1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968

124 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 47,87 MB

Nội dung

Thấm nhuần lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, quan điểm của Đảng, Nhànước và thấy được tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng nêntrong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ THANH TÂM

HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn

là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ mộtcông trình khác

Huế, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Võ Thị Thanh Tâm

ii

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Lịch

sử, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Phòng Lưu trữ Tỉnh đội Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh, Thư viện Hà Tĩnh, Thư viện Thành phố Hà Tĩnh, Trường THPT Lê Quảng Chí, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong qúa trình học tập và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS TS Lê Cung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tác giả

Võ Thị Thanh Tâm

iii

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Nguồn tư liệu 8

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1 HÀ TĨNH TRƯỚC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954 - 1964) 11

1.1 Khái quát vùng đất và con người Hà Tĩnh 11

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 11

1.1.2 Lịch sử và truyền thống đấu tranh giữ nước 13

1.2 Tình hình Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1954 - 1964) 18

1.2.1 Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng 18

1.2.2 Hậu phương Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1954 – 1964) 21

1.2.2.1 Khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, củng cố an ninh – quốc phòng (1954 - 1960) 21

1.2.2.2 Xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải (1961 - 1964) 25

Trang 5

Chương 2 HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

MỸ, CỨU NƯỚC (1964 - 1968) 31

2.1 Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở Hà Tĩnh 31

2.2 Nhân dân Hà Tĩnh xây dựng và chiến đấu bảo vệ hậu phương 34

2.2.1 Chủ trương của Đảng về công tác hậu phương 34

2.2.2.1 Chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Khu ủy IV 34

2.2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh 37

2.2.2 Xây dựng hậu phương Hà Tĩnh 38

2.2.2.1 Về kinh tế - xã hội 38

2.2.2.2 Về quốc phòng – an ninh 47

2.2.2.3 Về văn hóa, giáo dục, y tế 49

2.2.2.4 Về giao thông vận tải 52

2.2.2.5 Công tác phòng tránh 56

2.2.3 Nhân dân Hà Tĩnh chiến đấu bảo vệ hậu phương 58

2.3 Hà Tĩnh thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến 64

2.3.1 Chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến 64

2.3.1.1 Chi viện cho tiền tuyến miền Nam 64

2.3.1.2 Chi viện cho nước bạn Lào 67

2.3.2 Bảo đảm giao thông vận tải trong việc chi viện cho tiền tuyến 69

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 73

3.1 Đặc điểm 73

3.1.1 Cuộc chiến đấu xây dựng và bảo vệ hậu phương Hà Tĩnh diễn ra hết sức quyết liệt 73

3.1.2 Hà Tĩnh giữ một vai trò quan trọng trong việc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, trước hết là vùng Trị - Thiên, Lào và đặc biệt có đóng góp lớn trên lĩnh vực giao thông vận tải 75

3.1.3 Công tác hậu phương ở Hà Tĩnh thể hiện tính nhân dân sâu sắc 77

3.2 Ý nghĩa 79

3.2.1 Chứng minh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân Hà Tĩnh trong truyền thống chung của dân tộc 79

Trang 6

3.2.2 Góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miềnBắc, đảm bảo hậu phương vững chắc, làm tốt nghĩa vụ chi viện cho tiềntuyến 813.2.3 Khẳng định sự đúng đắn chủ trương của Đảng, Chính phủ và chínhquyền các cấp ở Hà Tĩnh trong việc xây dựng hậu phương phục vụ sựnghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 823.3 Bài học kinh nghiệm 833.3.1 Quán triệt và kiên định đường lối của Đảng, xác định cụ thể vị trí vàtrách nhiệm của một tỉnh có vị trí trung tuyến từ hậu phương lớn ra tiền tuyếnlớn 833.3.2 Xây dựng hậu phương phải đi đôi với bảo vệ hậu phương trên tất cảcác mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội 853.3.3 Tăng cường khối đại đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng nhân dân đểxây dựng và chiến đấu 87

KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hậu phương trong chiến tranh là một vấn đề luôn được các nhà sáng lập chủnghĩa Mác – Lênin quan tâm, bởi vì hậu phương vững mạnh là nhân tố thườngxuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng Hậu phương là sức mạnhtinh thần và vật chất, cung cấp chi viện cho chiến trường cả nhân lực, vật lực Vìthế, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm xây dựng hậu phương và xem đó là một

bộ phận trong kế hoạch chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân

Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo

vệ miền Bắc, thống nhất đất nước (1954 - 1975), Hà Tĩnh là một tỉnh ở địa bànQuân khu IV, vừa là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa

là hậu phương gần kề của tiền tuyến lớn miền Nam, nơi đây giữ một vị trí chiếnlược quan trọng đối với chiến trường cả nước và Đông Dương Hơn nữa, Hà Tĩnhnằmở vị trí trung tuyến trong giao thông vận tải từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn,

là khúc giữa của đoạn cuối tuyến hành lang chiến lược có vị trí “cổ họng”,“yết hầu”, hậu phương gần kề của chiến trường phía Tây và Nam của Quân khu IV; là

nơi sức người, sức của của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trực tiếp chi viện cho miềnNam, Trung Hạ Lào Vì thế, đây được xem là nơi trung tuyến, là khâu chuyển tiếprất quan trọng của tuyến vận tải chiến lược quân sự trong chiến tranh Chính tầmquan trọng đó mà trong chiến tranh phá hoại, Hà Tĩnh là một trong những địaphương bị không quân và hải quân Mĩ đánh phá ác liệt

Thấm nhuần lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, quan điểm của Đảng, Nhànước và thấy được tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng nêntrong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), Đảng bộ, quân và dân

Hà Tĩnh đã xây dựng tỉnh nhà thành một hậu phương vững chắc, xứng tầm là mộttrong những tỉnh xung yếu nằm trên tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là mộtnhịp trên chiếc cầu nối miền Bắc xã hội chủ nghĩa với miền Nam và nước bạn Làoanh em Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy quân sựtỉnh, quân và dân Hà Tĩnh đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng, bằng ý chí

Trang 8

và sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, huy động toàn lực với đủ mọi tầng lớpnhân dân tỉnh nhà, dốc lòng, dốc sức xây dựng hậu phương vững mạnh, vừa chiếnđấu bảo vệ quê hương, sản xuất để xây dựng hậu phương và chi viện cho tiền tuyếnmiền Nam và nước bạn Lào.

Ngày nay, Hà Tĩnh đang từng ngày thay da đổi thịt, với những dự án trọngđiểm của quốc gia, chất lượng cuộc sống và con người Hà Tĩnh đã có nhiều biến đổi

so với trước và đã có những đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước trênnhiều lĩnh vực, nhưng phải thừa nhận một sự đóng góp hết sức to lớn của Hà Tĩnhtrong cuộc chiến tranh bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,trong đó, sự đóng góp của Hà Tĩnh với tư cách là một hậu phương trong cuộc khángchiến chống Mĩ là vô cùng to lớn Vì thế, nghiên cứu về hậu phương Hà Tĩnh trongkháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 nói chung, giai đoạn 1964 –

1968 nói riêng có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học, nghiên cứu vấn đề này không chỉ tái hiện bức tranh về

những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc và địa phương mà còn góp phần làmsáng tỏ đường lối kháng chiến, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với từnggiai đoạn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng hậu phương; đồngthời, làm sáng tỏ thêm những đóng góp của hậu phương Hà Tĩnh về các hình thứcchi viện, vừa khẳng định những đóng góp hết sức to lớn của Đảng bộ, quân và dân

Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tư cách là một hậuphương lớn của miền Nam và Lào

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần bổ sung vào việc nghiên

cứu hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và hậu phương Hà Tĩnhnói riêng Từ đây, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnhđạo, chỉ đạo công tác xây dựng hậu phương trong thời kỳ mới ở trung ương và địaphương Nhưng không kém phần quan trọng, luận văn sẽ góp phần giáo dục truyềnthống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân dân tỉnh nhà, trước hết là tuổi trẻ, tạođược niềm tin và tiềm lực trong công cuộc đổi mới đối với quê hương, đất nước

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn:“Hậu phương Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968” làm đề tài luận văn Thạc sĩ,

chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Trang 9

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Liên quan đến đề tài đã có một số công trình sau đây:

Trường Chinh (1966), “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí như Lê Duẩn, Trường Chinh, VõNguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào, bàn về chiến tranhnhân dân, trong đó giành một phần không nhỏ để phân tích và đề cập đến vai trò củahậu phương trong kháng chiến

Lê Duẩn (1996), “Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội và Trường Chinh (1975), “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam”, NXB Sự thật, Hà Nội Cả hai cuốn sách này đều nêu bật vai

trò quyết định của nhân tố hậu phương đối với sự thắng lợi của cuộc kháng chiến

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1945 - 1975”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội đã khái quát chung về lí luận

công tác xây dựng hậu phương trong chiến tranh và giành một phần viết về nhữngthành tựu của việc xây dựng hậu phương ở Quân khu IV, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), “Lịch sử cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước 1954 - 1975”, tập 2, 3 và 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã trình

bày khái quát các mặt hoạt động của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,trong đó có một phần đề cập về địa phương Hà Tĩnh Tuy nhiên, vấn đề hậu phươngtrong bộ sách này chỉ nêu một cách khái quát

Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Hà Tĩnh (2000), “Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh”, tập II (1954 - 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, cùng với

lịch sử Đảng bộ 9 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc, NghiXuân, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và 2 Thị xã: Thị xã Hà Tĩnh, Thị xãHồng Lĩnh Ở những mức độ khác nhau các cuốn sách này đã đề cập đến hậuphương Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ nhưng không tập trung và chưa cótính chất chuyên khảo

Ngoài các cuốn sách kể trên còn có các công trình như: Đảng ủy - Ban Chỉ

huy Quân sự Hà Tĩnh(1998), “Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 -1975)”, Ban

Trang 10

Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh (1967), “Hà Tĩnh chiến đấu”, Bộ Chỉ huy quân sự Hà Tĩnh (1994), “Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, đã đề cập đến một phần

về công tác hậu phương Tuy nhiên, cũng như các công trình trên những công trìnhnày chưa đề cập đến tất cả các mặt của công tác hậu phương ở Hà Tĩnh trong khángchiến chống Mỹ (1954 - 1975) cũng như là giai đoạn 1964 – 1968

Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ đã đề cập đến địa phương Hà Tĩnh ở nhữngnội dung khác nhau nhưng ít nhiều liên quan đến hậu phương Hà Tĩnh như: Trần

Thị Linh (2010), “Chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975)”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế; Nguyễn Công Thuận (2011), “Chiến đấu đảm bảo giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1973”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế; Đào Thị Nhàn (2008), “Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965 – 1975”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế; Lê Đình Hùng (2000), “Quân dân

Hà Tĩnh chiến đấu đảm bảo giao thông vận tải đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 – 1973)”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế Các công

trình trên đây ở những mức độ khác nhau đã góp ý, gợi mở cho chúng tôi thực hiệnluận văn này

