1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác động của nó đối với công tác quản‎ lý, bảo vệ rừng ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

62 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

phát triển rừng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác động của nó đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trang 1

phát triển rừng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác động của nó đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”.

Thông qua các phương pháp thu thập số liệu như phỏng vấn các cán bộ Kiểmlâm, thu thập các văn bản pháp luật, các chủ trương, giải pháp, tài liệu sẵn có, sốliệu liên quan, cũng như phương pháp phân tích số liệu, chúng tôi thống kê đượctất cả những vụ việc vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sảntại địa bàn thành phố Đông Hà trong suốt quá trình từ năm 2011–2014 đều lànhững trường hợp vi phạm khá phức tạp, hầu hết mang tính chất nhỏ lẻ, quy môkhông lớn, đối tượng vi phạm chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân, không mangtính tổ chức Thực trạng công tác xử phạt vi phạm về quản lý bảo vệ rừng tạithành phố Đông Hà còn gặp nhiều hạn chế, tuy số lượng các vụ vi phạm khálớn, nhưng vẫn còn tồn tại các vụ vi phạm vắng chủ nên khiến cho việc xử phạtcác hành vi vi phạm còn gặp nhiều khó khăn Từ đó, đánh giá được tác động củaviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng vàquản lý lâm sản đến đời sống xã hội, là một biện pháp răn đe, giáo dục, phòngngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng,cũng như đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo

vệ rừng và công tác pháp chế thanh tra kiểm lâm

Việc xử phạt VPHC đã có những tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp

Trang 2

việc quản lý bảo vệ rừng và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vựclâm nghiệp Làm tốt công tác xử phạt VPHC chắc chắn sẽ góp phần quan trọngcho việc quản lý bảo vệ rừng tốt hơn.

Đây là một đề tài mang tính chất xã hội rất cao, đồng thời rất sát với tình hìnhthực tế của nhiều địa phương trong cả nước Do vậy, cần có sự khuyến khích,vận động các tác giả khác tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, nhằm từng bước nângcao năng lực Thanh tra - Pháp chế của các Trạm, Hạt Kiểm lâm, cũng như nhậnthức của nhiều người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng

Trang 3

Những năm gần đây, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng diễnbiến hết sức phức tạp, đặc biệt tình trạng chống người thi hành công vụ còn diễn

ra phổ biến ở những địa phương có nhiều rừng, gây bức xúc trong xã hội Một

số nơi, tình hình phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luậtvẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn xuất hiện các “điểm nóng” về khai thác rừng,săn bắt động vật rừng và phá rừng, các “tụ điểm” mua bán, tàng trữ và vậnchuyển lâm sản trái pháp luật, bọn đầu nậu, kẻ tổ chức phá rừng chuyên nghiệp,nhiều đường dây buôn bán lâm sản trái pháp luật vẫn chưa bị triệt phá, các đốitượng vi phạm ngày càng liều lĩnh, côn đồ, tổ chức đông người chống trả quyếtliệt lực lượng chức năng

Công tác quản lý bảo vệ rừng được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhauthông qua việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước Trong đó việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công tác quản lýbảo vệ rừng là một đặc trưng về tính quyền lực của Nhà nước, nó tác động sâusắc đến đời sống xã hội nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng.Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản liên quannhư: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, các Nghị định, Thông tư, Quyếtđịnh liên quan đến bảo vệ, quản lý và khai thác rừng Gần đây, Chính phủ đãban hành Nghị định số 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Trong

đó, không ngừng hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực lâm nghiệp, các quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực lâm nghiệp là nhu cầu cấp thiết hiện nay vì vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực này thường xảy ra rất phổ biến, gây nhiều tác hại về kinh tế - xãhội Việc xử lý đúng các vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp phụthuộc vào nhiều yếu tố, một trong các yếu tố đó là thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính Những quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

Trang 4

vực lâm nghiệp có điều kiện thực hiện tốt trên thực tế khi có một đội ngũ nhữngngười có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phẩm chất, trình độ, nănglực và ý thức, trách nhiệm cao trong quá trình thực thi chức trách được giao.Quảng Trị là một tỉnh duyên hải, ở vào cực bắc của vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung, nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc – Nam Theo thống kê sơ bộ,năm 2013, toàn tỉnh có 220.797 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗkhoảng 11 triệu m3 Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ Động vật rừng cũng khá phong phú và

đa dạng Hiện tại có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát(thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị, rừng trồng các loại códiện tích 85.820 ha, nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độtrung bình, rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo taitượng, keo lai, được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tếkhá cao, đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sảnxuất, một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồngrừng phòng hộ Diện tích rừng thông nhựa khoảng 25.000 ha, sản lượng khaithác nhựa thông năm 2010 đạt 1.998 tấn.[4]

Cũng như các địa phương khác của tỉnh Quảng Trị, thành phố Đông Hà đã cónhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đã đem lại một số kết quảđáng ghi nhận, đặc biệt là việc áp dụng kịp thời các văn bản pháp luật liên quanđến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp Tuy nhiên, đánh giáthực trạng việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệrừng và quản lý lâm sản, cũng như tác động của các biện pháp xử phạt vi phạmhành chính đối với hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng là một vấn đềđược xã hội quan tâm, nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệthống để từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chocông tác Pháp chế - Thanh tra trong ngành Kiểm lâm của tỉnh Quảng Trị nóichung và thành phố Đông Hà nói riêng

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác động của nó đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”.

