1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học trong các trường tiểu học ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

128 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tiếp cận từ góc độ quản lý, chúng tôi thấy rằng Hiệu trưởng các trường Tiểuhọc phần lớn mới dừng lại ở chủ trương mà còn thiếu những biện pháp cụ thể để tácđộng và liên kết người dạy với

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ ANH THU

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn khoa học:

TS TRƯƠNG ĐÌNH THĂNG

Trang 2

Thừa Thiên Huế, năm 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sửdụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ ANH THU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn “Biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Tiểu học ở Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”, tôi đã luôn nhận được sự cộng tác, giúp đỡ, động viên từ nhiều

phía Qua đây, trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

TS Trương Đình Thăng - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều

kỹ năng cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn

Xin kính gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy, cô giáo phụ trách cáchọc phần chuyên môn của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã truyền thụcho tôi những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về lĩnh vực quản lý giáo dụctrong suốt thời gian tham gia học tập

Xin trân trọng cảm ơn Quý Lãnh đạo sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, PhòngGiáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà đã cung cấp thông tin và tài liệu liên quantới lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng; Cảm ơn các Thầy,

Cô giáo đang công tác tại các trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Đông Hà đãgiúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn sâu và trả lời phiếu khảo sát thực tế về một sốnội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan đã luôn tạo điều kiện, động viên,

hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều

cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được

sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà quản lí và các bạnđồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2017

Tác giả Luận vănNguyễn Thị Anh Thu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỐ 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8

4 Giả thuyết khoa học 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Phạm vi nghiên cứu 9

8 Cấu trúc luận văn 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 10

1.1 SƠ LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 10

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 12

1.2.1 Khái niệm quản lý 12

1.2.2 Khái niệm phương pháp dạy học 13

1.2.3 Khái niệm về đổi mới, đổi mới PPDH, đổi mới PPDH ở trường tiểu học 15

1.2.4 Khái niệm về biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểu học 19

1.3 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 19

1.3.1 Vị trí, vai trò của trường tiểu học 19

1.3.2 Mục tiêu của trường tiểu học 21

1.4 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 21

1.4.1 Chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học 21

1.4.2 Phương tiện quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học 23

1.4.3 Các yêu cầu đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay 25

Trang 5

1.5 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐỔI MỚI

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 27

1.5.1 Mục tiêu quản lý đổi mới phương pháp dạy học 27

1.5.2 Nội dung quản lý đổi mới PPDH 27

1.5.3 Phương pháp quản lý đổi mới PPDH 28

1.6 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG 30

1.6.1 Nhân tố khách quan 30

1.6.2 Nhân tố chủ quan 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TP ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ 34

2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TP ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ 34

2.1.1 Quy mô, số lượng và chất lượng 34

2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 35

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TP ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ 37

2.2.1 Thực trạng nhận thức về quản lý đổi mới PPDH 37

2.2.2 Thực trạng đổi mới PPDH ở các trường tiểu học TP Đông Hà - Quảng Trị 43

2.2.3 Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học về đổi mới PPDH 49

2.2.4 Nhận định về thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TP ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ 64

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 64

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tập trung dân chủ trong QL đổi mới PPDH 64

3.1.2 Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị tư tưởng với công tác chuyên môn 64

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong quản lí đổi mới PPDH 64

3.1.4 Nguyên tắc kế thừa và phát triển trong quản lí đổi mới PPDH 65

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong công tác quản lí đổi mới PPDH 65

3.1.6 Nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tiễn 65

Trang 6

3.1.7 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 65

3.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 65

3.2.1 Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên 66

3.2.2 Tăng cường quản lý đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học 67

3.2.3 Tăng cường quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 75

3.2.4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV 80

3.2.5 Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn 82

3.2.6 Chấn chỉnh hoạt động các đoàn thể trong nhà trường 85

3.2.7 Phối hợp chặt chẽ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực luợng giáo dục khác 88

3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 89

3.4 KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 90

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 90

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 90

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học TP Đông Hà 91

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94

1 KẾT LUẬN 94

2 KHUYẾN NGHỊ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

Trang 7

UBND : Ủy ban nhân dân

ƯDCNTT : Ứng dụng công nghệ thông tinXHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỐ

Trang

BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô phát triển trường lớp, HS các bậc học, cấp học (2013 - 2015)

35

Bảng 2.2 Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ CBQL và GV các trường TH thành phố Đông Hà (2013 - 2015) 36

Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra giảng dạy GV tiểu học (2013 - 2015) 37

Bảng 2.4 Nhận thức về mục đích đổi mới PHDH 38

Bảng 2.5 Nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học 39

Bảng 2.6 Nhận thức về nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học trong đổi mới PPDH 40

Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH 42

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL về việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về đổi mới PHDH 49

Bảng 2.9 Tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH 51

Bảng 2.10 Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 54

Bảng 2 11 Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng GV 56

Bảng 3.1 Các biện pháp được đề xuất 91

Bảng 3.2 Khảo nghiệm mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường tiểu học TP Đông Hà 91

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Thống kê tỉ lệ nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH tiểu học 42

Biểu đồ 2.2 Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm HS Tiểu học (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2015) 43

Biểu đồ 2.3 Thống kê kết quả xếp loại học lực của HS tiểu học (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2015) 43

Biểu đồ 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn 59

Biểu đồ 3.1 So sánh tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các BP 92

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí 23

Trang 9

Sơ đồ 1.2 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng 32

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang ở những thập niên đầu thế kỉ XXI, thế kỉ của nền kinh tế trithức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và văn minh công nghệthông tin Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổimới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáodục Giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển quốcgia Tư tưởng và quan điểm cải cách giáo dục: đổi mới mục tiêu giáo dục, hiện đạihóa nội dung dạy học và cơ sở vật chất trường học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá,trong đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) được xem là rất quan trọng Đó là

xu thế của thời đại, là trào lưu chung của loài người, là yêu cầu khách quan củacông cuộc xây dựng đất nước ta trong thời kì hội nhập

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Phát triển, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trongnhững yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế Trong

đó, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới cơ chế quản

lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tậptrung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo và kỹ năng thực hành”[11]

Trong thực tế, hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trịnói chung và các trường Tiểu học ở TP Đông Hà nói riêng đã cố gắng tìm tòi và đã

có những đổi mới nhất định về công tác quản lý hoạt dạy học của đội ngũ GV theohướng đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên vẫn còn không

ít những tồn tại, khuyết điểm, nhiều vấn đề còn hạn chế; khả năng chủ động, sángtạo, tích cực trong học tập và kĩ năng sống, của học sinh vẫn còn phần nào hạn chế

Trang 10

Đa số các em vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, thiếu mạnh dạn tự tintrong các hoạt động hợp tác, chia sẻ, bày tỏ ý kiến và chủ động khám phá nội dungbài học do các em đã quen với cách học và cách dạy truyền thống Thêm vào đó,một số GV chưa thực sự đổi mới PPDH theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”một cách tích cực Hơn nữa, việc quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họcchưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, kiểm tra đánh giá tronggiáo dục Tiểu học hiện nay Vì thế chưa đủ để tạo nên một bước chuyển biến thực

sự về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng cho đến nay, nhìn chung về sự chuyểnbiến đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở các trường Tiểu học ở TP Đông Hàtỉnh Quảng Trị, vẫn còn rất khiêm tốn

Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình đổi mới PPDH Song chúng tôi chorằng không phải đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này Tiếp cận với độingũ giáo viên, có thể thấy, đa số họ đều tâm huyết, mong muốn đổi mới, nhưng lại lúngtúng không biết nên đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào? Và bắt đầu đổi mới từ đâu?