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hậu phương Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 bao gồm quá trình xây dựng, bảo

vệ hậu phương trước và trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc

Mỹ, thực hiện nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Lào về nhân lực, vật lực,đảm bảo giao thông vận tải và nhiều mặt khác

Về phạm vị nghiên cứu, xét về mặt thời gian dựa trên các nguồn tư liệu cóđược, luận văn trình bày một cách có hệ thống về hậu phương Hà Tĩnh trong khángchiến chống Mỹ từ ngày 05/08/1964, ngày đánh dấu sự kiện ném bom phá hoạimiền Bắc đến ngày 01/11/1968, kết thúc giai đoạn ném bom phá hoại miền Bắc lầnthứ nhất Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu những mặt cơ bản của hậuphương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Hà Tĩnh và có chú ý tập trung vàomột số địa phương trọng điểm trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất như KỳAnh, Đức Thọ, Can Lộc,

Trang 11

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là nhằm khôi phục lại bức tranh vềquá trình xây dựng, bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương của Hà Tĩnh trongkháng chiến chống Mỹ Qua đó, khẳng định vị trí quan trọng của hậu phương HàTĩnh giai đoạn 1964 – 1968 đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trên cơ

sở đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công táchậu phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Muốn đạt được những mục đích đề ra ở trên, nhiệm vụ chủ yếu của luận văn

là sưu tầm, tập hợp và nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến hậu phương ở

Hà Tĩnh trong giai đoạn 1964 – 1968 nhằm làm rõ được công tác xây dựng, chiếnđấu bảo vệ hậu phương Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời làmsáng tỏ sự chi viện to lớn của Hà Tĩnh đối với tiền tuyến miền Nam và Lào tronggiai đoạn 1964 – 1968 Thông qua đó, luận văn rút ra đặc điểm, ý nghĩa lịch sử vàbài học kinh nghiệm của hậu phương Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước giai đoạn 1964 – 1968

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử vàphương pháp lôgíc Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp chuyênngành khác như các phương pháp: tổng hợp, thống kê, phân tích, mô tả, so sách, đốichiếu, liên hệ, nhằm đảm bảo tính khoa học, đánh giá chính xác và đầy đủ những

sự kiện lịch sử, những con số, số liệu cần làm rõ để làm sáng tỏ nội dung và mụcđích đề ra

6 NGUỒN TƯ LIỆU

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này chúng tôi đã sử dụng các nguồn tưliệu sau đây:

Nguồn tư liệu thành văn đã được công bố có liên quan đến đề tài gồm các tácphẩm của Mác, Lê-nin, các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạoĐảng và Nhà nước như: Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn ChíThanh, bàn về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng trong đó có vấn đềhậu phương trong chiến tranh Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trung

Trang 12

ương đến địa phương gồm các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quânkhu IV, của Đảng bộ Hà Tĩnh, Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc tăng cườngcông tác phòng không, sẵn sàng chiến đấu, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trungương Đảng lần thứ 11 (03/1965), lần thứ 12 (12/1965) về việc chuyển toàn bộ hoạtđộng của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, Chỉ thị, Nghị quyết của Hà Tĩnh cóliên quan đến đề tài này.

Nguồn tư liệu lưu trữ, đây là nguồn tư liệu mà chúng tôitập trung khai thác ởKho lưu trữ thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy quân

sự tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm những báo cáo, nghị quyết, chỉ thị của các ban ngành,đoàn thể trong tỉnh Hà Tĩnh liên quan đến đề tài

7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau:

Một là, luận văn tập hợp được một khối lượng tư liệu khá phong phú, đa

dạng, đầy đủ và đáng tin cậy Qua đây, tái hiện lại một cách khách quan, toàn diện

và có hệ thống về quá trình xây dựng, bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ của hậu phươngđối với tiền tuyến miền Nam và Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng

bộ, quân và dân Hà Tĩnh Phần nào làm sáng tỏ những đóng góp hết sức to lớn, vaitrò của vùng đất địa linh nhân kiệt đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướctrong giai đoạn 1964 – 1968 Trên cơ sở đó khái quát được ý nghĩa, những đặc điểm

và bài học kinh nghiệm của hậu phương Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Hai là, luận văn góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch sử dân tộc về công tác

xây dựng và bảo vệ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đồngthời, đóng góp một phần về nguồn tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu

về Hà Tĩnh, nhất là trong quá trình xây dựng, chiến đấu và chi viện của hậu phương

Hà Tĩnh trong chiến tranh

Ba là, luận văn là một tài liệu có ý nghĩa giúp các giáo viên và học sinh sử

dụng làm tài liệu học tập và giảng dạy ở các cấp học ở địa phương Hà Tĩnh nhằmgiáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau của tỉnh nhà khi Hà Tĩnhđang ngày càng phát triển về mọi mặt

Trang 13

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu (07 trang), kết luận (04 trang), tài liệu tham khảo (06trang) và phụ lục (21 trang), nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ(1954 - 1964) (20 trang)

- Chương 2: Hậu phương Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1965 - 1968) (42 trang)

- Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm (16 trang)

Trang 14

Chương 1

HÀ TĨNH TRƯỚC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT

CỦA ĐẾ QUỐC MỸ(1954 - 1964)

1.1 Khái quát vùng đất và con người Hà Tĩnh

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hà Tĩnh cùng với các tỉnh Bắc Trung Bộ nối đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn vớidải đất miền Trung dài và hẹp Hà Tĩnh nằm từ 17053’50” đến 18045’40’’ vĩ độ Bắc

và từ 10505’50” đến 106029’40” kinh độ Đông Phía Đông giáp biển Đông, phía Tâygiáp 02 tỉnh Khammouan và Bolikhamxai của Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phíaNam giáp Quảng Bình

Đất đai Hà Tĩnh không rộng, diện tích toàn tỉnh có trên 6.054 km2, chiếmkhoảng 1,8% diện tích toàn quốc, đứng thứ 20 về diện tích trong cả nước Hình thểgiống như một hình thang lệch, bề rộng phía Bắc là 88 km, phía Nam là 130 km,chiều dài theo bờ biển là 137 km, dọc theo biên giới Việt – Lào là 170 km Địa thếchạy dài một bên giáp núi, một bên giáp biển, chiều ngang hẹp

Đất đai Hà Tĩnh phân bố không đều, đồi núi chiếm tới 80% diện tích toàntỉnh, đồng bằng hẹp nằm rải rác theo các thung lũng và xen giữa các cụm đồi

Núi rừng Hà Tĩnh nối tiếp chạy dài vây thành cụm chắn ngang hoặc chia cắtvùng đồng bằng, tạo thành những thung lũng xen kẻ nhau Phía Tây là dãy DăngMàn (thuộc dãy Trường Sơn) ngăn cách hai nước Việt – Lào Núi Đại Hàm từ DăngMàn trải dài về hướng Đông nhiều tầng, nhiều lớp được Lê Lợi cho xây dựng thànhlũy chống giặc Minh 06 năm liền Núi Vũ Quang là vùng đất đã gắn với lịch sửchống Pháp, nơi căn cứ địa của thủ lĩnh Phan Đình Phùng cùng nghĩa quân CầnVương (1885 1896) Tiếp giáp với Nghệ An có núi Hồng Lĩnh, tương truyền có 99ngọn, xuôi về Can Lộc có núi Bụt, núi Én, núi Ngọc Sơn, núi Nhạc Thốc

Hà Tĩnh nằm trong khu vực sông Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông Cả Mạnglưới sông ngòi ở Hà Tĩnh khá dày đặc Sông Hà Tĩnh có hai hệ sông tự nhiên vàsông đào Tất cả đều đổ ra 4 cửa biển là cửa Hội (Nghi Xuân), cửa Sót (Thạch Hà),cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và cửa Khẩu (Kỳ Anh) tạo nên mối giao lưu từ miền

Trang 15

ngược xuống miền xuôi, từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến những vùng xa xôi hẻolánh, là hệ thống đường thủy rất thuận lợi và tạo ra sự chia cắt chiến trường trongcác cuộc chiến tranh Hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố cùng với các nhánh của

nó trải khắp Hương Khê chảy qua Đức Thọ rồi nhập vào Sông Lam chảy qua haitỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh rồi đổ ra cửa Hội Các nhánh sông tự nhiên như sôngNghèn, sông Hạ Vàng, sông Minh Giang, sông Nhe, sông Nài, sông Ngàn Mọ, Độ

Hộ, sông Rác, sông Phủ, sông Gia Hội, sông Trí, sông Quyền kết hợp các sông đàochảy dọc từ Bắc vào Nam địa hình tỉnh, trở thành mạch máu giao thông đặc biệtquan trọng trong khu vực phòng thủ Tuy vậy, các sông ở Hà Tĩnh thường ngắn, độdốc cao, dòng chảy mạnh hay gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến sản xuất Hệthống sông ngòi trong tỉnh có giá trị rất lớn trong hoạt động dân sinh và quốcphòng Đối với quân sự, mạng lưới đường sông đã có vai trò quan trọng trong việc

cơ động lực lượng và vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược tới các vùng trongtỉnh và các địa phương trong cả nước, các chiến trường miền Nam

Vùng biển Hà Tĩnh rộng hơn 20.000 km2, có vị trí đặc biệt quan trọng cả vềkinh tế và quốc phòng an ninh Bờ biển có độ dốc thấp, phần lớn là bãi cát dài thoaithoải, đáy biển tương đối bằng phẳng, ven bờ nước có độ sâu từ 4m đến 10m, dọc

bờ biển có 4 cửa biển tạo thành nhiều vùng lõm, nhiều cửa biển có giá trị rất lớnnhư cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu Ngoài ra, còn có các cảng biển lớnnhư Xuân Hải (Nghi Xuân), Vũng Áng (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) Khí hậu Hà Tĩnh cóhai mùa rõ rệt, mùa nắng rất thuận tiện cho việc đánh bắt hải sản và quân sự thì tráilại mùa mưa sương mù dày đặc, bão lụt nên các hoạt động quân sự cũng gặp không

ít khó khăn

Đồng bằng Hà Tĩnh chiếm 20% diện tích, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu, lại bị xé

lẻ ra từng mảnh nhỏ, ngăn cách khá rõ rệt Tuy chiếm 1/5 tổng diện tích toàn tỉnhnhưng lại là địa bàn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp.Trong hòa bình cũng như lúc chiến tranh, vùng đồng bằng chính là nguồn lực chủyếu để huy động sức người, sức của Vùng đồng bằng bị chia cắt bởi sông suối vànúi đồi đã tạo nên một hệ thống phòng ngự nhiều tầng, nhiều lớp Các đồi núi thấpxen kẽ với vùng đồng bằng là những cao điểm độc lập lợi hại trong tác chiến

Trang 16

Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông dày đặc bao gồm đường bộ, đường sắt,đường thủy Các con đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, 15A, 8A,đường Hồ Chí Minh, đường sắt, đường biển đều đi qua địa phận Hà Tĩnh, nối liềnhai miền Bắc, Nam của Tổ quốc Quốc lộ 8A, qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nốiliền các tỉnh trong địa bàn Quân khu IV với nước bạn Lào có tầm quan trọng vềkinh tế và quốc phòng.

