1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

25 5,1K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 176 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận 3 7. Bố cục tiểu luận 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4 1.1. Khái niệm văn hoá công sở 4 1.1.1. Khái niệm văn hóa 4 1.1.2. Khái niệm văn hóa công sở 5 1.1.3. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở 7 1.2. Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 9 1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10 1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 11 1.3. Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 17 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước 17 2.1.1.Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 17 2.1.2. Các quy định pháp luật khác 20 2.1.3. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở 21 2.2. Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 24 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở 24 2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở 28 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chưa tốt quy chế văn hóa công sở 29 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 29 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 31 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 32 3.1. Yêu cầu đối với việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 32 3.2. Các giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 34 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hóa công sở 34 3.2.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 35 3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải các hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng 36 3.2.4. Thường xuyên thống kê, đánh giá thực tiễn về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 37 3.2.5. Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. 37 3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước 38 KẾT LUẬN 41

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có thể hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng còn đọng lại đó chính là văn hóa Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa riêng, văn hóa cơ quan, văn hóa công sở cũng không nằm ngoài quy luật đó Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ quan, doang nghiệp bởi đôi khi văn hóa sẽ trở thành một tập tục, một thói quen của cơ quan, tổ chức

Văn Hóa công sở không phải là một cở sở có đầy đủ những thiết bị, vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xay dựng hoành tráng Mà văn hóa công sởchính là hành vi ứng xử của những cán bộ công chức, viên chức trong các mối tương tác

để công việc trôi chảy, thành công

Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, ta thấy còn mang tính tình cảm nhiều, mặc dù đã có công văn của chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sởtại cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn chưa được thực hiện bằng thể chế và diều luật sao cho phù hợp và linh hoạt Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh văn hóa công

sở trở nên quan trọng, cần phải được chú trọng nhiều hơn nữa ở các công sở, cơ quan hành chính nhà nước và doang nhiệp

Trang 2

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ

I Khái niệm về văn hóa công sở.

1 Văn hóa là gì?

- Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội

- Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo, nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp sau

- Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo, giải trí của nhân dân một nước, Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tọc này khác với một dân tộc khác

2 Khái niệm văn hóa văn hóa công sở.

2.1 Khái niệm công sở.

Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước,

có tư cách pháp nhân, được pháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành

quản lý các công việc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công.Công

sở được phân biệt với các tổ chức xã hội khác xét trên nội dungcông việc,

hình thức tổ chức

2.2 Khái niệm văn hóa công sở.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cáchnhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Al-fred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau vềvăn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới Văn hóa được đề cập đến trong nhiềulĩnh vực nghiên cứu như: dân tộc học , dân gian học , văn hóa họcxã hội học kinh tếhọc, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.Từvăn hóa có rất nhiều nghĩa, trong tiếng Việt văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng

để chỉ học thức, lối sống; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giaiđoạn; trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống Theo Đại từ điển tiếng Việt củaTrung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa -Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do conngười sáng tạo ra trong lịch sử”

Trang 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thứcsinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhữngnhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1]

Tổng Giám đốc UNESCO, Federio Mayor định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa làtổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ

và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, cáctruyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[2]Với những ý nghĩa đó, văn hóa có mặt ở mọi nơi, ở mọi hoạt động sản xuất vật chất, tinhthần của con người Có thể nói văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo, tích lũy, bảo tồn, duy trì và phát triển theo dòng lịch sử phát triểncủa nhân loại

Các tài liệu nghiên cứu về công sở đều cho thấy công sở là một thiết chế xã hội Công sởtrong xã hội tồn tại như một hiện tượng văn hóa, đồng thời là một chủ thể văn hóa gắnliền với các yếu tố tổ chức quyền lực và tâm lý, tình cảm của con người Có thể thấy vănhóa công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạtđộng của bản thân bộ máy hành chính Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa công sở là mộtdạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xửtrong hoạt động công sở mà các thành viên trong công sở thừa nhận và tuân theo để ứng

xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ xã hội

3 Đặc trưng của văn hóa công sở

Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, làthành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộccủa mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử Chính vì vậy văn hóa công sở có nhữngđặc trưng sau:

Tính hệ thống: Văn hóa công sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội;