Mặt khác, quá trình đổi mới nhà trường cũng như đổi mới PPDH chịu sự tácđộng trực tiếp cách thức quản lý của Hiệu trưởng

Tiếp cận từ góc độ quản lý, chúng tôi thấy rằng Hiệu trưởng các trường Tiểuhọc phần lớn mới dừng lại ở chủ trương mà còn thiếu những biện pháp cụ thể để tácđộng và liên kết người dạy với người học, chưa tạo được động lực của việc dạy học,chưa lựa chọn những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức quátrình đổi mới một cách khoa học và hữu hiệu Vì thế chưa đủ tạo nên một bướcngoặt cần thiết về sự đổi mới PPDH

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu áp dụng những biện phápquản lý cụ thể của Hiệu trưởng (HT) nhằm đổi mới PPDH ở các trường Tiểu học TPĐông Hà tỉnh Quảng Trị là rất cần thiết Với mong muốn có sự đóng góp khiêm tốncủa tác giả nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục cấp Tiểu học ở TP Đông

Hà tỉnh Quảng Trị và cùng những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” làm Đề tài luận văn Thạc sĩ.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu,

Trang 11

luận văn đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học về đổi mớiphương pháp dạy học (PPDH) nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểuhọc ở địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giao dục phổ thông hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnhQuảng Trị về đổi mới PPDH

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng các trường Tiểu học TPĐông Hà tỉnh Quảng Trị

4 Giả thuyết khoa học

Nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới PPDH trong nhàtrường Tiểu học là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượngdạy học, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay Tuy nhiên,việc quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnh

Quảng Trị còn nhiều bất cập Nếu nghiên cứu xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới PPDH một cách khoa học, hợp lí, thì sẽ góp phần

nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý của Hiệu Trưởng đối với việc đổi

mới PPDH ở các trường Tiểu học

5.2 Khảo sát, đánh gía thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với việc

đổi mới PPDH ở các trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới

PPDH ở các trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu .

và khái quát hóa các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Trang 12

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục:

Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng nhằm khảo sát, đánh giá thựctrạng công tác quản lý của hiệu trưởng đối với việc đổi mới PPDH Chúng tôi sửdụng phiếu hỏi, bao gồm những câu hỏi nhiều lựa chọn ở các mức độ khác nhau đốivới việc đổi mới PPDH ở các trường Tiểu học

6.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Nhằm tổng kết những luận điểm, những mô hình về công tác quản lý củahiệu trưởng đối với việc đổi mới PPDH ở các trường Tiểu học ở TP Đông Hà tỉnh

Quảng Tri

6.2.3 Phương pháp quan sát:

Dự giờ, quan sát, tìm hiểu hoạt động dạy và học của GV và HS

6.2 4 Phương pháp khảo sát tài liệu

Tìm hiểu và khảo sát công tác chỉ đạo của nhà trường thông qua kế hoạchhoạt động và hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục

6.2.5 Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng một số thuật toán thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục để xử

lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độtin cậy của phương pháp điều tra

7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổimới PPDH ở 15 trường Tiểu học trên địa bàn TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý của hiệu trưởng đối với việc đổi mới

phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường

Tiểu học TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các

trường Tiểu học TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị

Trang 13

Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về PPDH và quản lý PPDH đã được thể hiện trongnhững quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục Đức Khổng Tử(551- 479 TCN) đã giúp học trò phát triển bằng cách khuyến khích sở trường và phêbình sở đoản, phương châm chính của dạy học là khải phát (gợi mở) Socrates (469 -

399 TCN) đã đề xuất thực hiện phương pháp đàm thoại trong dạy học và được sử dụngcho đến ngày nay J.A.Komenxki (1592 - 1670) đã phân tích các hiện tượng trong tựnhiên và hiện thực để đưa ra các biện pháp dạy học buộc học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ

để nắm được bản chất của sự vật hiện tượng J.J.Rousseau (1717 - 1778) chủ trươnggiáo dục trẻ em một cách tự nhiên và người học sẽ tự khám phá tích luỹ kiến thứcthông qua chính hoạt động của mình Nhiều nhà giáo dục tiêu biểu xuất hiện khoảngcuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như John Dewey (1859 - 1952), A.Macarenco (1888 -1938), Jean Piaget (1896 - 1980),… cũng có quan điểm hướng đến sự tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của người học

Khi nói về PPDH có thể nói là vấn đề được các nhà khoa học giáo dục trênthế giới quan tâm, các nhà khoa học có tên tuổi của Liên Xô trước đây như:Đannhilốp, Êxipôp, Lecne, Babansky Các nhà tâm lý học nổi tiếng cũng đã cónhững công trình nghiên cứu sâu sắc liên quan đến PPDH như: Piagiê, Lêônchiep

là các nhà khoa học đặt cơ sở lý luận có tính nền tảng cho PPDH Cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã thực sự có những biến đổi mới về lượng vàchất Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- LêNin đã thực sự định hướng cho hoạt động giáo dục, đó là các quy luật về "sự hình

Trang 14

thành cá nhân con người", "tính quy luật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục"… Cácquy luật đó đã đặt ra những yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xãhội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục.

Ở nước ta, ngay những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam,trong thư gửi cho HS nhân ngày khai trường, Bác Hồ đã viết: “Từ giờ phút này trở

đi, các cháu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam làm phát triểnhoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu.” [27, tr.11] Nội dung bức thư như là mộtđịnh hướng cho sự phát triển của PPDH

Đã có nhiều đề tài tiến hành nghiên cứu, nhiều kiến nghị trong các hội thảokhoa học về cải tiến đổi mới PPDH của các tác giả: Hồ Ngọc Đại, Đỗ Đình Hoan,Đặng Thành Hưng, Nguyễn Kỳ, Trần Kiều, Phan Trọng Luận, Vũ Văn Tảo,

Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Trọng Rỹ, Đáng lưu ý là tác phẩm:“Phương pháp dạy học

truyền thống và đổi mới” [35] của Thái Duy Tuyên, người có công nghiên cứutương đối toàn diện về lãnh vực đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh

đó các nhà khoa học nước ta đã tiếp cận quản lý giáo dục và quản lý trường học để

đề cập đến việc phát triển công tác QL trường học; các tác phẩm tiêu biểu như:

Phương pháp luận khoa học giáo dục của Phạm Minh Hạc; Khoa học Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Trần Kiểm

Nghiên cứu về đổi mới PPDH còn có một số công trình ở trình độ thạc sĩ như:

- “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới phương pháp dạyhọc ở các trường THPT tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Lê Thành Hiếu, năm 2006;

- “Những biện pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy học của Hiệu trưởng cáctrường THCS thành phố Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Ngô Hoàng Gia,năm 2007;

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đều tập trung vào một số nội dung đổimới PPDH và có ý nghĩa lí luận cũng như thực tiễn ở loại hình nhà trường THPT,THCS và đặc thù của từng địa phương Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu toàndiện, có hệ thống và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Quảng Trị về quản lý đổimới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường Tiểu học theo xu hướng hội nhập

Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường Tiểu học” để nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện

tốt mục tiêu giáo dục đề ra

Trang 15

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Khái niệm quản lý

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đã xuất hiệnrất sớm Từ khi con người biết tập hợp lại với nhau, tập trung sức lực để tự vệ hoặckiếm sống, thì bên cạnh lao động chung của mọi người đã xuất hiện những hoạtđộng tổ chức, phối hợp điều khiển đối với họ Những hoạt động đó xuất hiện, tồn tại

và phát triển như một yếu tố khách quan, là cơ sở cho các hoạt động chung của con

người đạt được kết quả mong muốn K.Marx đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự

mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [23].Nhưvậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển cáchoạt động của con người theo những yêu cầu nhất định được gọi là hoạt động quản

lý Từ đó có thể hiểu là lao động và quản lý không tách rời nhau, quản lý là hoạtđộng điều khiển lao động chung Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất thìtrình độ tổ chức, điều hành tất yếu được nâng lên, phát triển theo những đòi hỏingày càng cao hơn Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quản lý đã trởthành một ngành khoa học và ngày càng phát triển toàn diện

