Môi trường làm việc, thái độ phục vụ, cách thức giao tiếp ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầukhông khí bình đẳng, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hànhchính v
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀNG LINH CHI
VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Hành chính
Mã số : 60 38 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HÀNH CHÍNH
Hà Nội, năm 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứu khoa học của riêng tôi Các số liệutrích dẫn trong luận văn dựa trên số liệubảo đảm độ tin cậy, chính xác và trungthực Những kết luận khoa học của luậnvăn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Hoàng Linh Chi
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 10
1.1 Khái niệm văn hoá công sở 10
1.1.1 Khái niệm văn hoá 10
1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở 13
1.1.3 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở 16
1.2 Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 19
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 19
1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 22
1.2.3 Đặc điểm của văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 23
1.3 Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 24
1.4 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 44
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước 44
2.1.1 Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 44
2.1.2 Các quy định pháp luật khác 51
2.1.3 Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở 52
Trang 42.2 Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 57
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở 572.2.2 Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở 662.2.3 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chưa tốt quy chế văn hóa công sở 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 74
3.1 Yêu cầu đối với việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các
cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 74 3.2 Phương hướng nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 77
3.2.1 Nâng cao nhận thức về văn hoá công sở trong các cơ quan hànhchính nhà nước 773.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải cáchành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng 783.2.3 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật 80
3.3 Các giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 81
3.3.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hoá công sở 823.3.2 Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực tiễn về văn hoá công sởtrong các cơ quan hành chính nhà nước 833.3.3 Nâng cao hiệu quả của thanh tra công vụ về thực trạng văn hoácông sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 843.3.4 Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiệnvăn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 863.3.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở chocán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước 87
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 6CQNN : Cơ quan Nhà nước
NQ-CP : Nghị quyết của Chính phủ
QĐ-TTg : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
VHCS : Văn hóa công sở
Trang 7MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay, việc đẩy mạnh thực hiện văn hoá công sở làvấn đề quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đượcmột nền hành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiệnđại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế,
xã hội trong giai đoạn mới Thực tế cho thấy công tác cán bộ hết sức quantrọng, nó quyết định đến sự thành bại của một chủ trương, một công việc cụthể Nhất là trong giai đoạn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiệncông cuộc đổi mới đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, theo đó mỗi CBCCVChơn ai hết phải tự rèn luyện và hoàn thiện mình từ trình độ, năng lực công tác,
lễ tiết tác phong, thái độ phục vụ để thực sự là công bộc của dân
Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyếtnhững công việc liên quan đến người dân Vì vậy từ nề nếp đến phong cáchlàm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức để ảnh hưởng đếnhiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước Bên cạnh những yếu tốmang tính chuyên môn thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quantrọng đến hiệu quả giải quyết công việc Môi trường làm việc, thái độ phục
vụ, cách thức giao tiếp ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầukhông khí bình đẳng, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hànhchính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại
Thực tế trong thời gian qua với sứ mệnh là người đầy tớ của nhân dân,đại bộ phận đội ngũ CBCCVC đã hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ củamình, do đó đời sống nhân dân đã dần cải thiện, mọi công việc của dân kịp thờiđược giải quyết, đem lại lòng tin và mối quan hệ tốt giữa nhà nước với nhândân Hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng vàlãnh đạo đã thu được những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực tạo cơ
sở vững chắc cho xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội; mở rộng quan hệ giao
Trang 8lưu, hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Song, bên cạnhnhững mặt tích cực kéo theo những luồng gió mới, sự du nhập, giao thoa giữacác nền văn hoá đã nảy sinh một số tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả côngtác cũng như mối quan hệ trong môi trường làm việc Trong đó còn nhiều hạnchế thể hiện trên các phương diện về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viênchức trong các cơ quan hành chính nhà nước vẫn chưa thực sự nêu cao tinhthần trách nhiệm trong công việc, thể hiện như: gây phiền hà, sách nhiễu, háchdịch, vô trách nhiệm, có lời nói, cử chỉ thô bạo với nhân dân, chưa có đượcnhững kĩ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân; sử dụng lãngphí thời gian làm việc, tài sản công; nhận thức của một số cán bộ, công chứcchậm được đổi mới Để cải thiện những vấn đề còn hạn chế trên Thủ tướngChính phủ đã ban hành hàng loạt các quyết định nhằm điều chỉnh các vấn đềvề: chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước các giai đoạn 2001-
2010, 2006-2010, 2011-2020; chương trình hành động của Chính phủ về thựchành tiết kiệm chống lãng phí; các quy chế quản lý công sở trong các cơ quanhành chính nhà nước; quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhànước Với mục đích đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của cácCQHCNN; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCCVC trong hoạtđộng công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chấtđạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Từ cơ sở đó, việc tìm hiểu về văn hoá công sở tại các cơ quan hànhchính nhà nước ở nước ta hiện nay đã và đang là vấn đề cấp thiết cả về lý luận
và thực tiễn Chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ, tôi hy vọng sẽ góp phầnvào việc thực hiện tốt hơn cho văn hoá công sở tại các CQHCNN, đáp ứngyêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn hoá là đề tài được các nhà nghiên cứu khai thác rất nhiều, có thể kể
tới các tác phẩm của các tác giả: GS Trần Ngọc Thêm (với các cuốn Cơ sở
Trang 9văn hoá Việt Nam (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam: cái nhìn hệ thống - loại hình (2002) ), GS Trần Quốc Vượng (Cơ sở văn hoá Việt Nam),
GS Phan Ngọc (Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (1994), Tuy nhiên, chuyên đề "Văn hoá công sở" chưa được nghiên cứu nhiều Học viện
Hành chính Quốc gia (nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia) có
phát hành Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở (2002) dùng để giảng dạy
trong nhà trường với tư cách là một môn học Còn lại, chủ yếu là các bài viết,
đề tài chuyên đề rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, như “Văn hóa tổ chức
và một số giải pháp phát triển văn hoá công sở” của tác giả Trần Thị Thanh
Thuỷ trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước (2006), Đề tài khoa học “Văn hóa công
sở” của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (12/2006)…
Văn hoá công sở, nói một cách khái quát là các hành vi và quy ước màcon người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ của mình với ngườikhác Văn hoá công sở bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi nhậnthành văn bản của một cơ quan, đơn vị hành chính và những quy định bấtthành văn Do vậy, đây là một vấn đề mà các nhà khoa học, các nhà văn hoá
và các nhà quản lý đặc biệt quan tâm Lĩnh vực này đã có một số công trìnhkhoa học đã được đăng tải trên các giáo trình, sánh chuyên khảo, luận văn, tạpchí cụ thể:
- Võ Nguyên Giáp, “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá ViệtNam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998
- Trần Quốc Hải, “Đổi mới tư duy trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức Nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 9, năm 2000
- Nguyễn Trọng Điều, Đinh Văn Mậu, “Giao tiếp ứng xử hành chính”,NXB Công an nhân dân, năm 2002
- Trần Quốc Hải, “Cải cách các chương trình đào tạo công vụ hiệnnay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, năm 2004
- Du Long, “Văn hóa công chức”, Báo tuổi trẻ Chủ Nhật, năm 2004
Trang 10- Ngọc Linh, “Bệnh thiếu văn minh nơi pháp đình”, http://www.vtc.vn/phapluat/9352/index.htm, năm 2006.