Tính giá trị: Văn hóa có giá trị thẩm mỹ, bởi nó giúp mỗi người luôn vươn tới cái hay,

cái đẹp Với giá trị đạo đức, văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi của con người Đặc trưng nàylàm cho văn hóa công sở có tính điều chỉnh xã hội, cộng đồng;

Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy nó mang tính nhân sinh;

Tính lịch sử: Văn hóa công sở là sản phẩm của một quá trình, được tích lũy trong

một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác

Từ những đặc trưng trên, văn hóa công sở mang những bản chất cơ bản như:

- Mức độ tự quản cá nhân là trách nhiệm, mức độ độc lập và cơ hội mà các cá nhântrong công sở đó có được để thực hiện sự sáng tạo của mình;

Trang 4

- Tính chính quy là mức độ áp dụng quy chế, điều lệ, nội quy để kiểm soát hành vi củacác cá nhân trong công sở;

- Sự hỗ trợ của cấp trên, sự nhiệt tình quan tâm của người quản lý trong việc giúp đỡ cấpdưới của mình;

- Sự hòa đồng là mức độ gắn bó giữa các thành viên với công sở, mức độ gắn bó nàyphản ánh sự gắn bó và thống nhất về mục tiêu và lợi ích của cá nhân với mục tiêu lợi íchcủa công sở;

- Hệ thống các chuẩn mực và giá trị, nội dung của các tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng,

kỷ luật, hình thức và mức độ thực hiện;

- Khả năng chịu đựng các xung đột nội bộ và xung đột với bên ngoài, là mức độ cácxung đột tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân, các nhóm hoặc các bộ phận cũng nhưthái độ, thiện ý, sự trung thực, cởi mở, …

- Khả năng chịu đựng rủi ro, là mức độ mà các thành viên được khuyến khích sáng tạo,dám nghĩ, dám làm và chấp nhận may rủi;

- Hình ảnh bên ngoài của công sở, là sự trang trọng, uy nghi, lịch sự, bề thế hay thiếutrang trọng, không lịch sự

4 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở

Văn hóa công sở được cấu thành từ các yếu tố sau:

Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở Đó là các yếu tố

truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấu trúc, giá trị chứcnăng và giá trị vật chất Các giá trị này có thể được bộc lộ chính thức hay không chínhthức như: mọi thành viên trong công sở đều phải biết cư xử với nhau, đi làm đúng giờ,tôn trọng nhân cách và đời tư của đồng nghiệp, … đem lại hiệu quả giao tiếp hành chínhcao Có thể nói văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động công sở, nó biểu hiện sứcmạnh tiềm tàng và bản lĩnh của các thành viên trong công sở

Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại Tất cả những hoạt động lưu truyền từ

trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo ra những giá trịvăn hóa mang tính truyền thống Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là bất biến, nóđược phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môi trường, vì vậy nó mang các giá trịhiện đại

Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh Trình độ học vấn là một yếu tố cần

và đủ cấu thành nên văn hóa công sở Trình độ học vấn là chìa khóa để con người bướcvào nền văn hóa tiên tiến hơn Không ngừng nâng cao trình độ học vấn giúp cho conngười vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôi dưỡng con người phát triển toàndiện hơn Còn trình độ văn minh là sự đánh dấu mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử Thế

Trang 5

giới đã trải qua ba giai đoạn lớn của nền văn minh nhân loại: nền văn minh nông nghiệp,nền văn minh công nghiệp và nền văn minh trí tuệ Nền văn minh nông nghiệp xuất hiệncùng với sự xuất hiện của nền văn minh lúa nước; nền văn minh công nghiệp xuất hiệnkhi có sự ra đời của máy hơi nước của James Watl; nền văn minh trí tuệ xuất hiện khicác “công nhân cổ cồn” xuất hiện, lúc này các chú robot được thay cho sức lao động củacon người Con người được giải phóng sức lao động chân tay, bước vào đỉnh cao củakhoa học và công nghệ, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, lấy tri thức cải tạo điềukiện tự nhiên, xã hội và con người Vai trò của văn hóa càng được phát huy nếu như nóđược gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động của các công sở.

Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.

Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thể hiện là nền tảngmang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở ba khía cạnh là: giá trị củacái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật; giátrị của tri thức khoa học

Vai trò của văn hóa còn thể hiện nền tảng mang tính nhân ái (cái Thiện), giá trị của

“Thiện” biểu hiện ở các khía cạnh: giá trị của lương tâm; giá trị của đạo đức; giá trị củacủa cái tốt Sự vô cảm, thiếu “cái tâm” trong hoạt động công vụ sẽ mất đi giá trị “cáithiện” trong mỗi con người

“Cái Mỹ” thường gắn với các giá trị vật chất và hành động cụ thể trong thực tiễn hoạtđộng công sở Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệu lực và hiệu quả caotrong hoạt động công sở Cái đẹp thể hiện qua phong thái, cử chỉ, hành vi, sắc thái tìnhcảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cái đẹp còn thể hiện văn hóa công sở minhbạch, lịch sự, trang trọng

Chân - Thiện - Mỹ qua thời gian luôn sàng lọc, nâng niu những giá trị tốt đẹp còn đọnglại ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, dân tộc và đặc biệt ở mỗi con người,đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con người

5 Vai trò của văn hóa công sở

5.1 Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành

chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thôngqua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giátrị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào Mối quan hệ ứng xử giữa người dânvới cán bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhauphải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa

Trang 6

Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết phươnghướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những công việc cần làm, phảilàm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiểu biết, tự nguyện Qua đóngười cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc trao đổi quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia quan hệ ở công ở một cách tốt đẹp hơn.

5.2 Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con

người

Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là mộtnghệ thuật Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất vàtinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ đó phát triển tinhthần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự pháttriển, cải cách nền hành chính công

5.3 Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người.

Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở Giá trị của

văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:

- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;

- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;

- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;

- Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chức tránhđược hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân;

- Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng vẫnđảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động của công sởthuận lợi hơn

5.4 Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người.

Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ củamỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viênchức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thựcthi công vụ và cung cấp dịch vụ công

Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hành chínhmang đậm mà sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và nhân văn (cái mỹ)

là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại Con người không ngừng học tập,sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó là những yếu tố cấu thành văn

Trang 7

hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn hóa trong sự phát triển của mỗi cơquan, công sở hiện nay.

6 Sự cần thiết của việc xây dựng và nâng cao văn hóa công sở

Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của công

sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó là một

bộ phận cấu thành Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khitạo dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức trong công việc, các chuẩnmực xử sự, các nghi thức tiếp xúc hành chính, các phương pháp giải quyết các bấtđồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, quản lý và ý thức chấp hành kỷ luật trong vàngoài công sở của cán bộ, công chức Đây là vai trò của nếp sống văn hóa trongcông sở

Văn hóa còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng nề nếp làm việc khoahọc, có kỷ cương, dân chủ Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan tâmđến hiệu quả công việc chung của công sở, nó giúp cho mỗi cán bộ công chức tựnhìn lại mình, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hóa như tham

ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội Bên cạnh đó yếu tố vănhóa còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng ý thức kỷ luật, danh

dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của cơquan, đơn vị

Vai trò của văn hóa còn được thể hiện trong sự định hướng giải quyết đúngđắn các vấn đề trong từng thời kỳ và mối quan hệ giữa hiện đại hóa công sở vớiviệc thực hiện sự công bằng cho các thành viên trong công sở Chỉ có như vậymới phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham nhũng, hối lộ,quan liêu, đặc quyền đặc lợi trong công sở

Vai trò của văn hóa trong hoạt động công sở còn thể hiện trong quan niệm

về sự bình đẳng và thực hiện bình đẳng Theo ý nghĩa văn hóa, bình đẳng là mọithành viên trong công sở đều có cơ hội như nhau trong học tập, đào tạo, việc làm,chế độ, chính sách

II Một số nội dung về văn hóa ứng xử nơi công sở:

Phép ứng xử văn hóa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ngay từ khi dựngnước, các vua Hùng đã cùng “tắm chung một dòng sông, uống chung một nguồnnước” với người dân Bác Hồ - là tấm gương lớn về ứng xử văn hóa rất gần gũivới mọi người dân, không hề quan cách Bác dạy thiếu nhi: chăm ngoan, kínhthầy, yêu bạn Bác dạy bộ đội: trung với Đảng, hiếu với dân Bác dạy công an:

