1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị

60 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 5,4 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đổi mới đất nước, cải cách nền tài chính Quốc gia, đặc biệt cải cáchTài chính công, việc quản lý điều hành ngân sách là một trong những vấn đề có ýngh

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đổi mới đất nước, cải cách nền tài chính Quốc gia, đặc biệt cải cáchTài chính công, việc quản lý điều hành ngân sách là một trong những vấn đề có ýnghĩa vô cùng to lớn quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, được Nhà nước cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm Với mục tiêu khaithác triệt để các nguồn thu, đồng thời nâng cao hiệu quả các nguồn vốn chi đầu tư từngân sách là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách tài chính côngnói chung, thành phố Đông Hà - Quảng Trị nói riêng

Hiện nay công tác quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thànhphố Đông Hà đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu thu, chi tương đối hợp lý đảmbảo cho sự phát triển đồng bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả của công tác quản

lý và sử dụng ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến tìnhtrạng đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí …Vì thế, yêu cầu quản lý và sựdụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng chiến lược, mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả đápứng được các nhu cầu phát triển của tỉnh đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay

Do vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực tiễnnhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đáp ứng được lộtrình cải cách hành chính công phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ởthành phố Đông Hà - Quảng Trị đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho chính quyền

địa phương Vì vậy, nhóm chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tình hình quản

lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thànhphố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị để đánh giá những thành công và hạn chế từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn NSNNtrên địa bàn thành phố Đông Hà

Trang 2

NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà gắn liền với bối cảnh và những yêu cầu mới đặt ra.

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Những thông tin về tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn thành phốĐông Hà được thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo giải ngân vốn ngân sách,

…của phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND Thành phố Đông hà và các cơ quan tổ chứcliên quan

3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số tiệu

- Phương pháp thống kê, mô tả: Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tíchbiến động và xu hướng biến động, sự thay đổi thu chi ngân sách nhà nước từ năm 2010đến 2013

- Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh tình hình quản

lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà từ năm 2010 đến 2013, so sánhthực tế với kế hoạch

- Nhập và xử lí số liệu: Đề tài sử dụng phần mềm EXCELL 2010 để nhập và xử

lí số liệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về:“Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị”.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị

 Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010 - 2013

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1.1.1 Ngân sách nhà nước

1.1.1.1.Khái niệm

Trong lịch sử khái niệm NSNN xuất hiện vào cuối thời kỳ chế độ phong kiến tan

rã, khi mà nền kinh tế hàng hoá tiền tệ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ Kết quảđấu tranh của giai cấp tư sản trên lĩnh vực thuế khoá và chi tiêu đã làm thay đổi thểchế quản lý của nhà nước phong kiến từ thu tuỳ tiện, chi tuỳ hứng sang thể chế thu chitheo luật định Có nhiều khái niệm khác nhau về NSNN Hiện nay có hai quan niệmphổ biến về NSNN như sau:

Quan điểm thứ nhất: NSNN là bảng dự toán thu, chi tài chính của Nhà nước trongmột khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Quan điểm thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ của Nhà nước

Luật NSNN hiện nay thiên về quan điểm thứ nhất: NSNN là toàn bộ các khoảnthu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước

Sơ đồ 1: Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, TP, THỊ XÃ THUỘC TỈNH

NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG,

THỊ TRẤN

Trang 4

1.1.1.2 Đặc điểm

Hoạt động quản lý và sử dụng vốn NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinhtế- chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhấtđịnh Biểu hiện của đặc điểm này là nội dung, mức độ và cơ cấu các khoản thu, chi củaNSNN phải được các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước quyết định và trởthành các chỉ tiêu pháp lý yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện Điều nàychứng tỏ hoạt động của NSNN mang tính pháp cao

Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ởhai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước

 Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế

- chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhànước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định

 Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,

nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước

 Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựngnhững lợi ích chung, lợi ích công cộng

 Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nétkhác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhànước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùngcho những mục đích đã định,

 Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắckhông hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

1.1.1.3 Vai trò ngân sách nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi và trởnên hết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhà nước

có các vai trò như sau:

Vai trò huy động các nguồn Tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm bảocho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải cónhững nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hình thành từ cáckhoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhànước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đềuphải thực hiện

Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanhnghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và

Trang 5

giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường, ảnhhưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sảnxuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thịtrường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhànước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dựtrữ tài chính Ngoài ra còn sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếuchính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trườngvốn… góp phần kiểm soát lạm phát.

Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất

Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế vàchi ngân sách Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác gópphần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vàonhững vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định.Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngànhkinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tưcủa xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư

Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàunghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thunhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Ngânsách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thunhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạonguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư

Quản lý NSNN là hoạt động của chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụngcác phương pháp và công cụ quản lý thích hợp để tác động và điều hành hoạt động củaNSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định

1.1.2.2 Mục đích quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý NSNN nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hộiphát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tì chính đảm bảoyêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý và điều hành nền kinh tế- xã hội

Trang 6

theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

1.1.2.3 Quy trình quản lý ngân sách nhà nước

Sơ đồ 2: Quy trình quản lý ngân sách nhà nước

Lập dự toán NSNN: là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán

nhằm xác định các chỉ tiêu về thu ngân sách và chi ngân sách nhà nước có thể đạt đượctrong năm ngân sách Đồng thời xác định các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính

để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu về ngân sách đã định ra

Chấp hành ngân sách nhà nước: là quá trình sử dụng tổng hợp các biện

pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ngân sách ghitrong dự toán NSNN năm trở thành hiện thực

Quyết toán NSNN: là giai đoạn cuối cùng của một chu trình quản lý NSNN.

