Hiện nay trong các nhà trường đã được cấp tương đối đầy đủ các thiết bị dạy học, đây chính là sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt đối với bộ môn lịch sử thì các đồ dùng, thiết bị rất thuận lợi cho việc thực hiện đề tài này. Để đạt được kết quả cao trong bộ môn tôi có những kiến nghị sau :
+ Các cấp quản lý cần đôn đốc giáo viên bộ môn sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ một cách hiệu quả nhất, tránh gây lãng phí khi được trang cấp mà không sử dụng hoặc sử dụng chiếu lệ. + Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu, tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá; chân dung các nhân vật lịch sử có công với cách mạng, đặc biệt các tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến lịch sử địa phương; các tài liệu về bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử.
+ Tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy môn lịch sử ở trường phổ thông.
+ Các cấp quản lý giáo dục cần phải xem bộ môn lịch sử như là một bộ môn chính trong nhà trường, không nên xem đây là một môn phụ để từ đó có những biện pháp cũng như có sự quan tâm đúng mức hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử , hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
NGƯỜI VIẾT
IX.Tài liệu tham khảo :
- Tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển bền vững ( PGS.TS Nguyễn Đức Vũ).
- Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ( Viện nghiên cứu giáo dục trường ĐHSP TP HCM).
- Phát huy tính tích cực nhận thức của người học ( GSTSKH Thái Duy Tiên Viện khoa học giáo dục).
- SGK lịch sử lớp 10, 11, 12 ( Nhà xuất bản giáo dục)