- Trần Thị Thanh Thủy, “Văn hóa tổ chức và một số giải pháp pháttriển văn hóa công sở”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, năm 2006
- Hồ Thanh Hớn, “Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hoá truyền thống ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007
- Trịnh Thanh Hà, “Những vấn đề cần được giải quyết trong việc xâydựng văn hoá ứng xử công vụ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9 năm 2007
- Trịnh Thanh Hà, “Văn hoá ứng xử công vụ- Khái quát từ thực tiễnlịch sử”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9 năm 2007
- Đào Thị Ái Thi, “Xây dựng mô hình lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhànước tháng 9, năm 2007
- Nguyễn Văn Minh, “Cải cách hành chính – những bài học vẫn mangtính thời sự”
Cho đến nay, đã có một số bài viết, hay một số công trình khoa họcnghiên cứu dưới góc độ khác nhau có liên quan đến vấn đề trên Song cho tớithời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề Vănhóa công sở trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay Đây là đề tàimới, nghiên cứu một cách độc lập nhằm đánh giá về cơ sở lý luận cũng nhưthực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, phương hướng cụ thể để thực hiện cóhiệu quả văn hoá công sở tại các CQHCNN ở nước ta hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định
về văn hoá công sở tại các CQHCNN Từ đó đưa ra những quan điểm và giảipháp để nâng cao văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước đạt hiệuquả cao đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay;
Trang 11Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật, văn hoá công sở tạicác CQHCNN;
- Phân tích, đánh giá quá trình triển khai các quy định của pháp luật,thực trạng về văn hoá công sở tại các CQHCNN ở nước ta hiện nay;
- Trên cơ sở quá trình phân tích, đánh giá thực trạng đó đề xuất nhữngphương hướng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại các CQHCNN ởnước ta hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, tác giả tập trungnghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của nhà nước vềvăn hoá công sở tại các CQHCNN và pháp luật hiện hành mà chủ yếu làQuyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Quy chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chínhnhà nước, Các pháp lệnh về Cán bộ, công chức còn hiệu lực và Luật Cán bộ,công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, từ đó nghiên cứu vềthực trạng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước tahiện nay Đối tượng nghiên cứu là các cơ quan hành chính nhà nước và cán
bộ, công chức, viên chức
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp triết học Mác- Lê nin, phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử; đồng thời
có sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích- tổng hợp; phương pháp sosánh; lấy mẫu, phỏng vấn khảo sát thực tế trong quá trình giải quyết nhữngvẫn đề đặt ra của luận văn Ngoài ra còn nghiên cứu tham khảo kinh nghiệmmột số nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện văn hoá công sở
Trang 126 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần đánh giá xây dựng pháp luật lẫn việc áp dụng phápluật, thực tiễn về Văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước,tạo thêm nguồn dữ liệu thực tiễn làm cơ sở cho việc hoạch định những chínhsách, giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế về văn hoá công sởtrong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay ở nước ta Kết quả nghiêncứu có thể trở thành tài liệu tham khảo cho văn hoá quản lý hành chính công
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, 3 chương, Kết luận và Danh mục tài liệutham khảo
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá công sở trong các cơ quan hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng về văn hoá công sở trong các cơ quan hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở
trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Khái niệm văn hoá công sở
1.1.1 Khái niệm văn hoá
Văn hóa là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sốnghàng ngày và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực.Tuy nhiên, hiểu văn hoá một cách toàn diện và đầy đủ không đơn giản Ở cácgóc độ, nhận thức, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, văn hoá được định nghĩakhác nhau, vì vậy, trong cuộc sống, con người thường tìm cách lý giải vănhoá cho phù hợp với mục đích và phạm vi sử dụng
Theo tiếng Hán -Việt, văn có nghĩa là “chữ”, là “nét vẽ”, còn hoá là “sự
biến đổi” Còn theo tiếng Latin, thuật ngữ văn hoá - cultura có nghĩa là sự cày
cấy, vun trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc Như vậy, khái niệm văn hóa hàm chứa
sự thay đổi, biến đổi mà kết quả đem lại theo hướng tích cực Văn hoá trongTiếng Việt được sử dụng làm danh từ (văn hoá giao tiếp, văn hoá vật chất,văn hoá tinh thần, văn hoá cung đình …) hoặc làm tính từ (ứng xử có văn hoá,
di tích văn hoá…) Thực tế hiện nay có quan điểm cho rằng trên thế giới cóđến hơn 400 định nghĩa về văn hóa Có thể chia các định nghĩa theo các nhómnhư: liệt kê, lịch sử và xã hội hóa, giá trị và chuẩn mực, tâm lý học và hành vihọc, cấu trúc và hoạt động, phái sinh… Rất nhiều cách tiếp cận về văn hóanhưng về cơ bản có hai cách tiếp cận khái niệm về văn hoá được nhiều nhànghiên cứu thừa nhận như sau:
Thứ nhất, văn hoá là những hoạt động sáng tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần của loài người, xuất phát từ nhu cầu của con người và nhằm làmthoả mãn những nhu cầu đó Như vậy toàn bộ hoạt động của con người như
ăn, mặc, lễ hội, giao tiếp ứng xử, tập quán, ngôn ngữ… có yếu tố sáng tạo,
Trang 14tiến bộ và phát triển đều được coi là văn hoá Vì vậy, theo cách hiểu này thì
có thể phân chia văn hoá thành văn hoá vật chất hoặc văn hoá tinh thần, vănhoá vật thể hoặc văn hoá phi vật thể…
Thứ hai, văn hoá là những hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnhvực nghệ thuật như điện ảnh, văn học, âm nhạc, sân khấu, hội hoạ… Văn hóa
ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp hơn
Như vậy, theo cách hiểu của người Phương Đông nói chung và ngườiViệt Nam nói riêng thì văn hóa được hiểu là sự biến đổi từ cái xấu thành cáiđẹp, từ cái hỗn tạp thành cái tinh tế, thanh tao, nghĩa là hiểu văn hoá ở khíacạnh tích cực
Dưới góc độ pháp lý, văn hóa ngoài những đặc tính chung, nó cònmang tính chất pháp lý – tức là gắn với quyền lực nhà nước, mang tính chínhtrị Nó là những quy tắc, chuẩn mực được pháp luật hóa, thể chế hóa thànhnhững quy định mang tính chất bắt buộc, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡngchế nhà nước Văn hóa lúc này đã trở thành pháp luật nhưng bị ảnh hưởng vàchi phối rất nhiều bởi các yếu tố đạo đức, phong tục, tập quán, tâm lý vàquan trọng hơn cả là chính trị, điều này thể hiện rõ ở các mục tiêu mà nóhướng tới Đó chính là lợi ích chung của toàn xã hội, hướng tới một xã hộivăn minh, hiện đại
Như vậy, có thể coi văn hoá là những chuẩn mực về vật chất và tinhthần được phần lớn cá nhân trong xã hội thừa nhận, có vai trò định hướng tưtưởng và hành vi của mỗi công dân cũng như của cả cộng đồng, hướng tớimột xã hội văn minh - ở đó con người được thoả mãn các nhu cầu chính đáng,được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Ở nước ta, theo từ điển tiếng Việt thì văn hoá có năm nghĩa: Một là,
tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử (Ví dụ: Kho tàng văn hoá Việt Nam ); Hai là, những
hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần- nói một
Trang 15cách tổng quát; Ba là, tri thức, kiến thức khoa học; Bốn là, trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh; Năm là, nền văn hoá của
một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở tổng thể những di vật tìmthấy được có những đặc điểm giống nhau
Xuất phát từ cách tiếp cận và các cơ sở lý luận nêu trên có thể hiểu kháiniệm văn hoá như sau:
Văn hoá là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội Văn hoá có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hoá bao gồm những chuẩn mức, giá trị, tập quán.v.v
Trên tinh thần hiểu văn hoá theo nghĩa rộng, Tổ chức văn hoá, khoahọc, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa như sau:
“Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của
đời sống (của các cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [60, tr 23].