Mục đính của quyết toán NSNN là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình thu, chiNSNN trong một năm ngân sách Quyết toán NSNN sẽ cung cấp đầy đủ thông tin vểquản lý điều hành thu, chi NSNN cho những cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:Quốc Hội, HĐND, chính phủ, các nhà tài trợ, người dân Từ đó rút ra những ưu điểm,nhược điểm và các bài học kinh nghiệm cho chu trình NSNN tiếp theo

1.1.2.4 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước

Cân đối NSNN là một nguyên lý xuyên suốt trong qua trình quản lý và sử dụngvốn NSNN Cân đối ngân sách yêu cầu các khoản chi ngân sách phải có nguồn thuđảm bảo

Theo quan điểm hiện nay, NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từthuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và đảm bảo số tích luỹ ngàycàng cao để chi đầu tư phát triển Như vậy, cân đối NSNN xảy ra khi tổng thu ngânsách bằng với tổng chi ngân sách Đây là yêu cầu mang tính lý tưởng, thường ít xảy ra.Bởi lẽ, nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội cũng như mâu thuẩn giữa khả năng và nhucầu thường xuyên biến động, cho nên không nhất thiết phải thường xuyên duy trì ởmức cân đối lý tưởng Song mức độ mất cân đối thu- chi NSNN phải khống chế trongkhuôn khổ nhất định để đảm bảo chủ động trong điều hành ngân sách một cách lànhmạnh và có hiệu quả

1.1.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sảnlượng nền kinh tế trong một thời kì nhất định

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểmgốc Đó là sự gia tăng về quy mô sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc

DỰ TOÁN

QUYẾT TOÁN NSNN

Trang 7

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trêm địa bàn tỉnh Quảng Trị

Trong những năm qua công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảngTrị đạt được những kết quả đáng phấn khởi Ngành Thuế đã có nhiều cố gắng, cácngành, các cấp tích cực phối hợp với cơ quan Thuế triển khai nhiều biện pháp quản lýthu thuế và chống thất thu ngân sách

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Tốc độ tăng thu NSNN chưa tươngxứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế; Các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đượcquản lý chặt chẽ và đầy đủ Ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế chưa nghiêmtúc, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Xây dựng nhà ở tư nhân, kinh doanh vận tải, kinhdoanh khách sạn, nhà nghỉ, kinh doanh xe 2 bánh gắn máy…

Để tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn, khắc phục các hạnchế, tồn tại, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chấphành Luật Ngân Sách, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thựchiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chống thất thu NSNN trên địa bàn, UBNDtỉnh Quảng Trị yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cácBan ngành, Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức và hộ kinh doanh thực hiện tốtcác nội dung theo quy định của pháp luật và Nghị quyết 17

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở một số tỉnh khác

Đề tài tập chung xem xét kinh nghiệm quản lý NSNN của một số tỉnh MiềnTrung Ở đây chỉ đề cập đến một số tỉnh ở Miền Trung có điều kiện KT-XH tương tựnhư tỉnh Quảng Trị : Thừa Thiên Huế, Quảng Bình , Hà Tĩnh, Nghệ An

Nhìn chung công tác quản lý NSNN của các tỉnh gần giống nhau là đều dựa vàoLuật NSNN như thực hiện quá trình NSNN : Lập, chấp hành và quyết toán ngân sáchđều đảm bảo tính tích cực trong quản lý NSNN ở địa phương

Bên cạnh đó do tính đặc thù riêng của điều kiện KT-XH của mỗi địa phương nên

có phần khác nhau trong việc khai thác nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi của địaphương Quảng trị luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu-chi NSNN gắnliền với nhu cầu thực tế về phát triển KT-XH của địa phương bằng những chính sáchđột phá để khai thác nguồn thu cho NS

Quản lý chi NS các tỉnh này khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; cáckhoản chi đều phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà

Trang 8

nước địa phương Thực hiện khoán thu – chi đối với một số ngành ,đơn vị thụ hưởngNSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm ,hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí NSNN Bêncạnh đó việc kiểm tra thanh tra Tài chính đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN đượctăng cường giám sát của nhân dân trong quá trình quản lý thu- chi NSNN, từ nhữngtính đột phá năng động, tích cực trong quá trình quản lý NS của các cấp chính quyềnđịa phương, các đơn vị ,ngành của địa phương tỉnh Quảng Trị đã mang lại nhữngthành công và hiệu quả trong quản lý NSNN của tỉnh trong thời gian qua trên cácphương diện; đặc biệt là quản lý chặt chẽ và có hiệu quả về khai thác các nguồn thu ,tiết kiệm và hiệu quả chi thăng bằng NS tỉnh.

Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số tỉnh có thể vận dụng nâng cao hiệuquả quản lý NSNN ở tỉnh Quảng Trị cụ thể :

- Trong quá trình quản lý chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NS, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kíchhoạt, sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội

thu Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình NS và phương diện phâncấp quản lý NSNN Trong phân cấp NS, cần chú trọng giữa cân đối NSTW và NSĐPnhằm phát huy vai trò các cấp chính quyền địa phương trong phát triển KTXH

- Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lýthu-chi NSNN Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN đều được quantâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng

- Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàngđầu trong định hướng phát triển KT-XH

- Phân chia rõ ràng nguồn thu giữa các cấp chính quyền để tài trợ gánh nặng chitiêu công

- Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lýNSNN

- Đôn đốc các địa phương huy động tối đa khả năng tài chính, loại bỏ tư tưởngtrông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên

- Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh hoạt giữa NSTW và NSĐP nhằm tạo radịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng vớinguồn tài chính hạn hẹp

Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số tỉnh Miền Trung, Tỉnh Quảng Trịcũng cần nhìn nhận xem quá trình quản lý NS của địa phương mình có hiệu quả đúngmức chưa và có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý NSNN tỉnhQuảng trị trong thời gian tới

Trang 9

1.2.3 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở một số quốc gia.