Tài nguyên Hà Tĩnh tương đối phong phú Rừng núi bạt ngàn là kho báu vôgiá với đủ các loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu, và hàng trăm loại lâm sản quýkhác, cùng với đó là các loài thú quý hiếm như voi, tê giác, hổ, báo, gấu, Xungquanh rừng dọc theo vùng bán sơn địa ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, HươngSơn, với những đồng cỏ trải rộng rất thuận lợi cho chăn nuôi gia súc Dưới lòng đất

có nhiều khoáng sản như sắt, than, thiếc, titan, măng gan, phốt pho, Đây là nhữngkhoáng sản quý để phát triển công nghiệp khai khoáng trong tỉnh và xuất khẩu

1.1.2 Lịch sử và truyền thống đấu tranh giữ nước

Hà Tĩnh vốn thuộc vùng đất cổ bộ tộc Việt Thường, thủa các vua Hùng dựngnước có tên là bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang Thời Bắc thuộc,tên gọi Hà Tĩnh cũng nhiều lần được thay đổi, khi thì thuộc quận Cửu Chân hayCửu Đức, có khi lại là đất Hoan Châu, lúc là quận Nam Đức Sang thời Tiền Lê, LêHoàn đã cắt một phần đất phía Nam của Châu Hoan lập ra châu Thạch Hà Đến thời

Lý (1025), Lý Thái Tổ lập Đinh Phiên Thời Trần (1225) trại Đinh Phiên đổi thànhchâu Nhật Nam Thời Lê (1469), Lê Thánh Tông định lại bản đồ hành chính cảnước, nhập châu, huyện thành các Thừa tuyên: Diễn Châu và Hoan Châu lập thànhthừa tuyên Nghệ An gồm 09 phủ, 25 huyện, 02 châu Hà Tĩnh nằm trong các phủĐức Quang, Lâm An Trong 20 năm giặc Minh đô hộ, nước ta là quận Giao Chỉ, HàTĩnh thuộc phủ Nghệ An Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831 – Tân Mão) nhà Nguyễncắt hai phủ Đức Thọ (trước đó là phủ Đức Quang) và phủ Hà Hoa của Nghệ An lậpthành một tỉnh mới gọi là Hà Tĩnh, tên gọi Hà Tĩnh ra đời từ đó Năm 1852, Tự Đức

bỏ tỉnh lập đạo, đến năm 1875, Tự Đức lại bỏ đạo thành lập tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namquyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành Nghệ Tĩnh Ngày01/09/1991, Hà Tĩnh lại được tách thành một tỉnh riêng

Trang 17

Căn cứ vào các di vật khảo cổ phát hiện được ở nhiều địa điểm như rìu đá ởThạch Lạc, Rú Trò, Thạch Lâm (Thạch Hà), Rú Dầu, Đức Bồng (Đức Thọ), bãiPhôi Phối (Xuân Viên – Nghi Xuân), các nhà khoa học đã khẳng định sự có mặtcủa con người nguyên thủy ở nơi đây.

Dân số Hà Tĩnh trước Cách mạng tháng Tám 1945 khoảng 37,3 vạn, bướcvào cuộc kháng chiến chống Mỹ khoảng hơn 60 vạn, cụ thể trong thời gian chốngchiến tranh phá hoại lần thứ nhất: năm 1964: 781.000 người; năm 1965: 803.900người; năm 1966: 824.800 người; năm 1967: 841.460 người; năm 1968: 855.300người và hiện nay khoảng hơn 1,3 triệu người, mật độ dân số khoảng 110 người/km2, chủ yếu là người Kinh, có một dân tộc ít người là dân tộc Chứt ở vùng caothuộc huyện Hương Khê [65, tr.2-3]

Cư dân Hà Tĩnh phân bố không đều, vùng đồng bằng dọc ven sông, ven biểntuy diện tích chỉ chiếm 20% nhưng tập trung đến 70% dân số toàn tỉnh Ở đây cóhai tôn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa giáo Về Thiên Chúa giáo, toàn tỉnh có 49giáo xứ với hơn 19.000 giáo dân Nhưng dù là người theo đạo hay không theo đạothì người Hà Tĩnh cũng đoàn kết, gắn bó yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộcsống và đóng góp công sức của mình trong công cuộc dựng nước và giữ nước

Cư dân ở đây làm ăn sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và một số nghề phụ

để tạo ra những sản phẩm trao đổi trong vùng và các vùng lận cận “Trong quá trình đấu tranh xây dựng quê hương Hà Tĩnh về các mặt, các thế hệ cư dân Hà Tĩnh đã biến Hà Tĩnh thành một vùng văn hóa phát triển, có sự đóng góp tích cực và độc đáo vào sự phát hiện của văn hóa dân tộc” [19, tr.2).

Hà Tĩnh là vùng đất có một nền văn hóa phát triển rực rỡ qua các thời kỳ lịch

sử Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, ở thời kỳ lịch sử nào cũng xuất hiện những

nhân tài như: Đại thi hào Nguyễn Du với truyền Kiều nổi tiếng, một vị danh tướng,kiêm nhà thơ và nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, danh y Hải Thượng Lãn Ông LêHữu Trác, Phan Đình Phùng, Đặc biệt, trong thời đại Hồ Chí Minh có những nhàcách mạng: Trần Phú, Hà Huy Tập và những nhân vật tiêu biểu như: Lý Tự Trọng,Phan Đình Giót, [3, tr.4]

Trang 18

Văn hóa giáo dục, Hà Tĩnh có bề dày lịch sử và được mệnh danh là vùng đất

có truyền thống hiếu học Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Tĩnh là địa bànđầu tiên xóa nạn mù chữ trong cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi

Văn hóa dân gian “Xứ Nghệ”, một phần là của Hà Tĩnh đã từng phát triển rực

rỡ với các thể loại rất phong phú như ca dao, tục ngữ, truyện cổ, truyện cười và cáclàn điệu dân ca như hát vè, hát dặm, hát phường vải, đò đưa, tất cả đều phản ánhsinh động cuộc sống lao động và chiến đấu, cùng những tư tưởng, tình cảm, tâmhồn người dân xứ Nghệ Chính vì thế mà văn học dân gian Hà Tĩnh đã góp mộtphần không nhỏ vào kho tàng văn học dân gian cả nước

Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc Hà Tĩnh cũng có khá nhiều công trình nổitiếng, song trải qua thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, sự khắc nghiệt của thiênnhiên và công tác bảo vệ di tích, cảnh quan chưa được chú ý đúng mức nên hiện nay

ở Hà Tĩnh còn lại một số công trình tiêu biểu như: đền Chiêu Trưng ở chân núi NamGiới, chùa Hương Tích ở trên núi Hồng Lĩnh, đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu ởCửa Khẩu, với những nét chạm khắc khá tinh vi, tỉ lệ cân đối, có sức truyền cảm,khẳng định bàn tay khéo léo, tài hoa, giàu tính thẩm mỹ của những nghệ nhân trênđất Hà Tĩnh

Suốt chặng đường dài mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam, lịch sử luôn ghi nhận những đóng góp to lớn của Hà Tĩnh Nhân dân HàTĩnh vốn có truyền thống yêu nước lâu đời Trải qua nhiều thế hệ, người dân nơiđây đã kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương

Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quậnNhật Nam trong những năm giữa thế kỉ II chống lại sự thống trị của phong kiếnphương Bắc Từ đây về sau, phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhândân Hà Tĩnh có lúc âm ỉ, lúc bùng lên mạnh mẽ, có khi bùng phát ở địa phương, cónhững lúc lại hòa chung với phong trào cả nước, kéo dài từ thời kỳ này sang thời kỳkhác Như cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, chống bọn xâm lược nhà Đườngvào năm 722, trong kháng chiến chống quân Minh (1407 - 1427), Hà Tĩnh là mộttrong những trung tâm có phong trào phát triển khá mạnh như Đức Thọ, Nghi Xuân,Hương Sơn, Hương Khê ngày nay Những tên đất, tên làng nơi đây đã gắn liền với

Trang 19

tên tuổi của những người con anh hùng của Hà Tĩnh như Nguyễn Tuấn Thiện,Nguyễn Biên, Bùi Bị, còn được lưu truyền trong sử sách và trí nhớ của người dân.

Khi chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng, trong sự nghiệp chốngthù trong giặc ngoài của vua Quang Trung, Hà Tĩnh là nơi có đóng góp sức người, sứccủa để nghĩa quân làm nên chiến thắng Cả hai lần nghĩa quân Tây Sơn hành quân raBắc vào các năm 1786 và 1788, nhân dân cùng với sĩ phu quan lại tiêu biểu nhưNguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở, đã đứng hẳn về phía nghĩa quân Tây Sơn

để đấu tranh Phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, nhân dân Hà Tĩnh lại tiếptục đấu tranh bền bỉ chống lại nạn cường hào, áp bức dưới thời nhà Nguyễn ngay từnhững năm đầu khi Gia Long mới lên ngôi Và vào nửa sau thế kỉ XIX, khi thực dânPháp tiến hành xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã từng bước thỏa hiệp đi đếnđầu hàng, chấp nhận sự thống trị của Pháp Hòa chung với nhân dân cả nước, thì nhândân Hà Tĩnh cũng nổi dậy chống lại Pháp và cả triều đình Huế

Tiêu biểu phải kể đến cuộc khởi nghĩa Cờ Vàng năm Giáp Tuất (1874) doTrần Quang Cán (Đội Lưu) và Nguyễn Huy Điền (Tú Khanh) lãnh đạo với mụcđích là chống lại chế độ phong kiến đầu hàng và kẻ thù xâm lược Chính tinh thầnđấu tranh bất khuất của nhân dân cả nước trong đó có đóng góp của nhân dân HàTĩnh đã tạo động lực mạnh mẽ cho phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn ThấtThuyết đứng đầu, tiến hành cuộc tấn công quân Pháp tại kinh đô Huế vào đêmmồng 04 rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885 Chiếu Cần vương được vuaHàm Nghi ban ra đã được nhân dân Hà Tĩnh và nhân dân ba kỳ Bắc, Trung, Namnhiệt tình hưởng ứng, tiếp tục đấu tranh chống lại kẻ thù Truyền thống đấu tranhnày được phản ánh rất rõ trong các cuộc đấu tranh của Lê Ninh ở làng Trung Lễ(Đức Thọ) Tiêu biểu phải kể đến cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng ở HươngSơn – Hương Khê – Hà Tĩnh kéo dài trong 11 năm Cuộc khởi nghĩa này có mộttầm vóc lịch sử to lớn không chỉ đối với lịch sử Hà Tĩnh mà còn đối với lịch sử củatoàn dân tộc, được xem là một trong những cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trongphong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX của dân tộc Việt Nam