Quản lý là một hiện tượng xã hội được hình thành và phát triển cùng với sự

xuất hiện, phát triển của xã hội loài người Nó bắt nguồn và gắn chặt với sự phân

công, hợp tác lao động Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời mộtcách tất yếu do nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi thờiđại Quản lý là một dạng hoạt động xã hội đặc thù, trở thành một nhân tố của sựphát triển xã hội, một hoạt động phổ biến, diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ vàliên quan đến mọi người Có thể nói QL là một trong những loại hình lao động cóhiệu quả nhất, quan trọng nhất

Khái niệm quản lý (managemeent) là khái niệm rất chung, tổng quát Trongquá trình nghiên cứu của lý luận khoa học quản lý, tùy theo góc độ tiếp cận mà kháiniệm này được quan niệm theo nhiều cách khác nhau

Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich đưa ra khái niệm: “Quản

lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm bảo đảm sự phối hợp những nỗ lực cá nhânnhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hìnhthành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích củanhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn cá nhân ít nhất ”[23, tr.33]

Trang 16

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lý gồm hai quátrình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạngthái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa hệ vào thế

“phát triển”…Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động tháicủa hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trongmối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoạilực)” [2, tr.14]

Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí nhấn mạnh: “Hoạtđộng quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho

tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10, tr.1]

Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là quá trình dựa vào các quy luậtkhách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đósang một trạng thái mới” [28, tr.363] Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lý lànhững tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sửdụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài

tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệuquả cao nhất” [24, tr.8]

Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng chúng đều cóchung những dấu hiệu chủ yếu sau: Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổchức hay một nhóm xã hội; hoạt động quản lý là những tác động có tính hướngđích; hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân, là sựlựa chọn các khả năng tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đề ra

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản

lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

1.2.2 Khái niệm phương pháp dạy học

Theo Từ điển Tiếng Việt: PP là cách thức tiến hành để có hiệu quả

Theo quan điểm Triết học: Phương pháp là hình thái chiếm lĩnh hiện thực, sựchiếm lĩnh hiện thực trong các hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động nhận

Trang 17

thức và cải tạo thực tiễn.(Bách khoa toàn thư triết học(Liên Xô), tập III, tr 409).

Phương pháp chính là cách thức làm việc của chủ thể, cách thức này tuỳ thuộc vàonội dung vì “Phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung” (Hêghen)

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa làcon đường để đạt mục đích Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học

Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là cách

thức tương tác giữa người dạy và người học nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ giáodưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học Phương pháp dạy học cóquan hệ gắn bó hữu cơ với các thành tố khác của quá trình dạy học Nó vừa bị chiphối bởi mục đích dạy học vừa góp phần thực hiện mục đích dạy học PPDH quyđịnh bởi nội dung dạy học và nội dung dạy học chi phối việc lựa chọn và vận dụnghợp lý các PPDH

Cùng một nội dung dạy học như nhau, nhưng bài dạy của thầy có làm chohọc sinh thực sự hứng thú học tập hay không; có phát triển được tính độc lập, tíchcực, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không; có để lạidấu ấn sâu đậm và khơi dậy ở tâm hồn các em những tình cảm lành mạnh, trongsáng hay không; phần lớn tùy thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học củangười thầy Cho đến nay, PPDH vẫn là một yếu tố sư phạm nhiều quan điểm, kháiniệm PPDH còn là vấn đề đang được tranh luận, chưa có ý kiến thống nhất TháiDuy Tuyên đã tóm tắt khái niệm này trong ba dạng cơ bản sau đây: “Theo quanđiểm điều khiển học, phương pháp là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức củahọc sinh và điều khiển hoạt động này Theo quan điểm lôgic, phương pháp là nhữngthủ thuật logic được sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mộtcách tự giác Theo bản chất của nội dung, phương pháp là sự vận động của nội dungdạy học.”[35, tr.38]

Tuỳ theo quan niệm về mối quan hệ trong quá trình dạy học, đã có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về PPDH Nếu đứng trên góc độ dạy học tích cực, có thể chọnđịnh nghĩa sau: “PPDH là một hệ thống tác động liên tục của GV nhằm tổ chức hoạtđộng nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thànhphần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định” [28, tr.32], hay nóimột cách khái quát chung: PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học

Trang 18

1.2.3 Khái niệm về đổi mới, đổi mới PPDH, đổi mới PPDH ở trường tiểu học

1.2.3.1 Khái niệm đổi mới

Theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2008: “Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho

thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển”

[30] Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kế cái tốt và thêm cáimới hợp với thời đại mới Đó là con đường tiến hóa của nền văn minh Đổi mới khôngbao giờ là đủ cả, nó kéo dài theo chiều dài của lịch sử Đó là kết luận của chủ nghĩaMác Lê-nin về tính biện chứng của quá trình phát triển, về tính phản tương thích giữathượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở xã hội cũng như sự đấu tranh thường xuyên giữachúng để thúc đẩy tiến trình lịch sử đi lên

Như vậy: Đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu những cái mới một

cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

1.2.3.2 Đổi mới PPDH

* Khái niệm đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH có thể hiểu là con đường tốt nhất để đạt chất lượng và hiệuquả dạy học cao Đổi mới PPDH theo định hướng của đổi mới mục tiêu giáo dụchiện nay, về bản chất là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo quan điểm pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh

* Quan điểm về đổi mới PPDH

Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng là quy luật phát triểntất yếu của thời đại và mỗi quốc gia trên bước đường phát triển xã hội, giáo dục vàchính bản thân người làm công tác giáo dục, của GV và HS trong điều kiện mới.Đổi mới PPDH là thay đổi, kế thừa các PPDH truyền thống và tiếp thu nhữngPPDH mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để đáp ứng yêucầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới không phải thay cái cũ bằng cái mới Nó là sự kế thừa, sử dụng mộtcách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống PPDH truyền thống hiện còn có giá trị tíchcực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm và phát triển thái

độ tích cực đối với đời sống, chiếm lĩnh các giá trị xã hội Đổi mới PPDH theohướng khắc phục các phương pháp đã lạc hậu, truyền thụ một chiều, tăng cường sử

Trang 19

dụng các phương tiện TBDH tạo điều kiện cho người học hoạt động tích cực, độclập và sáng tạo Đổi mới PPDH là tăng cường vận dụng những thành tựu mới củakhoa học, kĩ thuật, CNTT có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm nângcao CLDH Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoahọc, đồng bộ, khả thi Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nâng cao CLDH[17].

Đổi mới PPDH đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ các PPDH lạc hậu, truyền thụmột chiều, HS thụ động trong học tập và mất dần khả năng sáng tạo vốn có củangười học, khắc phục những chướng ngại vật về tâm lí, những thói quen cổ hủ ở cảngười dạy và người học Phải quyết tâm, mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mớicủa khoa học kĩ thuật, ứng dụng sáng tạo khoa học kĩ thuật vào quá trình dạy họcnhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng

bộ, có tính khả thi; không được cầu toàn, thụ động, phải mạnh dạn vừa làm, vừa rút kinhnghiệm Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địnhhướng đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận hệ thống quá trình dạy học đặt sự đổi mớiPPDH trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, chương

trình, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá Đổi mới PPDH theo định hướng của

mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ chức dạy học

phát huy “tính tích cực, chủ động sáng tạo” của học sinh Đổi mới sao cho người học trở

thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động của chính mình

Để đổi mới PPDH thành công, cần phải đổi mới một cách toàn diện, đồng bộcác thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học Sự đổi mới cần bắt đầu ở

việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kế hoạch bài học ở trên lớp đến vận dụng

linh hoạt, sáng tạo các PPDH, đa dạng hoá các PTDH, HTTCDH và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học [17]

1.2.3.3 Đổi mới PPDH ở trường tiểu học

* Cơ sở thực tiễn của đổi mới PPDH ở Tiểu học

Sự cần thiết đổi mới trong giáo dục đã được ghi trong Nghị quyết40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông và thể hiện trong Chỉ thị14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết

số 40/2000/QH10 của Quốc hội Sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 20

đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường Thế giới đã chuyểnsang thời kỳ kinh tế tri thức, cho nên đầu tư vào chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quảnhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia Cũng vì lí do này mà nhu cầu học tập củangười dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí ngày một tăng, xã hội học tập đang hìnhthành và phát triển Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng

và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quátrình dạy học Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả của khoa học côngnghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng cácPPDH Như vậy khi đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, những phương pháp đã

và đang sử dụng sẽ không đáp ứng yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo củatương lai nếu không có sự đổi mới về cách thức tiến hành phương pháp

Hiện nay, các trường Tiểu học đã và đang không ngừng đổi mới phương

pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện“Đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”theo tinh thần NQ số 29 của BCH TW Đảng (Khóa XI)

Sự đổi mới của chương trình tiểu học: Với yêu cầu mới đặt ra cho giáo dụcnhững nhiệm vụ mới xem xét lại mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục ở bậchọc Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nên sự đổi mới lại càng cần thiết và quantrọng Chính vì vậy đã từ nhiều năm nay, giáo dục đã có những thay đổi mạnh mẽ:

- Về mục tiêu: Chương trình dạy học tiểu học truyền thống chủ yếu gồm cácđích cần đạt và danh mục các nội dung dạy học Điều này đã làm khó khăn cho người

sử dụng chương trình, nên trong đổi mới chương trình tiểu học, mục tiêu đã được cụthể hoá bằng kế hoạch hành động sư phạm bao gồm: Những đích cuối cùng (thể hiện ởcấp bậc mục tiêu: bậc học, môn học, chủ đề, bài học ) Những nội dung kiến thức vàphẩm chất năng lực cần đạt ở học sinh Các phương pháp và phương tiện dạy học, cáchoạt động dạy học cụ thể Các cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Về nội dung: Nội dung chương trình tiểu học được soạn thảo hiện đại, tinhgiản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội,tăng cường thực hành vận dụng , gắn bó với thực tiễn Việt Nam tiến kịp trình độphát triển chung của chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực

Trang 21

và quốc tế Hơn nữa nội dung chương trình và sách giáo khoa có tính thống nhấtcao, phù hợp với trình độ phát triển chung của số đông học sinh, tạo cơ hội và điềukiện học tập cho mọi học sinh, phát triển năng lực của từng đối tượng học sinh, gópphần phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặc biệt Cụ thể là: Tậptrung vào các kỹ năng cơ bản: nghe, đọc, nói, viết và tính toán Xác định Tiếng Việt

và Toán là các môn học chủ chốt, chuẩn bị công cụ (kĩ năng và phương pháp tưduy) để học tập các môn học khác và để phát triển năng lực cá nhân Coi trọng đúngmức các kỹ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mới diễn ra hàngngày Hình thành và phát triển các phẩm chất của người lao động Việt Nam nhưcần cù, cẩn thận, có trách nhiệm, có lòng yêu thương nhân ái

* Mục đích đổi mới PPDH ở trường tiểu học

Trước thực tiễn đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học và cáchđánh giá kết quả học tập của học sinh, PPDH cũng buộc phải thay đổi theo Đổi mớiPPDH là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, bởivì: Thầy dạy thế nào để đạt được mục tiêu dạy học cụ thể đã đề ra và thầy có thể đođược kết quả ấy; Thầy dạy thế nào để hình thành năng lực cho học sinh; Thầy dạy thếnào để học sinh hứng thú với mọi hiện tượng xung quanh mình; Thầy dạy thế nào để

HS tìm được sự hữu dụng từ các kiến thức đã học; Thầy dạy thế nào để học sinh có khảnăng hợp tác, chia sẻ trong cộng việc, để biết cùng chung sống và thích ứng dần vớicuộc sống luôn biến động; Thầy dạy như thế nào để học sinh phát huy hết tiềm năng và

sự sáng tạo của bản thân; Thầy dạy thế nào để học sinh có khả năng tự học, tự đánhgiá; Thầy dạy thế nào để học sinh biết yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước

Trong giáo dục tiểu học - bậc học cơ sở của giáo dục phổ thông, việc học tậpcủa học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy của thầy Nếu chúng ta thực hiệnđược các điều trên thì chúng ta đã thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học đặt ra,tức là “giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâudài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục họctrung học cơ sở”

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học là thay đổi lối dạy họctruyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúphọc sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả

Trang 22

năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khácnhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.

1.2.4 Khái niệm về biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểu học

1.2.4.1 Biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức năng quản lý, cáccông cụ quản lý, các phương pháp quản lý, các nguyên tắc quản lý một cách phùhợp cho từng tình huống vào đối tượng và khách thể mình quản lý để đưa ra hệthống tổ chức đi đúng mục tiêu và đạt được mục tiêu mà người quản lý đã hoạchđịnh, đưa chất lượng quản lý lên một tầm cao mới, tình trạng mới tốt hơn hiện tại

Do vậy, người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm, phải nhạycảm, linh hoạt và mềm dẻo để gắn kết những biện pháp với nhau, giải quyết cácmâu thuẫn giữa các biện pháp, biết tiên đoán trước hoàn cảnh, tình huống mà đốitượng quản lý đặt ra thì người quản lý mới có được quyết định đúng trong việc lựachọn biện pháp quản lý hữu hiệu nhất

1.2.4.2 Khái niệm quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểu học

Quản lý đổi mới PPDH của HT ở trường tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của HT đến cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Quản lý đổi mới PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết

với các thành tố khác của quá trình dạy học: Mục tiêu Nội dung Phương pháp Phương tiện - Hình thức - Kết quả, và tiến hành đồng bộ với việc quản lý các thành tố

-đó, đặc biệt là sự tác động vào mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình dạy - học

Quản lý đổi mới PPDH là nội dung cốt lõi trong hệ thống quản lý của nhàtrường Nói đến quản lý đổi mới PPDH là nói đến việc thực hiện đồng bộ các hoạtđộng quản lý đội ngũ sư phạm; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạyhọc; quản lý điều kiện và môi trường làm việc, cơ chế hoạt động, tổ chức và điều hành,kiểm tra và đánh giá, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

1.3 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 1.3.1 Vị trí, vai trò của trường tiểu học

Điều 2, chương I, Điều lệ trường tiểu học đã xác định: Trường tiểu học là cơ

sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Trang 23

Bậc tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ emtiếp tục học nên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu củanhân cách Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng về hành vi và lòng nhân ái được hìnhthành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ bám theo suốt cuộc đời mỗi em Nếu ở tiểuhọc đặt nền móng vững chắc và đúng hướng thì lớp sau chỉ là củng cố và phát triểncác tố chất ở trẻ Chính vì lẻ đó mà ở bất cứ nước nào cũng coi trọng giáo dục tiểuhọc và đòi hỏi ở mỗi chuẩn mực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tínhnhân văn, tính thời đại và tính dân tộc Dạy học ở bậc tiểu học là không chỉ nắm vữngcon đường cách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách mà còn phải biết “Dạychữ” trong mục tiêu “Dạy người”.Trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mụctiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục vàĐào tạo ban hành

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã

bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng.Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dụccủa các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phâncông của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chươngtrình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường đượcphân công phụ trách

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục tại địa phương

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quyđịnh của pháp luật

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiệnhoạt động giáo dục

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia cáchoạt động xã hội trong cộng đồng

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Trang 24

1.3.2 Mục tiêu của trường tiểu học

Mục tiêu của trường tiểu học đã được ghi trong Luật giáo dục năm 2009 ở Điều

27 là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát

triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản

để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [33].