Đề tài tập chung xem xét kinh nghiệm quản lý NSNN của một số nước nhưTrung Quốc, pháp và Thụy Điển Qua nghiên cứu một số quốc gia có thể rút ra mộtvài kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam:

Quyền lực Quốc Hội trong lĩnh vực ngân sách: Quốc Hội có toàn quyền quyếtđịnh ngân sách và có thể thay đổi thu, chi, mức thâm hụt hay thặng dư ngân sách dochính phủ đệ trình

Các nước đang tiến hành cải cách hành chính và cải cách ngân sách

Ngân sách trung ương có sự bổ sung cho ngân sách địa phương trong hệ thốngngân sách nhà nước

Tính tự quản, tự chủ của chính quyền địa phương được đề cao

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Đông Hà là tỉnh lỵ- trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội củatỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16 007’53’’ - 16 052’22’’ vĩ độ Bắc, 107 004’24’’ - 107

007’24’’ kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ,

- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong,

- Phía Đông giáp huyện Gio Linh và Triệu Phong,

- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ

Tổng diện tích tự nhiên là 72,96 km2, dân số trung bình năm 2012 có 90.828người, chiếm 1,54% diện tích và 13,8% dân số toàn tỉnh Mật độ dân số 1.134người/km2 Thành phố Đông Hà được chia thành 9 phường bao gồm: phường 1, 2, 3,

4, 5, Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và Đông Lễ

Thành phố Đông Hà nằm trên giao điểm quốc lộ 1A với đường 9 xuyên Á (Hànhlang Đông-Tây) nối với Lào, Thái Lan, Myanmar và các nước trong khu vực; cáchkhông xa các đô thị phát triển và tiềm năng như thành phố Huế (70 km), thành phốĐồng Hới (93 km); cách cảng Cửa Việt 16 km, sân bay Phú Bài (Huế) 84 km, cáchcửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km

Từ khi được nâng cấp lên đô thị loại III và thành lập thành phố Đông Hà trựcthuộc tỉnh, tăng trưởng kinh tế của thành phố có xu hướng phát triển nhanh, cơ cấukinh tế chuyển dịch tích cực, hạ tầng đô thị tiếp tục được đầu tư chỉnh trang, hoànthiện Bộ mặt kinh tế-xã hội thành phố có những nét khởi sắc mới, tạo đà cho nhữngbước phát triển trong giai đoạn tiếp theo

Trang 11

đô thị quy mô, vững chắc.

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam có diện tích 3.191 ha, chiếm43,7% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10 m so với mặt nước biển, nghiêngdần về phía Đông với độ dốc trung bình 5-100 Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch

và sa phiến, có ưu thế cho việc xây dựng nền móng tốt cho các công trình; trồng câylương thực, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp Địa hình đồi bát úp nối tiếp có thể tạonên không gian kiến trúc đô thị thoáng đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt

2.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịuảnh hưởng của gió Tây-Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng Khíhậu chia thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Tập trung vào tháng 8 đến tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.Mùa mưa trùng vào mùa gió mùa Đông Bắc nên kèm theo rét lạnh kéo dài, độ ẩm

Trang 12

Nhiệt độ: Đông Hà có nền nhiệt độ tương đối cao, trung bình năm 24,40C, nhiệt

độ tối cao 420C, thường xảy ra trong tháng 6,7; nhiệt độ tối thấp 110C, thường xảy ratrong khoảng tháng 12, tháng 1 Trong mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 7 khi xuất hiệngió mùa Tây Nam (thường gọi là gió Lào) mang đặc trưng nắng nóng và khô hạn kéodài, đó cũng là thời gian nóng nhất trong năm

2.1.1.4 Thuỷ văn

Chế độ thủy văn của thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi

và thủy triều từ biển vào thông qua Cửa Việt Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm 3sông chính:

Sông Hiếu Là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc thành phố, bắt nguồn từsườn Đông dãy Trường Sơn, huyện Hướng Hóa, từ độ cao trên 1000 m chảy theohướng Tây Bắc-Đông Nam qua địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà và nhập vàosông Thạch Hãn ở ngã 3 Gia Độ Sông Hiếu có chiều dài 70 km, diện tích lưu vực 465

km2 Đoạn đi qua thành phố Đông Hà dài 8 km, chiều rộng trung bình 150 - 200 m Khuvực hạ lưu sông Hiếu chịu sự chi phối của thủy triều từ biển vào nên có chế độ dòngchảy khá phức tạp Về mùa khô dòng chảy ở thượng lưu nhỏ nên mặn xâm nhập sâu,biên độ mặn lớn, mùa lũ nước thường dâng cao gây ngập lụt Sông Hiếu là nguồn phù sabồi đắp màu mỡ cho các cánh đồng ven hai bên sông; cung cấp nước ngọt dồi dào chosản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn là nguồn điều hoà chế độ nhiệt ẩm cho thành phố,nhất là vào mùa hè Sông Hiếu còn là đường thuỷ rất thuận lợi nối Đông Hà-Cam Lộ,Đông Hà-Cửa Việt và là nguồn khai thác cát sạn dồi dào cho ngành xây dựng

Sông Thạch Hãn Bắt nguồn từ Ba Lòng, sông có chiều dài 145 km, đoạn chảyven phía Đông thành phố dài 5 km là ranh giới giữa Đông Hà và huyện Triệu Phong.Sông Vĩnh Phước Bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400 mét thuộc huyện Cam Lộchảy qua phía Nam thành phố đổ vào sông Thạch Hãn, có chiều dài 45 km, chiều rộngtrung bình 50-70m, diện tích lưu vực 183 km2; lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt1,79m3/s Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn thànhphố

Mạng lưới các hồ đập Ngoài hệ thống các sông chính, Đông Hà còn có mạnglưới các hồ đập phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố như hồ Trung Chỉ, hồ Khe

Trang 13

Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn, hồ Km 6 v.v.

