Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.4 Nguyên nhân của hạn chế

2.3.4.1 Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có: vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau. Do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.

- Do cơ chế phân công, phân cấp không quy rõ trách nhiệm. Chính sách về tài chính thiếu ổn định, chính sách tái định cư không thống nhất và thiếu nhất quán.

- Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hóa.

- Hệ thống văn bản pháp luật từ qui hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán... chưa đầy đủ, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh.

- Đối với cơ chế về việc giải ngân vốn thì vẫn chưa có nét rõ ràng và chưa có một hướng đi cụ thể nào, do tiến độ giải ngân vốn chậm nên nhiều dự án bị kéo dài do thiếu vốn, gây lãng phí rất nhiều.

- Nền kinh tế cả nước nói chung và địa phương nói riêng chịu ảnh hưởng của lạm phát.

2.3.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Không nên quá nhấn mạnh nguyên nhân khách quan mà cần phải thẳng thắn nhìn

nhận những hạn chế, yếu kém do chủ quan, do con người gây ra:

- Phẩm chất, năng lực, chất lượng cán bộ, công chức chưa cao, còn hạn chế về kỹ năng quản lý và chưa có ý thức trách nhiệm thực thi công vụ, nên dẫn đến tình trạng có một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức và có hành vi tham nhũng.

- Tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, thất thoát, lãng phí không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài.

- Sự chỉ đạo của sở Tài chính trong một số lĩnh vực còn thiếu kiên quyết.

- Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tính hình thức, chưa được thực hiện một cách triệt để.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ – TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w