Đặc biệt, khi nghiên cứu về văn hoá, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, của loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn” [21, tr 431].
Như vậy, Hồ Chí Minh đã thấy văn hoá là cơ chế tổng hợp để hình
Trang 16thành và phát triển con người xã hội Và chính Người với tầm nhìn xa đã thực
sự coi trọng và khẳng định vai trò to lớn của văn hoá đối với sự nghiệp cáchmạng, sự phát triển của con người và xã hội
1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở
Công sở theo các khái niệm được hiểu chung thì: công là chung, sở là
cơ quan; công sở là chỗ làm việc của các cơ quan công quyền Tuy nhiêncũng có rất nhiều khái niệm để định nghĩa về công sở tuỳ vào thuật ngữ nàyđược sử dụng để chỉ khía cạnh nào: vật chất, địa điểm hoạt động, hay còn gọi
là trụ sở, nơi công vụ được tiến hành hoặc dịch vụ công được cung cấp; haymột số trường hợp thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho thuật ngữ khácquen dùng là cơ quan hành chính nhà nước
Từ những tìm hiểu trên có thể phân tích: công sở là một tổ chức đặt
dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành,
kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công
vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phốihợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao, hay nói tóm lại làcông sở có tư cách pháp nhân, được pháp luật điều chỉnh để quản lý các côngviệc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công Công sở là một thiết chế
xã hội - văn hoá chỉ có ở xã hội loài người, là một bộ phận hợp thành tất yếucủa thiết chế bộ máy quản lý nhà nước Công sở tồn tại như một hiện tượngvăn hoá đồng thời là một chủ thể văn hoá gắn liền với các yếu tố tổ chứcquyền lực và tâm lý, tình cảm của con người
Văn hoá công sở là một bộ phận của văn hoá nói chung, trong đó đốitượng được hướng đến ở đây là văn hoá liên quan đến niềm tin và cách hànhđộng trong nội bộ tổ chức công sở và liên quan đến hình ảnh, diện mạo, uy tín
và ảnh hưởng của tổ chức đối với bên ngoài Bởi khi nói đến văn hoá người tathường nói đến khía cạnh tinh thần Trên thực tế, văn hoá có biểu hiện mang
Trang 17tính vật thể và phi vật thể Nói như vậy, cũng có nghĩa rằng văn hoá có nhữngđiều có thể cảm nhận được bằng các giác quan nhưng cũng có những điều mà
ta chỉ đánh giá qua nhận thức mà thôi
Từ sự nhận thức trên có thể khái niệm văn hoá công sở như sau:
Văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, là một sự pha trộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành
xử trong hoạt động công sở, mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận
để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác.
Văn hoá công sở ảnh hưởng đến các thành viên trong công sở một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp Thông qua các quy định chính thức như Quy chế làmviệc, văn hoá là công cụ để các nhà quản lý hướng cách thức hành vi của độingũ theo những kiểu nhất định Đồng thời, văn hoá còn hiện diện và ảnhhưởng đến nếp nghĩ, nếp làm của cán bộ, công chức thông qua hệ thống cácquy tắc xử sự mang tính thông lệ, không chính thức, không thành văn, nhưngđôi khi có tính lâu bền và sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ chínhthức nào Văn hoá công sở như một môi trường văn hoá đặc thù với nhữnggiá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộcông sở cũng như đối với công dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nướchay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công
Trên thực tế, để hiểu một cách thấu đáo về văn hoá công sở cũng làđiều phải bàn Bởi lẽ, văn hoá công sở vốn là sự pha trộn riêng biệt có thể làchuẩn mực của tổ chức này nhưng là phù phiếm của công sở kia Do vậy, việcxác định các biểu hiện của văn hoá công sở là một yêu cầu quan trọng đểđánh giá công sở Cụ thể:
Thứ nhất, biểu tượng: biểu tượng là một công cụ thể hiện về ý chí, về
lịch sử và cũng là cách thức để khuếch trương hình ảnh của một tổ chức Biểu
Trang 18tượng của công sở có thể là lá cờ tổ quốc được treo theo quy định hiện hành
về lễ tân nhà nước và logo, ngoài ra còn thể hiện trong văn bản với tư cách là
các quyết định hành chính thành văn; Thứ hai, khẩu hiệu, phương châm hành
động, hiện nay các công sở của chúng ta hành động theo phương châm chính
là duy trì một hệ thống hành chính của dân, do dân, vì dân Bên cạnh đó,phương châm này còn được cụ thể hoá hơn tuỳ theo ngành, nghề, địa phương,
ví dụ ở điểm một cửa có phương châm thực thi công vụ là nguyên tắc: côngkhai, đơn giản, đúng pháp luật; Yêu cầu: nhanh chóng, thuận tiện, văn minh ;
Thứ ba, chiến lược, chương trình hành động; Thứ tư, quy trình thủ tục: Các
quy định cụ thể về cách thức thực thi và cách thức đánh giá kết quả thực thi;
Thứ năm, các thủ tục, nghi thức, nghi lễ hay nói ngắn gọn hơn là các chuẩn
mực hành động Như thủ tục trình ký văn bản, quy trình hội họp Yếu tố nàyđặc biệt quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ cách tư duy, cách hành động và
mức độ tổ chức đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; Thứ sáu, trang
phục: Trong văn hoá nói chung và văn hoá công sở nói riêng việc sử dụngtrang phục sao cho vừa phù hợp thể hiện vẻ đẹp truyền thống, vừa thuận tiệntrong khi làm nhiệm vụ là một đòi hỏi cần thiết, bên cạnh đó, nếu cơ quan,đơn vị nào muốn tạo một dấu ấn riêng có thể áp dụng việc mặc đồng phục,logo trên áo, phù hiệu Đây có thể coi là một biểu hiện quan trọng khi đánh
giá về văn hoá công sở; Thứ bảy, mức độ gắn kết trong nội bộ: Quá trình điều
hành cần xây dựng tập thể thành một khối gắn kết chặt chẽ, trong đó các cánhân kết hợp trong hành động, mọi thành viên ủng hộ các cấp quản lý và đặcbiệt là nhà quản lý cấp cao nhất; có sự gắn kết giữa các nhóm không chính
thức xoay quanh việc thực hiện tốt nhiệm vụ; Thứ tám, các chuẩn mực xử sự
như: Quan hệ nhân sự (nhân viên với nhân viên, nhân viên với các nhà quản
lý và CBCCVC với dân), tích cực (nhân ái, hỗ trợ); có quy định cụ thể vềcách thức giao tiếp, xử sự với công dân, tinh thần trách nhiệm; các mối quan
hệ chính thức được đánh giá như thế nào
Trang 19Các biểu hiện của hành vi văn hoá công sở như thực tế cho thấy, hếtsức đa dạng và phong phú Chúng đòi hỏi phải xem xét tỷ mỉ mới có thể nhậnthấy và từ đó đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng của chúng tới năng suấtlao động quản lý, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung.