Nhìn chung mạng lưới sông suối, hồ ao là nguồn nước dồi dào cung cấp cho sinhhoạt dân cư, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các ngànhkinh tế, có tác dụng điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái trên địa bàn thành phố

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

+ Đặc điểm thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đấtđai của thành phố Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: đất Feralit trên sa phiến,đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát , trong đó chiếm tỉ lệlớn và có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại sau:

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở khu vựcTây và Tây Nam thành phố Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500 ha, chủ yếu thíchhợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực triềnsông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha, đây là loại đất thích hợp choviệc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp

- Đất phù sa Glây(Pg): Phân bố rải rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các phườngĐông Lễ, Đông Lương, Đông Giang, Đông Thanh) có diện tích 200 ha

Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chua phèn, độ PH dao động từ 4,5 - 6,5nên độ phì thấp

- Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt Thành phố Đông Hà có nguồn nước mặt khá dồi dào do 3 sôngchính cung cấp là sông Hiếu, sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Phước Ngoài ra còn hàngchục khe suối và một số hồ chứa, phân bố khá đều trên địa bàn thành phố Lượng mưabình quân hàng năm 2.700 mm là nguồn bổ sung đáng kể vào nguồn nước các sông hồtrên địa bàn thành phố

Nguồn nước ngầm Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ thìnước ngầm vùng trung tâm thành phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo Nguồnnước ngầm mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa

- Tài nguyên rừng

Hiện nay, thành phố Đông Hà có 2.255,69 ha rừng, trong đó toàn bộ là đất rừngtrồng Rừng tự nhiên bị chiến tranh hủy diệt và một phần do con người chặt phá nênkhông còn diện tích Rừng trồng đã đến tuổi khai thác có khoảng 1.000 ha, mật độthưa, năng suất và trữ lượng thấp Ước tính trữ lượng gỗ củi có khoảng 15.000m3 gỗcủi Cần duy trì và mở rộng diện tích đất rừng sản xuất, trồng rừng cảnh quan gắn pháttriển lâm nghiệp với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 14

- Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạchngói, trữ lư¬ợng không lớn, phân bố rải rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh,phường II và Đông Lương Các đợt thăm dò địa chất trước đây cho biết, Đông Hà cóquặng sắt ở đồi Quai Vạc (km 6 và km 7) ở đường 9 gần trung tâm thành phố, tuynhiên trữ lượng chưa được xác định

- Tài nguyên du lịch, nhân văn

Đông Hà có địa hình, địa thế đa dạng với nhiều sông hồ, vùng gò đồi, rừng cây,tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có sông Hiếu chảy qua thành phố, sông Vĩnh Phước baobọc phía Nam và sông Thạch Hãn phía Đông; có các hồ Khe Mây, Trung Chỉ, hồKm6, Đại An, Khe Sắn; vùng gò đồi phía Tây còn nhiều tiềm năng phát triển lâm sinhthái, rừng cây Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hình thành các khu du lịch sinhthái lâm viên cây xanh, khu công viên vui chơi, giải trí hấp dẫn

Trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng lưu giữnhững giá trị truyền thống tốt đẹp, tự hào của vùng đất và con người Đông Hà qua cácthời đại, trong đó có 20 di tích đã được xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia, 18 di tích cấptỉnh) Các công trình văn hóa tiêu biểu như Đình làng Nghĩa An và các giếng Chăm,Đình làng Lập Thạch, Đình làng Điếu Ngao, đặc biệt Đình làng Trung Chỉ được đánhgiá là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt

Thành phố Đông Hà với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnhQuảng Trị, có lợi thế nằm trên điểm giao cắt của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây vàquốc lộ 1A, nằm gần các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, nằm trên "con đường disản" kết nối các di sản thế giới tại miền Trung, do đó Đông Hà hội tụ các điều kiệntương đối thuận lợi để trở thành điểm dừng chân lý tưởng

Với các thuận lợi về vị trí địa lý và các tiềm năng du lịch nêu trên có thể pháttriển Đông Hà thành một trọng điểm du lịch của tỉnh- là trung tâm điều hành các hoạtđộng du lịch của tỉnh

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Dân số, nguồn lao động

Năm 2013 dân số trung bình toàn thành phố có 90.828 người, trong đó namchiếm 48,9%, nữ 51,1% và có chiều hướng tăng dần qua các năm Theo cách tính quy

mô dân số trong phân loại đô thị thì quy mô dân số Đông Hà hiện nay khoảng 93.000 người Trên địa bàn dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các phườngnội thị Phường I tập trung đông dân nhất, có mật độ 9.023 người/km2, phường III cómật độ thấp nhất 292 người/m2

Trang 15

92.000-Đồ thị 2: Dân số thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013

(Nguồn: UBND thành phố Đông Hà)

Lao động trên địa bàn thành phố có 51.831 người trong độ tuổi lao động, chiếm62,3% tổng dân số, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1.100-1.200 người Bêncạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn làđịa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinhsống, trung bình mỗi năm có khoảng 400-500 người Đây là nguồn nhân lực bổ sungcho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giảiquyết các vấn đề xã hội

