1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

45 390 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 87,83 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận 3 7. Bố cục tiểu luận 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4 1.1. Khái niệm văn hoá công sở 4 1.1.1. Khái niệm văn hóa 4 1.1.2. Khái niệm văn hóa công sở 5 1.1.3. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở 7 1.2. Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 9 1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10 1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 11 1.3. Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 17 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước 17 2.1.1.Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 17 2.1.2. Các quy định pháp luật khác 20 2.1.3. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở 21 2.2. Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 24 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở 24 2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở 28 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chưa tốt quy chế văn hóa công sở 29 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 29 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 31 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 32 3.1. Yêu cầu đối với việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 32 3.2. Các giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 34 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hóa công sở 34 3.2.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 35 3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải các hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng 36 3.2.4. Thường xuyên thống kê, đánh giá thực tiễn về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 37 3.2.5. Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. 37 3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước 38 KẾT LUẬN 41

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận 3

7 Bố cục tiểu luận 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4

1.1 Khái niệm văn hoá công sở 4

1.1.1 Khái niệm văn hóa 4

1.1.2 Khái niệm văn hóa công sở 5

1.1.3 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở 7

1.2 Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 9

1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10

1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 11

1.3 Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 17

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các cơ quan nhà nước 17

2.1.1.Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 17

2.1.2 Các quy định pháp luật khác 20

Trang 2

2.1.3 Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở 212.2 Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 242.2.1 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở 242.2.2 Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở .282.2.3 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chưa tốt quy chế văn hóa công sở 292.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 292.2.3.2 Nguyên nhân khách quan 31

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ

TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 32

3.1 Yêu cầu đối với việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 323.2 Các giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay 343.2.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hóa công sở 343.2.2 Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 353.2.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải các hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng 363.2.4 Thường xuyên thống kê, đánh giá thực tiễn về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 373.2.5 Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 373.2.6 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước 38

KẾT LUẬN 41

Trang 3

CQNN : Cơ quan Nhà nước

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn vấn đề

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc đẩy mạnh thực hiện văn hoá công sở

là vấn đề quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đượcmột nền hành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hộitrong giai đoạn mới Thực tế cho thấy công tác cán bộ hết sức quan trọng, nóquyết định đến sự thành bại của một chủ trương, một công việc cụ thể Nhất làtrong giai đoạn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổimới đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, theo đó mỗi CBCCVC hơn ai hết phải

tự rèn luyện và hoàn thiện mình từ trình độ, năng lực công tác, lễ tiết tác phong,thái độ phục vụ để thực sự là công bộc của dân

Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyết nhữngcông việc liên quan đến người dân Vì vậy từ nề nếp đến phong cách làm việc vàthái độ tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức để ảnh hưởng đến hiệu quả côngviệc và hiệu lực quản lý nhà nước Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyênmôn thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng đến hiệu quả giảiquyết công việc Môi trường làm việc, thái độ phục vụ, cách thức giao tiếp ứng

xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầu không khí bình đẳng, thể hiệnmối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹpvăn hóa của một nền hành chính hiện đại

Thực tế trong thời gian qua với sứ mệnh là người đầy tớ của nhân dân, đại

bộ phận đội ngũ CBCCVC đã hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình, do

đó đời sống nhân dân đã dần cải thiện, mọi công việc của dân kịp thời được giảiquyết, đem lại lòng tin và mối quan hệ tốt giữa nhà nước với nhân dân Hai mươinăm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu đượcnhững thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực tạo cơ sở vững chắc cho xâydựng, phát triển kinh tế- xã hội; mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nướctrong khu vực và trên thế giới Song, bên cạnh những mặt tích cực kéo theonhững luồng gió mới, sự du nhập, giao thoa giữa các nền văn hoá đã nảy sinh một

Trang 5

số tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cũng như mối quan hệ trong môitrường làm việc Trong đó còn nhiều hạn chế thể hiện trên các phương diện vềthực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các CQHCNN vẫn chưathực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc Để cải thiện những vấn đềcòn hạn chế trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các quyết địnhnhằm điều chỉnh các vấn đề về: chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước các giai đoạn 2006-2010, 2011-2020; các quy chế quản lý công sở trong các

cơ quan hành chính nhà nước; quy chế Văn hoá công sở tại cácCQHCNN Vớimục đích đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của các CQHCNN;xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCCVC trong hoạt động công vụ,hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chất đạo đức tốt, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Từ cơ sở đó, việc tìm hiểu về văn hoá công sở tại các CQHCNN ở nước tahiện nay đã và đang là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Chọn đề tàinày làm bài tiểu luận, tôi hy vọng sẽ góp phầnvào việc thực hiện tốt hơn văn hoácông sở tại các CQHCNN, xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBCC có chuyênmôn, đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định vềvăn hóa công sở tại các CQHCNN Từ đó đưa ra những quan điểm, giải phápnâng cao văn hóa công sở tại CQHCNN đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu cảicách hành chính ở Việt Nam hiện nay