Trang 8

kính trọng dân Bác dạy cán bộ Nhà nước: đức độ với dân Tất cả đều là lối ứng

xử có văn hóa

Ứng xử văn hóa của người Việt thường biểu hiện sự tế nhị, khoan hòa,nhường nhịn và thẳng thắn Tùy mỗi hoàn cảnh và mối quan hệ để ứng xử sao chophù hợp Trong phép ứng xử của người Việt Nam, bao giờ đối tượng ứng xử cũngđược trân trọng, trừ kẻ thù xâm lược và cái ác “Có trước có sau” là thể hiện lốiứng xử cao đẹp Đối với thế giới tự nhiên cũng vậy, con người là một thực thể vừamang tính xã hội, vừa mang tính tự nhiên Con người không thể tách rời thiênnhiên Việc bảo vệ giữ gìn môi trường sinh thái là cách ứng xử khôn ngoan củacon người với tự nhiên, cần phải được chú trọng thỏa đáng Có như vậy, conngười mới tránh được “sự trả thù” của tự nhiên như bão, lũ, thiên tai Thực hiện NQTW5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có việc xây dựng tư tưởng đạo đức lốisống là nội dung căn bản bao trùm Văn hóa ứng xử và ứng xử có văn hóa sẽ gópphần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và xây dựng lối sống văn hóa, bất

kỳ ai, bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần phải quan tâm và không ngừng hoàn thiện

1 Chào hỏi:

a) “Lời chào- gây thiện cảm”: Người nước nào cũng trọng lời chào Vậy

mà không ít cán bộ, công chức không biết dùng lời chào để gây thiện cảm vớingười khác ở công sở

Khi gặp nhau thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào giàtrước, người mới đến chào người đã đến trước, người từ ngoài vào chào người ở

Buổi sáng gặp nhau ở công sở nhất thiết phải chào nhau Sau ngày lễ, sauchuyến đi công tác xa về, kèm theo lời chào còn cần bắt tay nhau, thăm hỏi nhau Gặp nhau ở hành lang cũng cần hỏi nhau, thay vì cúi mặt hoặc nhìn đi chỗkhác Câu chào hỏi có thể muôn hình, muôn vẻ: "Anh khoẻ không ?"; "Đi đâu vộithế, anh ?"; "Em vận chiếc áo này hợp lắm"; "Thời tiết hôm nay nóng quá" Nếu trong cơ quan có người không mấy thiện cảm với chúng ta thì chúng taphải chủ động chào trước nhằm gây thiện cảm với người đó, xua tan sự lạnh nhạt Khi thủ trưởng bước vào phòng, chúng ta cần đứng dậy để chào hoặc xoay hẳnngười lại, nhìn thủ trưởng để chào Khi thủ trường đi cùng khách thì phải chào cảthủ trưởng và khách Khi thủ trưởng đi ra nhân viên cũng phải đứng dậy chào Kết thúc một ngày làm việc, công chức cùng phòng nên chào nhau hoặc chàonhững người gặp ở nhà để xe Kết thúc một tuần làm việc, bạn nên chào thủtrưởng hay đồng nghiệp bằng một lời chúc "Chúc ngày nghỉ vui vẻ"

Trang 9

Lời chào là cách khẳng định rằng đến thời khắc đó tôi vẫn quý anh, và anh vẫnquý tôi Bỗng nhiên không chào nhau là thể hiện "tình trạng chiến tranh" trongquan hệ giữa người với người Khổng Tử dạy rằng: Người quân tử, lúc yên khôngquên lúc nguy, lúc còn không quên lúc mất, lúc thịnh không quên lúc loạn thế mớiyên được thân.

hi nhớ: “Hãy chào mọi người bằng nụ cười !”

b) Thủ trưởng chào nhân viên

Có nhiều lý do khiến không ít nhân viên tránh mặt để không phải chào thủ trưởng

Có người nghĩ rằng họ chào trước thủ trưởng là biểu hiện nịnh bợ Tuy nhiên, nếuđược thủ trưởng chào họ thì họ coi đó là sự trân trọng

Một điều tối kỵ là thủ trưởng không đáp lại lời chào hỏi của nhân viên Dùthủ trưởng vô tình không nghe thấy lời chào của nhân viên thì ông ta vẫn bị nhânviên lan truyền nhận định rằng thủ trưởng là người coi thường cấp dưới