Truyền thống văn hóa Người dân Đông Hà cần cù, đoàn kết, thân thiện, trungkiên, anh dũng, có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc Trong các cuộc kháng chiếngiải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, nhân dân Đông Hà cùng nhiều chiến sỹ cảnước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh bảo vệ Tổ quốc, quê hương Ngày nay, trongcông cuộc đổi mới xây dựng đất nước, người dân Đông Hà tiếp tục phát huy đức tínhcần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, nhạy bén vớikinh tế thị trường, không ngừng khắc phục khó khăn, vươn lên đi đầu trong sự nghiệpphát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đây là thế mạnh - nguồn nội lực quan trọng đưathành phố Đông Hà phát triển đi lên trong tương lai

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

Thời gian qua, hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố đã được đầu tư xâydựng tương đối hoàn chỉnh, nhiều tuyến được nâng cấp, mở rộng và quy hoạch mới.Nhiều tuyến đường chính đã được trải nhựa, bê tông hóa và bo, lát vỉa hè

* Đường bộ

- Quốc lộ Các tuyến quốc lộ chạy qua trên địa bàn thành phố bao gồm:

+ Quốc lộ 1A chạy qua thành phố với chiều dài 7,5 km là các tuyến giao thônghuyết mạch gắn kết thành phố thông suốt Bắc Nam;

Trang 16

+ Quốc lộ 9 đoạn chạy qua trung tâm thành phố, được xây dựng tương đối hoànchỉnh có mặt cắt 26-33 m.

+ Quốc lộ 9D chạy qua phía Tây thành phố, được xây dựng hoàn chỉnh theo tiêuchuẩn đường cấp III- là các tuyến trục quan trọng gắn với đường liên vận quốc tếxuyên Á nối Việt Nam với Lào và các nước trong Khu vực;

+ Tuyến Cam Lộ- Cửa Việt: nối Đông Hà với thị trấn Cửa Việt và vùng venbiển, là tuyến đường tác động tới phát triển của thành phố về kinh tế cũng như anninh quốc phòng

- Giao thông đô thị Trên địa bàn thành phố có khoảng 400 km đường đô thị,trong đó tỉnh quản lý 33 tuyến/44 km, thành phố và phường quản lý 90 tuyến/87,4 km,còn lại là các đường khu vực, ngõ phố do nhân dân tự quản Mật độ đường đạt 5,5km/km2, phân bố tương đối đều từ khu trung tâm ra ven đô Những năm gần đây, một

số tuyến đường đô thị mới được xây dựng, chất lượng đường được cải thiện đáng kể.Hầu hết các tuyến đường chính nội thị được trải nhựa, có hệ thống thoát nước, điệnchiếu sáng và có mốc chỉ giới Đã có 115 đường phố được đặt tên và cấp số nhà Tuynhiên, các tuyến đường vùng ven đô đa phần nhỏ hẹp, chưa có có vỉa hè, thiếu hệ thốngđiện chiếu sáng và cây xanh; nhiều tuyến đường vào các ngõ xóm vẫn còn là đường đất

* Đường sắt Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy xuyên qua trung tâm thành phố vớichiều dài 7 km Ga đường sắt Đông Hà nằm ở phía Nam thành phố với diện tích 6,9

ha, đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn ga cấp 1, đáp ứng nhu cầu lưu thông hànghóa và hành khách

* Đường thủy Chủ yếu hoạt động trên sông Hiếu Cảng sông Đông Hà nằm ở vịtrí hạ lưu sông Hiếu, phía thượng lưu cầu Đông Hà, gồm 1 bến đứng có chiều dài 100 m,

1 bến nghiêng dài 90 m; khả năng hàng hóa thông qua cảng 50.000 tấn/năm, cho tàu200-250 tấn cập bến; có bãi chứa hàng rộng 4.000 m2, kho chứa hàng rộng 900 m2 Tuynhiên hiện tại, bến đứng của cảng Đông Hà không sử dụng được do bị sập, hư hỏngnặng Ngoài cảng hàng hóa, trên khu vực chợ mới có bến thuyền khách dài 200 m

2.1.2.3 Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013

Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuậtcủa tỉnh Quảng Trị, nằm ở giao điểm của Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9 trên tuyến hànhlang Kinh tế Đông - Tây, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế củavùng Bắc Trung Bộ và của cả nước

Thành phố gồm có 9 phường, với diện tích tự nhiên 7.296 ha, trong đó đất xâydựng đô thị 3.130ha, chiếm 43% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố

Dân số thành phố hiện có trên 90.000 người, mật độ dân số chung 1.330người/km2 và tại khu vực nội thành mật độ dân số là 6.774 người/km2 Lao động trong

độ tuổi là 48.560 người, tỷ lệ lao động chưa có việc là 4%

Trang 17

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (2006-2010) là 14,8%, Năm

2009 là 14%, thu nhập GPD bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm

Với mục tiêu xây dựng thành phố Đông Hà phát triển theo hướng văn minh, giàuđẹp; xứng tầm với đô thị trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị và là thành phố động lựctrên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây theo chủ trương của Ban thường vụ Tỉnh uỷ vàNghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh, đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra Được sựquan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở ban ngành liên quan, sự hỗtrợ của các chương trình, dự án; thành phố Đông Hà được ưu tiên đầu tư phát triển trêntất cả các mặt KT-XH, CSHT và cảnh quan đô thị đã có những bước phát triển đáng

kể, nhiều công trình được đầu tư với quy mô lớn, có kiến trúc hiện đại đã tạo cho bộmặt thành phố ngày càng khang trang Sự phát triển đó đã đưa Đông Hà trở thành đôthị loại III theo Quyết định số 2285/QĐ-BXD ngày 13/12/2005 của Bộ xây dựng vàtrở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/8/2010 củaChính phủ