3.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ,công chức, viên chức

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận vận dụng các phương pháp triết học Mác-Lê nin, phương phápduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có sử dụng tổng hợp cácphương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp so sánh; lấy mẫu trong quá trìnhgiải quyết những vấn đề đặt ra của bài tiểu luân

Trang 6

5 Phạm vi nghiên cứu

Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóacông sở tại các CQHCNN và pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việcban hành Quy chế văn hóa công sở tạiCQHCNN Các pháp lệnh về Cán bộ,công chức còn hiệu lực và Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13tháng 11 năm 2008, từ đó nghiên cứu về thực trạng văn hóa công sở trong cácCQHCNN ở nước ta hiện nay

6 Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận

Tiểu luận góp phần đánh giá xây dựng pháp luật lẫn việc áp dụng phápluật, thực tiễn Văn hóa công sở trong các CQHCNN, tạo them nguồn dữ liệuthực tiễn làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách, giải pháp phù hợpnhằm khắc phục những hạn chế về văn hóa công sở trong các CQHCNN hiệnnay ở nước ta

7 Bố cục tiểu luận

Tiểu luận gồm phần Mở đầu, 3 chương và phần Kết luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở trong các cơ quan hànhchính nhà nước ở nước ta hiện nay

Chương 2: Thực trạng về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chínhnhà nước ở nước ta hiện nay

Chương 3: Các giải pháp nâng cao văn hóa công sở trong các cơ quanhành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 Khái niệm văn hoá công sở

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàngngày và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực Tuynhiên, hiểu văn hoá một cách toàn diện và đầy đủ không đơn giản Ở các góc độ,nhận thức, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, văn hoá được định nghĩa khác nhau,

vì vậy, trong cuộc sống, con người thường tìm cách lý giải văn hoá cho phù hợpvới mục đích và phạm vi sử dụng

Theo tiếng Hán -Việt, văn có nghĩa là “chữ”, là “nét vẽ”, còn hoá là “sựbiến đổi” Còn theo tiếng Latin, thuật ngữ văn hoá –culturacó nghĩa là sự càycấy, vun trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc Như vậy, khái niệm văn hóa hàm chứa sựthay đổi, biến đổi mà kết quả đem lại theo hướng tích cực Văn hoá trong TiếngViệt được sử dụng làm danh từ (văn hoá giao tiếp, văn hoá vật chất, văn hoá tinhthần, văn hoá cung đình …) hoặc làm tính từ (ứng xử có văn hoá, di tích vănhoá…) Rất nhiều cách tiếp cận về văn hóa nhưng về cơ bản có hai cách tiếp cậnkhái niệm về văn hoá được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận như sau:

Thứ nhất, văn hoá là những hoạt động sáng tạo ra những giá trị vật chất vàtinh thần của loài người, xuất phát từ nhu cầu của con người và nhằm làm thoảmãn những nhu cầu đó Như vậy toàn bộ hoạt động của con người như ăn, mặc,

lễ hội, giao tiếp ứng xử, tập quán, ngôn ngữ… có yếu tố sáng tạo, tiến bộ và pháttriển đều được coi là văn hoá Vì vậy, theo cách hiểu này thì có thể phân chiavăn hoá thành văn hoá vật chất hoặc văn hoá tinh thần, văn hoá vật thể hoặc vănhoá phi vật thể…

Thứ hai, văn hoá là những hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnhvực nghệ thuật như điện ảnh, văn học, âm nhạc, sân khấu, hội hoạ… Văn hóa ởđây được hiểu theo nghĩa hẹp hơn

Trang 8

Như vậy, theo cách hiểu của người Phương Đông nói chung và người ViệtNam nói riêng thì văn hóa được hiểu là sự biến đổi từ cái xấu thành cái đẹp, từcái hỗn tạp thành cái tinh tế, thanh tao, nghĩa là hiểu văn hoá ở khía cạnh tíchcực

Xuất phát từ cách tiếp cận và các cơ sở lý luận nêu trên có thể hiểu kháiniệm văn hóa như sau: “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo, tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạtđộng sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giưc con người với môitrường tự nhiên và xã hội Văn hóa có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộckhác nhau, bởi vì khái niệm văn hóa bao gồm những chuẩn mực, giá trị, tậpquán ”

