chính nhà nước
Ngoài các nội dung đã được quy định trong Quy chế VHCS nêu trên, rất nhiều nội dung được quy định rải rác tại một số văn bản khác:
- Quy định về việc hát Quốc ca: Việc chào cờ và hát Quốc ca chỉ mới bắt buộc tại các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, các Học viện, các trường Đại học vào sáng thứ 2 hàng tuần, trước buổi học đầu tiên. Việc hát Quốc ca không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát. Các đơn vị trên phải tổ chức học hát đúng nhạc và lời. Băng ghi âm hoặc quân nhạc chỉ được sử dụng trong các lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang nghi thức nhà nước, những buổi lễ kỷ niệm của ngành, địa phương. Khi cử quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm, đứng nhìn vào Quốc kỳ… Khi kỷ niệm ngày Quốc tế lao động thì cử quốc ca khi khai mạc và cử quốc tế ca khi bế mạc.
- Quy định thời giờ làm việc: Mùa hè bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10 hàng năm, mùa đông bắt đầu từ 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4 năm sau. Giờ làm việc hàng ngày của các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội trong mùa hè và mùa đông : từ 7h30 đến 16h30, nghỉ trưa từ 12h đến 13h. Giờ làm việc và giờ tan tầm của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội chậm hơn giờ làm việc và giờ tan tầm của của các cơ quan trung ương 30 phút [33].
- Quy định quản lý và sử dụng trụ sở làm việc [7].
Sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...; phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quy định...
Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan; niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác.
Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơ quan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; có trang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra.
Đối với phòng làm việc trong công sở : yêu cầu bên ngoài các phòng làm việc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh CBCC, VC làm việc trong phòng; các trang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng và thuận lợi cho các thành viên trong phòng làm việc; không được sử dụng các thiết bị đun, nấu của cá nhân trong phòng làm việc; không được để các vật liệu nổ, chất dễ cháy trong phòng làm việc; hết giờ làm việc, các thiết bị điện
phải được tắt, cửa phải được khoá; khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phòng làm việc phải được niêm phong.
- Quy định bài trí công sở [7]
Các cơ quan niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác.
Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an. Phòng tiếp dân, tiếp khách phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi CBCC gặp gỡ, làm việc; khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộ phận thường trực cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành sự chỉ dẫn của thường trực cơ quan.
- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc [48]
Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu như : phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền đất nước. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng phân tán, manh mún, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, các cơ quan, tổ chức giao dịch và thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước và tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ CBCC nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập của đất nước.
Đối với từng cấp có quy định cụ thể về việc quy hoạch :
+ Đối với công sở cấp Bộ, công sở phải được bố trí riêng biệt, hoặc tập trung thành khu gồm một số cơ quan có mối liên hệ chức năng; vị trí xây dựng phải được bố trí trên khu đất tiếp giáp với tuyến giao thông của đô thị.
+ Đối với công sở cấp tỉnh, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng địa phương, việc quy hoạch xây dựng nhà công sở theo hướng Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân bố trí ở khu vực trung tâm, trong cùng một khuôn viên, bố trí sân vườn, cây xanh, ngoại thất, tạo sự gắn kết giữa các công trình thành một quần thể kiến trúc hài hoà với cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị. Khối cơ quan chuyên môn gồm hai hay nhiều cơ quan, có mối quan hệ chức năng, hợp khối thành liên cơ quan, bố trí trong cùng một khuôn viên hoặc ở các vị trí khác nhau trong đô thị, thành khu hành chính tập trung.
+ Đối với công sở cấp huyện, phải bố trí ở khu vực trung tâm, gồm Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng các cơ quan chuyên môn khác trong một khuôn viên, theo hướng hợp khối thành liên cơ quan, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị. Các cơ quan chuyên môn trong một khối riêng, bố trí ở xung quanh, nhưng không cùng trong một khuôn viên với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân, phải chú ý quy hoạch tổ hợp mặt bằng các công trình để tạo ra quảng trường là trung tâm của đô thị.
+ Đối với công sở cấp xã, trụ sở làm việc bao gồm cả nơi làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể được bố trí ở khu vực trung tâm, có vị thế thuận lợi trong công tác quản lý địa bàn của chính quyền sở tại. Trong đó, công sở của cơ quan hành chính xã được quy hoạch cùng với các công trình văn hoá và các không gian chức năng khác, tạo thuận lợi cho việc bố trí hạ tầng và tạo ra cụm công trình kiến trúc khang trang, là bộ mặt chính của xã. Công sở của cơ quan hành chính phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân bố trí trong một khuôn viên, có sân, bãi đỗ xe thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch, làm việc.
