LỜI CẢM ƠN 1 A. LỜI NÓI ĐẦU 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3 B. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4 1.1. Khái niệm văn hoá công sở 4 1.1.1. Khái niệm văn hoá Văn hóa 4 1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở 6 1.1.3. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở 8 1.2. Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10 1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. 10 1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 12 1.2.3. Đặc điểm của văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 13 1.3. Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 14 1.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 27 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước 27 2.1.1. Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 27 2.1.2. Các quy định pháp luật khác 32 2.1.3. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở 33 2.2. Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 35 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở 35 2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở 41 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chưa tốt quy chế văn hóa công sở 44 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 44 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 46 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 48 3.1. Yêu cầu đối với việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 48 3.2. Phương hướng nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 50 3.2.1. Nâng cao nhận thức về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 50 3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải các hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng 51 3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật 53 3.3. Các giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 53 3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hoá công sở 54 3.3.2. Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực tiễn về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 55 3.3.3. Nâng cao hiệu quả của thanh tra công vụ về thực trạng văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 56 3.3.4. Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. 57 3.3.5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. 58 C. KẾT LUẬN 60 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
A LỜI NÓI ĐẦU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
B NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4
1.1 Khái niệm văn hoá công sở 4
1.1.1 Khái niệm văn hoá Văn hóa 4
1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở 6
1.1.3 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở 8
1.2 Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10
1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 12
1.2.3 Đặc điểm của văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 13
1.3 Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 14
1.4 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 27
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước 27
2.1.1 Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 27
2.1.2 Các quy định pháp luật khác 32
2.1.3 Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở 33
2.2 Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 35
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở 35
Trang 22.2.2 Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở.412.2.3 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chưa tốt quy chế văn hóa công sở 442.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 442.2.3.2 Nguyên nhân khách quan 46
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY 48
3.1 Yêu cầu đối với việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 483.2 Phương hướng nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 503.2.1 Nâng cao nhận thức về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 503.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải các hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng 513.2.3 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật 533.3 Các giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhànước ở nước ta hiện nay 533.3.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hoá công sở 543.3.2 Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực tiễn về văn hoá công sở trong các
cơ quan hành chính nhà nước 553.3.3 Nâng cao hiệu quả của thanh tra công vụ về thực trạng văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 563.3.4 Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 573.3.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước 58
C KẾT LUẬN 60
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Hải Yến đã hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành bài tiểu luận này
A LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, việc đẩy mạnh thực hiện văn hoá công sở là vấn đềquan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nềnhành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động
có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giaiđoạn mới Thực tế cho thấy công tác cán bộ hết sức quan trọng, nó quyết định đến
sự thành bại của một chủ trương, một công việc cụ thể Nhất là trong giai đoạnĐảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, mởrộng quan hệ quốc tế, theo đó mỗi CBCCVC hơn ai hết phải tự rèn luyện và hoànthiện mình từ trình độ, năng lực công tác, lễ tiết tác phong, thái độ phục vụ để thực
sự là công bộc của dân Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc vàgiải quyết những công việc liên quan đến người dân Vì vậy từ nề nếp đến phongcách làm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức để ảnh hưởng đếnhiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước Bên cạnh những yếu tố mangtính chuyên môn thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng đến hiệuquả giải quyết công việc Môi trường làm việc, thái độ phục vụ, cách thức giao tiếpứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầu không khí bình đẳng, thể hiệnmối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹp vănhóa của một nền hành chính hiện đại Thực tế trong thời gian qua với sứ mệnh làngười đầy tớ của nhân dân, đại bộ phận đội ngũ CBCCVC đã hoàn thành tốt chứctrách nhiệm vụ của mình, do đó đời sống nhân dân đã dần cải thiện, mọi công việccủa dân kịp thời được giải quyết, đem lại lòng tin và mối quan hệ tốt giữa nhà nướcvới nhân dân Hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo đã thu được những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực tạo cơ
sở vững chắc cho xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội; mở rộng quan hệ giao 4 lưu,hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Song, bên cạnh những mặttích cực kéo theo những luồng gió mới, sự du nhập, giao thoa giữa các nền văn hoá
đã nảy sinh một số tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cũng như mốiquan hệ trong môi trường làm việc
Trong đó còn nhiều hạn chế thể hiện trên các phương diện về thực trạng độingũ cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước vẫn chưa
Trang 4thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, thể hiện như: gây phiền hà,sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm, có lời nói, cử chỉ thô bạo với nhân dân,chưa có được những kĩ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân; sửdụng lãng phí thời gian làm việc, tài sản công; nhận thức của một số cán bộ, côngchức chậm được đổi mới Để cải thiện những vấn đề còn hạn chế trên Thủ tướngChính phủ đã ban hành hàng loạt các quyết định nhằm điều chỉnh các vấn đề về:chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước các giai đoạn 2001- 2010,2006-2010, 2011-2020; chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiếtkiệm chống lãng phí; các quy chế quản lý công sở trong các cơ quan hành chínhnhà nước; quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Vớimục đích đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của các CQHCNN;xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCCVC trong hoạt động công vụ,hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chất đạo đức tốt, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao Từ cơ sở đó, việc tìm hiểu về văn hoá công sởtại các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay đã và đang là vấn đề cấpthiết cả về lý luận và thực tiễn Chọn đề tài này làm luận văn em hy vọng sẽ gópphần nhận xét nhỏ của mình vào việc thực hiện tốt hơn cho văn hoá công sở tạicác CQHCNN, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay.
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT : CBCC : Cán bộ, công chức
