyên nhân sâu xa, thường xuất hiện trước đó hàngnhiều tháng, nhiều năm Yêu cầu học sinh phân tích các nguyên nhân đểthấy mối liên hệ giữa các nguyên nhân ấy ( kinh tế, chính trị, xã hội,quân sự, văn hoá, tài chính )
Cuối cùng hướng dẫn học sinh tìm hiểu hậu quả sự kiện lịch sử Cầngợi ý để học sinh tự nêu nhận xét, nhận định ,đánh giá sự kiện lịch sử
Đó là sự kiện gây nên hậu quả tích cực hay tiêu cực đối với tiến trìnhlịch sử, có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm, kéo lùi Hậu quả có thể làthấy rõ trước mắt, cũng có thể là những hậu quả lâu dài Hậu quả trướcmắt có thể thấy ngay trong thời gian tính bằng tuần lễ, nhưng hậu quả lâu
Trang 7dài hàng năm mới thấy được, thậm chí có hậu quả mang ý nghĩa biểutượng tồn tại bền vững với thời gian.
Ví dụ 1 :
Khi dạy bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩatháng Tám (1939-1945) nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời” (sáchgiáo khoa lịch sử 12 trang 102).Cho HS tìm hiểu sự kiện Tổng khởinghĩa tháng Tám năm 1945, sự kiện sự ra đời của nước Việt Nam dânchủ Cộng hoà, bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945)
- Giáo viên nêu câu hỏi : Căn cứ vào đâu mà Trung ương Đảng phát
động lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
+ HS theo dõi SGK, suy nghĩ , trả lời câu hỏi Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
+ Giáo viên phân tích để HS hiểu được: Nhật Bản đầu hàng Đồngminh là một sự kiện quan trọng, vì khi được tin Nhật Bản đầu hàng Đồngminh, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc đã phát động lệnh Tổng khởi nghĩa
GV cần phân tích cho HS hiểu rõ thời cơ của Tổng khởi nghĩa Nhật bảnđầu hàng Đồng minh khiến cho quân đội Nhật Bản ở Đông Dương ánbinh bất động, chính phủ bù nhìn như rắn mất đầu Đó là một trong ba
yếu tố tạo nên thời cơ: kẻ thù không thể thống trị như trước được nữa.
7
Trang 8Còn hai yếu tố sau: lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng và quần chúng cách mạng mong muốn hành động thì đã sẵn sàng.
- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đượcthành lập như thế nào?
+ HS theo dõi SGK suy nghĩ, trả lời
+ Sau đó GV phân tích để HS nhận thức được bản Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc trong cuộc mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, là một văn kiện lịch
sử quan trọng, đề cập tới nhiều vấn đề
+ GV phân tích để HS hiểu rõ những nội dung sau: Chủ tịch Hồ ChíMinh tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới về sự thành lập nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc củanhân dân Việt nam đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ phong kiến đãlàm nên thắng lợi lịch sử Cách mạng tháng Tám Quyết tâm của nhândân Việt Nam giữ vững quyền tự do, độc lập của mình
Trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo củasách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh, giúp học sinh trả lời câuhỏi nêu trên Học sinh trả lời được câu hỏi này tức là đã nắm và hiểuđược kiến thức chủ yếu của bài
Ví dụ 2:
- Khi dạy bài Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) - SGKlịch sử 11- trang 31 ( chuẩn) GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm nguyênnhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân sâu xa,nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứnhất Cuối cùng hướng dẫn HS tìm hiểu hậu quả của Chiến tranhthế giới thứ nhất
Trang 9- GV yêu cầu học sinh đọc SGK và bằng những kiến thức đã học,hãy rút ra những đặc điểm mang tính qui luật của CNTB và yêucầu các em phân tích các nguyên nhân để thấy mối quan hệ giữacác nguyên nhân ấy (kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự) Sau khi
HS thảo luận, phát biểu, GV kết luận, chốt ý:
+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất: Sựphát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa đế quốc + Nguyên nhân trực tiếp : sự hình thành hai khối quân sự đối lập
ở Châu Âu
+ Duyên cớ của chiến tranh là vụ ám sát Thái tử ở Xécbi