* Thăm hỏi cấp dưới

Tập thể nhân viên là nước, chức vụ của thủ trưởng là thuyền Những đợt sóngngầm bất mãn có thể tích tụ lại lật thuyền vào ngày mai

Thăm hỏi, chúc tụng cấp trên là việc không lạ tuy nhiên thăm hỏi cấp dưới

là việc không phải thủ trưởng nào cũng quan tâm

Khi được thủ trưởng thăm hỏi, cấp dưới rất cảm động vì sự quan tâm đó.Đối với cấp dưới, lời thăm hỏi của cấp trên có tác dụng như một lời khen Bạn nênthật lòng quan tâm đến cấp dưới Khi thăm hỏi, bạn nên nhìn thẳng vào mắt ngườiđược thăm hỏi với cái nhìn ấm áp và thực tâm muốn biết tình cảm của họ Nếu bạn làm việc đó không thật lòng như đóng kịch thì tác dụng sẽ phản lại.Nếu thủ trưởng thỉnh thoảng lại hỏi một nhân viên nào đó: "Anh tên là gì? Quê ởđâu?" nghe câu hỏi đó, nhân viên sẽ coi thủ trưởng là người giả dối c) Chào khách đến liên hệ công việc

Khi tiếp khách (cấp trên, cấp dưới hoặc ngang cấp) hoặc khách (nhân dân) đếnliên hệ công việc, điều đầu tiên là chào bằng tiếng nói như; chào chú, chào bác,chào anh, chào chị…Nếu đang bận rộn hoặc khách đông thì có thể gật đầu chàochung hoặc chào bằng nụ cười thiện cảm (dù bất kỳ là người mà chúng ta không

ưa thich); sau đó chúng ta hỏi như là: Thưa chú (bác, cô, anh…) đến liên hệ việcgì? Cần làm gì? Nếu trong phòng làm việc thì chúng ta có thể mời khách ngồighế, rót nước mời xong chúng ta bắt đầu giải quyết công việc cho khách d) Bắt tay như thế nào: Bắt tay nhau là một cử chỉ chào nhau thân thiện.

Tục bắt tay ở Việt Nam đã có hơn một thế kỷ, vậy mà đến nay, nhiều cán bộ, côngchức cũng chưa quen với phép xã giao này

Trang 10

Đầu tiên và hơn hết là một cái bắt tay chắc chắn nếu thủ trưởng là đàn ông chìatay ra Nếu thủ trưởng không chìa tay thì bạn chỉ nên chào rõ ràng và hơi cúi đầukính cẩn chứ đừng cố bắt tay thủ trưởng Nếu là phụ nữ chìa tay ra bạn cũng nênbắt tay chắc chắn, nhưng đừng bóp quá mạnh hoặc giữ tay phụ nữ quá lâu Kể cảngười cùng giới, bạn cũng đừng nên giữ tay đối phương quá lâu, hoặc giật tay lâu

và mạnh thái quá

Khi bắt tay nên dịu dàng, hồn nhiên, chân thành, còn nếu bóp mạnh là thô bạo,hời hợt là vô lễ, vồ vập là sỗ sàng Mùa đông giá lạnh khi bắt tay phải tháo găng,phụ nữ có thể không cần tháo găng khi bắt tay nam giới Không được đút taytrong túi áo, túi quần còn một tay đưa ra bắt tay người khác Người chưa quen thìkhông chủ động bắt tay khách, nên chờ người giới thiệu hoặc chủ động giới thiệu

để làm quen rồi mới bắt tay Tay đang ướt, đang bẩn có thể xin lỗi không bắt tayngười khác chìa ra nhưng phải nói lời xin lỗi: "Xin lỗi, tay đang bẩn" Không chủ động bắt tay người có cương vị cao hơn mình, nhất là đối với kháchphụ nữ Cần đứng dậy, người hơi cúi bắt tay người có cương vị cao hơn mìnhnhưng không khúm núm, cong gập người

Khi có nhiều người cùng giơ tay cho mình bắt, phải bắt tay người có tuổi tác,cương vị cao hơn trong xã hội Không nên dùng hai tay nắm chặt tay phụ nữ,nhưng để tỏ rõ sự tôn kính thì nên đưa cả hai tay ra đón lấy tay người hơn mình vềcương vị xã hội và tuổi tác Không nên bắt tay người nọ chéo tay người kia màphải kiên nhẫn đợi đến lượt mình Không được dùng đồng thời hai tay phải, trái