Như vậy, có thể coi văn hoá là những chuẩn mực về vật chất và tinh thầnđược phần lớn cá nhân trong xã hội thừa nhận, có vai trò định hướng tư tưởng vàhành vi của mỗi công dân cũng như của cả cộng đồng, hướng tới một xã hội vănminh - ở đó con người được thoả mãn các nhu cầu chính đáng, được pháp luậtthừa nhận và bảo vệ

1.1.2 Khái niệm văn hóa công sở

Công sở theo các khái niệm được hiểu chung thì: công là chung, sở là cơquan; công sở là chỗ làm việc của các cơ quan công quyền Tuy nhiên cũng córất nhiều khái niệm để định nghĩa về công sở tuỳ vào thuật ngữ này được sửdụng để chỉ khía cạnh nào: vật chất, địa điểm hoạt động, hay còn gọi là trụ sở,nơi công vụ được tiến hành hoặc dịch vụ công được cung cấp; hay một sốtrường hợp thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho thuật ngữ khác quen dùng

là cơ quan hành chính nhà nước

Từ những tìm hiểu trên có thể phân tích:công sở là một tổ chức đặt dưới

sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành củanhà nước Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát côngviệc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thôngtin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thựchiện một nhiệm vụ được nhà nước giao, hay nói tóm lại là công sở có tư cách

Trang 9

pháp nhân, được pháp luật điều chỉnh để quản lý các công việc có tính chuyênngành và phục vụ lợi ích công.

Văn hoá công sở là một bộ phận của văn hoá nói chung, trong đó đốitượng được hướng đến ở đây là văn hoá liên quan đến niềm tin và cách hànhđộng trong nội bộ tổ chức công sở và liên quan đến hình ảnh, diện mạo, uy tín

và ảnh hưởng của tổ chức đối với bên ngoài Từ sự nhận thức trên có thể kháiniệm văn hoá công sở như sau:

“Văn hoá công sở ảnh hưởng đến các thành viên trong công sở một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp Thông qua các quy định chính thức như Quy chế làmviệc, văn hoá là công cụ để các nhà quản lý hướng cách thức hành vi của độingũ theo những kiểu nhất định Đồng thời, văn hoá còn hiện diện và ảnh hưởngđến nếp nghĩ, nếp làm của cán bộ, công chức thông qua hệ thống các quy tắc xử

sự mang tính thông lệ, không chính thức, không thành văn, nhưng đôi khi cótính lâu bền và sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ chính thức nào Vănhoá công sở như một môi trường văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mựcvăn hoá chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng như đốivới công dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước hay một cơ quan sựnghiệp, dịch vụ công”

Việc xác định các biểu hiện của văn hoá công sở là một yêu cầu quantrọng để đánh giá công sở Cụ thể:

Thứ nhất, biểu tượng: biểu tượng là một công cụ thể hiện về ý chí, về lịch

sử và cũng là cách thức để khuếch trương hình ảnh của một tổ chức Biểu tượngcủa công sở có thể là lá cờ tổ quốc được treo theo quy định hiện hành về lễ tânnhà nước và logo, ngoài ra còn thể hiện trong văn bản với tư cách là các quyếtđịnh hành chính thành văn Thứ hai, khẩu hiệu, phương châm hành động, hiệnnay các công sở của chúng ta hành động theo phương châm chính là duy trì một

hệ thống hành chính của dân, do dân, vì dân Thứ ba, chiến lược, chương trìnhhành động Thứ tư, quy trình thủ tục: Các quy định cụ thể về cách thức thực thi

và cách thức đánh giá kết quả thực thi Thứ năm, các thủ tục, nghi thức, nghi lễhay nói ngắn gọn hơn là các chuẩn mực hành động.Như thủ tục trình ký văn bản,

Trang 10

quy trình hội họp.Yếu tố này đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ cách tưduy, cách hành động và mức độ tổ chức đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình.

Thứ sáu, trang phục: Trong văn hoá nói chung và văn hoá công sở nóiriêng việc sử dụng trang phục sao cho vừa phù hợp thể hiện vẻ đẹp truyền thống,vừa thuận tiện trong khi làm nhiệm vụ là một đòi hỏi cần thiết, bên cạnh đó, nếu

cơ quan, đơn vị nào muốn tạo một dấu ấn riêng có thể áp dụng việc mặc đồngphục, logo trên áo, phù hiệu Đây có thể coi là một biểu hiện quan trọng khiđánh giá về văn hoá công sở Thứ bảy, các chuẩn mực xử sự như: Quan hệ nhân

sự (nhân viên với nhân viên, nhân viên với các nhà quản lý và CBCCVC vớidân), tích cực (nhân ái, hỗ trợ); có quy định cụ thể về cách thức giao tiếp, xử sựvới công dân, tinh thần trách nhiệm; các mối quan hệ chính thức được đánh giánhư thế nào