CBCCVC CHXHCNVN : Cán bộ, công chức, viên chức : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CQHCNN : Cơ quan hành chính Nhà nước
CQNN : Cơ quan Nhà nước
NQ-CP : Nghị quyết của Chính phủ
QĐ-TTg : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
QH : Quốc hội
UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
VHCS : Văn hóa công sở
Trang 6B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Khái niệm văn hoá công sở
1.1.1 Khái niệm văn hoá Văn hóa
- Là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày
và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực Tuy nhiên, hiểuvăn hoá một cách toàn diện và đầy đủ không đơn giản Ở các góc độ, nhận thức,hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, văn hoá được định nghĩa khác nhau, vì vậy, trongcuộc sống, con người thường tìm cách lý giải văn hoá cho phù hợp với mục đích
+ Thứ nhất, văn hoá là những hoạt động sáng tạo ra những giá trị vật chất vàtinh thần của loài người, xuất phát từ nhu cầu của con người và nhằm làm thoảmãn những nhu cầu đó Như vậy toàn bộ hoạt động của con người như ăn, mặc, lễhội, giao tiếp ứng xử, tập quán, ngôn ngữ… có yếu tố sáng tạo, 10 tiến bộ và pháttriển đều được coi là văn hoá Vì vậy, theo cách hiểu này thì có thể phân chia vănhoá thành văn hoá vật chất hoặc văn hoá tinh thần, văn hoá vật thể hoặc văn hoáphi vật thể…
+ Thứ hai, văn hoá là những hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnhvực nghệ thuật như điện ảnh, văn học, âm nhạc, sân khấu, hội hoạ… Văn hóa ởđây được hiểu theo nghĩa hẹp hơn Như vậy, theo cách hiểu của người PhươngĐông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì văn hóa được hiểu là sự biến đổi
từ cái xấu thành cái đẹp, từ cái hỗn tạp thành cái tinh tế, thanh tao, nghĩa là hiểuvăn hoá ở khía cạnh tích cực
- Dưới góc độ pháp lý, văn hóa ngoài những đặc tính chung, nó còn mangtính chất pháp lý – tức là gắn với quyền lực nhà nước, mang tính chính trị Nó lànhững quy tắc, chuẩn mực được pháp luật hóa, thể chế hóa thành những quy địnhmang tính chất bắt buộc, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước Vănhóa lúc này đã trở thành pháp luật nhưng bị ảnh hưởng và chi phối rất nhiều bởicác yếu tố đạo đức, phong tục, tập quán, tâm lý và quan trọng hơn cả là chính trị,
Trang 7điều này thể hiện rõ ở các mục tiêu mà nó hướng tới Đó chính là lợi ích chung củatoàn xã hội, hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại Như vậy, có thể coi văn hoá
là những chuẩn mực về vật chất và tinh thần được phần lớn cá nhân trong xã hộithừa nhận, có vai trò định hướng tư tưởng và hành vi của mỗi công dân cũng nhưcủa cả cộng đồng, hướng tới một xã hội văn minh - ở đó con người được thoả mãncác nhu cầu chính đáng, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Ở nước ta, theo từđiển tiếng Việt thì văn hoá có năm nghĩa: Một là, tổng thể nói chung những giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (Ví dụ: Khotàng văn hoá Việt Nam ); Hai là, những hoạt động của con người nhằm thoả mãnnhu cầu đời sống tinh thần- nói một 11 cách tổng quát; Ba là, tri thức, kiến thứckhoa học; Bốn là, trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của vănminh; Năm là, nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sởtổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau
- Xuất phát từ cách tiếp cận và các cơ sở lý luận nêu trên có thể hiểu kháiniệm văn hoá như sau: Văn hoá là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo, tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt độngsản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội Văn hoá có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau,bởi vì khái niệm văn hoá bao gồm những chuẩn mức, giá trị, tập quán.v.v
Trên tinh thần hiểu văn hoá theo nghĩa rộng, Tổ chức văn hoá, khoa học,giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoáphản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của đời sống (của các
cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra tronghiện tại qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống,thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng củamình” [60, tr 23]
- Đặc biệt, khi nghiên cứu về văn hoá, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngônngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhữngcông cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, của loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn” [21, tr 431]
Như vậy, Hồ Chí Minh đã thấy văn hoá là cơ chế tổng hợp để hình 12 thành
và phát triển con người xã hội Và chính Người với tầm nhìn xa đã thực sự coitrọng và khẳng định vai trò to lớn của văn hoá đối với sự nghiệp cách mạng, sự
Trang 8phát triển của con người và xã hội
1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở
- Công sở theo các khái niệm được hiểu chung thì: công là chung, sở là cơquan; công sở là chỗ làm việc của các cơ quan công quyền Tuy nhiên cũng có rấtnhiều khái niệm để định nghĩa về công sở tuỳ vào thuật ngữ này được sử dụng đểchỉ khía cạnh nào: vật chất, địa điểm hoạt động, hay còn gọi là trụ sở, nơi công vụđược tiến hành hoặc dịch vụ công được cung cấp; hay một số trường hợp thuật ngữnày được sử dụng thay thế cho thuật ngữ khác quen dùng là cơ quan hành chínhnhà nước
- Từ những tìm hiểu trên có thể phân tích: công sở là một tổ chức đặt dưới
sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành củanhà nước Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việchành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin chohoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện mộtnhiệm vụ được nhà nước giao, hay nói tóm lại là công sở có tư cách pháp nhân,được pháp luật điều chỉnh để quản lý các công việc có tính chuyên ngành và phục
vụ lợi ích công
- Công sở là một thiết chế xã hội - văn hoá chỉ có ở xã hội loài người, là một
bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước Công sở tồn tạinhư một hiện tượng văn hoá đồng thời là một chủ thể văn hoá gắn liền với các yếu
tố tổ chức quyền lực và tâm lý, tình cảm của con người Văn hoá công sở là một bộphận của văn hoá nói chung, trong đó đối tượng được hướng đến ở đây là văn hoáliên quan đến niềm tin và cách hành động trong nội bộ tổ chức công sở và liênquan đến hình ảnh, diện mạo, uy tín và ảnh hưởng của tổ chức đối với bên ngoài.Bởi khi nói đến văn hoá người ta thường nói đến khía cạnh tinh thần Trên thực tế,văn hoá có biểu hiện mang 13 tính vật thể và phi vật thể Nói như vậy, cũng cónghĩa rằng văn hoá có những điều có thể cảm nhận được bằng các giác quan nhưngcũng có những điều mà ta chỉ đánh giá qua nhận thức mà thôi
- Từ sự nhận thức trên có thể khái niệm văn hoá công sở như sau: Văn hoácông sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, là một sự pha trộn riêng biệt củacác giá trị, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở,
mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộcông sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mangtính quyền lực và tính xã hội, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt công sởnày với công sở khác
- Văn hoá công sở ảnh hưởng đến các thành viên trong công sở một cách
Trang 9trực tiếp hoặc gián tiếp Thông qua các quy định chính thức như Quy chế làm việc,văn hoá là công cụ để các nhà quản lý hướng cách thức hành vi của đội ngũ theonhững kiểu nhất định Đồng thời, văn hoá còn hiện diện và ảnh hưởng đến nếpnghĩ, nếp làm của cán bộ, công chức thông qua hệ thống các quy tắc xử sự mangtính thông lệ, không chính thức, không thành văn, nhưng đôi khi có tính lâu bền vàsức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ chính thức nào Văn hoá công sở nhưmột môi trường văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọihoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng như đối với công dân với tư cách
là cơ quan quyền lực nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công
- Trên thực tế, để hiểu một cách thấu đáo về văn hoá công sở cũng là điềuphải bàn Bởi lẽ, văn hoá công sở vốn là sự pha trộn riêng biệt có thể là chuẩn mựccủa tổ chức này nhưng là phù phiếm của công sở kia Do vậy, việc xác định cácbiểu hiện của văn hoá công sở là một yêu cầu quan trọng để đánh giá công sở Cụthể:
+ Thứ nhất, biểu tượng: biểu tượng là một công cụ thể hiện về ý chí, về lịch
sử và cũng là cách thức để khuếch trương hình ảnh của một tổ chức Biểu 14 tượngcủa công sở có thể là lá cờ tổ quốc được treo theo quy định hiện hành về lễ tân nhànước và logo, ngoài ra còn thể hiện trong văn bản với tư cách là các quyết địnhhành chính thành văn;