Sang đầu thế kỉ XX, Hà Tĩnh là địa bàn chủ yếu của xu hướng bạo động, làmột trong những địa phương có phong trào Duy Tân phát triển mạnh do Phan Bội

Trang 20

Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, lãnh đạo Từ những năm 20 của thế kỉ

XX, các cơ sở cách mạng ở đây dần dần được thành lập, tạo điều kiện cho sự ra đờicủa các tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh phát triển mạnh và xuất hiện những con người ưu

tú của cách mạng như Trần Phú, Hà Huy Tập Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạocách mạng nước ta Từ đây, phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh lại tiếp tục được khởidậy, tiêu biểu cho tinh thần đó là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh gây tiếng vangkhắp cả nước, góp phần thúc đẩy phong trào cả nước phát triển

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (09/1939), phát xít Nhật nhảy vàoĐông Dương (06/1940), Nhật đã cấu kết với thực dân Pháp, đặt nhân dân ta trong

tình cảnh “một cổ hai tròng” càng làm cho nhân dân ta tin tưởng đi theo Đảng và

theo cách mạng đánh đuổi phát xít Nhật, thực dân Pháp giành độc lập, tự do Cáctầng lớp nhân dân Hà Tĩnh đã tích cực tham gia vào các hội cứu quốc của Mặt trậnViệt Minh để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền Ngày 18/08/1945,Tỉnh bộ Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đứng lên giành chính quyền sớmnhất trong cả nước, sự kiện này đã đi vào lịch sử Hà Tĩnh như một mốc son chói lọi

về truyền thống cách mạng

Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Hà Tĩnh phấn khởi xây dựng chế

độ mới, bảo đảm cuộc sống cho nhân dân Tuy nhiên, ngày 23/09/1945, được sựgiúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng quay trở lại xâm lược nước ta lần thứhai Trong 09 năm kháng chiến chống Pháp, cùng với Thanh, Nghệ, Hà Tĩnh là hậuphương lớn chi viện sức người, sức của cho các chiến trường, góp phần đưa cuộckháng chiến chống Pháp của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn, đỉnh cao là chiếnthắng Điện Biên Phủ (07/05/1954)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở địabàn Quân khu IV, là tỉnh nằm ở vị trí trung tuyến nối liền hậu phương lớn miền Bắcvới tiền tuyến lớn miền Nam Mọi sức người, sức của của miền Bắc chi viện chomiền Nam đều đi qua địa bàn Hà Tĩnh Hơn thế, nơi đây còn là nơi cung cấp sứcngười, sức của, nơi tập kết của các đơn vị chiến đấu ở chiến trường Quảng Bình -Quảng Trị - Thừa Thiên Huế ra và ở Trung – Nam Lào về Mặt khác, đây còn là đầu

Trang 21

mối đi vào đường 559 (nay là đường Hồ Chí Minh) nối từ Quốc lộ 15 tại Ngã baĐồng Lộc Nhân dân Hà Tĩnh đã anh dũng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ hậuphương góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ đối với tiền tuyến miền Nam, cùng với quân dân cả nước đấutranh để đi đến thắng lợi cuối cùng, thống nhất Tổ quốc.

Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, vừa là hậu phương trực tiếp của tiềntuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc, Hà Tĩnh trởthành một trong những trọng điểm phải đường đầu với những âm mưu chiến lược của

Mĩ Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), mảnh đất nàyluôn phải đối phó với những âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ Nhưng người dân HàTĩnh đã có một quyết tâm không gì lay chuyển chiến đấu xây dựng và bảo vệ hậuphương và làm nghĩa vụ cho tiền tuyến miền Nam và nước bạn Lào

Chính truyền thống vẻ vang trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước của

Hà Tĩnh đã sáng ngời lên trong văn hóa của mình: “Giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của Hà Tĩnh là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng triệt để, Trong bao cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc và chống chọi với thiên nhiên, người Hà Tĩnh bao giờ cũng biết, cũng dám đề cao lợi ích dân tộc lên trên hết, luôn luôn bám giữ, bảo vệ và xây dựng, làm giàu thêm cho quê hương” [13, tr.1]

1.2 Tình hình Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc

Mỹ (1954 - 1964)

1.2.1 Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng

Bàn về mối quan hệ giữa hậu phương và chiến tranh, các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác – Lê-nin cho rằng: “Một quân đội giỏi nhất, dũng cảm nhất cũng sẽ

bị đối phương đánh bại nếu quân đội đó không có sự chi viện của một hậu phương vững chắc Hậu phương có tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến Từ đó có thể rút ra kết luận quan trọng là phải xây dựng, củng cố sự vững mạnh của hậu phương, sức mạnh của hậu phương do nhiều nhân tố hợp thành, ngoài nhân tố kinh

tế, còn có những nhân tố chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, xã hội nữa Bởi vậy,

đó là một quá trình xây dựng lâu dài, khẩn trương trong cả thời bình lẫn thời chiến” [27, tr.1].

Trang 22

Còn quan niệm về sự vững mạnh và vai trò quyết định của hậu phương trongchiến tranh, Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và Stalin đều đánh giá rất cao nhân tố chính trị,tinh thần, đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí Xtalin khi nói về sự thử

thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nhấn mạnh: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng chỉ

có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thách thức đó” [76, tr.294] Khi nói về những điều kiện vật chất,

kỹ thuật trong cuộc chiến tranh, Xtalin cho rằng: “Nếu cho rằng chúng ta giành được những thắng lợi đó là nhờ kết quả của tinh thần dũng cảm của quân đội ta thì

đó lại càng sai lầm Không có tinh thần dũng cảm tất nhiên không thể giành thắng lợi Nhưng chỉ dựa vào tinh thần dũng cảm thì vẫn chưa có thể đánh được quân đội của kẻ thù rất đông, được vũ trang mạnh mẽ, sĩ quan được huấn luyện kĩ càng, quân trang quân dụng được cung cấp đầy đủ Để có thể chống lại sự tiến công của một kẻ địch như vậy, sau đó lại phản công và hoàn toàn đánh bại chúng thì ngoài việc dựa vào tinh thần dũng cảm vô song của quân đội ra, còn cần phải có những

vũ khí hiện đại nhất với số lượng thật đầy đủ; thêm vào đó còn phải tổ chức thật tốt việc cung cấp với số lượng theo yêu cầu Để làm được việc này cần phải chuẩn bị đầy đủ những thứ tối thiểu sau đây: những thứ kim loại nhằm cung cấp cho việc chế tạo vũ khí và những thiết bị của những xí nghiệp, nhiên liệu để các cơ quan vận tải

và các xí nghiệp hoạt động lương thực để cung cấp cho quân đội, ” [76, tr.294].

Trong lịch sử các cuộc chiến tranh, hậu phương chính là một trong nhữngnhân tố thường xuyên quyết định kết quả thành hay bại của các bên tham chiến.Trong binh pháp, Tôn Tử coi vật chất là chỗ dựa chủ yếu của các hành động quân

sự, là cơ sở để tiến hành chiến tranh, qua đây ông nhấn mạnh chiến tranh là phải:dựa vào hậu phương hùng mạnh, dựa vào lực lượng hùng hậu; quân đội nào táchkhỏi hậu phương hùng mạnh thì không thể giành được thắng lợi trong chiến tranh,không thể tồn tại được Ngoài ra, những nhà quân sự lỗi lạc trên thế giới nhưNapoléon Clauvơdít đều rất coi trọng việc xây dựng và bảo vệ hậu phương, chuẩn

bị thật chu đáo việc đảm bảo hậu cần cho quân đội

Trang 23

Trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh

và các nhà lãnh đạo Đảng cũng hết sức coi trọng nhân tố hậu phương

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Khi có chiến tranh thì phải huy động và

tổ chức tất cả lực lượng trong nước để chống giặc” [48, tr.474] Tổng Bí thư Lê Duẩn cho rằng: “một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế

và quốc phòng hùng hậu, có một nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [25, tr.28] Tổng Bí thư

Trường Chinh thì nhấn mạnh một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi

trong một cuộc chiến tranh nhân dân trong thời đại của chúng ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân tài vật lực cho chiến tranh dồi dào, chổ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [24, tr.54].

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá tầm quan trọng của hậu phươngtrong chiến tranh, đồng thời nhấn mạnh đến các yếu tố tạo nên sức mạnh của hậuphương Căn cứ vào tình hình cụ thể của nước ta khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranhxâm lược, Đảng đã nhận thức đúng và luôn giải quyết vấn đề của hậu phương một

cách biện chứng, luôn khẳng định: “Tuy không có nền kinh tế và trình độ khoa học

kĩ thuật bằng kẻ địch, nhưng nhân dân ta vẫn có thể đánh thắng chúng Tính quyết định của nhân tố hậu phương để giành thắng lợi trong chiến tranh xâm lược ở Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là ở chỗ hậu phương được xây dựng phát triển và huy động được tới mức cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của của toàn dân cho cuộc kháng chiến theo yêu cầu càng đánh mạnh để đi tới thắng lợi hoàn toàn Khi buộc phải phát động chiến tranh cách mạng, Đảng ta hiểu rằng giá trị quyết định của hậu phương lúc này không phải chủ yếu ở tiềm lực kinh tế và kỹ thuật” [76,

tr.296] Chính trình độ nhân văn cao, truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoạixâm sẽ tạo ra lực lượng to lớn để khắc phục những khó khăn và yếu kém về vật chất

và kỹ thuật Sức mạnh của hậu phương trước hết nằm trong lòng dân Chân lý này

đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của chúng ta là hàng chục triệu đồng bào nông dân lao động, sẵn sàng chờ Đảng và Chính phủ tổ chức và lãnh đạo để hăng hái vươn mình dậy đánh tan ách nô lệ của phong kiến và thực dân Khéo léo tổ chức, khéo léo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẻ làm xoay trời, chuyển

Trang 24

đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan” [47,

tr.155]

Trên tinh thần đó, Đảng đã đề ra đường lối, phương châm chỉ đạo cuộckháng chiến, trong đó xác định vai trò của hậu phương – nhân tố thường xuyênquyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh

Thấm nhuần đường lối, chính sách của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấphành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Hà Tĩnh đã ra sức chuẩn bị xây dựngkinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ vừa là hậuphương trực tiếp của miền Nam, vừa là tiền tuyến trực tiếp chống lại cuộc chiếntranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn

1.2.2 Hậu phương Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1954 – 1964)

1.2.2.1 Khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, củng cố an ninh – quốc phòng (1954 - 1960)

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc với đỉnh cao là chiếnthắng Điện Biên Phủ, đưa đến Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21/07/1954) Songnhiệm vụ giải phóng dân tộc chưa hoàn thành, đất nước tạm thời bị chia cắt làm haimiền với hai nhiệm vụ, hai hoàn cảnh khác nhau Trong hoàn cảnh mới, Liên Khu ủy