1.1.3 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa công sở

Tính chất, đặc điểm của cơ quan công quyền

Tính chất và đặc điểm của cơ quan công quyền khác biệt so với các cơquan, đơn vị sản xuất, kinh doanh hay các đoàn thể quần chúng Sự khác biệtnày thể hiện ở các điểm sau:

- Các cơ quan này cũng như CBCC, VC là đại diện cho quyền lực nhànước cũng như được sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động công vụ, cụthể là trong quan hệ với người dân (cá nhân, tổ chức)

Do đó, các CBCC, VC thường được người dân gọi bằng một danh từthông thường là "người nhà nước" Vô hình chung, CBCC, VC được xã hội đặtvào một vị trí với trọng trách cao hơn những người khác.Vì vậy, hình thức bênngoài cũng như những hành vi, ứng xử trong khi làm việc cũng sẽ được nhìnnhận với yêu cầu cao hơn Tuy nhiên, chính yếu tố “quyền lực nhà nước” gâycho CBCC, VC tâm lý “ỷ thế cậy quyền”, không có ý thức xây dựng một

“thương hiệu” của công sở, làm mất đi nét đẹp đáng lẽ phải xây dựng và vunđắp trong quá trình thực thi công vụ

- Chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép

Trang 11

Đối với các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh thì phạm vi hoạt độngđược mở rộng hơn rất nhiều - được phép làm những gì mà pháp luật không cấm.

Vì vậy, các cơ quan công quyền cũng như CBCC, VC phải tuân thủ những quyđịnh có tính chất bắt buộc, mang tính chất công thức nhiều hơn là ở các đơn vịsản xuất kinh doanh (ví dụ: CBCC, VC tránh sử dụng các trang phục thiếunghiêm túc: trang phục thể thao, trang phục bằng vải jean trong khi làm việc…)

Điều này cũng hạn chế tính đa dạng và phong phú trong văn hóa công sở

so với văn hóa của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh Các doanh nghiệp

có thể có những nét đặc trưng của mình (và họ dùng nó để quảng bá cho thươnghiệu của mình: phong cách, trang phục – đồng phục, logo…) Trong khi đó, các

cơ quan công quyền, các CBCC, VC dù hoạt động ở khá nhiều lĩnh vực khácnhau nhưng không thể tạo những nét phá cách, ngoài khuôn khổ quy định Dovậy, biểu hiện VHCS tại các cơ quan công quyền tất nhiên ít đa dạng và phongphú hơn

- Quan hệ quyền uy- phục tùng chi phối nguyên tắc làm việc và giao tiếpứng xử của CBCC, VC

Quan hệ này chi phối rất nhiều đến quan hệ trong nội bộ công sở Yêu cầuđặt ra là phải có sự khác biệt trong giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau, giữacấp trên với cấp dưới…

Nhận thức, mức độ quan tâm của người đứng đầu cơ quan công quyền

Trong một cơ quan, nhận thức của người đứng đầu có vai trò hết sức quantrọng Với vị trí và quyền lực của mình, người đứng đầu cơ quan công quyền sẽ

có những định hướng, quyết sách tích cực hay tiêu cực đối với VHCS Ngoài ra,mức độ quan tâm của người đứng đầu cũng quyết định tầm quan trọng các quyđịnh VHCS so với các quy định khác Phong cách của người đứng đầu cơ quancông quyền sẽ có ảnh hưởng lớn tới hành vi của các CBCC, VC khác Chính nó

sẽ tạo ra các trào lưu hay xu hướng, tạo nên những cái mới trong công sở

Truyền thống văn hoá dân tộc

Khi xây dựng VHCS, không thể không chú ý đến yếu tố truyền thống vănhoá dân tộc (quốc gia) Đây là yếu tố có tính chất nền tảng, tác động và chi phối

Trang 12

đến mọi thành viên trong công sở, từ lãnh đạo đến nhân viên Là người ViệtNam, bất cứ ai cũng mang trong mình những nét văn hoá truyền thống đã đượcxây dựng, hình thành từ thế hệ này đến thế hệ khác, tạo nên bản sắc riêng củavăn hoá Việt Nam Tuy nhiên, truyền thống văn hoá dân tộc vừa có những yếu tốtiến bộ, tích cực, những giá trị tốt đẹp, đồng thời cũng có không ít những yếu tốlỗi thời, lạc hậu, trì trệ Tất cả những điều đó ít nhiều đều ảnh hưởng và tác độngđến quan niệm, nhận thức và thái độ, hành vi của từng CBCC, VC trong công