+ Thứ hai, khẩu hiệu, phương châm hành động, hiện nay các công sở củachúng ta hành động theo phương châm chính là duy trì một hệ thống hành chínhcủa dân, do dân, vì dân Bên cạnh đó, phương châm này còn được cụ thể hoá hơntuỳ theo ngành, nghề, địa phương, ví dụ ở điểm một cửa có phương châm thực thicông vụ là nguyên tắc: công khai, đơn giản, đúng pháp luật; Yêu cầu: nhanhchóng, thuận tiện, văn minh ;
+ Thứ ba, chiến lược, chương trình hành động;
+ Thứ tư, quy trình thủ tục: Các quy định cụ thể về cách thức thực thi vàcách thức đánh giá kết quả thực thi;
+ Thứ năm, các thủ tục, nghi thức, nghi lễ hay nói ngắn gọn hơn là cácchuẩn mực hành động Như thủ tục trình ký văn bản, quy trình hội họp Yếu tố nàyđặc biệt quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ cách tư duy, cách hành động và mức độ
tổ chức đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình;
+ Thứ sáu, trang phục: Trong văn hoá nói chung và văn hoá công sở nóiriêng việc sử dụng trang phục sao cho vừa phù hợp thể hiện vẻ đẹp truyền thống,vừa thuận tiện trong khi làm nhiệm vụ là một đòi hỏi cần thiết, bên cạnh đó, nếu cơquan, đơn vị nào muốn tạo một dấu ấn riêng có thể áp dụng việc mặc đồng phục,
Trang 10logo trên áo, phù hiệu Đây có thể coi là một biểu hiện quan trọng khi đánh giá vềvăn hoá công sở;
+ Thứ bảy, mức độ gắn kết trong nội bộ: Quá trình điều hành cần xây dựngtập thể thành một khối gắn kết chặt chẽ, trong đó các cá nhân kết hợp trong hànhđộng, mọi thành viên ủng hộ các cấp quản lý và đặc biệt là nhà quản lý cấp caonhất; có sự gắn kết giữa các nhóm không chính thức xoay quanh việc thực hiện tốtnhiệm vụ; Thứ tám, các chuẩn mực xử sự như: Quan hệ nhân sự (nhân viên vớinhân viên, nhân viên với các nhà quản lý và CBCCVC với dân), tích cực (nhân ái,
hỗ trợ); có quy định cụ thể về cách thức giao tiếp, xử sự với công dân, tinh thầntrách nhiệm; các mối quan hệ chính thức được đánh giá như thế nào
- Các biểu hiện của hành vi văn hoá công sở như thực tế cho thấy, hết sức
đa dạng và phong phú Chúng đòi hỏi phải xem xét tỷ mỉ mới có thể nhận thấy và
từ đó đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng của chúng tới năng suất lao động quản
lý, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung
1.1.3 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở
• Tính chất, đặc điểm của cơ quan công quyền
Tính chất và đặc điểm của cơ quan công quyền khác biệt so với các cơ quan,đơn vị sản xuất, kinh doanh hay các đoàn thể quần chúng Sự khác biệt này thểhiện ở các điểm sau:
- Các cơ quan này cũng như CBCC, VC là đại diện cho quyền lực nhà nướccũng như được sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động công vụ, cụ thể làtrong quan hệ với người dân (cá nhân, tổ chức) Vì lẽ đó, các CBCC, VC thườngđược người dân gọi bằng một danh từ thông thường là "người nhà nước" Vô hìnhchung, CBCC, VC được xã hội đặt vào một vị trí với trọng trách cao hơn nhữngngười khác Đương nhiên, hình thức bên ngoài cũng như những hành vi, ứng xửtrong khi làm việc cũng sẽ được nhìn nhận với yêu cầu cao hơn Đối với trụ sở cơquan công quyền cần phải có những điểm khác biệt để nhờ đó, người dân có thểphân biệt được đâu là cơ quan công quyền, đâu không phải là cơ quan công quyền(ví dụ như cơ quan công quyền ngoài biển tên cần treo Quốc huy, Quốc kỳ… tạicổng chính hay toà nhà chính…) Tuy nhiên, chính yếu tố “quyền lực nhà nước”gây cho CBCC, VC tâm lý “ỷ thế cậy quyền”, không có ý thức xây dựng một
“thương hiệu” của công sở, làm mất đi nét đẹp đáng lẽ phải xây dựng và vun đắptrong quá trình thực thi công vụ
- Chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Đối với các cơ quan, đơn
vị sản xuất kinh doanh thì phạm vi hoạt động được mở rộng hơn rất nhiều - đượcphép làm những gì mà pháp luật không 16 cấm Vì vậy, các cơ quan công quyền
Trang 11cũng như CBCC, VC phải tuân thủ những quy định có tính chất bắt buộc, mangtính chất công thức nhiều hơn là ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (ví dụ: CBCC,
VC tránh sử dụng các trang phục thiếu nghiêm túc: trang phục thể thao, trang phụcbằng vải jean trong khi làm việc…) Điều này cũng hạn chế tính đa dạng và phongphú trong văn hóa công sở so với văn hóa của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinhdoanh Các doanh nghiệp có thể có những nét đặc trưng của mình (và họ dùng nó
để quảng bá cho thương hiệu của mình: phong cách, trang phục – đồng phục,logo…) Trong khi đó, các cơ quan công quyền, các CBCC, VC dù hoạt động ởkhá nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không thể tạo những nét phá cách, ngoàikhuôn khổ quy định Do vậy, biểu hiện VHCS tại các cơ quan công quyền tấtnhiên ít đa dạng và phong phú hơn
- Quan hệ quyền uy- phục tùng chi phối nguyên tắc làm việc và giao tiếpứng xử của CBCC, VC Quan hệ này chi phối rất nhiều đến quan hệ trong nội bộcông sở Yêu cầu đặt ra là phải có sự khác biệt trong giao tiếp giữa đồng nghiệpvới nhau, giữa cấp trên với cấp dưới…
- Tính chất phục vụ sẽ chi phối quan hệ cũng như phong cách ứng xử giữaCBCC, VC với người dân đến giao dịch tại cơ quan Về cơ bản, Nhà nước có haichức năng là cai trị và phục vụ xã hội Trong khi chức năng cai trị được đề cao thìdường như chức năng phục vụ xã hội bị lấn át Vì vậy, khu vực công luôn là tâmđiểm phàn nàn của người dân về thái độ phục vụ Cùng với cơ chế xin - cho, tìnhtrạng "ban ơn" trong quan hệ với người dân đã ăn sâu vào nhận thức của không ít
cơ quan công quyền cũng như đội ngũ CBCC, VC Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phảithể chế hoá nguyên tắc "vì dân phục vụ", CBCC, VC là "công bộc" trong quan hệvới người dân
• Nhận thức, mức độ quan tâm của người đứng đầu cơ quan công quyền
Trong một cơ quan, nhận thức của người đứng đầu có vai trò hết sức quantrọng Với vị trí và quyền lực của mình, người đứng đầu cơ quan công quyền sẽ cónhững định hướng, quyết sách tích cực hay tiêu cực đối với VHCS Ngoài ra, mức
độ quan tâm của người đứng đầu cũng quyết định tầm quan trọng các quy địnhVHCS so với các quy định khác Phong cách của người đứng đầu cơ quan côngquyền sẽ có ảnh hưởng lớn tới hành vi của các CBCC, VC khác Chính nó sẽ tạo racác trào lưu hay xu hướng, tạo nên những cái mới trong công sở
• Truyền thống văn hoá dân tộc
Khi xây dựng VHCS, không thể không chú ý đến yếu tố truyền thống vănhoá dân tộc (quốc gia) Đây là yếu tố có tính chất nền tảng, tác động và chi phối
Trang 12đến mọi thành viên trong công sở, từ lãnh đạo đến nhân viên Là người Việt Nam,bất cứ ai cũng mang trong mình những nét văn hoá truyền thống đã được xâydựng, hình thành từ thế hệ này đến thế hệ khác, tạo nên bản sắc riêng của văn hoáViệt Nam Tuy nhiên, truyền thống văn hoá dân tộc vừa có những yếu tố tiến bộ,tích cực, những giá trị tốt đẹp, đồng thời cũng có không ít những yếu tố lỗi thời,lạc hậu, trì trệ Tất cả những điều đó ít nhiều đều ảnh hưởng và tác động đến quanniệm, nhận thức và thái độ, hành vi của từng CBCC, VC trong công sở Văn hóaphương Tây thiên về lý lẽ và lôgic nên những con người sống trong cộng đồng đó
có cách ứng xử duy lý (thiên về lý lẽ) Văn hóa Việt Nam có đặc trưng là duy tình(thiên về tình cảm) nên con người Việt Nam ứng xử nặng về tình cảm Nền vănminh nông nghiệp lúa nước tạo nên những nét riêng trong văn hóa ứng xử của conngười Việt Nam Những truyền thống tốt đẹp, tích cực như lòng nhân ái, tinh thầnđoàn kết, tính cộng đồng cao… sẽ có ảnh hưởng tốt đến VHCS, nhất là trong quan
hệ ứng xử giữa các CBCC, VC trong cơ quan Tuy nhiên, cũng có những thóiquen, tâm lý ảnh hưởng tiêu 18 cực đến VHCS như nể nang, dĩ hoà vi quý, tư duygia đình Vấn đề đặt ra là phải củng cố, xây dựng và phát huy những mặt tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của văn hoá dân tộc
• Điều kiện kinh tế - xã hội
VHCS được tạo dựng bởi cả nhận thức của con người và nguồn lực để thựchiện Sẽ rất khó tạo ra một công sở hiện đại, chuyên nghiệp nếu thiếu nguồn lực tàichính mặc dù đó là mong muốn của mọi CBCC, VC Vì vậy, một trong nhữngnguyên tắc xây dựng Quy chế VHCS là phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.Điều này có thể thấy rõ, nếu chúng ta làm phép so sánh một số yếu tố của VHCShiện nay với những năm trước đây, đặc biệt là vấn đề cảnh quan, môi trường Thờigian gần đây, do điều kiện kinh tế xã hội của đất nước có nhiều chuyển biến tíchcực, nên trụ sở và môi trường làm việc của các cơ quan được thay đổi rõ rệt; trangphục của CBCC, VC cũng được chú ý theo hướng đẹp hơn, lịch sự hơn, phươngtiện làm việc của cán bộ đầy đủ và ngày càng hiện đại
1.2 Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bêncạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệuquả cao hơn thì có một cách tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thànhnhững thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch
Trang 13sự chốn công sở.
- Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, với các cơ quan hữuquan, đồng cấp và cấp trên; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nơi công sở chỉđóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan 19 trọng hơn cảchính là yếu tố con người Con người sẽ quyết định văn hóa công sở, quyết định sựthành bại cũng như dấu ấn ghi lại của tổ chức trong suốt quá trình tổ chức đó hoạtđộng
- Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoa học,
có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đitính dân chủ Văn hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động của công
sở góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trong việc nângcao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn vị Cách hành xử văn hóachốn công sở thực tế mang lại rất nhiều lợi ích Văn hóa ứng xử nói chung và vănhóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi CBCChay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trongmôi trường làm việc nơi công sở Con người tác động đến việc hình thành văn hóacông sở đồng thời văn hóa với những giá trị bền vững được kế thừa và tiếp thu cóchọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tương lai; từ môi trường bên trong đến bên ngoàicông sở sẽ có tác động trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đứccho CBCC Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trường làm việchiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả Từ đó tạo bầu không khí cởi mởgiúp CBCC hứng khởi làm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao Xâydựng văn hóa công sở văn minh, tiến bộ, hiện đại là vô cùng quan trọng Tuynhiên, văn hóa công sở đã thực sự được các cấp các ngành chú trọng, CBCC tựgiác tuân thủ và không ngừng xây dựng hay chưa? Thiết nghĩ, nếu vấn đề này đượccác nhà lãnh đạo thực sự đầu tư và gương mẫu thực hiện, CBCC tự quản, tự giác
và có ý thức xây dựng, giữ gìn thì hiệu quả hoạt động của cơ quan đơn vị sẽ thực
sự lớn Bởi cách thức ứng xử chính là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức Cách thứcửng xử đơn giản như biết cười, biết nói lời cảm ơn, biết xin phép hay nói lời xinlỗi…
- Mặc dù văn hóa công sở hiện nay đã được hình thành về cơ bản nhưngthực hiện hay không còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi CBCC cũng như phụ thuộcvào nhận thức đúng đắn về phương thức để có ứng xử văn minh tại công sở
- Hiện nay vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế trong văn hóa công sở như: đi làmmuộn, đi họp muộn, nói chuyện riêng trong giờ họp, trang phục không phù hợp khiđến công sở, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, chưa giữ vệ sinh chung, hút
Trang 14thuốc lá, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao… đã làm ảnh hưởngđến hiệu quả công việc, đến đồng nghiệp, đến bộ mặt của cả cơ quan đơn vị vànguy hại hơn hết là làm giảm giá trị của bản thân
- Ở một số cơ quan đơn vị, có hạn chế là do tinh thần tự quản, tự giác củaCBCC còn thấp, do tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình,nhiệt huyết trong công việc, tâm lý làm cho có làm, làm cho xong việc… Một số ít
là do chưa biết nhận thức phải làm như thế nào để có những hành vi, ứng xử vănminh, lịch sự nơi công sở
- Văn hóa công sở được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sáng tạo,
có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó văn hóa công sở không ngừng được bổ sung
và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại Đểtạo nét văn hóa riêng cho mỗi công sở đòi hỏi phải có sự đồng thuận và cố gắngtrên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng và toàn hệ thốngnói chung Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người mới Cầnlàm tốt chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tạo môi trường và động cơ làmviệc cho CBCC Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở có ý nghĩa và tầm quantrọng to lớn vì nó thể hiện chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc,xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCC nhằm góp phần vào quá trìnhcải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước đề ra Đối với công sở, xây dựng đượcvăn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việckhoa học, có kỷ cương, dân chủ; tạo được tinh thần đoàn kết và khắc phục bệnhquan liêu, cửa quyền Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tincủa cán bộ, công chức, viên chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng caohiệu quả hoạt động của công sở Tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chứctrong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác
- Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính vănhóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong mộtchừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sựđối lập có tính bản thể của các thành viên Hướng các cán bộ, công chức, viên chứcđến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóacủa công sở Với ý nghĩa đó, thực hiện tốt văn hóa công sở chính là làm cho cán
bộ, công chức, viên chức hoàn thiện mình
1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở
- Việc xây dựng Quy chế VHCS trong các CQNN có ý nghĩa sau:
+ Thứ nhất, đó là sự thừa nhận một cách chính thức những giá trị nhất địnhcủa VHCS; thể hiện rõ tư tưởng và thái độ chính trị về nội dung tương ứng
Trang 15+ Thứ hai, việc hình thành các chuẩn mực bắt buộc của VHCS làm cơ sởcho việc xây dựng hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể thựchiện; là biện pháp thiết thực đưa VHCS vào hoạt động thường nhật của CQNN.
+ Cuối cùng, việc xây dựng Quy chế VHCS tạo ra sự thống nhất trong việc
áp dụng VHCS, góp phần bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động quản lý nhà nước;khắc phục sự tuỳ nghi hay ngẫu hứng khi thực hiện
- Như đã phân tích, khái niệm về VHCS khá rộng, vì vậy các quy địnhVHCS rất đa dạng và phong phú, bao trùm nhiều vấn đề, một số quy định đã đượcđiều chỉnh bởi các văn bản có hiệu lực pháp lý cao: luật, pháp lệnh… Hơn nữa, cácquy định VHCS bị tác động bởi nhiều yếu tố, khách quan có, chủ quan có Do vậy,
để “quy chế hóa” - biến các quan điểm, nhận thức về VHCS thành Quy chế VHCS
áp dụng thống nhất trong các CQNN và CBCC, VC không đơn giản Các vấn đề lýluận như vậy, còn thực trạng các quy định 22 về VHCS và việc áp dụng, thực hiệnQuy chế VHCS tại các CQNN ra sao là vấn đề cần được tìm hiểu trong Chương 2của nghiên cứu này
1.2.3 Đặc điểm của văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay
- Hành vi điều hành và hoạt động của công sở được biểu hiện thông qua tinhthần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sởcao hay thấp Đây là vấn đề cần được quan tâm vì thể hiện ý thức của mỗi cán bộ,công chức, viên chức phải xem công việc của cơ quan như công việc của gia đìnhmình và có trách nhiệm cao trong công việc Có như vậy hiệu quả làm việc mớicao được Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quản tự giác của cán bộ côngchức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…
- Văn hóa công sở còn được biểu hiện thông qua mức độ áp dụng các quychế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc áp dụng quy chế đónhư thế nào và áp dụng đến đâu Văn hóa công sở biểu hiện thông qua mức độ củabầu không khí cởi mở trong công sở, cụ thể là thông qua tâm lý của từng cán bộ,công chức, viên chức trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinhthần thoải mái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại Do vậy tạo bầu không khícởi mở là vấn đề cần được chú ý khi xây dựng văn hóa công sở
- Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việctheo chuẩn mực cao hay thấp Có những cơ quan đề ra chuẩn mực quá cao trongkhi chưa có đủ điều kiện để thực hiện các chuẩn mực đó, dẫn đến mức độ hoànthành công việc không cao Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới điềukiện, hoàn cảnh ở trong tổ chức đó sao cho đảm bảo tính khả thi - Các xung đột
Trang 16trong nội bộ công sở có được giải quyết tốt hay không Bất kỳ một cơ quan nào thìviệc xung đột giữa các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chắc chắn sẽ cónhưng ở mức độ lớn hay nhỏ Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lý củatừng người thì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó
- Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú, cầnphải xem xét một cách tỉ mỉ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng củachúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức công sởnói chung
- Kỹ thuật điều hành tạo nên văn hoá tổ chức công sở Đây là vấn đề có liênquan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước Nếu những kỷcưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ được đề cao
và tổ chức có điều kiện để phát triển Thực tế cho thấy công sở là nơi phải thườngxuyên tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan, đồng nghiệp và các cơ quancấp trên Yếu tố cơ sở vật chất cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là yếu tốcon người sẽ quyết định văn hoá công sở Thí dụ, quy định đặt ra là làm 8giờ/ngày, nhưng cán bộ, công chức, viên chức đã làm gì trong 8 giờ ấy
1.3 Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
Ngoài các nội dung đã được quy định trong Quy chế VHCS nêu trên, rấtnhiều nội dung được quy định rải rác tại một số văn bản khác:
- Quy định về việc hát Quốc ca: Việc chào cờ và hát Quốc ca chỉ mới bắtbuộc tại các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung họcchuyên nghiệp, các Học viện, các trường Đại học vào sáng thứ 2 hàng tuần, trướcbuổi học đầu tiên Việc hát Quốc ca không dùng băng ghi âm và hệ thống phóngthanh thay cho việc hát Các đơn vị trên phải tổ chức học hát đúng nhạc và lời.Băng ghi âm hoặc quân nhạc chỉ được sử dụng trong các lễ chào cờ tại các buổi lễlớn của nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang nghi thức nhà nước, những buổi lễ
kỷ niệm của ngành, địa phương Khi cử quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứngnghiêm, đứng nhìn vào Quốc kỳ… Khi kỷ niệm ngày Quốc tế lao động thì cử quốc
ca khi khai mạc và cử quốc tế ca khi bế mạc
- Quy định thời giờ làm việc:
Mùa hè bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10 hàng năm, mùađông bắt đầu từ 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4 năm sau Giờ làm việc hàng ngàycủa các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội trong mùa hè và mùa đông : từ 7h30đến 16h30, nghỉ trưa từ 12h đến 13h Giờ làm việc và giờ tan tầm của các cơ quanthuộc thành phố Hà Nội chậm hơn giờ làm việc và giờ tan tầm của của các cơ quan
Trang 17trung ương 30 phút
- Quy định quản lý và sử dụng trụ sở làm việc :
Sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không đượcchiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê,cho mượn, làm nhà ở ; phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chứcdanh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quy định
Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan;niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc
bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và khách đến liên hệ côngtác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộphận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho côngtác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác
Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơquan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; có trangthiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử
lý khi có sự cố xảy ra
Đối với phòng làm việc trong công sở : yêu cầu bên ngoài các phòng làmviệc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh CBCC, VC làm việc trong phòng; cáctrang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng và thuận lợi cho cácthành viên trong phòng làm việc; không được sử dụng các thiết bị đun, nấu của cánhân trong phòng làm việc; không được để các vật liệu nổ, chất dễ cháy trongphòng làm việc; hết giờ làm việc, các thiết bị điện phải được tắt, cửa phải đượckhoá; khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phòng làm việc phải được niêm phong
- Quy định bài trí công sở
Các cơ quan niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chínhcủa cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan vàkhách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà,các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị tríthuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác
Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi choviệc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an Phòng tiếp dân, tiếp khách phải có đủdiện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi CBCCgặp gỡ, làm việc; khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộ phận thường trực
cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành sự chỉ dẫn của thườngtrực cơ quan
- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc
Trang 18Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theonguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu như : phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗivùng, miền đất nước Đồng thời, phải khắc phục tình trạng phân tán, manh mún,tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, các cơ quan, tổ chức giao dịch và thực hiệncác chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước và tạo môi trường làm việcthuận lợi cho đội ngũ CBCC nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhànước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập của đất nước.