1.1.3 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở
Tính chất, đặc điểm của cơ quan công quyền
Tính chất và đặc điểm của cơ quan công quyền khác biệt so với các cơquan, đơn vị sản xuất, kinh doanh hay các đoàn thể quần chúng Sự khác biệtnày thể hiện ở các điểm sau:
- Các cơ quan này cũng như CBCC, VC là đại diện cho quyền lực nhànước cũng như được sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động công vụ, cụthể là trong quan hệ với người dân (cá nhân, tổ chức)
Vì lẽ đó, các CBCC, VC thường được người dân gọi bằng một danh từthông thường là "người nhà nước" Vô hình chung, CBCC, VC được xã hộiđặt vào một vị trí với trọng trách cao hơn những người khác Đương nhiên,hình thức bên ngoài cũng như những hành vi, ứng xử trong khi làm việc cũng
sẽ được nhìn nhận với yêu cầu cao hơn Đối với trụ sở cơ quan công quyềncần phải có những điểm khác biệt để nhờ đó, người dân có thể phân biệt đượcđâu là cơ quan công quyền, đâu không phải là cơ quan công quyền (ví dụ như
cơ quan công quyền ngoài biển tên cần treo Quốc huy, Quốc kỳ… tại cổngchính hay toà nhà chính…)
Tuy nhiên, chính yếu tố “quyền lực nhà nước” gây cho CBCC, VC tâm
lý “ỷ thế cậy quyền”, không có ý thức xây dựng một “thương hiệu” của công
sở, làm mất đi nét đẹp đáng lẽ phải xây dựng và vun đắp trong quá trình thựcthi công vụ
- Chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
Đối với các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh thì phạm vi hoạt độngđược mở rộng hơn rất nhiều - được phép làm những gì mà pháp luật không
Trang 20cấm Vì vậy, các cơ quan công quyền cũng như CBCC, VC phải tuân thủnhững quy định có tính chất bắt buộc, mang tính chất công thức nhiều hơn là
ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (ví dụ: CBCC, VC tránh sử dụng các trangphục thiếu nghiêm túc: trang phục thể thao, trang phục bằng vải jean trong khilàm việc…)
Điều này cũng hạn chế tính đa dạng và phong phú trong văn hóa công
sở so với văn hóa của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh Các doanhnghiệp có thể có những nét đặc trưng của mình (và họ dùng nó để quảng bácho thương hiệu của mình: phong cách, trang phục – đồng phục, logo…).Trong khi đó, các cơ quan công quyền, các CBCC, VC dù hoạt động ở khánhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không thể tạo những nét phá cách, ngoàikhuôn khổ quy định Do vậy, biểu hiện VHCS tại các cơ quan công quyền tấtnhiên ít đa dạng và phong phú hơn
- Quan hệ quyền uy- phục tùng chi phối nguyên tắc làm việc và giaotiếp ứng xử của CBCC, VC
Quan hệ này chi phối rất nhiều đến quan hệ trong nội bộ công sở Yêucầu đặt ra là phải có sự khác biệt trong giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau,giữa cấp trên với cấp dưới…
- Tính chất phục vụ sẽ chi phối quan hệ cũng như phong cách ứng xửgiữa CBCC, VC với người dân đến giao dịch tại cơ quan
Về cơ bản, Nhà nước có hai chức năng là cai trị và phục vụ xã hội.Trong khi chức năng cai trị được đề cao thì dường như chức năng phục vụ xãhội bị lấn át Vì vậy, khu vực công luôn là tâm điểm phàn nàn của người dân
về thái độ phục vụ Cùng với cơ chế xin - cho, tình trạng "ban ơn" trong quan
hệ với người dân đã ăn sâu vào nhận thức của không ít cơ quan công quyềncũng như đội ngũ CBCC, VC Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thể chế hoánguyên tắc "vì dân phục vụ", CBCC, VC là "công bộc" trong quan hệ vớingười dân
Trang 21 Nhận thức, mức độ quan tâm của người đứng đầu cơ quan công quyền
Trong một cơ quan, nhận thức của người đứng đầu có vai trò hết sứcquan trọng Với vị trí và quyền lực của mình, người đứng đầu cơ quan côngquyền sẽ có những định hướng, quyết sách tích cực hay tiêu cực đối vớiVHCS Ngoài ra, mức độ quan tâm của người đứng đầu cũng quyết định tầmquan trọng các quy định VHCS so với các quy định khác Phong cách củangười đứng đầu cơ quan công quyền sẽ có ảnh hưởng lớn tới hành vi của cácCBCC, VC khác Chính nó sẽ tạo ra các trào lưu hay xu hướng, tạo nênnhững cái mới trong công sở
Truyền thống văn hoá dân tộc
Khi xây dựng VHCS, không thể không chú ý đến yếu tố truyền thốngvăn hoá dân tộc (quốc gia) Đây là yếu tố có tính chất nền tảng, tác động vàchi phối đến mọi thành viên trong công sở, từ lãnh đạo đến nhân viên Làngười Việt Nam, bất cứ ai cũng mang trong mình những nét văn hoá truyềnthống đã được xây dựng, hình thành từ thế hệ này đến thế hệ khác, tạo nênbản sắc riêng của văn hoá Việt Nam Tuy nhiên, truyền thống văn hoá dân tộcvừa có những yếu tố tiến bộ, tích cực, những giá trị tốt đẹp, đồng thời cũng cókhông ít những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, trì trệ Tất cả những điều đó ít nhiềuđều ảnh hưởng và tác động đến quan niệm, nhận thức và thái độ, hành vi củatừng CBCC, VC trong công sở
Văn hóa phương Tây thiên về lý lẽ và lôgic nên những con người sốngtrong cộng đồng đó có cách ứng xử duy lý (thiên về lý lẽ) Văn hóa Việt Nam
có đặc trưng là duy tình (thiên về tình cảm) nên con người Việt Nam ứng xửnặng về tình cảm Nền văn minh nông nghiệp lúa nước tạo nên những nétriêng trong văn hóa ứng xử của con người Việt Nam Những truyền thống tốtđẹp, tích cực như lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao… sẽ cóảnh hưởng tốt đến VHCS, nhất là trong quan hệ ứng xử giữa các CBCC, VCtrong cơ quan Tuy nhiên, cũng có những thói quen, tâm lý ảnh hưởng tiêu
Trang 22cực đến VHCS như nể nang, dĩ hoà vi quý, tư duy gia đình Vấn đề đặt ra làphải củng cố, xây dựng và phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêucực của văn hoá dân tộc.