+ Cuối cùng cho các em tìm hiểu hậu quả của Chiến tranh thếgiới thứ nhất, mặt tích cực và tiêu cực
Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải huy động kiến thức cơ bản đã học trước đó và kiến thức của toàn bài Chính vì vậy học sinh phải chuẩn bị bài và trả lời trước các câu hỏi cuối mục ở nhà, chú ý, tập trung cao độ theo dõi bài giảng , chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp
b.Tiếp cận với nhân vật lịch sử
Trừ bài Công xã Nguyên thuỷ không có tên tuổi một nhân vật nào
và một số bài về chế độ chiếm hữu nô lệ thường ít đề cập đến các nhânvật lịch sử cụ thể, các bài lịch sử từ thời trung cổ đến sau này thường cónêu tên tuổi của một số nhân vật lịch sử Vì nhiều lí do khác nhau và dokhông cần thiết, chúng ta chỉ nên chọn ra một số nhân vật lịch sử tiêubiểu để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu Chúng ta có thể theo những mặt,những bước như sau:
* Ở mức độ tiếp cận đầu tiên, học sinh cần tìm hiểu:
- Ngày, tháng, năm sinh và mất của nhân vật
- Nơi sinh, nơi mất
- Đôi nét về gia đình và hoàn cảnh xuất thân
- Thời đại lịch sử mà nhân vật lịch sử sống và hoạt động
* Đi sâu hơn, học sinh cần tìm hiểu:
- Nhân vật lịch sử bắt đầu hoạt động ( chính trị, kinh tế, văn hoá,khoa học ) từ khi nào, dưới chế độ xã hội nào Thái độ chính trị củanhân vật lịch sử
- Những giai đoạn hoạt động chính trị của nhân vật lịch sử thànhcông, thất bại Ảnh hưởng của nhân vật lịch sử đối với thời đại mà nhânvật đó sống và hoạt động ( qua đánh giá của người đương thời ) và đốivới ngày nay ( nếu còn)
- Nhận xét, đánh giá hiện nay về nhân vật lịch sử
*Những tài liệu mà học sinh cần tìm đọc để tiếp cận với nhân vật lịch sử
Ví dụ minh hoạ: tập và hướng dẫn học sinh tiếp cận và tìm hiểu về lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc
9
Trang 10A Trước hết cho HS tự tìm hiểu Ngày-tháng-năm-sinh, đôi nét về hoàn cảnh gia đình của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu đôi nét về tiểu sử Nguyễn ÁiQuốc:
Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày
19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Sinh ratrong một gia đình nhà nho yêu nước, chịu ảnh hưởng của cách mạng sâusắc từ người cha và các anh, chị, lớn lên trên mảnh đất Nghệ An giàutruyền thống đấu tranh, được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đươngthời, được chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Tất cả những điều đó đã hun đúc ở Nguyễn ÁiQuốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm cứu dân, cứu nước
B Thời đại lịch sử mà Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt đ ộng:
Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêunước chống Pháp ở Việt Nam đều không đi tới thắng lợi.Thất bại củaphong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến (phong trào Cần Vươngcuối thế kỉ XIX), phong trào nông dân Yên Thế đã đánh dấu chấm hếtcho con đường cứu nước phong kiến ở Việt Nam Trong những năm đầuthế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vớicác đại diện Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… cũngkhông giành được thắng lợi Lúc này, yêu cầu lịch sử đòi hỏi cần phải cócon đường cứu nước đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏitình trạng khủng hoảng về đường lối lãnh đạo
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháplàm cho xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn vềdân tộc và mâu thuẫn về dân chủ Yêu cầu lịch sử đặt ra cần có đường lối
Trang 11Các bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian
hoạt động tại Pháp
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua
cứu nước đúng đắn để giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn trên Trong
bối cảnh lịch sử có nhiều đòi hỏi cần giải quyết đó, Nguyễn Ái Quốc với
lòng yêu nước nồng nàn và hoài bão cứu dân, cứu nước đã xuất hiện và
đáp ứng yêu cầu của lịch sử
C Những giai đoạn hoạt động chính trị của Nguyễn Ái Quốc: thành
công- thất bại- ảnh hưởng
* Người tìm ra con đường cứu nước:
- Ngày 5-6-1911, từ cảng Nhà Rồng lấy tên là Văn Ba, Người làm phụ