IV đã xác định nhiệm vụ cho quân và dân là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh,cải cách ruộng đất, chống cưỡng ép di dân, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, khôiphục và phát triển kinh tế, ra sức xây dựng thực lực, củng cố hòa bình, sẵn sàng chiếnđấu bảo vệ tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ hậu phương trực tiếpcho cách mạng miền Nam, xây dựng hành lang chiến lược phối hợp cùng bạn Làotiến công mở thế, chuẩn bị thế trận đánh bại những bước leo thang ra miền Bắc của

đế quốc Mỹ

Chấp hành chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị, Liên Khu ủy IV đã đặt ranhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh trong thời kì mới là nhanh chóng hoànthành cách mạng dân chủ nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục vàphát triển kinh tế, xây dựng lại quê hương, củng cố quốc phòng an ninh, đấu tranhchống âm mưu phá hoại của địch, xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chuẩn bịđối phó với chiến tranh

Trang 25

Thực hiện nhiệm vụ mới, quân dân Hà Tĩnh đã có những điều kiện thuận lợi

cơ bản là trong suốt 09 năm kháng chiến chống Pháp, Hà Tĩnh là vùng tự do, có tổchức Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng và các lực lượng vũ trang từ tỉnhđến cơ sở được xây dựng và củng cố vững chắc Bên cạnh những thuận lợi đó, HàTĩnh cũng đứng trước những khó khăn thử thách do hậu quả của chiến tranh để lại,hầu hết các công trình giao thông, thủy lợi, một số cơ sở kinh tế, văn hóa đều bị hưhỏng nặng Công nghiệp, thủ công nghiệp chưa phát triển, nền kinh tế địa phươngchủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp Nguồn dự trữ về vật chất hầunhư không có, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn

Mùa hè 1954, Hà Tĩnh bị hạn nặng, tiếp đến lại bị lụt to, đê La Giang bị vỡ,toàn bộ lúa mùa của các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn bị ngập lụt gây thiệthại lớn Nạn đói, bệnh dịch diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương trong tỉnh.Bên cạch đó tình hình chính trị không ổn định, ở nông thôn lợi dụng tình hình khókhăn về kinh tế, chính quyền còn non yếu, những sai lầm trong cải cách nên nhữngphần tử xấu trong tầng lớp địa chủ, bọn phản động nổi dậy gây ra những vụ kíchđộng, thổi phồng những khó khăn gây rối trật tự an ninh Ở những vùng Công giáo,bọn phản động cưỡng ép, xúi giục giáo dân di cư vào Nam hoặc sang Lào để ruộngđất bỏ hoang, công cụ sản xuất bị phá hoại, trâu bò bị giết thịt Trước tình hình đó,Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương với tinh thần phấn đấu cao, pháthuy tinh thần tự lực, tự cường từng bước khắc phục những khó khăn

Công cuộc khôi phục kinh tế ở Hà Tĩnh được thực hiện khẩn trương và có hiệuquả Nhân dân cùng các lực lượng vũ trang đã bắt tay vào những trận tuyến mới nhưsửa chữa cầu cống, đê điều, khai hoang, phục hóa ruộng đất, khôi phục sản xuất

Đầu năm 1955, cả tỉnh đã đắp và sửa được 222 công trình thủy nông, toàntỉnh có 100.690 ha ruộng đất Năm 1957, tổng sản lượng lúa của tỉnh đạt 144.818tấn, năng suất bình quân là 1.384 kg/ha, cả tỉnh có khoảng 160.657 con trâu bò, 10vạn con lợn Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp để cung cấp nhu cầukiến thiết và có hàng hóa trao đổi trên trị trường trong và ngoài tỉnh Các ngànhcông nghiệp, thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển Các nghề sản xuất thủcông cổ truyền được tổ chức theo quy mô tăng dần lên, một số cơ sở sản xuất công

Trang 26

nghiệp ra đời từ trong kháng chiến nay tiếp tục được mở rộng như xưởng quân giới,xưởng dệt, xưởng giấy, xưởng thuộc da,

Kết quả của công nghiệp và thủ công nghiệp tăng lên một cách rõ rệt Chỉ sốsản lượng công nghiệp năm 1957 so với năm 1955 tăng gấp 4,2 lần Hệ thống giaothông thủy bộ đã được phục hồi và nâng cấp như quốc lộ 1A, đường số 08, tỉnh lộ

02, 03, nhiều cầu cống được làm lại, đê La Giang được sửa chữa, sông La và sôngNgàn Sâu được nạo vét Các loại phương tiện vận chuyển được tăng lên, năm 1955chỉ có một chiếc xe tải 2,8 tấn và 350 chiếc thuyền Đến năm 1957, đã có 6 chiếc xetải, 7 chiếc xe khách và 620 chiếc thuyền, đò

Những kết quả thu được trong công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm

1955 – 1957, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợicho việc phát động thi đua sản xuất, hoàn thành tốt cải cách ruộng đất với hàng vạnnông dân lao động được giải phóng, đời sống vật chất được cải thiện rõ rệt

Công tác giáo dục, văn hóa, y tế đạt được những kết quả đáng kể Phong tràobình dân học vụ phát triển rầm rộ, mạng lưới y tế phát triển, công tác phòng chữabệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bước đầu được chú ý Nếp sống văn hóa,văn minh được xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao cả về vậtchất lẫn tinh thần Đây chính là nền tảng để Hà Tĩnh xây dựng thế trận quốc phòngtoàn dân vững chắc

Quán triệt Nghị quyết Trung ương về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cốquốc phòng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã mở một đợt sinh hoạt chính trị chuyên đề về xâydựng lực lượng vũ trang địa phương Phong trào toàn dân tham gia xây dựng lựclượng vũ trang và dân quân du kích phát triển mạnh

Ghi nhận những thành tích bước đầu của nhân dân Hà Tĩnh qua ba năm thựchiện công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngày 15/06/1957Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hà Tĩnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những

nhiệm vụ trước mắt và dặn dò rằng: “Đảng ta không phải là Đảng làm quan mà Đảng phải lo đời sống cho dân, trước mắt là sản xuất, giữ gìn sản xuất, chủ yếu là đắp đê” [4, tr.57] Để làm được điều đó: “Trước hết là phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, mỗi người phải tin chắc làm được” [4, tr.59].

Trang 27

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, cùng với nhân dân toànmiền Bắc, nhân dân Hà Tĩnh bước vào thời kỳ 03 năm cải tạo và phát triển kinh tế(1958 - 1960) Mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đều tích cực thực hiện cải tạo xãhội chủ nghĩa nền kinh tế địa phương Cuối năm 1958, phong trào đổi công và hợptác xã ở nông thôn phát triển mạnh, thu hút 81.782 hộ nông dân vào 121.195 tổ đổicông, 208 hợp tác xã Đầu năm 1960, Hà Tĩnh căn bản hoàn thành hợp tác xã nôngnghiệp, toàn tỉnh có 2.226 cơ sở hợp tác xã bao gồm 81,57% số hộ nông dân laođộng Trong tỉnh có 187 hợp tác xã quy mô trên 100 hộ.

Từ ngày 10 đến ngày 16/03/1959, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh được tổchức Đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ chính trị, về dự và chỉ đạo đại hội

Đại hội đã ra quyết nghị những vấn đề cụ thể là: “Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa về nông nghiệp, thợ thủ công, buôn bán nhỏ Phát triển công nghiệp nhỏ ở địa phương phục vụ sản xuất, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác

xã mua bán Mục tiêu phấn đấu hết năm 1960, bình quân lương thực đầu người đạt 5.000kg” [12, tr.41].

Phong trào hợp tác hóa phát triển đã có tác dụng rõ rệt đến sản xuất nôngnghiệp Năm 1959, Hà Tĩnh đạt năng suất cao chưa từng có trong lịch sử 17,6 ta/ha.Các ngành sản xuất nông nghiệp khá phong phú nhưng còn mang tính chất phântán, nghề phụ của gia đình làm nông nghiệp Cuối năm 1960, có 78% số thợ thủcông trong tỉnh tham gia các hợp tác xã, toàn tỉnh xây dựng được 17 hợp tác xã thủcông nghiệp bậc cao Cuối 1960, Hà Tĩnh đã hoàn thanh cải tạo toàn bộ các hộ côngthương nghiệp tư bản tư doanh

Năm 1959, Hà Tĩnh đã thành lập được hai nông trường là Hồng Lĩnh vàThanh Niên Diện tích khai hoang ngày càng tăng Riêng năm 1960, cả tỉnh có thêm1.210 ha đất trồng trọt Công tác thủy lợi cũng phát triển mạnh, chăn nuôi khôngngừng phát triển, đánh bắt thủy sản chiếm tỉ lệ 40% giá trị sản lượng thủ côngnghiệp trong toàn tỉnh

Về công nghiệp, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các nghành công nghiệpnon trẻ từ năm 1958, từ đây nhiều xí nghiệp chế biến, khai thác và sản xuất dầnđược xây dựng Trong ba năm (1958 - 1960) đã xây dựng được 08 xí nghiệp, giá trị

Trang 28

tổng sản lượng công nghiệp ngày một tăng Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp

từ 6,1% (1958) tăng 21,8% (1960)

Trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, y tế Hà Tĩnhcũng có những thành tích đáng kể Số học sinh trong năm học 1959 – 1960 ở cấptiểu học và trung học cơ sở có trên 81.000 em, trung học phổ thông là 1.100 em.Công tác xóa mù chữ cũng đạt những thành tích đáng kể

Ngoài ra, Đảng bộ còn tích cực xây dựng lực lượng quân sự, phát triển lực lượngquốc phòng Năm 1960, toàn tỉnh có 68 đại đội, trung đội tự vệ các cơ quan, công, nôngtrường, xí nghiệp Tổng số dân quân tự vệ toàn tỉnh năm 1960 có 62.130 người

Với những thành tích đạt được, ngày 08/12/1960, toàn tỉnh mở hội nghịmừng thắng lợi hoàn thành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp và kết thúc

03 năm cải tạo, phát triển kinh tế, xã hội, chuẩn bị bước vào thực hiện kế hoạch 05năm lần thứ nhất

Tháng 06/1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã định ra nhiệm vụ

chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà” [1, tr.5].

1.2.2.2 Xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải (1961 - 1964)

Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược Đại hội III của Đảng, từngày 26/02 đến ngày 07/03/1961, Đảng bộ Hà Tĩnh đã tiến hành đại hội vòng 02 đề

ra nhiệm vụ của kế hoạch 05 năm lần thứ nhất của tỉnh là: “Ra sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đi đôi với việc đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với nông nghiệp, Chú trọng các mặt sản xuất khác, lấy sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc làm cơ sở cho công nghiệp, thủ công nghiệp và toàn bộ về kinh tế quốc dân phát triển Tăng cường lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, kiến thức

cơ bản, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế và thể dục thể thao Xây dựng Đảng bộ vững mạnh, tăng cường vai trò chuyên chính vô sản trên cơ sở khối công nông liên minh vững chắc, làm tốt công tác trị an quốc phòng” [12, tr.45].