Điều kiện kinh tế - xã hội
VHCS được tạo dựng bởi cả nhận thức của con người và nguồn lực đểthực hiện Sẽ rất khó tạo ra một công sở hiện đại, chuyên nghiệp nếu thiếunguồn lực tài chính mặc dù đó là mong muốn của mọi CBCC, VC Vì vậy,một trong những nguyên tắc xây dựng Quy chế VHCS là phải phù hợp vớiđiều kiện kinh tế xã hội
Điều này có thể thấy rõ, nếu chúng ta làm phép so sánh một số yếu tốcủa VHCS hiện nay với những năm trước đây, đặc biệt là vấn đề cảnh quan,môi trường Thời gian gần đây, do điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cónhiều chuyển biến tích cực, nên trụ sở và môi trường làm việc của các cơquan được thay đổi rõ rệt; trang phục của CBCC, VC cũng được chú ý theohướng đẹp hơn, lịch sự hơn, phương tiện làm việc của cán bộ đầy đủ và ngàycàng hiện đại
1.2 Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay,bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn
và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách tốt để xây dựng giá trị bản thân đó làhình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành
vi văn minh, lịch sự chốn công sở
Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, với các cơ quanhữu quan, đồng cấp và cấp trên; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nơi công
sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan
Trang 23trọng hơn cả chính là yếu tố con người Con người sẽ quyết định văn hóacông sở, quyết định sự thành bại cũng như dấu ấn ghi lại của tổ chức trongsuốt quá trình tổ chức đó hoạt động.
Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoahọc, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưngkhông mất đi tính dân chủ Văn hóa công sở được hình thành trong quá trìnhhoạt động của công sở góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cảtập thể trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn
vị Cách hành xử văn hóa chốn công sở thực tế mang lại rất nhiều lợi ích Vănhóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước
đo sự văn minh của mỗi CBCC hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thứccũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở Conngười tác động đến việc hình thành văn hóa công sở đồng thời văn hóa vớinhững giá trị bền vững được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đếnhiện tại, tương lai; từ môi trường bên trong đến bên ngoài công sở sẽ có tácđộng trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức cho CBCC.Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiệnđại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả Từ đó tạo bầu không khí cởi mởgiúp CBCC hứng khởi làm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao
Xây dựng văn hóa công sở văn minh, tiến bộ, hiện đại là vô cùng quantrọng Tuy nhiên, văn hóa công sở đã thực sự được các cấp các ngành chútrọng, CBCC tự giác tuân thủ và không ngừng xây dựng hay chưa? Thiếtnghĩ, nếu vấn đề này được các nhà lãnh đạo thực sự đầu tư và gương mẫuthực hiện, CBCC tự quản, tự giác và có ý thức xây dựng, giữ gìn thì hiệu quảhoạt động của cơ quan đơn vị sẽ thực sự lớn Bởi cách thức ứng xử chính làdầu bôi trơn cho cả một tổ chức Cách thức ửng xử đơn giản như biết cười,biết nói lời cảm ơn, biết xin phép hay nói lời xin lỗi…
Trang 24Mặc dù văn hóa công sở hiện nay đã được hình thành về cơ bản nhưngthực hiện hay không còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi CBCC cũng như phụ thuộcvào nhận thức đúng đắn về phương thức để có ứng xử văn minh tại công sở.
Hiện nay vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế trong văn hóa công sở như: đilàm muộn, đi họp muộn, nói chuyện riêng trong giờ họp, trang phục không phùhợp khi đến công sở, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, chưa giữ vệsinh chung, hút thuốc lá, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao…
đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đến đồng nghiệp, đến bộ mặt của cả
cơ quan đơn vị và nguy hại hơn hết là làm giảm giá trị của bản thân
Ở một số cơ quan đơn vị, có hạn chế là do tinh thần tự quản, tự giáccủa CBCC còn thấp, do tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếunhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc, tâm lý làm cho có làm, làm cho xongviệc… Một số ít là do chưa biết nhận thức phải làm như thế nào để có nhữnghành vi, ứng xử văn minh, lịch sự nơi công sở
Văn hóa công sở được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sángtạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó văn hóa công sở không ngừng được bổsung và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiệnđại Để tạo nét văn hóa riêng cho mỗi công sở đòi hỏi phải có sự đồng thuận và
cố gắng trên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng vàtoàn hệ thống nói chung Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng conngười mới Cần làm tốt chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tạo môitrường và động cơ làm việc cho CBCC Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở
có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn vì nó thể hiện chất lượng và hiệu quả khi xử
lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCCnhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước đề ra
Đối với công sở, xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh,hiện đại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ;tạo được tinh thần đoàn kết và khắc phục bệnh quan liêu, cửa quyền Môi
Trang 25trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ, công chức,viên chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa công sở Tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức trong công việc sẽđưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác.
Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tínhvăn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nêntrong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phátính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên Hướng các cán bộ,công chức, viên chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quytắc và chuẩn mực văn hóa của công sở Với ý nghĩa đó, thực hiện tốt văn hóacông sở chính là làm cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thiện mình
1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở
Việc xây dựng Quy chế VHCS trong các CQNN có ý nghĩa sau:
Thứ nhất, đó là sự thừa nhận một cách chính thức những giá trị nhất địnhcủa VHCS; thể hiện rõ tư tưởng và thái độ chính trị về nội dung tương ứng
Thứ hai, việc hình thành các chuẩn mực bắt buộc của VHCS làm cơ sởcho việc xây dựng hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể thựchiện; là biện pháp thiết thực đưa VHCS vào hoạt động thường nhật của CQNN
Cuối cùng, việc xây dựng Quy chế VHCS tạo ra sự thống nhất trongviệc áp dụng VHCS, góp phần bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động quản lýnhà nước; khắc phục sự tuỳ nghi hay ngẫu hứng khi thực hiện
Như đã phân tích, khái niệm về VHCS khá rộng, vì vậy các quy địnhVHCS rất đa dạng và phong phú, bao trùm nhiều vấn đề, một số quy định đãđược điều chỉnh bởi các văn bản có hiệu lực pháp lý cao: luật, pháp lệnh…Hơn nữa, các quy định VHCS bị tác động bởi nhiều yếu tố, khách quan có,chủ quan có Do vậy, để “quy chế hóa” - biến các quan điểm, nhận thức vềVHCS thành Quy chế VHCS áp dụng thống nhất trong các CQNN và CBCC,
VC không đơn giản Các vấn đề lý luận như vậy, còn thực trạng các quy định
Trang 26về VHCS và việc áp dụng, thực hiện Quy chế VHCS tại các CQNN ra sao làvấn đề cần được tìm hiểu trong Chương 2 của nghiên cứu này.
1.2.3 Đặc điểm của văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay
Hành vi điều hành và hoạt động của công sở được biểu hiện thông quatinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức làm việctrong công sở cao hay thấp Đây là vấn đề cần được quan tâm vì thể hiện ýthức của mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải xem công việc của cơ quannhư công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc Cónhư vậy hiệu quả làm việc mới cao được Hiện nay ở một số cơ quan, tinhthần tự quản tự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩytrách nhiệm…Văn hóa công sở còn được biểu hiện thông qua mức độ áp dụngcác quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc ápdụng quy chế đó như thế nào và áp dụng đến đâu
Văn hóa công sở biểu hiện thông qua mức độ của bầu không khí cởi
mở trong công sở, cụ thể là thông qua tâm lý của từng cán bộ, công chức, viênchức trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinh thần thoảimái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại Do vậy tạo bầu không khí cởi mở
là vấn đề cần được chú ý khi xây dựng văn hóa công sở
Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việctheo chuẩn mực cao hay thấp Có những cơ quan đề ra chuẩn mực quá caotrong khi chưa có đủ điều kiện để thực hiện các chuẩn mực đó, dẫn đến mức
độ hoàn thành công việc không cao Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú
ý tới điều kiện, hoàn cảnh ở trong tổ chức đó sao cho đảm bảo tính khả thi
Các xung đột trong nội bộ công sở có được giải quyết tốt hay không Bất
kỳ một cơ quan nào thì việc xung đột giữa các cán bộ, công chức, viên chức trong
cơ quan chắc chắn sẽ có nhưng ở mức độ lớn hay nhỏ Tuy nhiên nếu biết nắm bắttình hình và tâm lý của từng người thì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó
Trang 27Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú,cần phải xem xét một cách tỉ mỉ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnhhưởng của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổchức công sở nói chung.