bếp cho chiếc tàu buôn Pháp Latusơ Têrơvin và bắt đầu cuộc hành trình
tìm đường cứu nước Ngày 6-7-1911 tàu cập cảng Mácxây ( Pháp)
- Từ 1917 →1919 Người hoạtđộng phần lớn ở Pháp, tìm hiểuphong trào công nhân Khicách mạng tháng Mười thànhcông, Người bắt đầu chú ý đến
tư tưởng của chủ nghĩa Mác –Lênin Năm 1919 Người gửibản yêu sách 8 điểm tới Hội nghịVéc xai đòi các
quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng, quyền tự quyết cho dân tộc Việt
Nam, nhưng không được chấp nhận Từ đó Người đã rút ra được nhận
xét quan trọng; không thể dựa
vào đế quốc mà phải tiến hành
tự giải phóng
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc
đã đọc bản sơ thảo lần thứ
nhất luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin,
Người như muốn reo lên trước
dân tộc “Hỡi đồng bào bị đoạ
đầy đau khổ, đây là cái cần
thiết của chúng ta” Nguyễn
Ái Quốc đã tìm thấy con
đường cứu nước cho dân tộc
Con đường đi theo chủ nghĩa
Trang 12Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình
Đảng xã hội Pháp họp ở Tua Tại đây Người bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế III, và tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp và Người trở
thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Sự kiện năm 1920 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước, qua thực tế
hoạt động trong phong trào công nhân, đón nhận chủ nghĩa Mác – Lênin
Có thể nói không có sự kiện năm 1920 thì không có sự kiện năm 1930
* Nguyễn Ái Quốc có công sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
- Từ 1921 → 1927, Người hoạt động tích cực ở Pháp, Liên Xô rồi Trung
Quốc để truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mac – Lênin về nước, đồng thờichuẩn bị chu đáo về tư tưởng chính trị, tổ chức và cán bộ cho sự ra đời
của Đảng
- Năm 1929, do nhận thức khác nhau mà ở Việt Nam xuất hiện ba tổ
chức cộng sản: An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng,Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn Hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức
này gây cản trở không tốt cho quá trình phát triển cách mạng Việt Nam
Năm 1930, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (TrungQuốc)
* Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công
- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và Người
cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân
dân chuẩn bị cách mạng giành chính quyền
Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần 8
và đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược cách mạng Việt Nam
- Từ ngày 19/8→28/8/1945 Nguyễn Ái Quốc
cùng Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước chớp thời
cơ, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch
sử, Người đọc bản Tuyên Ngôn độc lập, khai
sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới
cho dân tộc Việt Nam, trong đó Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò to lớn làm
nên thắng lợi này
Trang 13* Nguyễn Ái Quốc đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945- 1946).
D Nhận xét- đánh giá về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Cả cuộc đời mình, không lúc nào Người không quyết tâm Ý chíquyết tâm, dũng cảm của Người đã trở thành một phẩm chất sáng ngời,tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng Phẩm chất đó Người kế thừa các anhhùng dân tộc xưa như: Chiến lược đoàn kết toàn dân và chiến tranh nhândân (kế thừa của Trần Hưng Đạo), nghệ thuật kết thúc chiến tranh độcđáo của Lê Lợi – Nguyễn Trãi và nghệ thuật chớp thời cơ của QuangTrung
Cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc thể hiện phẩm chất của một chiến sĩđấu tranh giải phóng dân tộc với lòng yêu nước nồng nàn, những đónggóp cho mọi lĩnh vực văn hóa khác nhau… Tư tưởng Hồ Chí Minh,phẩm chất của Người sáng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam
13
Hồ Chủ Tịch tại chiến Khu
Việt Bắc Hồ Chủ Tịch đi công tác tại chiến Khu Việt Bắc
Chiến dịch Đông Khê 1950
Hồ Chủ Tịch cùng với Bộ chỉ huy Việt Bắc
Cờ đỏ tung bay trên nóc hầm Đờ catơri