Mục tiêu giáo dục tiểu học bao gồm những phẩm chất và những năng lực chủyếu cần hình thành cho học sinh tiểu học để góp phần vào quá trình đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Mục tiêugiáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành các mục tiêu của các môn học, các hoạtđộng giáo dục khác trong chương trình giáo dục tiểu học và được cụ thể hoá thànhcác yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, Cácyêu cầu này còn được phân định thành các mức độ phù hợp với từng khối lớp

1.4 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.4.1 Chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học

Chức năng quản lý là một loại hoạt động đặc biệt, sản phẩm của quá trìnhphân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lí Chức năng quản lý là mộtphạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối Có nhiềuquan điểm khác nhau phân chia các chức năng quản lí Tuy nhiên, hầu hết đề cập

đến bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

1.4.1.1 Kế hoạch hoá hoạt động đổi mới PPDH

“Là việc đưa toàn bộ hoạt động đổi mới PPDH vào kế hoạch, trong đó chỉ rõcác bước đi, các biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt được mụctiêu đã đề ra.” [35, tr.575]

Hiệu trưởng cần nắm vững định hướng đổi mới PPDH của Đảng, đồng thờinghiên cứu kỹ các chủ trương, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lýgiáo dục Trên cơ sở đó phân tích thực trạng (SWOT) của nhà trường để xây dựng kếhoạch hoạt động đổi mới PPDH cho trường mình Việc tìm ra các điểm mạnh(strengths), các điểm yếu (weaknesses), các thời cơ, thuận lợi (opportunities) và các khókhăn, thách thức (threats) sẽ giúp người HT đề xuất các biện pháp quản lý nhà trườngtốt hơn Kế hoạch phải cụ thể, xác định được mục tiêu cần đạt, dự kiến được nguồn lực

để thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý và quyết định những biện pháp có tính khả thi đểthực hiện

Trang 25

Chức năng kế hoạch hóa của HT phải thể hiện đầy đủ các mảng kế hoạch chotừng đối tượng quản lí, làm cho mỗi thành viên trong nhà trường hiểu được nhiệm

vụ của mình, phương thức kết hợp giữa các thành viên, các bộ phận, phương tiện,nguồn lực…nhằm tối ưu hóa quá trình hoạt động đạt mục tiêu một cách hiệu quả

1.4.1.2 Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH

Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: “Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH là quátrình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảothực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra”[35, tr.576]

Khi phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tổ chức một cách khoa học vàhợp lý thì với vai trò hiện thực hóa các mục tiêu chức năng tổ chức sẽ hình thànhnên sức mạnh của tập thể

Để thể hiện được vai trò quan trọng này, người hiệu trưởng cần phải xây dựng

và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác Đó là làm

rõ các mối quan hệ và đảm bảo sự nhận thức đúng của những người được đặt vào các

vị trí khác nhau trong cơ cấu tổ chức; phải biết chia sẻ quyền lực, có sự phân quyền,giao quyền cho các cấp tham mưu một cách rõ ràng; phải xây dựng và phát triển độingũ nhân sự; cơ chế hoạt động phối hợp giữa chuyên môn với các tổ chức đoàn thểtrong và ngoài nhà trường cùng đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra; phân bổ nguồnlực và quy định thời gian cho các bộ phận nhằm thực hiện kế hoạch đã định

1.4.1.3 Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH

“Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH là quá trình tác động cụ thể của HT tới mọithành viên trong nhà trường, nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mới PPDH củanhà trường thành hoạt động thực tiễn của từng người”[35, tr.576]

Chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện cácmục tiêu đổi mới PPDH Hiệu trưởng thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiệnquyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai đổi mới PPDH, thường xuyên liên kết, độngviên, khuyến khích, giám sát mọi người và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo

sự sắp xếp đã được xác định

1.4.1.4 Kiểm tra hoạt động đổi mới PPDH

Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý Lê-nin đã khẳngđịnh: “Quản lý mà không có kiểm tra thì không phải là quản lý” Theo Trần Kiểm:

“Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay

Trang 26

Kế hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo Kiểm tra

một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra

là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động củađối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn.”[25, tr.128]

Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, Hiệu trưởng cần thiết lập chuẩnkiểm tra, đưa ra các tiêu chí bằng phương pháp định tính lẫn định lượng làm thước đoviệc thực thi nhiệm vụ, các hoạt động của đối tượng quản lý; thường xuyên theo dõiđánh giá, sơ kết những thay đổi có được trong quản lý đổi mới PPDH mà không cầnđợi đến cuối mỗi học kỳ hay cả năm học Công tác kiểm tra của HT có phát huy hiệuquả hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu kiểm tra có cụ thể, rõ rànghay không và Hiệu trưởng có nắm vững nội dung đổi mới phương pháp dạy học; cóbao quát được kế hoạch và hoạt động của các thành viên trong nhà trường hay không

Tóm lại, các chức năng trên không tồn tại độc lập mà chúng có liên quan mậtthiết với nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau Mối quan hệ đó được biểu thị qua sơ

tố cần lựa chọn và sử dụng hợp lý trong hoạt động quản lí của mình nhằm làm chohoạt động quản lí đạt hiệu quả Đó chính là những phương tiện quản lí của người

HT Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Các phương tiện quản lí PPDH chủ yếu của

HT bao gồm: Chế định GD & ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài

Trang 27

lực - vật lực dạy học, hệ thống thông tin và môi trường dạy học ”[35, tr.578].

1.4.2.1 Chế định GD & ĐT

Chế định GD & ĐT trong nhà trường chính là phương tiện, là cơ sở pháp lý

để định hướng thực hiện mục đích đổi mới PPDH Chế định GD & ĐT bao gồmLuật Giáo dục, những chủ trương chính sách - chế độ giáo dục, các nghị quyết, chỉthị, thông tư, điều lệ, HT dựa vào các văn bản này để xác định mục tiêu, nộidung, chương trình, kế hoạch, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nhân sự dạy học

Nó được cụ thể hóa vào điều kiện phù hợp với khả năng làm việc thực tế của thầy

và trò, với sự đồng thuận của cha mẹ HS trong môi trường xã hội địa phương và trởthành quy định nội bộ trường học, linh hồn của công tác quản lý PPDH

1.4.2.2 Bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học

Bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học là phương tiện quyết định để thực hiệnmục đích đổi mới PPDH Nó chính là cơ cấu về bộ máy quản lí Các bộ phận chuyênmôn và nghiệp vụ của nhà trường, là sự sắp xếp bố trí đội ngũ nhân sự và sự ấn địnhchức năng nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân trong trường

HT cần nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức - nhân lực theophương châm chuẩn hoá, trẻ hoá và tri thức hoá đội ngũ, đẩy mạnh hoạt động nghiêncứu ứng dụng khoa học, phát huy những CBQL và GV giỏi, tổ chức hoạt động bồidưỡng thường xuyên và tăng cường hoạt động tự bồi dưỡng; đẩy mạnh phong trào thiđua, bồi dưỡng cập nhật các tri thức mang tính công cụ tạo động lực tinh thần, vật chất,điều kiện làm việc cho bộ máy Bộ máy tổ chức - nhân lực là nhân tố quyết định việcthực hiện mục tiêu phát triển của NT Hoạt động của NT có diễn ra trôi chảy haykhông, các tác động có cộng lực cùng chiều tạo ra sức mạnh tổng hợp hay không, điều

đó phụ thuộc phần lớn vào sự bố trí sắp xếp khoa học, hợp lý của bộ máy tổ chức

1.4.2.3 Nguồn tài lực - vật lực dạy học

Nguồn tài lực - vật lực dạy học là phương tiện thiết yếu để thực hiện mụcđích đổi mới PPDH Nguồn tài lực - vật lực dạy học bao gồm nguồn tài chính, cơ sởvật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH), sản phẩm khoa học và công nghệđược huy động sử dụng để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà trường PPDHmới yêu cầu HS phải tăng cường thực hành, tự lực hoạt động khám phá nhiều hơn,

vì vậy không thể thực hiện đổi mới PPDH nếu không có đủ điều kiện thiết yếu vềCSVC và TBDH Vì vậy, nguồn tài lực - vật lực vừa là cơ sở hạ tầng, vừa là

Trang 28

phương tiện lao động sư phạm tất yếu để duy trì mọi hoạt động của nhà trường.