Nhìn vào biểu đồ bên dưới, ta có thể nhận thấy rằng, cơ cấu kinh tế của thành phốĐông Hà trong giai đoạn 2010-2013 có sự chuyển biến rõ rệt Trong đó, tỷ trọngngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao tuy nhiên có xu hướng giảm mạnh

từ 33,6% năm 2010 xuống 28,4% năm 2013; tỷ trọng ngành CN-XD có biến động tăngnhanh từ 29,1% năm 2010 lên đến 35,8% năm 2013; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớnnhất của thành phố nhưng có xu hướng giảm nhẹ từ 37,3% năm 2010 giảm xuống35,8% năm 2013 Điều này cho thấy rằng, thành phố Đông Hà đang có biểu hiện tíchcực phù hợp với xu thế CNH-HĐH hiện nay nhằm đạt được mục tiêu trở thành đô thịloại II trong giai đoạn sắp tới

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế thành phố Đông Hà giai đoạn

(Nguồn: UBND thành phố Đông Hà)

Trang 18

2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị

2.2.1 Tình hình quản lý vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi trách nhiệm vàquyền hạn của cơ quan nhà nước ở mỗi cấp trong quá trình quản lý, điều hành ngânsách nhà nước

Căn cứ vào nghị định Số: 17/2010/NQ-HĐND (Đông Hà, ngày 10 tháng 12 năm 2010) Thông qua Quy định Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các

khoản thu thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015 và định mức chi thường xuyên ngânsách địa phương năm 2011 Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V,

kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010 và có hiệu lực kể từ ngày thôngqua (Phụ lục 1)

Trang 19

Sơ đồ 3: quản lý vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG TRỊ

NGÂN SÁCH PHƯỜNG 3

NGÂN SÁCH

TP ĐÔNG HÀ

NGÂN SÁCH PHƯỜNG 5

NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG GIANG

NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG THANH

NGÂN SÁCH PHƯỜNG 4

NGÂN SÁCH PHƯỜNG 2

NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG LỄ

Trang 20

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà

2.2.2.1 Tình hình thu NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà giao đoạn 2010 – 2013

Những năm vừa qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đông

Hà hết sức coi trọng công tác thu ngân sách nhà nước Xác định nhiệm vụ trọng tâmcủa đơn vị Chi cục Thuế thành phố Đông Hà từ khi thành lập tới nay kết quả thu thuếhằng năm đều đạt và vượt dự toán đề ra Giai đoạn 2010 – 2013, tổng thu NSNN đạt211.258.947.191 đồng năm 2010 thì đến năm 2013 con số này đã đạt lên382.929.208.966 đồng, gấp 1,81 lần

Trong tổng thu ngân sách trên địa phương phải kể đến khoản thu ngân sách trênđịa bàn chiếm tỉ trọng cao nhất có giá trị hơn 117 tỉ đồng (chiếm 55,44%) năm 2010.Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 23,51% Thu ngân sách tăngđều qua các năm từ trên 171 tỉ đồng (chiếm 56,84%) năm 2011 , tăng nhẹ về giá trịnăm 2012 đạt mức 175 tỉ đồng nhưng cơ cấu giảm (chiếm 49,38%) và gần 221 tỉ đồng(chiếm 57,63%) năm 2013 Do tăng thu thuế các khoản lệ lí, phí ,thu tiền sử dụng đấttrên địa bàn

Bên cạnh đó, thu chuyển nguồn lại có xu hướng giảm mạnh qua các năm từ25,014,732,819 đồng năm 210 giảm xuống còn 12,872,215,110 đồng vào năm 2013.Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Các hoạt động sản xuất kinh doanhchưa được quản lý chặt chẽ và đầy đủ Ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuếchưa nghiêm túc đặt biệt trong lĩnh vực: xây dựng nhà ở tư nhân, kinh doanh kháchsạn, nhà nghỉ Chính sách thuế năm 2010 và đầu năm 2011 có nhiều thay đổi, Chínhphủ tiếp tục có chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo

gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã có những tác động không nhỏ đến công tác thu trênđịa bàn.Luật quản lí thuế được ban hành có hiệu lực cao trong việc thực thi công tácquản lí thu thuế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thực hiện cơ chế tự khai, tựnộp, tự chịu trách nhiệm trước nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố hoànthành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, góp phần vào việc thắng lợi các mục tiêu kinh

tế xã hội của địa phương

Theo thống kê trên địa bàn thành phố có 817 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 3.577 hộkinh doanh các thể Để hoàn thành dự toán năm sau cao hơn năm trước đồng thời tạothuận lợi cho người nộp thuế UBND thành phố và Chi cục thuế tập trung cải tiến vàđổi mới công tác giải quyết hồ sơ hành chính theo mô hình “ một cửa” Các thủ tụcquy định đơn giản hơn, rõ ràng, minh bạch, công khai tiết kiệm thời gian của ngườinộp thuế

Tập trung chủ yêu công tác tuyên truyền , tập huấn quyết toán thuế thu nhập cánhân năm 2009 Từ 2010 đến nay đã kiểm tra 232 đơn vị truy thu 5,5 tỷ đồng, xử phạt

Trang 21

gần 800 triệu, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế theo đúng thời gian quy định tránhthất thu và nợ đọng thuế.