Trang 5

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cùng với việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp, Nhànước thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng bằng các văn bản pháp luật Việc quản

lý Nhà nước bằng pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng thể hiện dưới 2dạng:

- Dạng thứ nhất: Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướngdẫn hành vi xử sự của con người Tức là những văn bản quy phạm pháp luật đóchỉ cho người ta biết mình phải thực hiện như thế nào khi tác động đến rừng, làgiới hạn để người ta biết nếu vượt quá phạm vi cho phép, làm trái với các quyđịnh đó phải gánh chịu hậu quả pháp lý xảy ra

- Dạng thứ hai: Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định việc ápdụng các chế tài (bằng hành chính hoặc bằng hình sự) để xử lý các vi phạm cácquy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng

2.1 Ban hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và thành lập lực lượng Kiểm lâm nhân dân

Trước tình hình rừng ngày càng bị phá hoại nghiêm trọng, đe dọa đến sảnxuất và đời sống của người dân, ngày 6 tháng 9 năm 1972, Ủy ban thường vụQuốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng và ngày 11 tháng

9 năm 1972, Chủ tịch nước đã ra lệnh công bố Pháp lệnh quy định về việc bảo

vệ rừng là một văn kiện quan trọng của Nhà nước ta, có ý nghĩa chính trị, kinh

tế, xã hội…rất sâu sắc Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho việc giữ gìn và phát triểntài nguyên rừng, tạo điều kiện mở rộng một cách cơ bản và lâu dài ngành kinh tếlâm nghiệp, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc nước ta

Ngày 21 tháng 05 năm 1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định101/CP quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Kiểmlâm nhân dân Lực lượng Kiểm lâm nhân dân ra đời gắn liền với công tác quản

lý bảo vệ rừng, là cơ quan thừa hành pháp luật có quyền thanh tra, kiểm tra,kiểm soát và xử lý các vi phạm về bảo vệ rừng

2.2 Ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính

Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phárừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, pháttriển rừng, phát huy các lợi ích của rừng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Trang 6

triển rừng, cần phải có một văn bản pháp luật cao hơn, hoàn chỉnh hơn để điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng Sau hơn

19 năm thực hiện, pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng đã bộc lộ một số hạnchế nhất định, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ rừngtrong tình hình mới Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoáVIII, tại kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991 đã thông qua Luật Bảo vệ và Phát triểnrừng Ngày 19 tháng 08 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ra lệnh số 58-2CT/HĐNN8 Công bố Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Đây là một trong những Luật quan trọng, kế thừa và phát triển pháp lệnh quyđịnh việc bảo vệ rừng, đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh, quy định việc xử

lý các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng chặt chẽ và đầy đủ hơn, tạo cơ sở pháp lýcho công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng và khai thác sử dụngrừng, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn thực vật rừng, động vậtrừng quý, hiếm, góp phần vào việc phòng chống thiên tai Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng đã hướng dẫn và thu hút mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xâydựng, phát triển rừng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào sống ở vùng rừng, gópphần phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng Thực tế,trong thời gian qua, tình trạng tàn phá rừng đã giảm, nhiều vùng đất trống đượcphủ xanh, nhiều khu rừng được phục hồi, nên diện tích đất có rừng đã tăng lên

rõ rệt, độ che phủ của rừng tăng nhiều

Để phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng hơn nữa nhu cầu bảo vệ vàphát triển rừng trong tình hình hiện nay, ngày 03 tháng 12 năm 2004 Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông quaLuật Bảo vệ và Phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ và Phát triển rừngnăm 2004) và Luật này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2005.[7]

Ngày 02/07/2002 Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X đã thông qua Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có hiệu lực thực hiện ngày 01/10/2002 thaythế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995 Sau khi Pháp lệnh xử

lý vi phạm chính năm 2002 có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2002 đến nay đã có

2 lần được Quốc hội sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của xã hội

 Ngày 08/03/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hoà Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửađổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

 Ngày 02/04/2008, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hoà Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 sửađổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

Trang 7

2.3 Các văn bản pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về lâm nghiệp được ban hành từ trước đến nay

2.3.1 Trong thời kỳ thi hành Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng từ 1991

1972-Thông tư số 3984-LN-KL ngày 15/10/1977 của Bộ lâm nghiệp hướng dẫnviệc xử phạt hành chính đối với các vi phạm luật lệ bảo vệ rừng