Đối với từng cấp có quy định cụ thể về việc quy hoạch :
+ Đối với công sở cấp Bộ, công sở phải được bố trí riêng biệt, hoặc tậptrung thành khu gồm một số cơ quan có mối liên hệ chức năng; vị trí xây dựngphải được bố trí trên khu đất tiếp giáp với tuyến giao thông của đô thị
+ Đối với công sở cấp tỉnh, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng địa phương, việcquy hoạch xây dựng nhà công sở theo hướng Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhândân bố trí ở khu vực trung tâm, trong cùng một khuôn viên, bố trí sân vườn, câyxanh, ngoại thất, tạo sự gắn kết giữa các công trình thành một quần thể kiến trúchài hoà với cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo thành trung tâm hành chính của đôthị Khối cơ quan chuyên môn gồm hai hay nhiều cơ quan, có mối quan hệ chứcnăng, hợp khối thành liên cơ quan, bố trí trong cùng một khuôn viên hoặc ở các vịtrí khác nhau trong đô thị, thành khu hành chính tập trung
+ Đối với công sở cấp huyện, phải bố trí ở khu vực trung tâm, gồm Ủy bannhân dân, Hội đồng nhân dân cùng các cơ quan chuyên môn khác trong một khuônviên, theo hướng hợp khối thành liên cơ quan, tạo thành trung tâm hành chính của
đô thị Các cơ quan chuyên môn trong một khối riêng, bố trí ở xung quanh, nhưngkhông cùng trong một khuôn viên với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân,phải chú ý quy hoạch tổ hợp mặt bằng các công trình để tạo ra quảng trường làtrung tâm của đô thị
+ Đối với công sở cấp xã, trụ sở làm việc bao gồm cả nơi làm việc củaĐảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể được bố trí ở khuvực trung tâm, có vị thế thuận lợi trong công tác quản lý địa bàn của chính quyền
sở tại Trong đó, công sở của cơ quan hành chính xã được quy hoạch cùng với cáccông trình văn hoá và các không gian chức năng khác, tạo thuận lợi cho việc bố trí
hạ tầng và tạo ra cụm công trình kiến trúc khang trang, là bộ mặt chính của xã.Công sở của cơ quan hành chính phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân và Hội đồngnhân dân bố trí trong một khuôn viên, có sân, bãi đỗ xe thuận tiện cho các tổ chức,
Trang 19cá nhân đến giao dịch, làm việc.
- Quy định về quy tắc ứng xử của CBCC, VC Để thống nhất về giao tiếpứng xử của CBCC, VC trong quan hệ tại CQNN, Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng
xử của CBCC, VC làm việc trong 27 bộ máy chính quyền địa phương Quy tắcnày quy định các chuẩn mực xử sự của CBCC, VC làm việc trong bộ máy chínhquyền địa phương trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; tráchnhiệm của CBCC, VC của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và
xử lý vi phạm Đối tượng điều chỉnh mở rộng hơn so với Quy chế VHCS, baogồm: Những người được quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháplệnh CBCC năm 2003 làm việc trong các cơ quan thuộc UBND và HĐND cấptỉnh, cấp huyện; Những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháplệnh CBCC năm 2003 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc bộmáy chính quyền địa phương; Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theonhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND cấp xã quy định tại điểm g khoản 1Điều 1 và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã quy định tạiđiểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh CBCC năm 2003
Mục đích quy định Quy tắc ứng xử nhằm: quy định các chuẩn mực xử sựcủa CBCC, VC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồmnhững việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và tráchnhiệm của CBCC, VC; Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ vàquan hệ xã hội của CBCC, VC; nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCC, VC trongcông tác phòng, chống tham nhũng; Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩmquyền xử lý trách nhiệm khi CBCC, VC vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thihành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dângiám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CBCC, VC
Quy chế quy định cụ thể những việc CBCC, VC được làm và những việckhông được làm, kể cả trong hoạt động công vụ và ngoài xã hội Những việc đượclàm và không được làm được Quy chế quy định thành các chuẩn mực:
- Trong hoạt động công vụ: Quy chế quy định trong giao tiếp hành chính,CBCC, VC phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của 28 từngngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu của cáclĩnh vực đã được pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị,lãnh đạo và đồng nghiệp Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, CBCC, VCphải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng vănbản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, quamạng ) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn
Trang 20vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời CBCC, VC lãnh đạo trong quản lý,điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của CBCC,
VC, phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và phát huy sáng kiến, tôn trọng
và tạo niềm tin, bảo vệ danh dự của CBCC, VC khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáokhông đúng sự thật Trong quan hệ đồng nghiệp CBCC, VC phải chân thành, nhiệttình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,công vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả Các hành vi bị cấm: mạodanh, mượn danh, trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, che giấu, bưng bít và làm sailệch nội dung các phản ảnh, không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật
- Trong quan hệ xã hội: CBCC, VC khi tham gia các hoạt động xã hội thểhiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu.Ngoài các quy định về chế độ chi tiêu theo quy định của Bộ Tài chính, một số quyđịnh nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, của tậpthể … để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức khôngđúng chế độ quy định của Nhà nước trong bất cứ trường hợp nào, nhất là các dịp
lễ, ngày Tết, ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết mừng công, đón nhận các danh hiệuNhà nước Việc thưởng, biếu, tặng quà cho người thực sự có thành tích phải sửdụng quỹ thi đua, khen thưởng và phải đuợc phản ánh trong sổ sách kế toán, côngkhai trong cơ quan Việc giám sát thi đua, khen thưởng phải có sự tham gia của cácđoàn thể, tổ chức quần 29 chúng, ban thanh tra nhân dân Việc thực hiện sai chế độthì phải bồi hoàn và bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh CBCC hoặc hình sự.Nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức gợi ý để được thưởng, biếu và phải từ chối nếukhông thuộc đối tượng được thưởng, biếu, tặng, cho… Các hành vi bị cấm: lợidụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh, sử dụng các tài sản, phương tiện công cho cáchoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ, công vụ, tổ chức các hoạt độngcưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động kháccủa bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi, CBCC, VC không được vi phạm cácquy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực
về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xãhội
- Quy định về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính: Theo một văn bảnchỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ, CBCC, VC phải chấp hành và sử dụng
có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của
cơ quan, tổ chức, đơn vị; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đimuộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước,trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực;
Trang 21phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thểcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại :
Quy định thể các chức danh được trang bị 01 máy điện thoại cố định tại nhàriêng (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước, Bộ trưởng
và các chức danh tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thứ trưởng và các chứcdanh tương đương, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,1trở lên của các cơ quan hành chính sự nghiệp, Giám đốc các sở ban ngành vàtương đương cấp tỉnh… và một số đối tượng được trang bị thêm 01 máy điện thoại
di động)
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu công tác, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấptỉnh… có thể quyết định trang bị điện thoại cho cán bộ trực tiếp đảm nhận cácnhiệm vụ đặc biệt, nhưng phải hạn chế và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô
Các CQNN không được bán, trao đổi, tặng, cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào
và không được sử dụng xe ôtô xe ôtô vào việc riêng nếu không được cơ quan cóthẩm quyền cho phép
Một số chức danh được trang bị sử dụng thường xuyên một xe ôtô con, kể