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng về giá trị đều qua các năm, 2010 đạt hơn

53 tỉ đồng (25,25%) tăng lên 72 tỉ đồng (23,91%) năm 2011 , đạt mức tăng cao nhấtnăm 2012 trên 100 tỉ đồng (28,29%) tăng 28 tỉ lên mức thu ngân sách và năm 2013 đạt

124 tỉ đồng (32,43%) riêng cơ cấu thì năm 2011 giảm nhẹ

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân của thu ngân sách nhà nước giai đoạn2010-2013 đạt 21,93%

Trang 22

Bảng 2: Tình hình thu ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013

ST

Tốc độ tăng trưởn g BQ SL

(VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%) (+-%)

Tổng thu ngân sách địa phương 211,258,947,19

289,342,059,969

95.92

341,158,514,535

96.08

369,593,487,757

96.52

22.00

I Thu ngân sách trên địa bàn 117,116,151,99

5

55.44

171,447,161,514

56.84

175,336,775,029

49.38

220,680,230,201

57.63

23.51

II Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 53,333,877,000 25.2

5 72,137,734,000

23.91

100,439,123,000

28.29

124,169,404,000

32.43

32.54

III Thu kết dư 8,064,367,384 3.82 21,380,414,955 7.09 41,211,737,906 11.6

1 11,694,638,446 3.05

13.19

V Thu chuyển nguồn 25,014,732,819 11.8

4 24,376,749,500 8.08 24,170,878,600 6.81 12,872,215,110 3.36

19.87

B Các khoản thu để lại quản lý qua 7,729,817,993 3.66 12,305,247,329 4.08 13,905,217,364 3.92 13,334,721,209 3.48 19.93

Trang 23

(Nguồn: Phòng TC-KH thành phố Đông Hà)

Trang 24

2.2.2.2 Tình hình chi NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà giao đoạn 2010 – 2013

Ngân sách nhà nước chủ yếu được chi cho hai lĩnh vực là chi thường xuyên vàchi cho đầu tư phát triển

Dựa vào bảng 4 có thể nhận thấy rằng trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013tổng chi ngân sách thành phố Đông Hà tăng cả quy mô lẫn tỷ trọng Tốc độ tăngtrưởng bình quân năm 2013 so với năm 2010 là 18,96% Trong đó chi thường xuyên lànguồn chi chủ yếu trong chi trong cân đối và có xu hướng tăng đều qua các năm cả về

số lượng và cơ cấu Cụ thể năm 2010 chi thường xuyên là 117.112.205.443 đồngchiếm 61,68% chi trong cân đối Năm 2011 là 151.824.410.338 đồng chiếm 58,30%trong chi trong cân đối, năm 2012 là 230.900.590979 đồng chiếm 67,25% trong chitrong cân đối Năm 2013 là 216.079.402.652 đồng chiếm 67,59% trong chi trong cânđối Sỡ dĩ năm sau tăng nhanh so với những năm trước là vì Nhà nước đã liên tục tăngnhanh cho đầu tư giáo dục, y tế và xã hội, chú trọng đến vùng sâu vùng xa qua cácchương trình mục tiêu đặc biệt, chương trình xóa đói giảm nghèo Trong 4 năm quaThành phố đã triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế,và khoản chihành chính Việc phân bổ và sử dụng ngân sách đã tiến bộ hơn do cải cách hành chínhnhưng vẫn chậm so với yêu cầu của cấp trên

Dựa vào đồ thị 4 cho thấy thành phố Đông Hà rất chú trọng chi cho sự nghiệpgiáo dục Điều này thể hiện ở cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục trong chi thường xuyênluôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 42,81% vàonăm 2010 lên 45,27% vào năm 2013 Đây là kết quả có việc thành phố Đông Hà chútrọng đầu tư vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động,

tỷ lệ lao động qua đào tạo 59% vượt kế hoạch Duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểuhọc đúng độ tuổi và THCS 9/9 phường, chất lượng dạy học được nâng cao, thành phố

có 99,97% học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, có 282 học sinh đạt giải cấptỉnh, 13 học sinh đạt giải quốc gia và 100% giáo viên tiểu học và THCS đạt chuẩn.Đây là những tín hiệu mừng cho thấy việc thành phố Đông Hà đã gặt hái được nhiềukết quả trong sự nghiệp giáo dục

Ngoài ra, thành phố Đông Hà đang ngày một chú trọng vào sự nghiệp y tế, mặc

dù chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên đang có

xu hướng tăng nhanh qua các năm Bằng chứng là chi cho sự nghiệp y tế chỉ chiếm0,01% chi thường xuyên cả thành phố vào năm 2010 nhưng đến năm 2013, chi sựnghiệp y tế đã chiếm 5,71% tổng chi thường xuyên của thành phố Kết quả thu đượcvào năm 2013, tỷ suất sinh giảm 0.7% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là9,45% so với kế hoạch là 9,5% Đây là những kết quả đạt được từ chi NSNN cho sựnghiệp y tế, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho người dân

Trang 25

Bảng 3: Tình hình chi ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013

ST

Tốc độ tăng trưởn g BQ SL

(VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%) (+-%)

Tổng chi ngân sách địa phương 189,878,532,23

248,130,322,06 3

95.2 8

329,463,867,08

306,342,859,54 9

151,824,410,33 8

58.3 0

230,900,590,97 9

67.2 5

216,079,402,65 2

67.5

9 22.65

IV Chi nộp ngân sách cấp trên 0.00 8,400,000 0.00 0.00 0 0.00

V Chi chuyển nguồn sang năm sau để chi 14,052,942,400 7.40 24,170,878,600 9.28 12,872,215,110 3.75 15,377,106,897 4.81 3.05

VI Chi chuyển nguồn tạm ứng 10,323,807,100 5.44 0.00 0.00 0.00 100.0

0

B Các khoản ghi chi quản lý qua ngân

sách 7,729,817,993 4.07 12,305,247,329 4.72 13,905,217,364 4.05 13,334,721,209 4.17 19.93