sở

Văn hóa phương Tây thiên về lý lẽ và lôgic nên những con người sốngtrong cộng đồng đó có cách ứng xử duy lý (thiên về lý lẽ) Văn hóa Việt Nam cóđặc trưng là duy tình (thiên về tình cảm) nên con người Việt Nam ứng xử nặng

về tình cảm Nền văn minh nông nghiệp lúa nước tạo nên những nét riêng trongvăn hóa ứng xử của con người Việt Nam Những truyền thống tốt đẹp, tích cựcnhư lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao… sẽ có ảnh hưởng tốtđến VHCS, nhất là trong quan hệ ứng xử giữa các CBCC, VC trong cơ quan.Tuy nhiên, cũng có những thói quen, tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến VHCS như

nể nang, dĩ hoà vi quý, tư duy gia đình…

Điều kiện kinh tế - xã hội

VHCS được tạo dựng bởi cả nhận thức của con người và nguồn lực đểthực hiện Sẽ rất khó tạo ra một công sở hiện đại, chuyên nghiệp nếu thiếunguồn lực tài chính mặc dù đó là mong muốn của mọi CBCC, VC Vì vậy, mộttrong những nguyên tắc xây dựng Quy chế VHCS là phải phù hợp với điều kiệnkinh tế xã hội

Điều này có thể thấy rõ, nếu chúng ta làm phép so sánh một số yếu tố củaVHCS hiện nay với những năm trước đây, đặc biệt là vấn đề cảnh quan, môitrường Thời gian gần đây, do điều kiện kinh tế xã hội của đất nước có nhiềuchuyển biến tích cực, nên trụ sở và môi trường làm việc của các cơ quan đượcthay đổi rõ rệt; trang phục của CBCC, VC cũng được chú ý theo hướng đẹp hơn,lịch sự hơn, phương tiện làm việc của cán bộ đầy đủ và ngày càng hiện đại

1.2 Nội dung của quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành

Trang 13

Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, với các cơ quan hữuquan, đồng cấp và cấp trên; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nơi công sở chỉđóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan trọng hơn cảchính là yếu tố con người Con người sẽ quyết định văn hóa công sở, quyết định

sự thành bại cũng như dấu ấn ghi lại của tổ chức trong suốt quá trình tổ chức đóhoạt động

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoa học,

có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất

đi tính dân chủ Văn hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động củacông sở góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trongviệc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn vị Văn hóaứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước đo sựvăn minh của mỗi CBCC hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thức cũng như ýthức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở Cách thức ứng xửchính là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức Cách thức ửng xử đơn giản như biếtcười, biết nói lời cảm ơn, biết xin phép hay nói lời xin lỗi…Xây dựng văn hóacông sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp,thân thiện và hiệu quả.Từ đó tạo bầu không khí cởi mở giúp CBCC hứng khởilàm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao

Xây dựng văn hóa công sở văn minh, tiến bộ, hiện đại là vô cùng quantrọng Đối với công sở, xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiệnđại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ; tạo

Trang 14

được tinh thần đoàn kết và khắc phục bệnh quan liêu, cửa quyền Môi trườngvăn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ, công chức, viên chứcvới cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở.Tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức trong công việc sẽ đưa công sởnày phát triển vượt hơn lên so với công sở khác.

Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tínhvăn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nêntrong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phátính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên Hướng các cán bộ,công chức, viên chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc

và chuẩn mực văn hóa của công sở Từ đó, xây dựng phong cách ứng xử chuẩnmực của CBCCVC trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng độingũ CBCCVC có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao.Với ý nghĩa đó, thực hiện tốt văn hóa công sở chính là làm cho cán bộ,công chức, viên chức hoàn thiện mình đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hộihiện đại

1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở

Việc xây dựng Quy chế VHCS trong các CQNN có ý nghĩa sau:

Thứ nhất, đó là sự thừa nhận một cách chính thức những giá trị nhất định củaVHCS; thể hiện rõ tư tưởng và thái độ chính trị về nội dung tương ứng

Thứ hai, việc hình thành các chuẩn mực bắt buộc của VHCS làm cơ sở choviệc xây dựng hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể thực hiện;

là biện pháp thiết thực đưa VHCS vào hoạt động thường nhật của CQNN

Cuối cùng, việc xây dựng Quy chế VHCS tạo ra sự thống nhất trong việc

áp dụng VHCS, góp phần bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động quản lý nhànước; khắc phục sự tuỳ nghi hay ngẫu hứng khi thực hiện

Các vấn đề lý luận như vậy, còn thực trạng các quy định về VHCS và việc

áp dụng, thực hiện Quy chế VHCS tại các CQNN ra sao là vấn đề được tìm hiểutrong Chương 2 của bài tiểu luận này