cả khi nghỉ hưu (như Tổng Bí thư BCH TW Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ, Chủ tịch Quốc hội); các chức danh được sử dụng thường xuyên trongthời gian công tác một xe ôtô con lắp ráp trong nước với mức gia mua mới tối đa là
600 triệu đồng/xe (Uỷ viên Bộ chính trị BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch nước, PhóThủ tướng, Bộ trưởng và tương đương, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và TPHCM…); các chức danh được sử dụng một xe ôtô con lắp ráp trong nước với mứcgiá mua mới tối đa 500 triệu đồng/xe (Thứ trưởng, chuyên gia cao cấp của Chínhphủ, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,1 trở lên …)
Ngoài ra, còn có quy định tiêu chuẩn, định mức xe ôtô sử dụng chung củacác cơ quan hành chính sự nghiệp (xe đưa đón CBCC đi công tác), số lượng vàmức giá tối đa đối với xe ôtô…
Quy định ôtô được dùng để phục vụ cán bộ lãnh đạo, đảm bảo nhiệm vụchỉ huy và để phục vụ cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chứcquốc phòng đi công tác Các đơn vị được trang bị xe ôtô không được bán, tặng,chuyển quyền sở hữu sử dụng cho các tổ chức cá nhân khách nếu không được phépcủa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và nghiêm cấm sử dụng xe ôtô vào các mục đích cánhân, cho thuê và các mục đích khác mà không phải là phục vụ chiến đấu, huấnluyện và công tác của quân đội Quyết định cũng quy định cụ thể các chức danh
Trang 22được sử dụng 01 xe ôtô con trong thời gian công tác (Bộ trưởng, Thứ trưởng…)
- Quy định về văn bản hành chính :
Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, vănbản hành chính và bản sao văn bản; Thể thức văn bản là tập hợp các thành phầncấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại vănbản và các thành phần bổ sung (Quốc hiệu, tên văn bản, số, ký hiệu, tên loại, tríchyếu, nội dung văn bản, )
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quyđịnh của pháp luật; - Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việcphải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nướcngoài nếu không thực sự cần thiết.Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõnội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng Đối với những từ, cụm
từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết tắtlần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Việc viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, tríchyếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản vàtên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (trừ trường hợp đối với luật và pháp lệnh);trong các lần viện dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó
Bố cục của văn bản: Tuỳ theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứpháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo 32 phần, chương,mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏtheo một trình tự nhất định Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm khổ giấy, kiểutrình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phôngchữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, Trên cơ sở đó, ngày 13 tháng
11 năm 2008 Quốc hội khoá 12 đã thông qua Luật số 22 về ban hành Luật cán bộ,công chức Luật này quy định:
- Quản lý CBCC phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tráchnhiệm công việc là phân công, phân cấp rõ người sử dụng, đáng giá, phân loạiCBCC dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ Thựchiện bình đẳng giới
Trang 23- CBCC trong khi thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên.Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằngvăn bản với người ra quyết định Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết địnhviệc thi hành thì phải có văn bản mà người thi hành phải thi hành nhưng khôngphải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành Đồng thời phải gửi văn bảnđến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về quyết định của mình Khi thi hành công vụ, CBCC phảimang phù hiệu hoặc thẻ công chức, có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dựcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp; không được hách dịch, cửa quyền,gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.
- CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử
lý kịp thời nghiêm minh những CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷluật, pháp luật, có thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch
- CBCC được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước CBCClàm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân 33 tộc thiểu
số, vùng có kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; làm việc trong các ngànhh, nghề cómôi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quyđịnh của pháp luật
- CBCC làm việc ở những ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì
ít nhất trong thời hạn năm năm kể từ khi được quyết định nghỉ hưu hoặc thôi việcthì không được làm việc cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhânngười nước ngoài hoặc liên doanh với người nước ngoài
Như vậy, trong Luật CBCC đã quy định về cán bộ, công chức, công sở, vănhoá công sở, môi trường làm việc Đây là những điều kiện tốt tạo cơ sở cho việcxây dựng đội ngũ CBCC vừa hồng vừa chuyên theo lời dạy của Chủ tịch Hồ ChíMinh Cụ thể là mỗi công chức phải giỏi tay nghề, có đạo đức, hành nghề đúngquy chế công vụ Cùng các nhân tố khác trong hệ thống quản lý hành chính và tínhchuyên nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức là yếu tố đảm bảo cho công tácquản lý hành chính có hiệu lực và hiệu quả
Để Luật Cán bộ, công chức đi vào cuộc sống, có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2010; ngày 20 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 365/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán
bộ, công chức, kèm theo đó là phụ lục những công việc cần làm cũng như thời giantriển khai, hoàn thành các nội dung trong Luật Cán bộ, công chức đã quy định
Trang 24Quyết định 94/2006/QĐ- TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-
2010 Tại Quyết định này, Chính phủ đã đưa ra sáu nội dung công tác lớn đó là: cảicách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC; cải cách tài chính công; hiện đại hoá nền hành chính nhànước và công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính Trong nội dung hiện đạihoá nền hành chính nhà nước Chính phủ đề cập và “giao cho Văn phòng Chínhphủ chủ trì thực hiện đề án về xây dựng quy chế 34 văn hoá công sở, thời gianhoàn thành là tháng 3 năm 2007” [49, tr 11] Thực tiễn cho thấy đã đến lúc cầnđưa vấn đề văn hoá công sở thành một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnhtoàn bộ các hoạt động công vụ của CBCCVC trong các CQHCNN, điều đó cũngthể hiện sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBCCVC chuyênnghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.Trên đây là cơ sở pháp luật quan trọng cho việc ban hành và thực hiện quy chế vănhoá công sở tại CQHCNN Đó không những chỉ là đòi hỏi tất yếu đối với quá trìnhcải cách hành chính nhà nước mà còn là sự cần thiết để chấn chỉnh tiến tới loại bỏnhững nhiêu khê, trì trệ đang tồn tại trong tư tưởng của một bộ phận CBCCVC.Việc ban hành quy chế văn hoá công sở là phù hợp với Hiến pháp và quan điểmcủa Đảng về công tác cán bộ cũng như môi trường làm việc; đồng thời thể hiện ýchí, nguyện vọng của nhân dân về một nền hành chính phục vụ nhân dân, xứngđáng là công bộc của dân, đó còn là một đảm bảo pháp lý cao trong việc thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân Sự ra đời của quy chế văn hoá công sở còn thể hiệntính pháp quyền, góp phần để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo chủtrương, đường lối của Đảng như Hiến Pháp 2013 quy định Đồng thời, sẽ tạo dựngcho CBCCVC trong CQHCNN có thái độ phục vụ vì nhân dân, một môi trườnglàm việc hiện đại, khoa học và thân thiện
1.4 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
Văn hoá công sở là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nướctrên thế giới nhất là các nước có nền hành chính hiện đại, họ coi đó là những điềukiện tối quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức nói riêng và cả
bộ máy hành chính nói chung
Nhật Bản trong 20 năm qua những cải cách liên tục, nhiều mặt và sâu trong
khu vực công đã đem lại những kết quả tích cực trên các lĩnh vực, kinh 35 tế pháttriển vượt trội và hùng mạnh Một trong những cải cách đó là: Cải cách nhữngcông việc, các chương trình và chính sách của Chính phủ; Cải cách các cơ quan
Trang 25của Chính phủ ở trung ương; Bãi bỏ, tư nhân hoá hoặc thực hiện những cải cáchkhác đối với các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức của Chính phủ hoặc các tổchức phi Chính phủ liên kết với Chính phủ; Cải cách công vụ: giảm số lượng, đảmbảo chất lượng và đạo đức công vụ; Cải cách các quy trình, thủ tục hành chính vàquan hệ giữa Chính phủ với nhân dân; Tăng cường tính minh bạch và giải trình củaChính phủ; Đẩy mạnh Chính phủ điện tử; Phân cấp và cải cách chính quyền địaphương.