Trang 29

Sau Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ tỉnh, phong trào thi đua laođộng xã hội chủ nghĩa diễn ra sôi nổi khắp các vùng: nông thôn, công trường, nông

trường, xí nghiệp và các đơn vị quân đội Nông dân tập thể thi đua “đuổi kịp và vượt Đại Phong”, công nhân thi đua “đuổi kịp và vượt Duyên Hải” Phong trào thi đua

“ba nhất” trong các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh được cụ thể hóa bằng phong trào thi

đua học tập xã Xuân Hải (Nghi Xuân – Hà Tĩnh)

Nhiều điển hình tiên tiến lần lượt xuất hiện như hợp tác xã Đồng Hải (NghiXuân), Trần Phú (Cẩm Xuyên) đánh cá năng suất cao, xưởng cưa Đức Tân (ĐứcThọ) có năng suất tăng 120 lần [3, tr.78-79] Hợp tác xã đúc lưỡi cày từ chỗ đúcđược 08 cái lên 400 trong một ngày, hợp tác xã đánh cá Hải Phong, Tân Giang(Nghi Xuân), hợp tác xã muối Trúc Linh (Cẩm Xuyên), ngoài ra còn có các tổ chức,các đơn vị thanh niên, phụ nữ, thiếu niên điển hình với nhiều thành tích trên nhiềulĩnh vực góp phần quan trọng vào mục tiêu: xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựngcuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng bảo vệ miềnBắc xã hội chủ nghĩa, làm tốt công tác hậu phương chi viện cho cuộc đấu tranh củanhân dân miền Nam

Năm 1961, cả tỉnh có 1.259 hợp tác xã bậc thấp và 375 hợp tác xã bậc cao,vào những năm tiếp theo thì số lượng hợp tác xã bậc thấp giảm xuống, hợp tác xãbậc cao tăng lên Đến cuối năm 1964, chỉ còn 401 hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xãbậc cao lên đến 704 cơ sở, bao gồm 66,22% tổng số hộ nông dân trong tỉnh Năm

1964, đã có 05 cơ sở hợp tác xã liên hợp toàn xã

Về công tác thủy lợi, năm 1961 về cơ bản tỉnh đã xây dựng xong đập ThượngTuy (Cẩm Xuyên), năm 1963 khởi công xây dựng trạm bơm điện Linh Cảm đến năm

1965 thì hoàn thành đưa vào sử dụng Ngoài những công trình thủy lợi lớn trên còn

có 20 công trình thủy lợi vừa và nhỏ được xây dựng và hoàn thành từ năm 1961 đếnnăm 1965 Cơ khí hóa cũng bắt đầu đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,ngày 19/05/1960 trạm máy kéo tỉnh được thành lập, diện tích ruộng đất trồng trọtngày càng tăng Nhờ làm tốt công tác thủy lợi, chăm sóc cây trồng mà nhiều hợp tác

xã nổi lên thành những lá cờ đầu trong huyện, trong tỉnh về năng suất lúa Đặc biệt có

xã Đông Hà (Sơn Hà – Hương Sơn), Vĩnh Hòa (Đức Vĩnh – Đức Thọ) đạt năng suất

Trang 30

trên 30 tạ/ha Năm 1962, toàn tỉnh thu hoạch lúa đạt 170.055 tấn so với năm 1960,tăng hơn 02 vạn tấn Nghề biển đạt 11.000 tấn cá (1962).

Phát huy những thành tựu đạt được trong thời kì thực hiện kế hoạch 03 năm(1958 – 1960), trên lĩnh vực giao thông vận tải ở Hà Tĩnh đã phát triển vượt bậctrong giai đoạn thực hiện kế hoạch 05 năm (1960 - 1965) Nghị quyết đại hội Đảng

bộ tỉnh họp vào tháng 03/1961 chỉ rõ: “Tăng cường công tác giao thông, phục vụ tốt cho sản suất, thương nghiệp và quốc phòng, chủ trương mở rộng thêm một số đường tỉnh lộ, dành ưu tiên cho các tuyến lên miền Tây, tích cực sửa đường dân sinh kinh tế” [12, tr.46].

Năm 1961, bắt đầu tu sửa đường tỉnh lộ 02 kéo dài từ Ba Giàng qua Ngã baĐồng Lộc lên Linh Cảm và Hương Sơn Mở thêm tuyến đường mới nối Đồng Lộcvới Khe Giao, nâng cấp Quốc lộ 1A, đường 08, đường tỉnh lộ 03 (từ thành phố HàTĩnh đến Hương Khê) Cùng với đường bộ, các tuyến đường sông trong tỉnh cũngđược sử dụng tích cực vào phục vụ giao thông vận tải như sông La, sông Ngàn Sâu,Ngàn Phố

Cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyềncác cấp trong tỉnh còn chú trọng lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển văn hóa,văn nghệ, giáo dục, y tế ở từng địa phương

Về giáo dục, trên 98% dân số được thanh toán nạn mù chữ Hệ thống cáctrường lớp bổ túc văn hóa và phổ thông phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh Đầunăm học 1963 – 1964, toàn tỉnh đã có 304 trường cấp I (tiểu học), 110 trường cấp II(trung học cơ sở) và cấp III (trung học phổ thông) với 3.396 giáo viên

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ quantrọng và có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội Vì thế, công tác y tế - xã hội được đẩy mạnh,chăm lo phòng chống bệnh, giữ gìn vệ sinh, tăng cường sức khỏe cho nhân dân Năm

1964, ngoài bệnh viện tỉnh còn có thêm 02 bệnh viện huyện và 06 bệnh xá, toàn tỉnhcòn có thêm 258 trạm y tế dân lập, mỗi xã đều thành lập các trạm y tế xã Ngoài ra, tỉnhcòn có 06 đội y tế lưu động chuyên đi phòng dịch Đội ngũ cán bộ y tế tính đến năm

1964 có 249 y, bác sĩ và dược sĩ trung cao cấp Tổng số cán bộ trong ngành là 1.500người, so với năm 1939 (năm cao nhất thời thuộc Pháp) tăng 23 lần

Trang 31

Các phong trào văn hóa, văn nghệ và xây dựng nếp sống mới đã trở thànhmột phong trào quần chúng sôi nổi và rộng khắp trong tỉnh góp phần xóa bỏ các hủtục lạc hậu, xây dựng nếp sống và con người mới xã hội chủ nghĩa Những cố gắng

và thành tích đạt được của các ngành văn hóa, giáo dục, y tế trong những năm 1961đến năm 1965 đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống tinh thần củangười dân, tạo thêm niềm tin tưởng, phấn khởi để đẩy mạnh sự nghiệp phát triểnkinh tế của tỉnh nhà, tạo tiềm lực để thực hiện tốt vai trò của hậu phương

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đảng bộ và chínhquyền các địa phương trong tỉnh rất coi trọng việc xây dựng nền quốc phòng toàndân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là lực lượng dânquân tự vệ ở các cơ sở

Tháng 05/1961, Tổng thống Mỹ Kennedy tuyên bố: “Một trong những cách chống du kích tốt nhất là cho người của ta luồn vào thánh địa của cộng sản mà phá” [21, tr.27] Kể từ đây, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tăng cường hoạt động quấy

phá miền Bắc Thủ đoạn chủ yếu của chúng là dùng máy bay trinh sát, do thám trênkhông, tàu biển hoạt động sâu vào vùng biển của nước ta Trong tháng 04/1961, có

16 lần máy bay xâm phạm không phận, 10 thuyền lạ mặt vào cách bờ từ 10 đến 12

km Chúng còn tung các toán gián điệp, biệt kích vào vùng rừng núi như HươngSơn, Hương Khê, Kỳ Anh

Để tăng cường công tác đối phó với tình hình trên, dưới sự chỉ đạo củaThường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy lực lượng vũ trang Hà Tĩnh triển khai chiến lượctác chiến phòng thủ chuẩn bị sẵn sàng đánh địch tập kích hoặc tung biệt kich từngoài biển vào đất liền Ngày 18/07/1961, theo mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, HàTĩnh huy động một tiểu đoàn quân dự bị gồm 518 người giao cho E107, F325 huấnluyện 18 ngày ở Đồng Hới Sau đó trở về tiếp tục sản xuất và sẵn sàng nhận nhiệm

vụ khi có lệnh Trước đó, tháng 02/1961, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh được quânkhu giao nhiệm vụ giúp bạn chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên đường 08 Ban Chỉhuy tỉnh đội Hà Tĩnh đã điều tiểu đoàn 44 bộ đội địa phương cùng 2.000 dân cônglên đường làm nhiệm vụ Sự kiện bắt gọn toán biệt kích đầu tiên do Lê Khoái cầmđầu ở Kỳ Phương (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) ngày 29/12/1962 là một điển hình trong

Trang 32

công tác bảo mật, phòng gian ở Hà Tĩnh Liên tiếp sau đó các toán biệt kịch đượctung vào Hà Tĩnh đều bị lực lượng dân quân địa phương phát hiện và bắt gọn Từnăm 1962 đến năm 1964, quần chúng dân Hà Tĩnh đã bắt gọn 08 toán gián điệp,biệt kích gồm 37 tên thu toàn bộ vũ khí trang bị, những tên ngoan cố bị tiêu diệt.

Trước những thất bại to lớn trên chiến trường miền Nam, đầu năm 1964,

Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch Mácnamara: “tăng cường hoạt động khiêu khích, đe dọa, gây sức ép đối với miền Bắc” Vì thế, trên địa bàn Hà Tĩnh, số lần

máy bay, tàu chiến địch xâm phạm vùng trời, vùng biển ngày một tăng Trong năm

1964, máy bay địch đã xâm phạm vùng trời Hà Tĩnh 457 lần, pháo kích từ biển vào

34 lần, thả chất hóa học ở Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân, Can Lộc, ĐứcThọ, điều đó chứng tỏ Mỹ đang dần đưa chiến tranh vào trong lòng cộng sản

Để chủ động và kịp thời đối phó với những âm mưu và hành động của địch,ngày 09/01/1964, Bộ Tổng tham mưu đã triệu tập hội nghị phòng không nhân dântoàn miền Bắc lần thứ nhất để bàn kế hoạch triển khai hệ thống phòng không ba thứquân và các biện pháp phòng tránh, sơ tán Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tổng thammưu, cuối tháng 02/1964, Ban Chỉ huy Tỉnh đội đã mở lớp tập huấn về chiến tranh

du kích, kế hoạch công tác phòng tránh, đánh máy bay địch cho 210 cán bộ, chiến sĩ

từ tỉnh đến xã

Tháng 03/1964, Tổng thống Mỹ Johnson phê chuẩn kế hoạch Đêxôtơ dùng tàukhu trục Mỹ tuần tiểu khu vực Vịnh Bắc Bộ để khiêu khích, ngăn chặn tiếp tế đườngbiển của ta vào Nam, yểm trợ cho các tàu biệt kích của chính quyền Sài Gòn vây bắtnhân dân đánh cá ngoài biển để khai thác tin tức trong nội địa Tiếp đó, Hội đồngTham mưu trưởng Liên quân Mĩ vạch kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua 94mục tiêu đánh phá khi được lệnh [11, tr.106] Những quyết định trên của Mỹ làm chotình hình hết sức căng thẳng, buộc ta phải có thái độ và hành động kiên quyết để duytrì hòa bình, giữ vững chủ quyền độc lập của mình Ngày 27/03/1964, Chủ tịch HồChí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt, tại đây Người khẳng định rằng:

“Nếu chúng liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại”.