1.3 Quy định của pháp luật về văn hoá công sở trong các cơ quan

Trang 15

và lời Băng ghi âm hoặc quân nhạc chỉ được sử dụng trong các lễ chào cờ tạicác buổi lễ lớn của nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang nghi thức nhà nước,những buổi lễ kỷ niệm của ngành, địa phương Khi cử quốc ca, mọi người phải

bỏ mũ, đứng nghiêm, đứng nhìn vào Quốc kỳ… Khi kỷ niệm ngày Quốc tế laođộng thì cử quốc ca khi khai mạc và cử quốc tế ca khi bế mạc

- Quy định thời giờ làm việc: Mùa hè bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 đến ngày

15 tháng 10 hàng năm, mùa đông bắt đầu từ 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4 nămsau Giờ làm việc hàng ngày của các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội trongmùa hè và mùa đông : từ 7h30 đến 16h30, nghỉ trưa từ 12h đến 13h Giờ làm việc

và giờ tan tầm của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội chậm hơn giờ làm việc vàgiờ tan tầm của của các cơ quan trung ương 30 phút

- Quy định quản lý và sử dụng trụ sở làm việc

Sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; khôngđược chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh,cho thuê, cho mượn, làm nhà ở ; phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức củatừng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quyđịnh

Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan;niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộphận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và khách đến liên hệ công tácbiết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phậncông cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác

Trang 16

điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác.

Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơquan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; có trangthiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử

lý khi có sự cố xảy ra

Đối với phòng làm việc trong công sở : yêu cầu bên ngoài các phòng làmviệc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh CBCC, VC làm việc trong phòng;các trang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng và thuận lợicho các thành viên trong phòng làm việc; không được sử dụng các thiết bị đun,nấu của cá nhân trong phòng làm việc; không được để các vật liệu nổ, chất dễcháy trong phòng làm việc; hết giờ làm việc, các thiết bị điện phải được tắt, cửaphải được khoá; khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phòng làm việc phải đượcniêm phong

- Quy định bài trí công sở

Các cơ quan niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chínhcủa cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và kháchđến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phònglàm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụcho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác

Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi choviệc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an Phòng tiếp dân, tiếp khách phải có đủdiện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khiCBCC gặp gỡ, làm việc; khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộ phậnthường trực cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành sự chỉdẫn của thường trực cơ quan

- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc

Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theonguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu như : phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội củamỗi vùng, miền đất nước Đồng thời, phải khắc phục tình trạng phân tán, manh

Trang 17

mún, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, các cơ quan, tổ chức giao dịch và thựchiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước và tạo môi trườnglàm việc thuận lợi cho đội ngũ CBCC nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tácquản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá và hội nhập của đất nước.

- Quy định về quy tắc ứng xử của CBCC, VC

Để thống nhất về giao tiếp ứng xử của CBCC, VC trong quan hệ tạiCQNN, Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của CBCC, VC làm việc trong bộmáy chính quyền địa phương Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự củaCBCC, VC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm

vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của CBCC, VC của cơ quan, đơn

vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm

- Trong hoạt động công vụ: Quy chế quy định trong giao tiếp hành chính,CBCC, VC phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của từngngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu củacác lĩnh vực đã được pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan,đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp Trong giao tiếp tại công sở và với công dân,CBCC, VC phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh Trong quan hệ đồngnghiệp CBCC, VC phải chân thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp vàgóp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyếtnhanh và hiệu quả

- Trong quan hệ xã hội: CBCC, VC khi tham gia các hoạt động xã hội thểhiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu

Ngoài các quy định về chế độ chi tiêu theo quy định của Bộ Tài chính,một số quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền, tài sản của Nhànước, của tập thể … để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức, cá nhân dưới mọihình thức không đúng chế độ quy định của Nhà nước trong bất cứ trường hợpnào, nhất là các dịp lễ, ngày Tết, ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết mừng công,đón nhận các danh hiệu Nhà nước Việc thưởng, biếu, tặng quà cho người thực

sự có thành tích phải sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng và phải đuợc phản ánh

Trang 18

trong sổ sách kế toán, công khai trong cơ quan

Các hành vi bị cấm: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh, sử dụng cáctài sản, phương tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt độngnhiệm vụ, công vụ, các hoạt động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụlợi, CBCC, VC không được vi phạm các quy định về nội quy ở nơi công cộng;không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng đểbảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội

- Quy định về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính:

CBCC, VC phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theoquy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không sửdụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơigames trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cảvào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; phải có mặt đúng giờtại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức,đơn vị

- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô [43]