Kỹ thuật điều hành tạo nên văn hoá tổ chức công sở Đây là vấn đề cóliên quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước Nếunhững kỷ cưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở
sẽ được đề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển Thực tế cho thấy công sở
là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan, đồngnghiệp và các cơ quan cấp trên Yếu tố cơ sở vật chất cũng quan trọng, nhưngquan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽ quyết định văn hoá công sở Thí dụ,quy định đặt ra là làm 8 giờ/ngày, nhưng cán bộ, công chức, viên chức đã làm
gì trong 8 giờ ấy
1.3 Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
Ngoài các nội dung đã được quy định trong Quy chế VHCS nêu trên,rất nhiều nội dung được quy định rải rác tại một số văn bản khác:
- Quy định về việc hát Quốc ca: Việc chào cờ và hát Quốc ca chỉ mớibắt buộc tại các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề vàtrung học chuyên nghiệp, các Học viện, các trường Đại học vào sáng thứ 2hàng tuần, trước buổi học đầu tiên Việc hát Quốc ca không dùng băng ghi âm
và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Các đơn vị trên phải tổ chức họchát đúng nhạc và lời Băng ghi âm hoặc quân nhạc chỉ được sử dụng trong các
lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang nghithức nhà nước, những buổi lễ kỷ niệm của ngành, địa phương Khi cử quốc
ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm, đứng nhìn vào Quốc kỳ… Khi kỷniệm ngày Quốc tế lao động thì cử quốc ca khi khai mạc và cử quốc tế ca khi
bế mạc
Trang 28- Quy định thời giờ làm việc: Mùa hè bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 đến ngày
15 tháng 10 hàng năm, mùa đông bắt đầu từ 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4năm sau Giờ làm việc hàng ngày của các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nộitrong mùa hè và mùa đông : từ 7h30 đến 16h30, nghỉ trưa từ 12h đến 13h Giờlàm việc và giờ tan tầm của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội chậm hơn giờlàm việc và giờ tan tầm của của các cơ quan trung ương 30 phút [33]
- Quy định quản lý và sử dụng trụ sở làm việc [7]
Sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; khôngđược chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinhdoanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở ; phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, địnhmức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực côngtác theo quy định
Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơquan; niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơquan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và kháchđến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, cácphòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuậnlợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác
Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực
cơ quan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; cótrang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảoyêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra
Đối với phòng làm việc trong công sở : yêu cầu bên ngoài các phònglàm việc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh CBCC, VC làm việc trongphòng; các trang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng vàthuận lợi cho các thành viên trong phòng làm việc; không được sử dụng cácthiết bị đun, nấu của cá nhân trong phòng làm việc; không được để các vậtliệu nổ, chất dễ cháy trong phòng làm việc; hết giờ làm việc, các thiết bị điện
Trang 29phải được tắt, cửa phải được khoá; khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phònglàm việc phải được niêm phong
- Quy định bài trí công sở [7]
Các cơ quan niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chínhcủa cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan vàkhách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà,các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị tríthuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác
Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợicho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an Phòng tiếp dân, tiếp khách phải
có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng nhưkhi CBCC gặp gỡ, làm việc; khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộphận thường trực cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành
sự chỉ dẫn của thường trực cơ quan
- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc [48]
Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiệntheo nguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu như : phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội của mỗi vùng, miền đất nước Đồng thời, phải khắc phục tình trạng phântán, manh mún, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, các cơ quan, tổ chức giaodịch và thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vàtạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ CBCC nâng cao hiệu lực vàhiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập của đất nước
Đối với từng cấp có quy định cụ thể về việc quy hoạch :
+ Đối với công sở cấp Bộ, công sở phải được bố trí riêng biệt, hoặc tậptrung thành khu gồm một số cơ quan có mối liên hệ chức năng; vị trí xâydựng phải được bố trí trên khu đất tiếp giáp với tuyến giao thông của đô thị
Trang 30+ Đối với công sở cấp tỉnh, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng địa phương,việc quy hoạch xây dựng nhà công sở theo hướng Ủy ban nhân dân và Hộiđồng nhân dân bố trí ở khu vực trung tâm, trong cùng một khuôn viên, bố trísân vườn, cây xanh, ngoại thất, tạo sự gắn kết giữa các công trình thành mộtquần thể kiến trúc hài hoà với cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo thành trungtâm hành chính của đô thị Khối cơ quan chuyên môn gồm hai hay nhiều cơquan, có mối quan hệ chức năng, hợp khối thành liên cơ quan, bố trí trongcùng một khuôn viên hoặc ở các vị trí khác nhau trong đô thị, thành khu hànhchính tập trung.