1.4.2.4 Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là những dữ liệu đã được xử lý về chế định GD & ĐT, bộ

máy tổ chức - nhân lực, nguồn tài lực - vật lực và môi trường giáo dục Để điều hànhtốt nhà trường, HT cần thiết lập hệ thống thông tin giáo dục nhà trường có đủ năng lựcthu nhận, xử lý, chuyển tải những thông tin nội bộ, thông tin đa chiều từ trong ra ngoài

và ngược lại Hệ thống thông tin giáo dục đầy đủ và tin cậy là sức mạnh của HT, là “tàinguyên” cần khai thác để thiết lập và tạo sự vững chắc cho các chức năng khác

1.4.2.5 Môi trường dạy học

Môi trường dạy học là tổng hợp các yếu tố khách quan tác động đến mục tiêuphát triển của NT, bao gồm: vấn đề xã hội học tập, nhu cầu và yêu cầu nhân lực củacộng đồng xã hội, cơ hội và thách thức đối với NT, mối quan hệ và hợp tác, sự cạnhtranh và phát triển, hoạt động tự vệ với những bất thuận của tự nhiên và xã hội Hệthống thông tin và môi trường dạy học là yếu tố tạo nên động lực của HT, nếu HTbiết định hướng và biết vận động, thuyết phục mọi người sẽ xây dựng một môitrường sư phạm lành mạnh

1.4.3 Các yêu cầu đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.4.3.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lí trường tiểu học

Quản lý trường học là thực hiện nhiệm vụ đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáodục, để tiến tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Trong nhà trường Hiệu trưởng là ngườichịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường Hoạt động quản

lý của hiệu trưởng là quá trình đạt đến mục tiêu của nhà trường bằng cách vận dụngcác chức năng quản lý

Trong quản lý trường tiểu học chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, là người địnhhướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được những công việcquan trọng theo từng thời điểm, qua bảng kế hoạch năm học với những mục tiêunhiệm vụ cụ thể, vừa hợp lý vừa khoa học Đồng thời có những bước tổ chức triểnkhai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để từng bước nâng dần chấtlượng giáo dục

1.4.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học

Điều 54 của Luật Giáo dục 2009 [33] đã quy định rõ vai trò chức năng củangười HT Điều 20 của Điều lệ trường Tiểu học [6]lại tiếp tục cụ thể hóa, quy định

Trang 29

rõ nhiệm vụ và quyền hạn của HT trường Tiểu học Đó là:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thựchiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hộiđồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trongnhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyênchuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tàisản của nhà trường;

- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếpnhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệtkết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xácnhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đốitượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; thamgia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và cácchính sách ưu đãi theo quy định;

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị

-xã hội trong NT hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng

xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối vớicộng đồng

Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng để đảm bảo thực hiện được những yêucầu về nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục của giaiđoạn hiện nay, đòi hỏi người HT phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu toàn diện

về phẩm chất lẫn năng lực Người HT không chỉ là người đại diện Nhà nước về mặthành chính, thực thi các hoạt động quản lý trường học mà còn là nhà sư phạm, nhàgiáo dục có tâm hồn, thường xuyên chăm lo việc nâng cao năng lực sư phạm và bồidưỡng tâm hồn nhà giáo cho đội ngũ, có nhạy cảm, giàu lòng nhân văn, có nghệthuật đối xử khéo léo, có khả năng cảm hóa con người Người HT không chỉ làngười đi đầu trong công tác xã hội hóa giáo dục, biết duy trì, phát triển và sáng tạocác định hướng giá trị của nhà trường mà còn là người có khả năng tổ chức trong

Trang 30

thực tiễn, luôn tìm tòi đổi mới hoạt động QL, đổi mới các hoạt động sư phạm củanhà trường Đặc biệt, để thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong thời kỳCNH - HĐH hiện nay, người HT cần tận dụng các cơ hội để tìm kiếm các nguồn lực

hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, vận động khai thác những nguồn kinh phí

to lớn của các tổ chức, lực lượng bên ngoài xã hội

1.5 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.5.1 Mục tiêu quản lý đổi mới phương pháp dạy học

UNESCO đưa ra bốn trụ cột về GD thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm,học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình” Mục tiêu quản lý của Hiệutrưởng trường tiểu học phải đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục nước nhà Hệthống các mục tiêu quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm: Mục tiêu vềphát triển số lượng; mục tiêu về nâng cao chất lượng đào tạo; mục tiêu xây dựng độingũ; mục tiêu về xây dựng CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy học và các hoạt độnggiáo dục khác; mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý; mục tiêu xây dựng mối quan hệgiữa nhà trường và các lực lượng xã hội tham gia giáo dục, thực hiện tốt công tácXHHGD trên địa bàn Mục tiêu quản lý đổi mới PPDH là một mục tiêu bộ phậntrong hệ thống các mục tiêu nâng cao chất lượng GD&ĐT, là mục tiêu ưu tiên hàngđầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

1.5.2 Nội dung quản lý đổi mới PPDH

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đổi mới PPDH Phương pháp dạyhọc mới là phương pháp tích cực hoá người học Đổi mới PPDH hướng vào hoạtđộng chủ đạo của HS, chống lại thói quen thụ động, đào tạo lớp người năng động,sáng tạo, khả năng thích ứng cao trong nền kinh tế tri thức Bồi dưỡng phương pháp

tự học, tự rèn luyện kỹ năng để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm ham học cho HS Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong quản lý,người Hiệu trưởng cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ dạy của thầy và học

của trò Đó là: Một là đổi mới cách dạy của thầy trên quan điểm đổi mới Hai là đổi mới cách học của trò theo hướng chủ động, năng động, sáng tạo Ba là tăng cường thực hành, thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành Bốn là tăng cường mối

quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc Đổi mới PPDH chỉ có thểthực hiện được khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, của giađình, của xã hội Người Hiệu trưởng cần quản lý các tổ chức trong nhà trường, đặc

Trang 31

biệt các tổ chuyên môn, thông qua tổ chức để quản lý con người và công việc.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tuân thủ các bước của việcquản lý đổi mới PPDH Từ việc xây dưng kế hoạch đến việc tổ chức bộ máy nhân

sự, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tin phản hồi

Quản lý công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớiPPDH Đội ngũ giáo viên - yếu tố quyết định chất lượng giáo dục Vì vậy muốn nângcao chất lượng giáo dục phải quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ, đặc biệt là trongyêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới PPDH có thểkhẳng định rằng giáo viên vừa là đối tượng vừa là động lực chính của công cuộc đổimới này Đội ngũ giáo viên cần được đổi mới trước hết về nhận thức, sau đó cần đượctrang bị rất cơ bản về PPDH mà trước kia ở trường đại học đã bị mai một, cần đốt nóngthêm nhiệt huyết, say mê với nghề, xác định tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thươnghọc sinh và nâng cao khả năng tự học và sáng tạo Trong công tác QL cần tạo ra cơ chếmới để động viên, thúc đẩy giáo viên tham gia vào công cuộc vận động này

Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, CNTT góp phần đổi mớiPPDH Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên

và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục và giảngdạy Cái lõi của cơ sở vật chất trường học là thiết bị dạy học Quản lý nội dung nàycần tuân thủ theo nguyên tắc về tính mục đích, tính kế thừa và phát triển, tuân thủchu trình quản lý Muốn quản lý tốt người Hiệu trưởng phải thường xuyên nâng caonhận thức cho giáo viên đối với việc sử dụng thiết bị dạy học

Quản lý việc kiểm tra đánh giá, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng

và kỷ luật Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý Chứcnăng kiểm tra là hệ thống nhằm xác định những chuẩn mực thành tựu khi đối chiếuvới các mục tiêu đã được kế hoạch hoá, thiết kế một hệ thống thông tin phản hồi; sosánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực đã định, xác định những lệch lạc nếu có

và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng, tiến hành những hành động cần thiết đảmbảo rằng nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hiệu nghiệm và hiệu quả đểđạt được mục tiêu của tổ chức Tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” làm cho

nó đi vào chiều sâu và có thêm những nhân tố mới đa dạng và phổ biến hơn trongtập thể giáo viên và học sinh Phong trào này cũng chính là sự tích hợp của các hoạtđộng chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

