Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở

Một phần của tài liệu văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 59)

Đây là những điều kiện tốt tạo cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ CBCC vừa hồng vừa chuyên theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể là mỗi công chức phải giỏi tay nghề, có đạo đức, hành nghề đúng quy chế công vụ. Cùng các nhân tố khác trong hệ thống quản lý hành chính và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức là yếu tố đảm bảo cho công tác quản lý hành chính có hiệu lực và hiệu quả.

Bên cạnh đó, các Quyết định với nội dung điều chỉnh về các quy tắc ứng xử trong các CQHCNN đã điều chỉnh về văn hoá ứng xử giúp cho việc thực thi văn hoá công sở được hoàn thiện hơn.

2.1.3. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay về văn hóa công sở công sở

Trong những năm vừa qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ta xác định là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp đổi mới, do vậy

việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật đã triển khai và tổ chức thực hiện rất tốt nhằm hướng tới luật hoá để điều chính các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Bởi thế, Quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2007 là một quyết định phù hợp tiến trình phát triển của xã hội, thể hiện sự tôn trọng và làm tốt hơn vai trò công bộc của dân với mục tiêu xây dựng một nền hành chính công khai, dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; Xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ trong công việc đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.

Sau khi quy chế ban hành và có hiệu lực thì hầu hết các cơ quan từ trung ương đến địa phương đã tổ chức học tập quán triệt đúng tinh thần của quy chế, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế đã xây dựng quy chế cho phù hợp với cơ quan, đơn vị với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Tiêu biểu cho việc thực hiện tốt quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN như:

Công Đoàn viên chức Việt Nam là công đoàn ngành trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là trung tâm tập hợp lực lượng đoàn viên chủ yếu là những CBCCVC làm việc trong các cơ quan quản lý, hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương gồm 61 tổ chức công đoàn thuộc các bộ, ngành Trung ương với trên 6 vạn công đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý 55 tổ chức công đoàn viên chức cấp tỉnh. Do thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hoá công sở đối với công cuộc cải cách hành chính và sự hoạt động của các cơ quan trong xu thế hội nhập quốc tế, nên Công đoàn Viên chức Việt Nam đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai học tập, thực hiện quy chế văn hoá công sở cho tất cả các công đoàn viên chức của cả nước. Với

ý nghĩa xây dựng cơ quan văn hoá là xây dựng môi trường làm việc trong từng cơ quan, đơn vị; xây dựng mối quan hệ ứng xử của CBCCVC trong nội bộ và với xã hội, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng các chương trình nhằm cụ thể hoá các nội dung của quy chế thành các kế hoạch cụ thể, trong đó có nội dung phối hợp chỉ đạo điểm xây dựng cơ quan văn hoá và phát động phong trào thi đua Xây dựng cơ quan văn hoá ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả.

Để đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và thực hiện phong trào xây dựng cơ quan văn hoá, Bộ Nội vụ và Công đoàn Viên Chức Việt Nam đã tổ chức hội thảo Xây dựng cơ quan văn hoá. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 35 đơn vị, với gần 70 đại biểu là cán bộ công đoàn trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam. Tại Hội thảo có nhiều ý kiến như: Xây dựng cơ quan văn hoá là vấn đề cấp thiết hiện nay, bởi văn hoá ngoại lai đang ảnh hưởng tiêu cực tới lớp trẻ, làm xói mòn đạo đức, lối sống trong gia đình và xã hội; Xây dựng cơ quan văn hoá và ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức của CBCCVC trong quá trình thực thi công vụ, nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm và phòng, chống lãng phí, tham nhũng. Từ đó, xây dựng cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hoá, xây dựng đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.

Tổng cục Thuế ban hành Quy định tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức cán bộ ngành thuế và xuất bản cuốn sách Kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá công sở và đạo đức công chức Thuế. Theo đó, mục tiêu cụ thể xây dựng văn hoá công sở và đạo đức thuế sẽ là: Xây dựng các chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ trong các hoạt động của cơ quan thuế; Xây dựng các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong hoạt động công vụ; Xây dựng các chuẩn mực trong việc chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ cương hành chính, kỷ luật công tác đối với cán bộ trong công sở. Tiêu chuẩn đạo đức cán bộ thuế cũng được quy định cụ

thể như phải trung thành với Tổ quốc, bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia; Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi hành công vụ, quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật; Đối với nhân dân phải tận tuỵ phục vụ, cần giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Đối với đồng nghiệp phải có tình thương yêu và biết khoan dung độ lượng, đoàn kết, phối hợp công tác để thực thi công vụ; Đối với bản thân: phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ hiểu, biết và tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong công việc, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của ngành.