+ Đối với công sở cấp huyện, phải bố trí ở khu vực trung tâm, gồm Ủyban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng các cơ quan chuyên môn khác trongmột khuôn viên, theo hướng hợp khối thành liên cơ quan, tạo thành trung tâmhành chính của đô thị Các cơ quan chuyên môn trong một khối riêng, bố trí ởxung quanh, nhưng không cùng trong một khuôn viên với Ủy ban nhân dân vàHội đồng nhân dân, phải chú ý quy hoạch tổ hợp mặt bằng các công trình đểtạo ra quảng trường là trung tâm của đô thị
+ Đối với công sở cấp xã, trụ sở làm việc bao gồm cả nơi làm việc củaĐảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể được bố trí ởkhu vực trung tâm, có vị thế thuận lợi trong công tác quản lý địa bàn củachính quyền sở tại Trong đó, công sở của cơ quan hành chính xã được quyhoạch cùng với các công trình văn hoá và các không gian chức năng khác, tạothuận lợi cho việc bố trí hạ tầng và tạo ra cụm công trình kiến trúc khang trang,
là bộ mặt chính của xã Công sở của cơ quan hành chính phường, thị trấn, Ủyban nhân dân và Hội đồng nhân dân bố trí trong một khuôn viên, có sân, bãi
đỗ xe thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch, làm việc
- Quy định về quy tắc ứng xử của CBCC, VC
Để thống nhất về giao tiếp ứng xử của CBCC, VC trong quan hệ tạiCQNN, Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của CBCC, VC làm việc trong
Trang 31bộ máy chính quyền địa phương [6] Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử
sự của CBCC, VC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương trong thihành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của CBCC, VCcủa cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm
Đối tượng điều chỉnh mở rộng hơn so với Quy chế VHCS, bao gồm:Những người được quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháplệnh CBCC năm 2003 làm việc trong các cơ quan thuộc UBND và HĐND cấptỉnh, cấp huyện; Những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 củaPháp lệnh CBCC năm 2003 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nướcthuộc bộ máy chính quyền địa phương; Những người do bầu cử để đảm nhiệmchức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND cấp xã quy định tạiđiểm g khoản 1 Điều 1 và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBNDcấp xã quy định tại điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh CBCC năm 2003
Mục đích quy định Quy tắc ứng xử nhằm: quy định các chuẩn mực xử
sự của CBCC, VC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội,bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêmchính và trách nhiệm của CBCC, VC; Thực hiện công khai các hoạt độngnhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của CBCC, VC; nâng cao ý thức, tráchnhiệm của CBCC, VC trong công tác phòng, chống tham nhũng; Là căn cứ đểcác cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi CBCC, VC vi phạmcác chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xãhội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy địnhpháp luật của CBCC, VC
Quy chế quy định cụ thể những việc CBCC, VC được làm và những việckhông được làm, kể cả trong hoạt động công vụ và ngoài xã hội Những việcđược làm và không được làm được Quy chế quy định thành các chuẩn mực:
- Trong hoạt động công vụ: Quy chế quy định trong giao tiếp hànhchính, CBCC, VC phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của
Trang 32từng ngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phùhiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dựcho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp Trong giao tiếp tại công sở vàvới công dân, CBCC, VC phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh Khi giaodịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thôngtin (điện thoại, thư tín, qua mạng ) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nộidung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trảlời CBCC, VC lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn
vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của CBCC, VC, phát huy dân chủ, tạo điềukiện trong học tập và phát huy sáng kiến, tôn trọng và tạo niềm tin, bảo vệdanh dự của CBCC, VC khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sựthật Trong quan hệ đồng nghiệp CBCC, VC phải chân thành, nhiệt tình bảođảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công
vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả
Các hành vi bị cấm: mạo danh, mượn danh, trốn tránh, đùn đẩy tráchnhiệm, che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung các phản ảnh, không được
từ chối các yêu cầu đúng pháp luật
- Trong quan hệ xã hội: CBCC, VC khi tham gia các hoạt động xã hội thểhiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu
Ngoài các quy định về chế độ chi tiêu theo quy định của Bộ Tài chính,một số quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền, tài sản củaNhà nước, của tập thể … để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức, cá nhân dướimọi hình thức không đúng chế độ quy định của Nhà nước trong bất cứ trườnghợp nào, nhất là các dịp lễ, ngày Tết, ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết mừngcông, đón nhận các danh hiệu Nhà nước Việc thưởng, biếu, tặng quà chongười thực sự có thành tích phải sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng và phảiđuợc phản ánh trong sổ sách kế toán, công khai trong cơ quan Việc giám sátthi đua, khen thưởng phải có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức quần
Trang 33chúng, ban thanh tra nhân dân Việc thực hiện sai chế độ thì phải bồi hoàn và
bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh CBCC hoặc hình sự Nghiêm cấm các cánhân, tổ chức gợi ý để được thưởng, biếu và phải từ chối nếu không thuộc đốitượng được thưởng, biếu, tặng, cho…
Các hành vi bị cấm: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh, sử dụngcác tài sản, phương tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt độngnhiệm vụ, công vụ, tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinhnhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình vìmục đích vụ lợi, CBCC, VC không được vi phạm các quy định về nội quy,quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong
mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội
- Quy định về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính:
Theo một văn bản chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ, CBCC,
VC phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy địnhcủa pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không sử dụngthời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi gamestrong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vàobữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; phải có mặt đúng giờ tạicông sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức,đơn vị
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại [46]
Quy định thể các chức danh được trang bị 01 máy điện thoại cố định tạinhà riêng (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước,
Bộ trưởng và các chức danh tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thứtrưởng và các chức danh tương đương, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụ cấpchức vụ lãnh đạo từ 1,1 trở lên của các cơ quan hành chính sự nghiệp, Giámđốc các sở ban ngành và tương đương cấp tỉnh… và một số đối tượng đượctrang bị thêm 01 máy điện thoại di động)
Trang 34Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu công tác, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấptỉnh… có thể quyết định trang bị điện thoại cho cán bộ trực tiếp đảm nhận cácnhiệm vụ đặc biệt, nhưng phải hạn chế và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô [43]
Các CQNN không được bán, trao đổi, tặng, cho bất cứ tổ chức, cá nhânnào và không được sử dụng xe ôtô xe ôtô vào việc riêng nếu không được cơquan có thẩm quyền cho phép
Một số chức danh được trang bị sử dụng thường xuyên một xe ôtô con,
kể cả khi nghỉ hưu (như Tổng Bí thư BCH TW Đảng, Chủ tịch nước, Thủtướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội); các chức danh được sử dụng thườngxuyên trong thời gian công tác một xe ôtô con lắp ráp trong nước với mức giamua mới tối đa là 600 triệu đồng/xe (Uỷ viên Bộ chính trị BCH TW Đảng,Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và tương đương, Chủ tịchUBND TP Hà Nội và TP HCM…); các chức danh được sử dụng một xe ôtôcon lắp ráp trong nước với mức giá mua mới tối đa 500 triệu đồng/xe (Thứtrưởng, chuyên gia cao cấp của Chính phủ, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụcấp chức vụ lãnh đạo từ 1,1 trở lên …)
Ngoài ra, còn có quy định tiêu chuẩn, định mức xe ôtô sử dụng chungcủa các cơ quan hành chính sự nghiệp (xe đưa đón CBCC đi công tác), sốlượng và mức giá tối đa đối với xe ôtô…
Quy định ôtô được dùng để phục vụ cán bộ lãnh đạo, đảm bảo nhiệm
vụ chỉ huy và để phục vụ cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viênchức quốc phòng đi công tác Các đơn vị được trang bị xe ôtô không đượcbán, tặng, chuyển quyền sở hữu sử dụng cho các tổ chức cá nhân khách nếukhông được phép của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và nghiêm cấm sử dụng xeôtô vào các mục đích cá nhân, cho thuê và các mục đích khác mà không phải
là phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác của quân đội Quyết định cũngquy định cụ thể các chức danh được sử dụng 01 xe ôtô con trong thời giancông tác (Bộ trưởng, Thứ trưởng…)
Trang 35- Quy định về văn bản hành chính [3]:
Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật,văn bản hành chính và bản sao văn bản; Thể thức văn bản là tập hợp cácthành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đốivới các loại văn bản và các thành phần bổ sung (Quốc hiệu, tên văn bản, số,
ký hiệu, tên loại, trích yếu, nội dung văn bản, )
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp vớiquy định của pháp luật;
- Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phảiđược trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữnước ngoài nếu không thực sự cần thiết Đối với thuật ngữ chuyên môn cầnxác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng Đối với những từ,cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữviết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ,cụm từ đó;