Ngày 02/05/1964, Ủy ban hành chính tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ huyphòng không do đồng chí Nguyễn Lự - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban hành

Trang 33

chính làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Hữu Trinh – Tỉnh đội trưởng làm thammưu trưởng Chấp hành mệnh lệnh của Ban Chỉ huy phòng không tỉnh, các địaphương trong tỉnh từ tháng 04/1964, đã tổ chức diễn tập phương án phòng không sơtán, đào hầm hào Dân quân tự vệ trong toàn tỉnh hăng hái thi đua luyện tập, ghi tênlập công Tất cả các ngành như bưu điện, thương nghiệp, lương thực, thực phẩm, ytế, đều chuẩn bị các cơ số đảm bảo chiến đấu cho các lực lượng chủ lực và địaphương, dời các kế hoạch hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

TIỂU KẾT

Hà Tĩnh có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và an ninhquốc phòng Với truyền thống yêu nước và cách mạng, ở giai đoạn lịch sử nào HàTĩnh cũng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của dân tộc

Với truyền thống yêu nước và cách mạng đó, suốt chặng đường gần 10 năm(07/1954 – 02/1964) trong điều kiện hòa bình, nhân dân Hà Tĩnh với truyền thônganh hùng, bất khuất trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đã tậptrung hết mọi khả năng, mọi lực lượng để hàn gắn vết thương chiến tranh, hoànthành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng anninh, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch, xây dựng cuộc sống mớilàm cho bộ mặt tỉnh nhà có bước phát triển Những kết quả đạt được trong hơn 10năm xây dựng hậu phương là toàn diện, đã tạo điều kiện cho Hà Tĩnh bước vào giaiđoạn mới, hoàn thành nhiệm vụ mới là xây dựng, chiến đấu bảo vệ hậu phương vàchi viện cho tiền tuyến miền Nam và Lào trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứnhất (1964 - 1968) Quyết tâm hoàn thanh nhiệm vụ lớn mà cách mạng giao phó là

“tiền tuyến lớn của hậu phương lớn miền Bắc và hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam” [4, tr.86].

Trang 34

Chương 2 HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,

CỨU NƯỚC (1964 - 1968)

2.1 Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở Hà Tĩnh

Trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đãhiểu ra rằng nguyên nhân của sự thất bại, chính là sức mạnh tổng hợp của cuộcchiến tranh nhân dân ở Việt Nam, ngoài sức mạnh tại chỗ của quân và dân miền

Nam là sự chi viện “khổng lồ”, “không ngừng” của hậu phương miền Bắc đối với

miền Nam Nắm bắt được miền Bắc là căn cứ địa chính của cách mạng Việt Nam, lànơi mà cách mạng nước ta có thể làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào

và Campuchia Thế nên, trong khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Nam ViệtNam, đế quốc Mỹ đã không ngừng tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc Để

có được những cơ sở ban đầu trước khi tiến hành ném bom đánh phá Hà Tĩnh, đầutháng 12/1962, một toán biệt kích do tên Trần Hồng chỉ huy đã dùng thuyền cao suxâm nhập vùng biển bắc Đèo Ngang Ba tuần sau lại một nhóm biệt kích khác do LêKhoái cầm đầu đã đổ bộ vào Khe Lũy thuộc địa phận xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) Từ

đó, biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đổ bộ vào Hà Tĩnh ngày càng nhiều.Chỉ riêng 06 tháng cuối năm 1963, đã có 03 toán biệt kích từ máy bay nhảy dùxuống đất Hà Tĩnh Cho đến tháng 06/1964, Mỹ đã 09 lần tung biệt kích từ đườngbiển, đường không và từ biên giới Việt – Lào vào đất Hà Tĩnh

Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc được tiến hành theo từng giai đoạn,từng cấp độ và được các cố vấn quân sự Mỹ tính toán và lên kế hoạch chi tiết Từnăm 1954 đến năm 1961, các nhà chiến lược Mỹ như Lansdale (Cục tình báo TW

Mỹ - CIA), Staley – Taylor đã vạch ra các kế hoạch tiến hành chiến tranh gián điệp

phá hoại miền Bắc Năm 1961, Rostow đã cho rằng: “Một cuộc cách mạng có thể bị tiêu diệt bằng cách cắt đứt những nguồn ủng hộ và cung cấp từ bên ngoài” [45, tr.403], miền Bắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được coi là “gốc rễ của mọi vấn đề” của chiến tranh Việt Nam và Rostow khẳng định “Cuộc mém bom vào những cơ sở

kĩ nghệ miền Bắc đã cố gắng tái thiết từ những tàn tích của cuộc chiến tranh Đông

Trang 35

Dương có thể đủ để đe dọa những nhà lãnh đạo miền Bắc, ngõ hầu đình chỉ những hoạt động ở miền Nam” [45, tr.403].

Năm 1964, trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn

sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, Hội đồng Tham mưu trưởngliên quân Mỹ đã vạch ra kế hoạch tấn công Bắc Việt Nam dưới hình thức một cuộcchiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Từ tháng 02/1964 đến tháng

08/1964, Mỹ đã tiến hành một cuộc “chiến tranh không công khai” chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Ngày 12/06/1964, biệt kích ngụy phá Cầu Hang (Thanh Hóa); ngày 30/06/1964, chúng phá nhà máy nước Đồng Hới; ngày 30/07/1964, tàu chiến

Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc, bắn phá đảo Hòn Ngư (Nghệ An) và Hòn Mê (Thanh Hóa); ngày 31/07/1964, tàu khu trục Maddox xâm phạm khu vực nam đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) do thám và uy hiếp dọc bờ biển của ta; ngày 31/07/1964 và 01/08/1964 máy bay AD-6 và T-28 của Mỹ từ Lào đến bắn phá đồn biên phòng Năm Căn và Nọong Dẻ (Nghệ Tĩnh), ” [45, tr.403].

Trước tình hình đó, chủ trương của Đảng là phải đánh trả và trừng trị đíchđáng việc tàu Mỹ xâm phạm vùng biển của Tổ quốc Trưa ngày 02/08/1964, ba tàuphóng ngư lôi của ta xuất kích tiến công chặn tàu Maddox đang tiến sâu vào phíasau hải phận của ta ở Hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hóa) Địch dùng đại bác bắntrả và cho máy bay đến yểm trợ cho tàu rút chạy Chính quyền Johnson lấy cớ này

dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, vào đêm 04/08/1964, cho rằng tàu chiến Mỹ bị hải

quân Việt Nam tấn công ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế, ngày05/08/1964, Nhà Trắng ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom bắn phá một số nơitrên miền Bắc: Lạch Trường, Thị xã Hòn Gai, Vinh - Bến Thủy, một số nơi thuộchuyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), cửa sông Gianh,

Nhưng qua hơn 04 tháng ném bom “bí mật” miền Bắc từ 05/08/1964, Mỹ đã

không đe dọa được quân và dân ta, không ngăn chặn được nguồn chi viện rất lớn củahậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam Ngay trong trận mở màn ngày05/08/1964, quân và dân miền Bắc đã giáng cho đế quốc Mỹ những đòn đích đáng:

08 máy bay bị bắn rơi, một số giặc lái bị tiêu diệt Trong lúc đó ở miền Nam, nhữngcuộc tiến công của Quân giải phóng vào các căn cứ của Mỹ và quân đội của chính

Trang 36

quyền Sài Gòn có quy mô ngày càng lớn, chính quyền Sài Gòn ngày càng suy yếu.Tháng 12/1964, Tổng thống Johnson thông qua kế hoạch Mc Namara – Bundy –

Nowton, dự định giữa năm 1965 sẽ thực hiện ý đồ “đem chiến tranh ra miền Bắc”.

Ngày 07/02/1965, lấy cớ “trả đũa” vụ Quân giải phóng tiến công doanh trại

Mỹ ở Pleiku (đêm 06/02/1965), Johnson đã ra lệnh cho không quân Mỹ mở chiến

dịch “Mũi lao lửa I” đánh vào thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, mở đầu cho cuộc

chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc Tiến hành chiến tranh phá hoại bằngkhông quân và hải quân đối với miền Bắc Nhà trắng nhằm mục đích chính là: Ngănchặn nguồn chi viện, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, uy hiếp tinhthần, làm lung lay ý chí của nhân dân ta

Do vị trí địa bàn có tính chiến lược quan trọng, ngay từ đầu đế quốc Mỹ vàchính quyền Sài Gòn đã dùng những thủ đoạn đánh phá Hà Tĩnh, hòng làm suy yếu

lực lượng của ta, điều này đã được Nghị quyết 16/NQ/TU nêu rõ “Hà Tĩnh là một tỉnh ở gần giới tuyến, có một vị trí quân sự, chính trị xung yếu Vì vậy, trong tình hình hiện nay, đế quốc Mỹ và tay sai sẽ tăng cường hoạt động thả biệt kích với quy

mô lớn hơn, bắn phá và tập kích vùng bể rồi rút, phong tỏa ngoài khơi, chặn bắt thuyền đánh cá, cho phi cơ oanh tạc các căn cứ quân sự, cơ sở kinh tế” [39, tr.4)].

Trên địa bàn Hà Tĩnh, những tháng cuối năm 1964, máy bay của không quân,tàu chiến của hải quân Mỹ liên tục hoạt động do thám trên vùng trời và vùng biển(máy bay xâm phạm không phận Hà Tĩnh trong năm 1964 là 419 lần, tàu chiến xâmphạm hải phận Hà Tĩnh trong năm 1964 là 105 lần) Trong 03 tháng đầu năm 1965,

20 lần máy bay, 105 lần tàu chiến Mỹ xâm phạm không phận và hải phận Hà Tĩnh

Do đặc điểm của địa bàn Hà Tĩnh, mục tiêu đánh phá của không quân và hảiquân Mỹ trong giai đoạn từ cuối năm 1964 đến tháng 04/1965 tập trung chủ yếu cácmục tiêu quân sự như: Ra đa, đài quan sát, doanh trại bộ đội với ý đồ gây tổn thấtnặng nề cho lực lượng quân sự, phá hủy phương tiện trinh sát trên không, trên biển

để bịt tai, che mắt ta

Như Mc Namara Bộ trưởng Quốc phòng thời chính quyền Jonhson (1965

-1968), giải thích thì đánh vào miền Bắc Việt Nam trở thành: “Một biện pháp bổ sung và không còn là biện pháp thay thế cho sự cố gắng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam nữa” [17, tr.119].