Các CQNN không được bán, trao đổi, tặng, cho bất cứ tổ chức, cá nhânnào và không được sử dụng xe ôtô xe ôtô vào việc riêng nếu không được cơquan có thẩm quyền cho phép Ngoài ra, còn có quy định tiêu chuẩn, định mức

xe ôtô sử dụng chung của các cơ quan hành chính sự nghiệp (xe đưa đón CBCC

đi công tác), số lượng và mức giá tối đa đối với xe ôtô…

- CBCC được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước CBCClàm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu

số, vùng có kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; làm việc trong các ngànhh, nghề

có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãitheo quy định của pháp luật

- CBCC làm việc ở những ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nướcthì ít nhất trong thời hạn năm năm kể từ khi được quyết định nghỉ hưu hoặc thôiviệc thì không được làm việc cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá

Trang 19

nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với người nước ngoài.

Trên đây là cơ sở pháp luật quan trọng cho việc ban hành và thực hiệnquy chế văn hoá công sở tại CQHCNN Đó không những chỉ là đòi hỏi tất yếuđối với quá trình cải cách hành chính nhà nước mà còn là sự cần thiết để chấnchỉnh tiến tới loại bỏ những trì trệ đang tồn tại trong tư tưởng của một bộ phậnCBCCVC Sự ra đời của quy chế văn hoá công sở còn thể hiện tính pháp quyền,góp phần để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời sẽ tạo dựng choCBCCVC có thái độ phục vụ vì nhân dân, một môi trường làm việc hiện đại,dân chủ và khoa học

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong các

cơ quan nhà nước

2.1.1.Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

Để nâng cao việc thực hiện văn hoá công sở trong các CQHCNN hiện naythì Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản liên quan để điều chỉnhnhằm trực tiếp cũng như gián tiếp tới vấn đề này nhằm hướng tới một nền công sởphù hợp với cải cách hành chính trong những năm tới Trong đó quan trọng nhất làThủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chếvăn hóa công sở ngày 02/8/2007 gồm 3 chương và 16 điều Trong bối cảnh các cơquan nhà nước thường tự đặt ra các quy chế riêng biệt về phong cách làm việc củacán bộ, công chức, viên chức nên tính chế tài không cao, và cũng không thống nhấttrong các cơ quan, các địa phương như hiện nay thì việc ban hành Quy chế văn hóacông sở của Thủ tướng Chính phủ là hết sức cần thiết

Trong các yếu tố cấu thành của văn hóa công sở và để thực hiện có hiệu quảvăn hóa công sở theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủban hành Quy chế văn hóa công sở đã đề cập một số vấn đề cơ bản sau:

Chào hỏi nơi công sở:Cha ông ta đã từng dạy: “Lời chào cao hơn hơnmâm cỗ” Tuy nhiên, ở không ít cán bộ, công chức, viên chức không biết dùnglời chào để gây thiện cảm với người khác ở công sở Nguyên tắc chào hỏi nơicông sở là khi gặp nhau ở công sở thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấptrên, người ít tuổi chào người lớn tuổi hơn, người mới đến chào người đã đếntrước, người từ ngoài vào chào người đã ở trong phòng làm việc Nếu trong cơquan có người không mấy thiện cảm với chúng ta thì chúng ta phải chủ độngchào trước nhằm gây thiện cảm với người đó, xua tan sự lạnh nhạt Khi thủtrưởng bước vào phòng, cấp dưới cần đứng dậy để chào hoặc xoay hẳn ngườilại, nhìn thủ trưởng để chào Khi thủ trường đi cùng khách thì phải chào cả thủ

Trang 21

trưởng và khách Khi thủ trưởng đi ra khỏi phòng thì cấp dưới cũng nên (phải)đứng dậy chào Kết thúc một ngày làm việc, công chức cùng phòng (cơ quan)nên chào nhau hoặc chào những người gặp ở nhà để xe Vì vậy, cán bộ, côngchức, viên chức cần giữ gìn văn hóa công sở bằng lời ghi nhớ: “Hãy chào mọingười bằng nụ cười!”.