- Việc viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại,trích yếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hànhvăn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (trừ trường hợp đối với luật
và pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, kýhiệu của văn bản đó
Bố cục của văn bản: Tuỳ theo thể loại và nội dung, văn bản có thể cóphần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo
Trang 36phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần,mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lềtrang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ,kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác,
Trên cơ sở đó, ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khoá 12 đã thôngqua Luật số 22 về ban hành Luật cán bộ, công chức Luật này quy định:
- Quản lý CBCC phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độtrách nhiệm công việc là phân công, phân cấp rõ người sử dụng, đáng giá,phân loại CBCC dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hànhcông vụ Thực hiện bình đẳng giới
- CBCC trong khi thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấptrên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật thì phải kịp thời báocáo bằng văn bản với người ra quyết định Trường hợp người ra quyết định vẫnquyết định việc thi hành thì phải có văn bản mà người thi hành phải thi hànhnhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành Đồng thờiphải gửi văn bản đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyếtđịnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình Khi thihành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức, có tác phonglịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp;không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân
- CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyđịnh của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức,đơn vị; xử lý kịp thời nghiêm minh những CBCC thuộc quyền quản lý cóhành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch
- CBCC được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước.CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân
Trang 37tộc thiểu số, vùng có kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; làm việc trong cácngànhh, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chínhsách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- CBCC làm việc ở những ngành nghề có liên quan đến bí mật nhànước thì ít nhất trong thời hạn năm năm kể từ khi được quyết định nghỉ hưuhoặc thôi việc thì không được làm việc cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc
tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với người nước ngoài
Như vậy, trong Luật CBCC đã quy định về cán bộ, công chức, công sở,văn hoá công sở, môi trường làm việc Đây là những điều kiện tốt tạo cơ sởcho việc xây dựng đội ngũ CBCC vừa hồng vừa chuyên theo lời dạy của Chủtịch Hồ Chí Minh Cụ thể là mỗi công chức phải giỏi tay nghề, có đạo đức,hành nghề đúng quy chế công vụ Cùng các nhân tố khác trong hệ thống quản
lý hành chính và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức là yếu
tố đảm bảo cho công tác quản lý hành chính có hiệu lực và hiệu quả
Để Luật Cán bộ, công chức đi vào cuộc sống, có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2010; ngày 20 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 365/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch triển khai thựchiện Luật Cán bộ, công chức, kèm theo đó là phụ lục những công việc cầnlàm cũng như thời gian triển khai, hoàn thành các nội dung trong Luật Cán
bộ, công chức đã quy định
Quyết định 94/2006/QĐ- TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2006- 2010 Tại Quyết định này, Chính phủ đã đưa ra sáu nội dung công táclớn đó là: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; cải cách tài chính công; hiện đại hoá nềnhành chính nhà nước và công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính.Trong nội dung hiện đại hoá nền hành chính nhà nước Chính phủ đề cập và
“giao cho Văn phòng Chính phủ chủ trì thực hiện đề án về xây dựng quy chế
Trang 38văn hoá công sở, thời gian hoàn thành là tháng 3 năm 2007” [49, tr 11] Thựctiễn cho thấy đã đến lúc cần đưa vấn đề văn hoá công sở thành một văn bảnquy phạm pháp luật để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động công vụ củaCBCCVC trong các CQHCNN, điều đó cũng thể hiện sự cần thiết phải xâydựng và hoàn thiện đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêucầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.
Trên đây là cơ sở pháp luật quan trọng cho việc ban hành và thực hiệnquy chế văn hoá công sở tại CQHCNN Đó không những chỉ là đòi hỏi tất yếuđối với quá trình cải cách hành chính nhà nước mà còn là sự cần thiết để chấnchỉnh tiến tới loại bỏ những nhiêu khê, trì trệ đang tồn tại trong tư tưởng củamột bộ phận CBCCVC Việc ban hành quy chế văn hoá công sở là phù hợpvới Hiến pháp và quan điểm của Đảng về công tác cán bộ cũng như môitrường làm việc; đồng thời thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân về mộtnền hành chính phục vụ nhân dân, xứng đáng là công bộc của dân, đó còn làmột đảm bảo pháp lý cao trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
Sự ra đời của quy chế văn hoá công sở còn thể hiện tính pháp quyền, gópphần để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo chủ trương, đường lốicủa Đảng như Hiến Pháp 2013 quy định
Đồng thời, sẽ tạo dựng cho CBCCVC trong CQHCNN có thái độ phục
vụ vì nhân dân, một môi trường làm việc hiện đại, khoa học và thân thiện
1.4 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
Văn hoá công sở là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở nhiềunước trên thế giới nhất là các nước có nền hành chính hiện đại, họ coi đó lànhững điều kiện tối quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chứcnói riêng và cả bộ máy hành chính nói chung
Nhật Bản trong 20 năm qua những cải cách liên tục, nhiều mặt và sâu
trong khu vực công đã đem lại những kết quả tích cực trên các lĩnh vực, kinh
Trang 39tế phát triển vượt trội và hùng mạnh Một trong những cải cách đó là: Cảicách những công việc, các chương trình và chính sách của Chính phủ; Cảicách các cơ quan của Chính phủ ở trung ương; Bãi bỏ, tư nhân hoá hoặc thựchiện những cải cách khác đối với các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức củaChính phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ liên kết với Chính phủ; Cải cáchcông vụ: giảm số lượng, đảm bảo chất lượng và đạo đức công vụ; Cải cáchcác quy trình, thủ tục hành chính và quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân;Tăng cường tính minh bạch và giải trình của Chính phủ; Đẩy mạnh Chính phủđiện tử; Phân cấp và cải cách chính quyền địa phương.
Qua đó cho thấy vấn đề đạo đức công vụ, cải cách thủ tục, mối quan hệgiữa Chính phủ với nhân dân được Chính phủ rất quan tâm Sau đây là một sốbài học về văn hoá công sở của Nhật Bản
Thứ nhất, tôn trọng danh thiếp: Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với
việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng - một nghi lễ đượcgọi là Meishi kokan Khi nhận danh thiếp, người ta sẽ cầm bằng cả hai tay,xem xét nội dung cẩn thận và sau đó đọc to các thông tin được in trong tấmthiếp Tiếp đến họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng danh thiếp hoặc đặtlên bàn trước mặt họ để nhắc đến nó khi cần Họ không bao giờ bỏ danh thiếpvào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng
Chúng ta học được gì từ đó? Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sựtôn trọng lẫn nhau Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tạicũng như các cuộc gặp trong tương lai
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Thực ra mỗi một nền vănhoá có một hình thức trao danh thiếp riêng Nếu bạn quá máy móc mà bê ynguyên kiểu Meishi kokan đó, rất có thể bạn sẽ bị coi là có vấn đề Tuy vậy,khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó Sẽkhông hại gì khi nhớ tên của một đối tác tiềm năng Và bạn sẽ bị cho là thô lỗnếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất
Trang 40Thứ hai, làm hài lòng các cây cao bóng cả: Theo phong tục, trong một
cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhậnxét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp cao nhất đang hiện diện
ở đó Không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó Khi cúi đầu - một hình thứcchào hỏi truyền thống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấpnhất trước người có địa vị cao nhất
Chúng ta học được gì từ đó? Văn hoá công sở của Nhật Bản luôn thểhiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái vàtừng trải cùng với những đóng góp quan trọng của họ cho công ty Ở NhậtBản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là sống lâu lên lão làng Vì vậy,một người càng cao tuổi thì càng trở nên quan trọng
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Luôn biết lắng nghe nhữngngười có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty Nếu bạn bấtđồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người.Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặtcác nhân viên khác Bạn cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này
là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân họ
Thứ ba, thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu: Nhiều công ty Nhật
Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng Tại đó, nhânviên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyềncảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành Và đó cũng là mộthình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên
Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là nhằmnhắc nhở các nhân viên một cách thường xuyên về những mục tiêu lâu dàicủa công ty Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽxoá nhoà hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy
Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc
sẽ phải làm Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần