4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.2 Thành tựu trong quản lý chi NSNN trên địa bàn TP Đông Hà
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta nói chung, thành phố Đông Hà nói riêng chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng và chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cộng đồng nhân dân, thành phố đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế, thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH đã đặt ra. Kết quả công tác quản lý chi NSNN trong những năm qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh và xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, cụ thể:
Một là, về cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của cả nước, với xu thế tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản (Theo số liệu Bảng 1).
Ngành công nghiệp tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế và ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,1% năm 2010 lên 35,8% năm 2013; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh từ 33,6% năm 2010 còn 24,8% năm 2013; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng
công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm như: các khu công nghiệp, các công trình giao thông huyết mạch, các khu du lịch... tạo đà phát triển KT-XH trên địa bàn.
Hai là, công tác lập dự toán chi đầu tư từ NSNN trên địa bàn Đông Hà - tỉnh Quảng Trị cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND thành phố và trên cơ sở tình hình KT-XH của địa phương. Về cơ bản, dự toán chi NSNN trên địa bàn được lập căn cứ vào định hướng phát triển KT-XH của tỉnh; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước, phù hợp lộ trình cải cách tài chính công, gắn liền với việc thực thi kế hoạch và chiến lược phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cũng được đổi mới rõ rệt bằng cách quy định rõ quan hệ ngân sách và thẩm quyền quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương, trao sự chủ động hơn cho địa phương trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Ba là, về công tác quy hoạch, định hướng đầu tư: Bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Nghị quyết hội đồng nhân dân thông qua. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt để định hướng chiến lược đầu tư nói chung và đầu tư phát triển từ NSNN nói riêng. Trên cơ sở chiến lược đầu tư đã được kế hoạch hoá thành các chương trình dự án công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có bước tiến đáng kể và hoàn thiện. Trong những năm qua, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Bên cạnh đó cũng giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, chăm sóc nhân dân, giữ gìn vệ sinh môi trường, và các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng toàn diện bền vững.
Bốn là, về công tác tổ chức thực hiện các chương trình dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN:
- Về thiết kế kỹ thuật thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán: được các tổ chức tư vấn thiết kế dựa trên cơ sở số liệu khảo sát khoa học và các quy chuẩn xây dựng do nhà nước ban hành kết hợp công nghệ thông tin để đưa ra bộ hồ sơ hoàn chỉnh đầy đủ chính xác và phù hợp với thực tế.
- Về công tác thẩm định thiết kế dự toán: công tác thẩm định thiết kế dự toán của những dự án xây dựng từ NSNN có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành. Việc thẩm định thiết kế được dựa trên những tiêu chuẩn định mức xây dựng, chế độ quản lý xây dựng của nhà nước đã phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong
thiết kế kỹ thuật và cắt giảm chi phí không cần thiết, tiết kiệm và chống thất thoát lãng phí cho NSNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
- Về chất lượng thẩm định dự án: Thời gian thẩm định đã được rút ngắn hơn cùng với việc từ năm ngàng Xây dựng thực hiện cơ chế một cửa, đơn giản hoá hồ sơ quy trình thủ tục thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định.
- Về công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu chỉ định đấu thầu: tình trạng đấu thầu khép kín, chia gói thầu nhỏ để chỉ định thầu đã từng bước được khắc phục. Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định kết quả đấu thầu ngày càng được nâng cao, theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng và Luật NSNN. Từ năm 2009 đến nay công tác thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu hồ sơ dự thầu, các đơn vị chức năng của các Tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kết quả trúng thầu và chỉ định thầu từ NSNN tiết kiệm được hàng tỷ đồng. Nhìn chung công tác đấu thầu tư vấn mua sắm hàng hoá thi công xây lắp đã từng bước đi vào nề nếp; các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị tư vấn đã thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu cho các chủ đầu tư nên từng bước đã khắc phục được những hạn chế trong công tác đấu thầu đã từng bước được khắc phục.
- Về công tác tổ chức xây lắp: Thông qua công tác đấu thầu xây lắp, công tác thi công xây lắp các công trình dự án đầu tư bằng ngùôn vốn NSNN được giao cho các tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm đảm nhận. Quá trình, quy trình quy phạm thi công xây lắp nghiệm thu công trình cũng như xử lý các vấn đề phát sinh cũng được đảm bảo tuân thủ thực hiện theo quy định của nhà nước. Đối với các công trình trọng điểm quan trọng có tầm quy mô quốc gia thì việc kiểm tra vật liệu trước khi thi công đã được chú trọng và tổ chức nghiệm thu theo từng giai đoạn. Trong quá trình xây lắp lắp đặt thiết bị thi công và thi công đảm bảo thực hiện yêu cầu về an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình.
- Về quản lý chất lượng công trình: chất lượng công trình đầu tư xây dựng từ NSNN luôn là vấn đề “nóng” và đòi hỏi được quan tâm chặt chẽ. Trong thời gian qua việc quản lý chất lượng công trình dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đã có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương đến các tỉnh thành. Giao cho các Sở xây dựng thành lập phòng quản lý chất lượng và trung tâm quản lý chất lượng đồng thời tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách góp phần đưa công tác giám sát vào nề nếp và nâng cao chất lượng công trình. Đối với cấp huyện việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình đã được chú trọng và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực này.
- Về công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình: thông qua chức năng nhiệm vụ quản lý kiểm tra kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì Kho bạc Nhà nước kết hợp với các Sở ban ngành thực hiện loại trừ những nội dung chi chưa đúng với chính sách chế độ quy định của nhà nước, tiết kiệm cho vốn đầu tư NSNN hàng tỷ đồng.
- Về công tác nghiệm thu bàn giao và vận hành kết quả đầu tư sử dụng bằng nguồn vốn NSNN.
- Về nghiệm thu bảo hành và bảo trì công trình xây dựng: thực hiện nghiệm thu theo từng giai đoạn, nghiệm thu theo từng hạng mục và nghiệm thu tổng thể sau khi dự án kết thúc. Bên cạnh đó, vấn đề bảo hành bảo trì duy tu bảo dưỡng công trình hoàn thành và đi cùng với nó là việc đào tạo cho đối tượng thụ hưởng và cách thức sử dụng vận hành và quản lý công trình hoàn thành được bàn giao sử dụng cũng đã từng bước được quan tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN thì vẫn còn nhiều tồn tại gây ra thất thoát lãng phí trong đầu tư, đã để lại những hậu quả không nhỏ cho đến ngày nay.