Một số các bộ, ngành đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử như: Thanh tra Chính phủ có Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra; Bộ Tư pháp có Quyết định số 468/QĐ-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc ứng xử của CBCCVC Bộ Tư pháp; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động phong trào thi đua Xây dựng cơ quan văn hoá ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả trên cơ sở nội dung của quy chế đã đưa ra các tiêu chí thi đua cụ thể để có cơ sở đánh giá chất lượng văn hoá công sở của từng cơ quan. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các bộ ngành, địa phương đã xây dựng quy chế văn hoá công sở trên sở các quy định của quy chế và theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003. Một số cơ quan, địa phương đã triển khai rất tốt quy chế văn hoá công sở như: photocopy cho mỗi cán bộ công nhân viên bản Quy chế văn hóa công sở ngay khi quy chế văn hoá công sở ban hành; kết hợp với Sở Nội vụ mở các lớp Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho CBCCVC cho cán bộ quận, phường; các công sở đều có hòm thư nhận góp ý của người dân và CBCCVC nào có đến 3 thư góp ý phê phán của người dân có thể sẽ luân chuyển sang bộ phận khác; theo dõi hoạt động của các đơn vị trực tiếp tiếp dân qua hệ thống camera; niêm yết rộng rãi các số điện thoại nóng và cả số điện thoại di động của lãnh đạo để ghi nhận phản hồi của người dân.

Thời gian qua, thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại các CQHCNN ở địa phương. Có thể nói việc cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Người dân ít bị gây phiền hà hơn khi đến các CQHCNN để giải quyết các công việc, thủ tục hành chính đã đơn giản và công khai hóa, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là Đề án 30) và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 30, trong đó có giai đoạn 1: Thực hiện thống kê thủ tục hành chính ở tất cả các cấp chính quyền. Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã công khai bộ thủ tục hành chính như Bộ Công an đã công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an gồm 138 thủ tục hành chính ở 4 cấp, trong đó có 41 thủ tục ở cấp Trung ương, 60 thủ tục cấp tỉnh, 19 thủ tục cấp huyện, 18 thủ tục cấp xã thuộc 11 lĩnh vực công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự của Bộ Công an; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bộ thủ tục hành chính của cấp huyện và cấp xã (gồm 451 thủ tục) và thủ tục hành chính của một số sở, ngành. Toàn bộ thủ tục hành chính đều được Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội cập nhật tại mục Thủ tục hành chính

Bên cạnh đó có rất nhiều các quyết định do các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quy tắc ứng xử của CBCC trong các CQHCNN, ví dụ như: Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về quy tắc ứng xử của CB CCVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Mục đích của quy chế nhằm quy định các chuẩn mực xử sự của CBCCVC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm đảm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của CBCCVC; Thực hiện

công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của CBCCVC, nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCCVC trong công tác phòng chống tham nhũng; Là căn cứ để để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi CBCCVC vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CBCCVC. Có thể nói đây là một trong những bộ quy tắc ứng xử ban hành trước khi có quy chế văn hoá công sở. Sự ra đời của bộ quy tắc này đã có tác dụng tích cực, tạo hành lang cần thiết để mỗi CBCCVC xử sự trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, nếu công tác tuyên truyền, giáo dục được quán triệt một cách đầy đủ nội dung của quy tắc xử sự có nghĩa là đã góp phần xây dựng nên một phong cách làm việc, ứng xử có văn hoá, làm cho hiệu suất công việc được nâng lên, quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhau, nhân viên với dân sẽ có sự đồng thuận trong hành động, tạo ra môi trường làm việc thân thiện. Đây chỉ là quy tắc ứng xử song có tác dụng nhất định góp phần tạo nên văn hoá công sở ngày một hoàn thiện hơn thực sự là nền tảng về nhận thức trong cách ứng xử của CBCCVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

Công đoàn Viên chức Việt Nam có Kế hoạch số 145/KH-CĐVC ngày 04 tháng 7 năm 2007 về phát động phong trào thi đua: Xây dựng cơ quan văn hoá và ngày làm việc 8 giờ có chất lượng và hiệu quả, đã triển khai các tổ chức công đoàn cơ sở và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các tổ chức và công đoàn viên tạo ra phong trào thi đua rộng khắp có tác dụng đưa văn hoá công sở vào nề nếp. Đến nay phong trào này vẫn được duy trì và phát triển tốt.

Một phần của tài liệu văn hoá công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 59)