Thủ trưởng, lãnh đạo thăm hỏi cấp dưới: Lâu nay, chúng ta vẫn quan niệmthăm hỏi, chúc tụng cấp trên là việc đương nhiên của cấp dưới đối với cấp trên

và cấp trên cũng thường quan tâm thăm hỏi, chia sẻ, động viên đối với cấp dưới.Tuy nhiên thăm hỏi cấp dưới là việc không phải thủ trưởng nào cũng quan tâm.Khi được thủ trưởng thăm hỏi, cấp dưới sẽ rất cảm động vì sự quan tâm đó Khithăm hỏi, nên nhìn thẳng vào mắt người được thăm hỏi với cái nhìn ấm áp vàthực tâm muốn biết tình cảm của họ

Chào khách đến liên hệ công việc: Khi tiếp khách (cấp trên, cấp dưới hoặcngang cấp) hoặc khách (nhân dân) đến liên hệ công việc, điều đầu tiên là chàobằng tiếng nói như; chào chú, chào bác, chào anh, chào chị…Nếu đang bận rộnhoặc khách đông thì có thể gật đầu chào chung hoặc chào bằng nụ cười thiệncảm Nếu trong phòng làm việc thì chúng ta có thể mời khách ngồi ghế, rót nướcmời xong chúng ta bắt đầu giải quyết công việc cho khách

Bắt tay trong công sở:Bắt tay nhau là một cử chỉ chào nhau thân thiện.Tục bắt tay ở Việt Nam đã có hơn một thế kỷ, nhưng cho thực tế cho thấy nhiềucán bộ, công chức, viên chức cũng chưa quen với phép xã giao này Đầu tiên vàhơn hết là một cái bắt tay chắc chắn nếu thủ trưởng chìa tay ra với cấp dưới hoặcvới khách đến làm việc Nếu thủ trưởng không chìa tay thì cấp dưới hoặc kháchđến làm việc chỉ nên chào rõ ràng và hơi cúi đầu kính cẩn chứ không cố bắt taythủ trưởng Nếu là phụ nữ chìa tay ra cũng nên bắt tay chắc chắn, nhưng khôngbóp quá mạnh hoặc giữ tay quá lâu Kể cả người cùng giới cũng không nên giữtay đối phương quá lâu, hoặc giật tay lâu và mạnh thái quá Không đút tay trongtúi áo, túi quần còn một tay đưa ra bắt tay Người chưa quen thì không chủ độngbắt tay khách, nên chờ người giới thiệu hoặc chủ động giới thiệu để làm quen rồimới bắt tay Không được dùng đồng thời hai tay phải, trái để bắt tay hai người

Trang 22

Khi bắt tay không ngoảnh mặt sang hướng khác.

Trang phục công sở: Ấn tượng ban đầu để đánh giá về cán bộ, công chức,viên chức chính là qua trang phục và cách trang điểm của cán bộ, công chức,viên chức Cán bộ, công chức, viên chức sẽ không gây được thiện cảm với thủtrưởng, với đồng nghiệp nếu bộ trang phục công sở trông thật nhàu nát hay quásặc sỡ, cũng khó có thể thành công trong giao tiếp với đối tác với bề ngoài nhưvậy Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa trang bị đồng phục làm việc nơicông sở cho cán bộ, công chức thì chúng ta cần chú ý một só cách ăn mặc nơicông sở như sau: không mặc áo quần màu sắc hoa hòe sặc sỡ, may cầu kỳ, màuquá chói mắt như; đỏ, vàng chóe, xanh lá cây rực rỡ…., không nên đến công sởvới bộ đồ nhàu nát Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát, vàongười (nhất là đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức) như: áo pull, quần jean,váy quá ngắn, áo không cổ hoặc cổ áo quá rộng, … Tốt nhất nên dùng sơ mi,quần âu hay comple, màu sắc trang nhã phù hợp Khi dự lễ những nơi trangtrọng nữ nên mặc áo dài hoặc comple, nam nên thắc cà vạt hoặc mặc vestonthêm phần lịch sự hơn

Giao tiếp điện thoại nơi công sở: Khi giao tiếp qua điện thoại, nên bắt đầuvới câu: “Alô, phòng (tên đơn vị), (hoặc tên người) xin nghe Khi nói chuyệnđiện thoại điều chỉnh âm vực của giọng nói của mình vừa đủ nghe, tránh nói toảnh hưởng đến công việc của người xung quanh Kết thúc buổi nói chuyện nênchào, ví dụ như: “Xin cám ơn Chúc ông (bà) khỏe Hẹn gặp lại!” hay “chào(ông, bà, cô, chú) ” Một lời tạm biệt tử tế sẽ tạo cơ hội giao tiếp tốt chochúng ta trong công việc

Giao tiếp điện thoại ở công sở cần chú ý chuẩn bị: luôn biết rõ mình muốnnói về nội dung gì và chắc rằng bạn có đủ tài liệu để diễn đạt điều bạn muốn nói

để tiết kiệm được thời gian cho mình và cho cả người nghe Điều chỉnh cách nóichuyện cho thích hợp với từng đối tượng Hãy trả lời thẳng vào vấn đề: Nhữngcâu trả lời dài dòng thường gây hiểu lầm và thể hiện tính không chuyên nghiệp.Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi.Như thế cả hai cóthể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để có thể đưa ra cách giải

Ngày đăng: 01/02/2018, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w