1.5.3 Phương pháp quản lý đổi mới PPDH

Trang 32

“Phương pháp quản lý giáo dục được hiểu là tổng thể những cách thức tácđộng bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến hệ thống bị quản

lý nhằm đạt mục tiêu quản lý” [24, tr.160] Trong quá trình quản lý đổi mới PPDH,Hiệu trưởng linh hoạt sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý sau:

* Phương pháp giáo dục - tâm lý

Phương pháp giáo dục - tâm lý là tổng thể những tác động đến đối tượngthông qua đời sống tâm lý cá nhân như tâm tư, tình cảm, ý thức và nhân cáchnguyện vọng con người Mục tiêu của phương pháp này dựa trên cơ sở các mốiquan hệ liên nhân cách của con người, người quản lý khơi dậy lòng tự trọng vàlương tâm nghề nghiệp, khai thác tiềm năng trí tuệ, ý thức trách nhiệm, kích thích

sự say mê, sáng tạo của mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ

Đặc trưng của nó là tính thuyết phục, tác động vào ý thức của đội ngũ giáo viên

và học sinh, làm cho họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đổi mới PPDH Từ đó

có thái độ đúng đắn và hành động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nhà trường

* Phương pháp kích thích

Phương pháp kích thích là sự tác động gián tiếp của nhà QL đến đối tượngthông qua các lợi ích kinh tế, tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tìnhcảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì mục tiêu chung của nhà trường

Trong thực tế, không ít Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giỏi, ra quyết địnhchuẩn xác, biết tổ chức khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giá theo chuẩnmực nhưng họ vẫn thất bại trong hoạt động quản lý của mình, chỉ vì họ không biếtquan hệ với mọi người để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho mọi thànhviên cùng hoạt động Chức năng kích thích, động viên quan tâm đến khía cạnh nhânvăn của hoạt động quản lý Mọi hoạt động chỉ có chất lượng và hiệu quả nếu conngười có một động cơ rõ ràng, mạnh mẽ và sâu sắc, khơi dậy khát vọng hoạt độngtích cực, sẵn sàng hiến dâng toàn bộ sức lực, vượt qua mọi trở ngại để tiến tới mụcđích Động lực chính là động cơ, là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt

Trang 33

động của mỗi người Động cơ bắt nguồn từ nhu cầu Vì vậy, để tạo động lực chohoạt động đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng cần kích thích động cơ dạycủa thầy và động cơ học của trò.

Làm thế nào để mục tiêu đổi mới PPDH trở thành nhu cầu của người dạy lẫnngười học, người HT phải biết sử dụng, phối hợp các phương pháp, vận dụng sáng tạotrong điều kiện cụ thể của nhà trường; vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích; vừakết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia;vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm huy độngsức mạnh tổng hợp của mọi thành viên, lực lượng trong và ngoài nhà trường tíchcực thực hiện đổi mới PPDH

1.6 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG

1.6.1 Nhân tố khách quan

1.6.1.1 Chính sách, chủ trương về đổi mới PPDH

Trong di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải kể đến những

ý kiến, những lời giáo huấn vô cùng quý báu của Người về vấn đề “Tự học - Tự đàotạo” và chính cuộc đời Người là một tấm gương về tự học

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiênhàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường CSVC củanhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên”

Luật Giáo dục 2009 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểmtừng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho HS” [33]

Những văn bản chỉ thị của ngành GD & ĐT đã được các cấp quản lý cụ thểhóa và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mớiPPDH ở các trường tiểu học hiện nay

1.6.1.2 Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Đổi mới PPDH luôn gắn liền với các yêu cầu về CSVC - TBDH Cơ sở vậtchất đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mớiPPDH Vì vậy, HT phải tổ chức xây dựng hệ thống CSVC - TBDH phù hợp với nội

Trang 34

dung chương trình tiểu học, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sửdụng và bảo quản hệ thống CSVC - TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

1.6.1.3 Gia đình, cộng đồng xã hội

Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS và là nơithỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em Truyềnthống địa phương, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là nhữngyếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH Trongquá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nộilực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo

điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.

1.6.2 Nhân tố chủ quan

1.6.2.1 Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân vềchất lượng và hiệu quả hoạt động của trường mình “Sự đổi mới PPDH có thành hiệnthực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triểnkhai trong thực tiễn của Hiệu trưởng” [35, tr.592]

Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của HT.Các phẩm chất tâm lý của HT sẽ giúp tập thể vượt qua trở ngại trong quá trình đổimới PPDH Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực QLnguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thu thập và xử lý các thông tin,

và uy tín của người HT góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH

1.6.2.2 Năng lực và phẩm chất của giáo viên

Đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo là dạy chữ, dạy người chủyếu bằng nhân cách của bản thân mình Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sựtác động của nhân cách đến nhân cách Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mớiPPDH, thầy giáo không chỉ là người giảng dạy mà còn là người thúc đẩy việc họctập của HS Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, bản lĩnh chínhtrị và phẩm chất người thầy giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học Cómột câu nói rất chí lý của một nhà giáo dục lớn từng tham gia trong uỷ ban giáo dụccủa UNESCO: “Không có một nền giáo dục nào vượt quá tầm đội ngũ những giáoviên đáng làm việc cho nó” Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành công củađổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng

1.6.2.3 Năng lực và phẩm chất của học sinh

Trang 35

Phẩm chất trí tuệ, năng lực của HS là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức

do thầy giáo truyền thụ Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụnhưng HS không đủ khả năng để tiếp thu kiến thức căn bản, không chịu khó đầu tưthì tình hình đổi mới PPDH cũng khó được cải thiện Đổi mới PPDH đòi hỏi HSphải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực như động cơ họctập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả họctập của mình, có phương pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách

Sơ đồ 1.2 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý đổi mới PPDH của Hiệu

HT

NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA GV, HS

ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC THỰC TẾ CỦA NT

CHÍNH SÁCH, CHỦ TRƯƠNG

VỀ ĐỔI MỚI PPDH

QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PPDH

Trang 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng là một vấn đề rất quan trọng của nềngiáo dục tiến bộ Do đó, đổi mới PPDH là một bước đột phá trong việc thực hiệnmục tiêu, nội dung giáo dục

Quản lý của HT về đổi mới PPDH được hiểu là quá trình tác động có ý thức,

có mục đích của HT đến cách dạy của GV và cách học của HS nhằm đạt được mụcđích dạy học đã xác định

Trong QL, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo vàkiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rất quan trọng,tác động trực tiếp đến con người, là chức năng mà mọi cấp quản lý dù ở cấp độ nàomuốn thành công cũng phải quan tâm đến

Muốn vận hành nhà trường hoạt động tốt, người HT không chỉ là nhà quản lýhành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà còn là nhà hoạt động chính trị - xãhội, nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao

Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học là thực hiện theo xu hướng dạy họchướng vào người học Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của HS, giáoviên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường sử dụng các phươngtiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy học làm cho quá trình họctập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới

Nhà trường là một bộ phận của xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toànĐảng, toàn dân HT cần khéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục, phát huy sứcmạnh nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ ngoại lực nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH

Những vấn đề trình bày trên đây chỉ là những tri thức lý luận Để đề ra nhữngbiện pháp có tính khả thi hiệu quả, phần nghiên cứu thực trạng quản lý ở các trườngtiểu học trên địa bàn TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị được thực hiện ở chương 2

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TP ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ

2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TP ĐÔNG HÀ QUẢNG TRỊ

-Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo83km, cách thủ đô Hà Nội 617km, thành phố Đồng Hới 94km, thành phố Huế74km, Thành phố Hồ Chí Minh 1149km

Từ một thị xã của Bình Trị Thiên, sau khi Tỉnh Quảng Trị được lập lại(01/07/1989), Đông Hà được chọn làm tỉnh ly, là trung tâm kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị Từ đó đến nay, thị xã Đông Hà có những bước pháttriển mạnh mẽ trong tiến trình lên thành phố trực thuộc Tỉnh vào năm 2009 Thựchiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự nghiệp GD&ĐT của TPĐông Hà đã chuyển biến toàn diện cả về hệ thống quy mô và chất lượng đào tạo

2.1.1 Quy mô, số lượng và chất lượng

2.1.1.2 Số lượng

* Bậc Mầm non: Số trẻ đã huy động 5187 cháu/204 nhóm, lớp.