- Quy định về quy tắc ứng xử của CBCC, VC
Để thống nhất về giao tiếp ứng xử của CBCC, VC trong quan hệ tại CQNN, Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của CBCC, VC làm việc trong
bộ máy chính quyền địa phương [6]. Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của CBCC, VC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của CBCC, VC của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm.
Đối tượng điều chỉnh mở rộng hơn so với Quy chế VHCS, bao gồm: Những người được quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh CBCC năm 2003 làm việc trong các cơ quan thuộc UBND và HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; Những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh CBCC năm 2003 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc bộ máy chính quyền địa phương; Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND cấp xã quy định tại điểm g khoản 1 Điều 1 và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã quy định tại điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh CBCC năm 2003.
Mục đích quy định Quy tắc ứng xử nhằm: quy định các chuẩn mực xử sự của CBCC, VC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của CBCC, VC; Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của CBCC, VC; nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCC, VC trong công tác phòng, chống tham nhũng; Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi CBCC, VC vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CBCC, VC.
Quy chế quy định cụ thể những việc CBCC, VC được làm và những việc không được làm, kể cả trong hoạt động công vụ và ngoài xã hội. Những việc được làm và không được làm được Quy chế quy định thành các chuẩn mực:
- Trong hoạt động công vụ: Quy chế quy định trong giao tiếp hành chính, CBCC, VC phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của
từng ngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp. Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, CBCC, VC phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời. CBCC, VC lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của CBCC, VC, phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và phát huy sáng kiến, tôn trọng và tạo niềm tin, bảo vệ danh dự của CBCC, VC khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.. Trong quan hệ đồng nghiệp CBCC, VC phải chân thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả.
Các hành vi bị cấm: mạo danh, mượn danh, trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung các phản ảnh, không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật
- Trong quan hệ xã hội: CBCC, VC khi tham gia các hoạt động xã hội thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu.
Ngoài các quy định về chế độ chi tiêu theo quy định của Bộ Tài chính, một số quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể … để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức không đúng chế độ quy định của Nhà nước trong bất cứ trường hợp nào, nhất là các dịp lễ, ngày Tết, ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết mừng công, đón nhận các danh hiệu Nhà nước. Việc thưởng, biếu, tặng quà cho người thực sự có thành tích phải sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng và phải đuợc phản ánh trong sổ sách kế toán, công khai trong cơ quan. Việc giám sát thi đua, khen thưởng phải có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức quần
chúng, ban thanh tra nhân dân. Việc thực hiện sai chế độ thì phải bồi hoàn và bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh CBCC hoặc hình sự. Nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức gợi ý để được thưởng, biếu và phải từ chối nếu không thuộc đối tượng được thưởng, biếu, tặng, cho…
Các hành vi bị cấm: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh, sử dụng các tài sản, phương tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ, công vụ, tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi, CBCC, VC không được vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
- Quy định về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính:
Theo một văn bản chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ, CBCC, VC phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại [46]
Quy định thể các chức danh được trang bị 01 máy điện thoại cố định tại nhà riêng (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước, Bộ trưởng và các chức danh tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thứ trưởng và các chức danh tương đương, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,1 trở lên của các cơ quan hành chính sự nghiệp, Giám đốc các sở ban ngành và tương đương cấp tỉnh… và một số đối tượng được trang bị thêm 01 máy điện thoại di động).
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu công tác, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh… có thể quyết định trang bị điện thoại cho cán bộ trực tiếp đảm nhận các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng phải hạn chế và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô [43]
Các CQNN không được bán, trao đổi, tặng, cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào và không được sử dụng xe ôtô xe ôtô vào việc riêng nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Một số chức danh được trang bị sử dụng thường xuyên một xe ôtô con, kể cả khi nghỉ hưu (như Tổng Bí thư BCH TW Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội); các chức danh được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác một xe ôtô con lắp ráp trong nước với mức gia mua mới tối đa là 600 triệu đồng/xe (Uỷ viên Bộ chính trị BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và tương đương, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và TP HCM…); các chức danh được sử dụng một xe ôtô con lắp ráp trong nước với mức giá mua mới tối đa 500 triệu đồng/xe (Thứ