Qua đó cho thấy vấn đề đạo đức công vụ, cải cách thủ tục, mối quan hệ giữaChính phủ với nhân dân được Chính phủ rất quan tâm Sau đây là một số bài học
về văn hoá công sở của Nhật Bản
+ Thứ nhất, tôn trọng danh thiếp: Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu vớiviệc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng - một nghi lễ được gọi
là Meishi kokan Khi nhận danh thiếp, người ta sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nộidung cẩn thận và sau đó đọc to các thông tin được in trong tấm thiếp Tiếp đến họ
sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ đểnhắc đến nó khi cần Họ không bao giờ bỏ danh thiếp vào túi áo vì hành động đóđược coi là thiếu tôn trọng
Chúng ta học được gì từ đó? Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự tôntrọng lẫn nhau Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng nhưcác cuộc gặp trong tương lai
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Thực ra mỗi một nền văn hoá cómột hình thức trao danh thiếp riêng Nếu bạn quá máy móc mà bê y nguyên kiểuMeishi kokan đó, rất có thể bạn sẽ bị coi là có vấn đề Tuy vậy, khi nhận danhthiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó Sẽ không hại gì khi nhớ têncủa một đối tác tiềm năng Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danhthiếp vào túi áo gần tay bạn nhất
+ Thứ hai, làm hài lòng các cây cao bóng cả: Theo phong tục, trong mộtcuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhận xét dựavào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp cao nhất đang hiện diện ở đó Không
ai bày tỏ sự bất đồng với người đó Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyềnthống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa
vị cao nhất
Chúng ta học được gì từ đó? Văn hoá công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sựtôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùngvới những đóng góp quan trọng của họ cho công ty Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùngvới địa vị, nói nôm na là sống lâu lên lão làng Vì vậy, một người càng cao tuổi thì
Trang 26càng trở nên quan trọng
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Luôn biết lắng nghe những người
có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty Nếu bạn bất đồng vớingười quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người Không bao giờđược tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác.Bạn cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng
và kinh nghiệm của bản thân họ
+ Thứ ba, thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu: Nhiều công ty Nhật Bảnbắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng Tại đó, nhân viên sẽ xếphàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng và độnglực làm việc cũng như sự trung thành Và đó cũng là một hình thức làm tươi mớicác mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên
Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là nhằm nhắcnhở các nhân viên một cách thường xuyên về những mục tiêu lâu dài của công ty.Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xoá nhoà hoặclàm lu mờ những mục tiêu ấy
Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽphải làm Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần ý thứcđược sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất Hãy ghicác khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạncảm thấy chán nản hoặc hoài nghi
+ Thứ tư, làm mặt lạnh: Bạn sẽ không bao giờ thấy được những khuôn mặtlạnh như tiền như những khuôn mặt trong một văn phòng của người Nhật Ngoạitrừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài,đặc biệt là trong các cuộc họp Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực vàthường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiềungười nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản
Người Nhật luôn tôn trọng môi trường làm việc Khiếu hài hước không cónhiều đất dụng, ngoại trừ trong giờ nghỉ Hầu như không có chuyện va chạm cơ thểgiữa các đồng nghiệp Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Đối với nhiềungười, một không khí làm việc quá nghiêm túc thật sự gây ngột ngạt Bạn khôngcần phải coi văn phòng của mình như thánh địa, nhưng cũng không có lý do gì để
cư xử như thể đó là nhà đứa bạn thân của bạn Một hình ảnh và tư cách chuyênnghiệp sẽ làm tăng sự tôn trọng đối với công việc và nhờ đó làm tăng năng suất
+ Thứ năm, làm hăng say, chơi nhiệt tình: Sau một ngày thảo luận quyếtliệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả strees Đi đến các quầy bar là
Trang 27một hoạt động phổ biến nếu không muốn nói là truyền thống Nếu công sở là nơiđầy những lễ nghi hà khắc thì quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản đượctrút hết bầu tâm sự Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke Tại đâymọi người được thoải mái hát hò với tiêu chí “hát hay không bằng hay hát” Cácđiểm đến về đêm như thế này ngoài việc giúp họ cân bằng công việc với giải trí thìcòn là nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tậpthể.
Một điều quan trọng cần phải nhớ là không được để công việc chiếm lĩnhcuộc sống riêng Giải trí cũng là một phần quan trọng không kém trong 38 mộtngày Nó giúp giải toả căng thẳng và làm vơi bớt lo âu Khi đi chơi hoặc làm bất
kỳ việc gì với đồng nghiệp, có một cam kết bất thành văn là luôn là một phần củanhóm
Qua năm bài học của Nhật Bản về văn hoá công sở cho thấy họ đã cónhững khuôn mẫu nhất định trong công sở để rồi giờ đã trở thành thói quen khôngthể thiếu trong hoạt động tại các khu vực công cũng như trong cuộc sống hàngngày Một điểm nữa mà trong văn hoá công sở ở Nhật Bản thực hiện rất tốt khi tiếpdân là: Khi người dân đến các cơ quan nhà nước, nhân viên trách nhiệm phải đứnglên chào niềm nở, tươi cười, sau đó mời người dân ngồi Chỉ sau khi người dânngồi, thì nhân viên nhà nước Nhật mới được ngồi Ngoài ra luôn luôn có các nhânviên chỉ dẫn, để hướng dẫn người dân cần đến bàn làm việc nào, phòng nào, thủtục hành chính làm thế nào Nhân viên hướng dẫn không được ngồi, phải luôn luônđứng, và phải chủ động chạy đến phía người dân, nếu thấy người dân có vẻ chưatìm được nơi cần liên hệ công việc Nhân viên trực tiếp làm việc với dân cũng làngười hướng dẫn tận tình cách làm thủ tục hành chính Nét mặt niềm nở, tươi cườiluôn thể hiện trên nét mặt của nhân viên nhà nước Nhật khi làm việc với dân
Văn hóa công sở rất được quan tâm tại các cơ quan công quyền của Chínhphủ Ấn Độ Có lẽ người Ấn độ đặc biệt chú ý tới giờ giấc làm việc, coi đó nhưkhía cạnh quan trọng trong văn hóa công sở Ở Ấn Độ người ta dùng máy quét đểquản lý giờ làm việc của công chức Ở ta không có máy thì phải quản lý bằng cácbiện pháp giáo dục nâng cao ý thức tự giác của mỗi người
Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện chiến dịch chống nạn đi làm trễ giờ tronggiới công chức Ấn Độ với tiêu đề Ấn Độ trị bệnh lười Chiến dịch này khởi động
từ Bộ Nội Vụ Trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, 5000 viên chức của Bộ Nội
vụ sẽ phải đăng ký giờ đến và giờ rời khỏi Sở với máy quét được lắp đặt ở cửa cácvăn phòng, ai đi muộn về sớm sẽ bị máy ghi lại, vi phạm lần đầu bị nhắc nhở, táiphạm sẽ bị trừ lương hoặc trừ phép Ấn Độ hiện nay, kể cả chính quyền Trung
Trang 28ương và các bang có khoảng 10 triệu viên chức Nếu biện pháp này được áp dụngtrong cả nước thì tin rằng đây sẽ là một bước tiến mới của cải cách hành chính.
Nói người đi làm trễ giờ là người lười cũng không hoàn toàn đúng, bởi cóngười rất chăm chỉ đôi khi vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ, tất nhiênkhông phải thường xuyên Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong đội ngũ cán bộcông chức của ta hiện nay cũng không hiếm với nhiều lý do khác nhau, chẳng hạnnhư kẹt xe, hỏng xe chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính đáng hay không màhoàn toàn dựa vào sự tự giác Nhưng điều cần phải chống và chống một cách quyếtliệt là thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc mà mình đượcgiao Có cơ quan cán bộ, nhân viên đến Sở rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trướcmáy vi tính nhưng là để chơi games hay theo dõi chứng khoán, đến cơ quan không
để làm việc mà để tán gẫu
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước
2.1.1 Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
Để thực hiện tốt vấn đề văn hoá công sở trong các CQHCNN hiện nay thìĐảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản liên quan để điều chỉnhnhằm trực tiếp cũng như gián tiếp tới vấn đề này nhằm hướng tới một nền công sởphù hợp với cải cách hành chính trong những năm tới
Trong đó quan trọng nhất là Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở ngày 02/8/2007 gồm 3chương và 16 điều Theo Quy chế này, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từTrung ương đến địa phương trong khi làm việc, tiếp xúc với dân, giao tiếp, ứng xửphải nghiêm túc, lịch sự, tôn trọng, không được nói tục, không được nói tiếng lóng,không được quát nạt, phải ăn nói mạch lạc, rõ ràng… Trang phục, quần áo phảilịch sự, gọn gàng… Khi cán bộ, công chức, viên chức nghe điện thoại, phải xưng
họ tên, cơ quan công tác, và không được ngắt điện thoại đột ngột Trong bối cảnhcác cơ quan nhà nước thường tự đặt ra các quy chế riêng biệt về phong cách làmviệc của cán bộ, công chức, viên chức nên tính chế tài không cao, và cũng khôngthống nhất trong các cơ quan, các địa phương như hiện nay thì việc ban hành Quychế văn hóa công sở của Thủ tướng Chính phủ là hết sức cần thiết Trong các yếu
tố cấu thành của văn hóa công sở và để thực hiện có hiệu quả văn hóa công sở theoQuyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế vănhóa công sở đã đề cập một số vấn đề cơ bản sau:
Chào hỏi nơi công sở: Cha ông ta đã từng dạy: “Lời chào cao hơn hơn mâmcỗ” Tuy nhiên, ở không ít cán bộ, công chức, viên chức không biết dùng lời chào
để gây thiện cảm với người khác ở công sở Nguyên tắc chào hỏi nơi công sở là khigặp nhau ở công sở thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, người ít tuổichào người lớn tuổi hơn, người mới đến chào người đã đến trước, người từ ngoàivào chào người đã ở trong phòng làm việc Nếu trong cơ quan có người không mấythiện cảm với chúng ta thì chúng ta phải chủ động chào trước nhằm gây thiện cảmvới người đó, xua tan sự lạnh nhạt Khi thủ trưởng bước vào phòng, cấp dưới cầnđứng dậy để chào hoặc xoay hẳn người lại, nhìn thủ trưởng để chào Khi thủtrường đi cùng khách thì phải chào cả thủ trưởng và khách Khi thủ trưởng đi rakhỏi phòng thì cấp dưới cũng nên (phải) đứng dậy chào Kết thúc một ngày làmviệc, công chức cùng phòng (cơ quan) nên chào nhau hoặc chào những người gặp
Trang 30ở nhà để xe Kết thúc một tuần làm việc, nên chào thủ trưởng hay đồng nghiệpbằng một lời chúc “Chúc ngày nghỉ vui vẻ” Lời chào là cách khẳng định rằng đếnthời điểm đó đồng nghiệp vẫn tôn trọng, quý trọng nhau; còn không chào là biểuhiện ngược lại Khổng Tử dạy rằng: Người quân tử, lúc yên không quên lúc nguy,lúc còn không quên lúc mất, lúc thịnh không quên lúc loạn thế mới yên được thân.
Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức cần giữ gìn văn hóa công sở bằng lời ghinhớ: “Hãy chào mọi người bằng nụ cười!”
Thủ trưởng, lãnh đạo thăm hỏi cấp dưới: Lâu nay, chúng ta vẫn quan niệmthăm hỏi, chúc tụng cấp trên là việc đương nhiên của cấp dưới đối với cấp trên vàcấp trên cũng thường quan tâm thăm hỏi, chia sẻ, động viên đối với cấp dưới Tuynhiên thăm hỏi cấp dưới là việc không phải thủ trưởng nào cũng quan tâm Khiđược thủ trưởng thăm hỏi, cấp dưới sẽ rất cảm động vì sự quan tâm đó Đối với cấpdưới, lời thăm hỏi của cấp trên có tác dụng như một lời khen Khi thăm hỏi, nênnhìn thẳng vào mắt người được thăm hỏi với cái nhìn ấm áp và thực tâm muốn biếttình cảm của họ
Chào khách đến liên hệ công việc: Khi tiếp khách (cấp trên, cấp dưới hoặcngang cấp) hoặc khách (nhân dân) đến liên hệ công việc, điều đầu tiên là chàobằng tiếng nói như; chào chú, chào bác, chào anh, chào chị…Nếu đang bận rộnhoặc khách đông thì có thể gật đầu chào chung hoặc chào bằng nụ cười thiện cảm.Nếu trong phòng làm việc thì chúng ta có thể mời khách ngồi ghế, rót nước mờixong chúng ta bắt đầu giải quyết công việc cho khách Bắt tay trong công sở: Bắttay nhau là một cử chỉ chào nhau thân thiện Tục bắt tay ở Việt Nam đã có hơn mộtthế kỷ, nhưng cho thực tế cho thấy nhiều cán bộ, công chức, viên chức cũng chưaquen với phép xã giao này Đầu tiên và hơn hết là một cái bắt tay chắc chắn nếuthủ trưởng chìa tay ra với cấp dưới hoặc với khách đến làm việc Nếu thủ trưởngkhông chìa tay thì cấp dưới hoặc khách đến làm việc chỉ nên chào rõ ràng và hơicúi đầu kính cẩn chứ không cố bắt tay thủ trưởng Nếu là phụ nữ chìa tay ra cũngnên bắt tay chắc chắn, nhưng không bóp quá mạnh hoặc giữ tay quá lâu Kể cảngười cùng giới cũng không nên giữ tay đối phương quá lâu, hoặc giật tay lâu vàmạnh thái quá Khi bắt tay nên dịu dàng, hồn nhiên, chân thành; còn nếu bóp mạnh
là thô bạo, hời hợt là thiếu tôn trọng, vồ vập là sỗ sàng Mùa đông giá lạnh khi bắttay phải tháo găng (riêng nữ cán bộ, công chức, viên chức có thể không cần tháogăng khi bắt tay đồng nghiệp là nam giới) Không đút tay trong túi áo, túi quần cònmột tay đưa ra bắt tay Người chưa quen thì không chủ động bắt tay khách, nênchờ người giới thiệu hoặc chủ động giới thiệu để làm quen rồi mới bắt tay Tayđang ướt hoặc không sạch có thể xin lỗi không bắt tay người khác chìa ra nhưng
Trang 31phải nói lời xin lỗi Không chủ động bắt tay người có cương vị cao hơn mình, nhất
là đối với khách phụ nữ Cần đứng dậy, người hơi cúi bắt tay người có cương vịcao hơn mình nhưng không khúm núm, cong gập người Khi có nhiều người cùnggiơ tay cho mình bắt, phải bắt tay người có tuổi tác, cương vị cao hơn Không nêndùng hai tay nắm chặt tay phụ nữ, nhưng để tỏ rõ sự tôn kính thì nên đưa cả hai tay
ra đón lấy tay người hơn mình về cương vị xã hội và tuổi tác Không nên bắt tayngười nọ chéo tay người kia mà phải kiên nhẫn đợi đến lượt mình Không đượcdùng đồng thời 46 hai tay phải, trái để bắt tay hai người Khi bắt tay không ngoảnhmặt sang hướng khác Chỉ người có cương vị hoặc tuổi tác cao hơn mới được vỗvai cấp dưới hoặc người trẻ tuổi hơn
Trang phục công sở: Ấn tượng ban đầu để đánh giá về cán bộ, công chức,viên chức chính là qua trang phục và cách trang điểm của cán bộ, công chức, viênchức Cha ông ta đã dạy: “Quen nể dạ, lạ nể áo quần”, “Quần áo không tạo nên conngười mà chỉ nói lên người mặc nó là người thế nào” Cán bộ, công chức, viênchức sẽ không gây được thiện cảm với thủ trưởng, với đồng nghiệp nếu bộ trangphục công sở trông thật nhàu nát hay quá sặc sỡ, cũng khó có thể thành công tronggiao tiếp với đối tác với bề ngoài như vậy Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưatrang bị đồng phục làm việc nơi công sở cho cán bộ, công chức thì chúng ta cầnchú ý một só cách ăn mặc nơi công sở như sau: không mặc áo quần màu sắc hoahòe sặc sỡ, may cầu kỳ, màu quá chói mắt như; đỏ, vàng chóe, xanh lá cây rựcrỡ…., không nên đến công sở với bộ đồ nhàu nát Không mặc quần áo quá chật,vải quá mỏng, quá ôm sát, vào người (nhất là đối với nữ cán bộ, công chức, viênchức) như: áo pull, quần jean, váy quá ngắn, áo không cổ hoặc cổ áo quá rộng, …Tốt nhất nên dùng sơ mi, quần âu hay comple, màu sắc trang nhã phù hợp Khi dự
lễ những nơi trang trọng nữ nên mặc áo dài hoặc comple, nam nên thắc cà vạt hoặcmặc veston thêm phần lịch sự hơn
Phát ngôn: Người xưa đã kết luận: “Ngôn là người” Ngôn ở đây không chỉhiểu là giọng nói mà còn là cách nói, kiểu nói, cung cách trò chuyện Đó còn là sựứng xử tình huống, nghệ thuật giải quyết xung đột Thực tế cuộc sống cho thấychính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thựccủa một con người Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày là những gì rấtgiản dị như cơm ăn áo mặc hằng ngày Nhưng nói làm sao cho đẹp, có nghi lễ làđiều cần có sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi cán bộ, công chức, viên chức Ôngcha ta thường dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”, điều đó cho thấy lễ tiết là một trongnghi thức được coi trọng mang sắc thái văn hoá của dân tộc Trong các gia đìnhxưa, lễ giáo được xem như một nghi thức truyền thống Chính vì thế, nếp sống của