để bắt tay hai người Không được vừa bắt tay vừa hút thuốc, hoặc tay kia đút túiquần Khi bắt tay không ngoảnh mặt sang hướng khác

Chỉ người có cương vị hoặc tuổi tác cao hơn mới được vỗ vai cấp dưới hoặcngười trẻ tuổi hơn Chỉ nên xoa đầu trẻ nhỏ Bạn nên thận trọng khi đụng chạmvào cơ thể người khác, nhất là người khác giới

Tuy nhiên, Trong môi trường làm việc hiện đại, cả phụ nữ và nam giới đều phảibắt tay Do đó, tư tưởng người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt trước đã trởthành lỗi thời Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ

2 Trang phục:

Trong những năm gần đây, đời sống người dân được cải thiện, miếng cơm manh

áo không còn là những gì quá xa xỉ, có nhiều chủng loại quần áo với giá cả khácnhau để lựa chọn Thế nhưng vẫn có những hiện tượng một số người thiếu ý thức

ăn mặc khi đến nơi công cộng Không chỉ dừng lại tình trạng thiếu ý thức trong ănmặc, những vi phạm về thuần phong mỹ tục trong trang phục đối với một bộ phậnthanh niên cũng đáng cảnh báo Nhiều mốt được các nhà may mặc, thiết kế thời

Trang 11

trang và người tiêu dùng trẻ tuổi lựa chọn quá hở hang, không phù hợp phong tục,vóc dáng người Á Đông Hiện các nước phát triển trong khu vực, nhân viên, côngchức phần lớn mặc đồng phục phù hợp tính chất công việc và tác phong côngnghiệp của thời kỳ CNH, HĐH Đây cũng là một trong những nét đẹp làm nên bộmặt của thành phố văn minh công nghiệp.

Hãy biết quan tâm đến vẻ bề ngoài của bản thân Đừng nghĩ rằng đó chỉ là côngviệc của phụ nữ hay do công việc bận tối mắt tối mũi, thời gian đâu mà nghĩ đếnchuyện đầu tóc, phấn son Ấn tượng ban đầu để đánh giá về bạn chính qua trangphục và cách trang điểm của bạn Bạn sẽ không gây được thiện cảm với sếp, vớiđồng nghiệp nếu bộ quần áo bạn vận đến công ty trông thật nhàu nát hay quá sặc

sỡ Chúng ta cũng khó có thể thành công trong giao tiếp với đối tác với bề ngoài

bê bối như vậy Dù là một doanh nhân thành đạt hay đơn giản chỉ là một nhânviên, quần áo, đầu tóc sẽ tạo nên phong cách của bạn "Quần áo không tạo nêncon người mà chỉ nói lên người mặc nó là người thế nào" Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa trang bị đồng phục làm việc nơi công

sở cho cán bộ, công chức thì chúng ta cần chú ý một só cách ăn mặc nơi công sởnhư sau:

- Không mặc áo quần màu sắc hoa hòe sặc sỡ, may cầu kỳ, màu qúa chói mắtnhư; đỏ, vàng chóe, xanh lá cây rực rỡ….Không nên đến công sở với bộ đồ nhàunát

- Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát, vào người (nhất làđối với nữ giới) như: áo pull, quần jean, váy quá ngắn, áo không cổ hoặc cổ áoquá rộng, …

- Tốt nhất nên dùng sơ mi, quần âu hay com-lê, màu sắc trang nhã phù hợp Khi

dự lễ những nơi trang trọng nữ nên mặc áo dài hay com-lê, nam nên thắc cà vạthoặc mặc vét-ton thêm phần lịch sự hơn

3 Phát ngôn:

Người xưa đã kết luận: “Ngôn là người” Ngôn ở đây không chỉ hiểu làgiọng nói mà còn là cách nói, kiểu nói, cung cách trò chuyện Đó còn là sự ứng xửtình huống, nghệ thuật giải quyết xung đột Thực tế cuộc sống cho thấy chính vănhóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một

Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày là những gì rất giản dị như cơm ăn

áo mặc hằng ngày Nhưng nói làm sao cho đẹp, có nghi lễ là điều cần có sự rènluyện và tu dưỡng của mỗi cá nhân Hiện nay có một vài trường hợp CBCC nóitục, chửi thề, chính từ sự dễ dãi trong lời ăn tiếng nói, dẫn đến sự buông thả trong

Trang 12

lối sống là một trong những nguyên nhân làm con người phát triển lệch lạc Khiđất nước xây dựng kinh tế tri thức thì những câu nói theo kiểu "xã hội đen" haynhững lời lẽ thô tục là không thể chấp nhận được Một xã hội văn minh là một xãhội cần tránh những lời không hay.

Ông cha ta thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn", cho thấy lễ tiết là mộttrong nghi thức được coi trọng mang sắc thái văn hoá của dân tộc Trong các giađình xưa, lễ giáo được xem như một nghi thức truyền thống Chính vì thế, nếpsống của các gia đình xưa chuẩn mực, có quy tắc Con cái phải biết vâng lời cha

mẹ, người ít tuổi phải lễ độ với người nhiều tuổi hơn Cuộc sống hiện đại khôngđòi hỏi con người phải giữ những nghi lễ quá khắt khe kiểu phong kiến Lớp trẻ

có thể phát huy tính sáng tạo, tự do phát triển Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa

là phát triển tự do bừa bãi, không có lề thói, không có chuẩn mực đạo đức, dẫnđến vi phạm những quy tắc cơ bản thông thường trong giao tiếp ứng xử như việccần phải biết cảm ơn, xin lỗi hay những quy tắc chào hỏi…, tôn trọng người trên,nhường nhịn chỉ bảo kẻ dưới trong công sở

Tuy nhiên phải cẩn thận với tính hài hước: Sự hóm hỉnh, tính hài hước cóthể làm những người xoay quanh bạn vui vẻ Nhưng nhiều người đã phải chịukhốn đốn sau khi kể những chuyện cười với mục đích chỉ đùa vui Họ không để ýrằng những trò đùa gây cười vô hại với họ nhưng lại làm tổn thương người khác,

có thể người đó đang giữ một chức vụ cao hơn và cho rằng bạn "nói kháy" họ.Những câu chuyện đùa bỡn có liên quan đến những người thuộc cấp, phụ nữ,người mắc bệnh đồng tính luyến ái, người khuyết tật, người cao tuổi, dân tộc, tôngiáo .v.v…không thích hợp trong môi trường làm việc nơi công sở

4 Giao tiếp điện thọai nơi công sở:

Theo khảo sát của thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên "màn"chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn mà thường là thiếu chủ ngữ như "ai đấy", "có việc gì",

"gặp ai" hoặc “Alô” thật to, nói oang oang làm người nghe và xung quanh khóchịu Đã đến lúc mọi người phải có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện thoại;Các chuyên gia đề nghị khi giao tiếp qua điện thoại, chúng ta nên bắt đầu với câu:

"Alô, phòng (tên đơn vị), (hoặc tên người) xin nghe Xin lỗi, ông (bà) muốn gặp

ai ạ?"; khi gọi đi có thể xác nhận là mình gọi đúng đơn vị hoặc người khách màmình cần giao tiếp không, ví dụ như:”Xin lỗi, có phải (tên dơn vị hoặc người cầngặp) không?”; nếu bị người khác gọi hoặc chúng ta gọi nhầm thì phải xin lỗi, vídụ: “Xin lỗi tôi bị nhầm, cám ơn….” Hay “Xin lỗi, anh (chị) đã gọi nhầm” Khinói chuyện điện thọai điều chỉnh âm vực của giọng nói của mình vừa đủ nghe,tránh nói to ảnh hưởng đến công việc của người xung quanh Kết thúc buổi nói

Ngày đăng: 01/02/2018, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Công văn số 5973/ NHNN- VP ngày 21/8/2013 về việc triển khai thực hiện “ Năm đẩy mạnh trật tự kỷ cương và văn hoá công sở” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm đẩy mạnh trật tự kỷ cương và văn hoá công sở
1. Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về qui chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Khác
2. Quyết định số 454/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về Quy chế văn hóa công sở của Ngân hàng Nhà nước Khác
3. Quyết định số 2228/QĐ-NHNN ngày 8/10/2014 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 454/QĐ-NHNN về Quy chế văn hóa công sở của NHNN Khác
5. Kế hoạch số 74/KH-CĐNHNNTW ngày 14/4/2013 của Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan NHTW Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w