(Nguồn: Phòng TC-KH thành phố Đông Hà)

Trang 27

Đồ thị 3: Cơ cấu các khoản chi trong chi thường xuyên trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013

Trang 28

- Mặc dù chi thường xuyên từ NSNN để nuôi sống bộ máy chính quyền và phụ

vụ các nhu cầu an sinh xã hội của người dân tuy nhiên khoản chi này hầu như khôngđem lại lợi nhuận về kinh tế Để phát triển kinh tế thì không thể không kể đến việc chicho đầu tư phát triển Đây chính là nguồn chi đầu tư mang lại lợi nhuận kinh tế chochính quyền địa phương Trong giai đoạn 2010-2013, chi đầu tư xây dựng từ nguồnquỹ đất có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi đầu tư phát triển

từ 37,38% vào năm 2010 đã tăng lên 74,52% vào năm 2013 Trong năm 2013 đã triểnkhai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho 30 công trình (kể cả công trìnhchuyển tiếp), đã có 14 công trình hoàn thành, 6 công trình cở bản hoàn thành và 10công trình đang thực hiện

Bên cạnh đầu tư xây dựng từ nguồn quỹ đất, thành phố Đông Hà cũng chi ngânsách phục vụ việc xây dựng cở bản tập trung điều này chứng tỏ răng thành phố Đông

Hà đang tập trung đầu tư quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới rồi tiến hành bánđấu giá đất ở các khu quy hoạch này từ đó tăng thu ngân sách nhà nước để đầu tư vàocác lĩnh vự khác

Trang 29

Đồ thị 4: Cơ cấu các khoản chi trong chi đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013

Trang 30

Bảng 4: Tổng hợp thu chi vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013

ST

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%)

SL (VND)

CC (%) Thu ngân sách

Tổng thu ngân sách địa phương 211,258,947,191 100 301,647,307,298 100 355,063,731,899 100 382,928,208,966 100

A Tổng thu cân đối ngân sách 203,529,129,198 96.34 289,342,059,969 95.92 341,158,514,535 96.08 369,593,487,757 96.52

I Thu ngân sách trên địa bàn 117,116,151,995 55.44 171,447,161,514 56.84 175,336,775,029 49.38 220,680,230,201 57.63

II Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 53,333,877,000 25.25 72,137,734,000 23.91 100,439,123,000 28.29 124,169,404,000 32.43III Thu kết dư 8,064,367,384 3.82 21,380,414,955 7.09 41,211,737,906 11.61 11,694,638,446 3.05

V Thu chuyển nguồn 25,014,732,819 11.84 24,376,749,500 8.08 24,170,878,600 6.81 12,872,215,110 3.36

B Các khoản thu để lại quản lý qua NS 7,729,817,993 3.66 12,305,247,329 4.08 13,905,217,364 3.92 13,334,721,209 3.48

Chi ngân sách

Tổng chi ngân sách địa phương 189,878,532,236 100 260,435,569,392 100 343,369,084,453 100 319,677,580,758 100

A Chi trong cân đối 182,148,714,243 95.93 248,130,322,063 95.28 329,463,867,089 25 306,342,859,549 95.83

I Chi đầu tư phát triển 40,659,759,300 21.41 72,126,633,125 27.69 85,691,061,000 24.96 74,886,350,000 23.43

II Chi thường xuyên 117,112,205,443 61.68 151,824,410,338 58.30 230,900,590,979 67.25 216,079,402,652 67.59

V Chi chuyển nguồn sang năm sau để chi 14,052,942,400 7.40 24,170,878,600 9.28 12,872,215,110 3.75 15,377,106,897 4.81

B Các khoản ghi chi quản lý qua ngân sách 7,729,817,993 4.07 12,305,247,329 4.72 13,905,217,364 4.05 13,334,721,209 4.17

(Nguồn: Phòng TC-KH thành phố Đông Hà)

Ngày đăng: 06/11/2014, 10:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Sơ đồ 1 Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam (Trang 3)
Đồ thị 2: Dân số thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
th ị 2: Dân số thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 (Trang 15)
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 (Trang 17)
Sơ đồ 3: quản lý vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Sơ đồ 3 quản lý vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà (Trang 19)
Bảng 2: Tình hình thu ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Bảng 2 Tình hình thu ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013 (Trang 22)
Bảng 3: Tình hình chi ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Bảng 3 Tình hình chi ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013 (Trang 25)
Đồ thị 3: Cơ cấu các khoản chi trong chi thường xuyên trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
th ị 3: Cơ cấu các khoản chi trong chi thường xuyên trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 (Trang 27)
Đồ thị 4: Cơ cấu các khoản chi trong chi đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
th ị 4: Cơ cấu các khoản chi trong chi đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 (Trang 29)
Bảng 4: Tổng hợp thu chi vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Bảng 4 Tổng hợp thu chi vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013 (Trang 30)
Đồ thị 5: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 - 2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
th ị 5: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 32)
Đồ thị 6: Đồ thị biểu diễn tình hình thu ngân sách nhà nước theo từng phường của thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 - 2013 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
th ị 6: Đồ thị biểu diễn tình hình thu ngân sách nhà nước theo từng phường của thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 34)
Bảng 5: Tình hình thu ngân sách nhà nước phân theo phường trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2010 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Bảng 5 Tình hình thu ngân sách nhà nước phân theo phường trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2010 (Trang 35)
Bảng 6: Tình hình chi ngân sách nhà nước phân theo phường trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2010 - tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị
Bảng 6 Tình hình chi ngân sách nhà nước phân theo phường trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2010 (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w