*Bậc Tiểu học: Học sinh huy động 7951 em/231 lớp; học sinh nữ 3825 em.

Toàn cấp học có 100% trường tổ chức dạy học 2 buổi ngày với 6873 em/214 lớp

*Bậc THCS: Số học sinh huy động đầu năm 5535 em/140 lớp.

Thành phố Đông Hà được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia nhiều nămliền về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục THCS và đangtriển khai đề án phổ cập giáo dục bậc Trung học từ năm 2009

Trang 38

Bảng 2.1 Quy mô phát triển trường lớp, HS các bậc học, cấp học (2013 - 2015)

Cấp học/

Số trường

Số trường đạt chuẩn quốc gia Số lớp Số HS

(Nguồn: do Phòng GD & ĐT Đông Hà cung cấp)

Tính đến năm 2014 - 2015, mạng lưới trường lớp, các loại hình giáo dục đãđược củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trí tương đối hợp

lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, vừa thực hiện tốtmục tiêu giáo dục Phải nói rằng quy mô giáo dục của TP trong những năm gần đây

đã không ngừng tăng lên Ngành GD&ĐT đã góp phần phát triển đúng hướng theomục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho Đông Hà nóiriêng và tỉnh nhà nói chung

2.1.1.3 Chất lượng

Đến nay, toàn TP Đông Hà đạt 9/9 phường được công nhận hoàn thành phổcập giáo dục Tiểu học và THCS; 3/9 phường đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểuhọc đúng độ tuổi Nhờ sự chỉ đạo, quan tâm của ngành và các cấp địa phương trongviệc tổ chức tốt ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường” nên tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp

1 trong TP là 2804/2823 đạt 99.3% Tổng số trẻ 11 tuổi trên địa bàn: 1.235;HTCTTH:8.540; Tỷ lệ: 83,44% Chất lượng học tập của HS những năm gần đây đã

có tiến bộ rõ nét Tỉ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá tốt đạt trên 95%; tỉ lệ

học sinh được lên lớp thẳng đạt trên 97%

2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Tổng số CBCC-VC và lao động toàn ngành: 1.119 người, nữ 905 Trong đó:mầm non 280 người, Tiểu học 423 người, THCS 403 người, Cơ quan Phòng 12người Số CBCC, VC là Đảng viên Đảng CSVN là 409 người, đạt tỉ lệ: 36.6%Tỉ lệCB-GV đạt chuẩn và trên chuẩn: 97,6% (trong đó trên chuẩn đào tạo chiếm tỉ lệ55.5%, có 01 Thạc sĩ) Thời gian qua, bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng đếnnay trong toàn phòng đã có 758/ 1107 người có chứng chỉ tin học, đạt tỉ lệ 68,4%

Trang 39

CBGV Trong đó Giáo viên MN 124/280 người chiếm tỉ lệ 44,3%, Tiểu học287/423 người chiếm tỉ lệ 67,8%, THCS 345/404 người chiếm tỉ lệ 85,4%.

- Về đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng đựơc yêu cầu công tác Tuy nhiên việchọc tập để nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị còn thấp so với yêu cầu củacông cuộc đổi mới giáo dục hiện nay Vẫn còn có CBQL trình độ chuyên mônTHSP, còn có CBQL chưa qua đào tạo trình độ chính trị

- Về đội ngũ giáo viên:

+ Số lượng đáp ứng theo yêu cầu, năm 2013 - 2014 đạt tỉ lệ: 1.28 GV/ 1 lớp,năm 2014 - 2015 đạt tỉ lệ: 1.27 GV/ 1 lớp

+ Trình độ chuyên môn, nhìn chung đa số giáo viên đạt chuẩn Việc học tập

và nâng cao trình độ chuyên môn luôn được giáo viên quan tâm và học hỏi Tỉ lệgiáo viên trên chuẩn đạt 55,5% Tuy nhiên vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn trình

độ chuyên môn tỉ lệ 2,4%, trình độ tin học của giáo viên đạt yêu cầu vẫn chưa cao

so với yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, đặc biệt từ năm học 2008-2009 Bộ Giáodục và Đào tạo có phát động ứng dụng CNTT trong dạy học Với tỷ lệ về trình độtin học của đội ngũ giáo viên hiện nay khó đáp ứng được yêu cầu đổi mới

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được củng cố về số lượng,trình độ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học; số lượng GV đạt

và vượt chuẩn đào tạo cũng tăng dần

Bảng 2.2 Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ CBQL

và GV các trường TH thành phố Đông Hà (2013 - 2015)

Năm học Đội

ngũ

Tổng số

Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Trình

độ A tin học trở lên

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

Dưới chuẩn

Trung cấp

Sơ cấp

Chưa qua đào tạo

(Nguồn: Phòng GD & ĐT TP Đông Hà)

Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra giảng dạy GV tiểu học (2013 - 2015)

Trang 40

kiểm tra kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu

(Nguồn: Phòng GD & ĐT Đông Hà)

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TP ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ

Để nắm rõ thực trạng đổi mới PPDH ở các trường tiểu học TP Đông Hà , tôi đãtiến hành điều tra, kết hợp với phỏng vấn Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT,nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các số liệu qua các báo cáo tổng kết năm học, báocáo kiểm tra toàn diện GV tiểu học trong những năm gần đây, đặc biệt chú trọng từnăm học 2013- 2014, các đề án phát triển GD & ĐT của TP Đông Hà giai đoạn 2010 -

2015 và bản dự thảo đề án phát triển GD & ĐT TP Đông Hà giai đoạn 2015 - 2020

Trong quá trình tiến hành khảo sát thực trạng QL đổi mới PPDH của HT cáctrường tiểu học, chúng tôi trao đổi với các CBQL và GV, trực tiếp dự giờ và dự cácbuổi sinh hoạt tổ chuyên môn; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, xem xétcác điều kiện phục vụ hoạt động dạy học của các trường tiểu học TP Đông ,tác giả sửdụng phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 15HT ,17 PHT và

108 GV tiểu học thuộc các địa bàn thuận lợi và khó khăn ( trường Tiểu học Đông Lễ,Tiểu học Sông Hiếu, Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Tiểu học Hòa Bình ) cùng với 8Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD & ĐT TP Đông Hà nhằm nắm bắt khảnăng, nguyện vọng của lực lượng nòng cốt thực hiện đổi mới PPDH, tác giả đãtrưng cầu ý kiến của các GV là các tổ trưởng chuyên môn và GV đang giảng dạy tạicác trường tiểu học trong TP

Kết quả thực hiện chung ở từng nội dung QL khi khảo sát thực trạng tác giảtổng hợp và tính điểm bình quân với quy ước: cứ mỗi phiếu đánh giá ở mức độ Tốt:

3 điểm, Khá: 2 điểm, Trung bình: 1 điểm, Chưa đạt: 0 điểm

2.2.1 Thực trạng nhận thức về quản lý đổi mới PPDH

Để đánh giá nhận thức về quản lí đổi mới PPDH trên địa bàn TP Đông Hà củaHiệu trưởng trường tiểu học, tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 3 nhóm đối tượng:

* Nhóm I: 12 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT TP Đông Hà

* Nhóm II: 32 CBQL của các trường Tiểu học TP Đông Hà

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí Thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí Thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổimới quản lý giáo dục tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học (2004), Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kếtquả học tập của học sinh tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mớiphương pháp dạy học ở tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ đề năm học 2011-2012 và các quy định mới nhất đối với trường học, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáodục theo chủ đề năm học 2011-2012 và các quy định mới nhất đối với trườnghọc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Về nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2013
9. Năng Cẩm (2007), Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Năng Cẩm
Nhà XB: NXBLý luận Chính trị
Năm: 2007
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục2009 - 2020
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW khoáVII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khoáVIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ VI BCH TW khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VI BCH TW khoáIX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w