Trang 37

Cũng chính vì lẽ đó mà ngay từ đầu, đế quốc Mỹ đã chọn Hà Tĩnh là tâmđiểm của mọi âm mưu thủ đoạn tàn bạo của Mỹ Hà Tĩnh là một trong những địabàn phải hứng chịu cuộc ném bom ác liệt của đế quốc Mỹ nhằm đạt mục đích cắtđứt con đường viện trợ của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

Với những kế hoạch đưa ra, đế quốc Mỹ tưởng rằng dùng bom đạn đánh phá,gieo chết chóc đau thương, dùng những thủ đoạn lừa bịp thì có thể uy hiếp và lunglay được tinh thần chiến đấu của nhân dân Hà Tĩnh Chúng tưởng rằng ra sức pháhoại sản xuất, đời sống là ngăn cản nhân dân miền Bắc nói chung, nhân dân HàTĩnh nói riêng làm nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam và anh em hainước Lào, Campuchia Nhưng bom đạn của Mỹ đã không uy hiệp nổi tinh thần củaquân và dân Hà Tĩnh Trái lại, với tinh thần đấu tranh cách mạng vẻ vang của dântộc, của quê hương, với sức mạnh và tinh thần ưu việt của chế độ mới, càng làm choquân và dân Hà Tĩnh tăng thêm lòng căm thù và quyết tâm đấu tranh chống lạinhững hành động phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời xây dựng, bảo vệ vững chắchậu phương, hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đối với tiền tuyến miền Nam, cách mạngLào và Campuchia

2.2 Nhân dân Hà Tĩnh xây dựng và chiến đấu bảo vệ hậu phương

2.2.1 Chủ trương của Đảng về công tác hậu phương

2.2.2.1 Chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Khu ủy IV

Ngay từ đầu những năm 1960, nhất là sau khi đế quốc Mỹ gây ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Đảng đã khẳng định rằng thế nào Mỹ cũng tiến hành đánh phá miền

Bắc, vấn đề chỉ còn là thời gian Ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thựchiện các biện pháp nhằm bảo vệ miền Bắc và xây dựng miền Bắc trở thành hậuphương vững chắc trên tất cả các lĩnh vực

Trước những âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược của đếquốc Mỹ, nhằm tăng cường khối đoàn kết, giữ vững ý chí, quyết tâm hoàn thành sựnghiệp kháng chiến chống Mỹ, ngày 27/03/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tậpHội nghị chính trị đặc biệt tại Hà Nội Phát biểu tại Hội nghị này, Người nêu rõ:

“Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới” [49, tr.228] Người kêu gọi nhân

Trang 38

dân miền Bắc, mỗi người “phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt” [49, tr.229].

Tháng 04/1964, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích Đánh phá miền Bắc của không quân địch” [51, tr.561] Chỉ thị nêu rõ phương châm đối phó của ta: “Kết hợp mọi biện pháp đánh địch và biện pháp phòng tránh, lấy bộ đội phòng không làm nòng cốt, kết hợp với việc phát động một phong trào rộng rãi bắn báy may địch bằng mọi thứ súng của bộ binh và các lực lượng dân quân tự vệ” [76, tr.151].

Tháng 01/1965, Hội đồng Quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch HồChí Minh đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng công tác quốc phòng trước mắt củamiền Bắc là tăng cường công tác phòng thủ, trị an, sẵn sàng chiến đấu, ra sức xây dựnglực lượng vũ trang nhân dân, tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt

Như vậy, cuối năm 1964, đầu 1965, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng,Chính phủ, miền Bắc đã được chuẩn bị một bước căn bản, ở trong tư thế sẵn sàngđối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ

Tháng 03/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ 11,quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiếnnhằm đảm bảo cho miền Bắc tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trongđiều kiện có chiến tranh, bảo đảm cho miền Bắc có đủ sức mạnh đánh bại cuộcchiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ và làm tròn vai trò, nhiệm vụ củahậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cho quân,dânmiền Bắc lúc này là:

“Xây dựng miền Bắc trở thành một hậu phương lớn, vững chắc của cách mạng miền Nam, đồng thời đảm bảo cho đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chổ.

Đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Tăng viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và cho cách mạng Lào” [77, tr.342].

Trong chiến tranh, hậu phương giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết

định Là căn cứ địa cách mạng của cả nước, “miền Bắc phải được xây dựng thành hậu phương chiến lược vững mạnh, đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta giành thắng lợi” [77, tr.342].

Trang 39

Tháng 12/1965, khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranhphá hoại miền Bắc, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng một lầnnữa nêu bật quyết tâm của nhân dân ta và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho miền Bắc:

“Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương: vừa sản xuất, vừa chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức người, sức của, tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước ta,

Muốn làm tròn nhiệm vụ nói trên, miền Bắc cần phải được củng cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự và kinh tế” [2, tr.26].

Trong suốt quá trình Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, xuất phát

từ vị trí chiến lược, Quân khu IV vừa là tiền tuyến của miền Bắc xã hội chủ nghĩa,vừa là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam và nước bạn láng giềng, nênnơi đây địch tập trung đánh phá ác liệt nhất Nhận thức được vấn đề này, từ rất sớmTrung ương Đảng và Chính phủ đã đưa ra những chủ trương đúng đắn và kịp thời

Trong hai ngày 07 và 08/05/1965, Hội nghị Quân ủy mở rộng được tiến hànhnhằm phân tích, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và đề ra nhiệm vụ, kế hoạchcho quân và dân trong Quân khu IV Để đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch,

Hội nghị khẳng định: “Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận cuộc chiến tranh đó quyết liệt đến mức nào Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh chiến tranh cục bộ nếu địch gây ra trong quân khu Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấu ở B (miền Nam) Tích cực, liên tục làm nhiệm vụ ở C (Lào), Trước mắt vẫn phải tập trung chống chiến tranh phá hoại với mức cao nhất Đồng thời phải khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chiến tranh cục bộ nếu xảy ra trong quân khu bất luận với hình thức và mức độ nào” [78, tr.30].

Tiếp theo Hội nghị Quân Khu ủy ngày 22/05/1965, Quân Khu ủy Quân khu

IV đã họp và đưa ra Nghị quyết về “Tình hình và nhiệm vụ của Quân Khu ủy để đảm bảo chuyển các lực lượng vũ trang sang thời chiến” Hội nghị đưa ra nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang toàn quân lúc này là: “Ra sức động viên phát động nhân

Trang 40

dân và các lực lượng vũ trang quân khu chấp hành triệt để và đầy đủ quyết tâm của Trung ương: Quyết đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam Quyết tâm lấy chiến tranh của nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận loại chiến tranh đó quyết liệt đến mức nào Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh cục bộ nếu địch gây ra trong Quân khu Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấu ở B Tích cực liên tục làm nhiệm vụ ở C.

Làm tốt nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh, đập tan mọi hành động tập kích Cùng với các cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt phòng không nhân dân Chuyển hướng mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Nhà nước và của nhân dân địa phương thích hợp với thời chiến, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh, làm cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn được tiếp tục phát triển trong quân khu ngay trong chiến đấu, càng chiến đấu các mặt kinh tế, chính trị, quân sự càng phát triển càng lớn mạnh [57, tr.3].

Nhận thức tầm quan trọng của công tác hậu phương, Bộ Chính trị, Ban Chấphành Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương, Quân khu IV thường xuyên bámsát thực tiễn, phân tích đúng tình hình, nhận định đúng âm mưu và thủ đoạn củađịch Nhờ vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu,giao thông vận tải, chi viện chiến trường của hậu phương miền Bắc, trong đó có HàTĩnh, đã kịp thời chiến đấu bảo vệ hậu phương tại chỗ và làm nghĩa vụ hậu phươngđối với tiền tuyến miền Nam, nước bạn Lào

2.2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Hà Tĩnh ở vào vị trí là tuyếnđầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền

Nam, là “cổ họng”, “yết hầu” trong giao thông vận tải từ hậu phương lớn ra tiền

tuyến lớn nên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hà Tĩnh luôn là trọngđiểm đánh phá của địch Chính vì thế Trung ương Đảng và Chính phủ luôn quantâm đến địa phương này

Để triệt để chấp hành Nghị quyết 81 – CT/TW của Trung ương “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu khiêu khích và phá hoại của địch” trong hai

ngày 11 và 12/08/1964, Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp bất thường để quán triệt và ra nghị

Ngày đăng: 13/11/2014, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện Mác – Lê-nin (1985), Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước, Tập I (1954 - 1965), NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện Mác – Lê-nin
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1985
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện Mác - Lê nin (1986), Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước, Tập II (1965 - 1970), NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện Mác - Lê nin
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1986
3. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Hà Tĩnh (2000), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, Tập II (1954 – 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửĐảng bộ Hà Tĩnh
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Hà Tĩnh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
4. Ban Chấp Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo (1995), Bác Hồ với Hà Tĩnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với Hà Tĩnh
Tác giả: Ban Chấp Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
5. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Huyện Kỳ Anh (2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Kỳ Anh, Xí nghiệp in Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lịchsử Đảng bộ huyện Kỳ Anh
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Huyện Kỳ Anh
Năm: 2003
6. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Huyện Thạch Hà (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà, Tập II (1954 - 2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Huyện Thạch Hà
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
Năm: 2002
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Can Lộc (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Can Lộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửĐảng bộ huyện Can Lộc
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Can Lộc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
8. Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Lịch sử đoàn và Phong trào thanh niên Hà Tĩnh (1931 - 1996), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đoàn vàPhong trào thanh niên Hà Tĩnh (1931 - 1996)
Tác giả: Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
9. Ban Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh (1967), Hà Tĩnh chiến đấu, xuất bản ngày 26/3/1967 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hà Tĩnh chiến đấu
Tác giả: Ban Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh
Năm: 1967
10. Ban Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh (1968), Hà Tĩnh chiến thắng, xuất bản 15/8/1968 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tĩnh chiến thắng
Tác giả: Ban Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh
Năm: 1968
11. Ban Kinh nghiệm cao cấp tổng kết kinh nghiệm chiến tranh (1980), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Những sự kiện quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước, Những sự kiện quân sự
Tác giả: Ban Kinh nghiệm cao cấp tổng kết kinh nghiệm chiến tranh
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1980
12. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1992), Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội (1930 - 1991), Xí nghiệp in Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội(1930 - 1991)
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Năm: 1992
13. Đặng Duy Báu (Cb) (2001), Lịch sử Hà Tĩnh, Tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hà Tĩnh
Tác giả: Đặng Duy Báu (Cb)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
14. Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh (2003), Những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trận đánh tiêu biểu của lực lượngvũ trang Hà Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ(1945 - 1975)
Tác giả: Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2003
15. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1994), Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Xí nghiệp in Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứunước
Tác giả: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 1994
16. Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh (1998), Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 - 1975), Xí nghiệp in Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 -1975)
Tác giả: Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh
Năm: 1998
17. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến tranh xâmlược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân đội nhândân
Năm: 1991
18. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân chủng phòng không (tập II), NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Quân chủng phòngkhông
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
19. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiếnchống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
20. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong khángchiến chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w