Thông tư số 23-LN-KL ngày 08/10/1984 của Bộ lâm nghiệp hướng dẫn xử lýbằng biện pháp hành chính đối với các hành vi đầu cơ, buôn lậu, tàng trữ, vậnchuyển, kinh doanh trái phép lâm sản

2.3.2 Trong thời kỳ thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (12/08/1991) đến nay

Pháp lệnh xử phạt hành chính ngày 30/11/1989 Nghị định số 14/CP ngày15/12/1992 của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Nghị định số 14/CP ngày 15 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ ban hành quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.Thông tư số 09 LN/KL ngày 01/06/1993 của Bộ lâm nghiệp hướng dẫn thựchiện Nghị định 14/CP của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995

Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 29/11/1997 của Chính phủ về việc xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Thông tư số 01/NN-KL-TT ngày 18/02/1997 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 77/NĐ-CP về việc xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Quyết định số 402/NN-KL-QĐ ngày 21/03/1997 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành hệ thống biểu mẫu về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản l ý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ ban hành về sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 29/11/1997 của Chínhphủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệrừng và quản lý lâm sản Nghị định 17/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày23/02/2002 , phần còn lại của Nghị định 77/NĐ-CP không sửa đổi bổ sung vẫntiếp tục thực hiện

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/ 2002

Trang 8

Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 của Chính phủ ban hành về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản.

Công văn số 623/KL/TT-PC ngày 15/07/2004 về hướng dẫn và tổ chức thựchiện Nghị định số 139/2004/NĐ-CP

Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02-11-2009 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phốihợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường,thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn anninh chính trị, trật tự

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sáchchi trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chứcquản lý hệ thống rừng đặc dụng

Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ tướng chính phủ sửađổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg

Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tướng Chính phủ về việctăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạngphá rừng và chống người thi hành công vụ

Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số

117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặcdụng

Nghị định số 25/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNTngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơlâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản

Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình

tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại,bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày

Trang 9

01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giaiđoạn 2011 – 2020.

Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâmsản.[4]

2.4 Bước phát triển quan trọng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp

Ngày 30/11/1989 Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh xử phạt vi phạmhành chính Việc ban hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính là một bướcphát triển mới, quy định một cách có hệ thống việc xử phạt vi phạm hành chínhđối với các lĩnh vực quản lý của Nhà nước nói chung và quản lý bảo vệ rừng nóiriêng

Cùng với sự phát triển của xã hội, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhiềulần được điều chỉnh và sửa đổi bổ sung, công tác quản lý bảo vệ rừng đòi hỏingày một cao hơn, cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với các quan hệ xãhội phát sinh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng Từ năm 2009 – 2013, hai Nghịđịnh mới được ban hành: Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009, Nghịđịnh 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013

2.4.1 Một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Hệ thống Văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung, xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nói riêng đã có mộtbước hoàn chỉnh hơn trước (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng – Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính – Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là hệ thống không tách rời nhau)

- Quy định hành vi vi phạm, chế tài mức xử phạt được cụ thể và đầy đủ hơn

- Thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục xử phạt được quy định chặt chẽ hơn so vớitrước đây

Tuy nhiên cùng với sự phát triển, biến động của xã hội yêu cầu công tác quản

lý bảo vệ rừng đòi hỏi ngày một cao hơn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

và Nghị định 159/2007/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải có sự điềuchỉnh sửa đổi bổ sung hoặc thay thế kịp thời để phù hợp với các quan hệ xã hộiphát sinh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng

Ngày 11/11/2013, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ra đời thày thế Nghị định99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Trang 10

quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thẩm quyền xử lý

vi phạm hành chính của lực lượng Kiểm lâm được nâng lên, cụ thể:

- Kiểm lâm viên có thể lập biên bản xử phạt đến 500 nghìn đồng, trạm trưởngTrạm Kiểm lâm có thẩm quyền phạt, tịch thu tang vật có giá trị 10 triệu đồng,hạt trưởng hạt Kiểm lâm, đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động và phòng chốngcháy rừng có thẩm quyền phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến

25 triệu đồng Chủ tịch UBND cấp xã phạt đến 5 triệu đồng, chủ tịch UBND cấphuyện phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến 50 triệu đồng Quyđịnh lâm sản bao gồm cả động vật thủy sinh được cơ quan có thẩm quyền chophép nuôi tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng Tiêu chí xác định gỗ rừng trồng

có đường kính đầu nhỏ từ 6cm, chiều dài từ 1m trở lên Bản giao kết giữa chủ sởhữu hợp pháp của phương tiện và người thuê, mượn phải có chứng thực củaUBND cấp xã

- Chỉ xử phạt hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất trong trường hợpmột người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau, cùng xâmhại vào một đối tượng

- Trước đây, việc xử lý hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản là sản phẩmkhai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng(lâm sản phụ) như: Than hoa, than hầm, măng, song mây, nhựa thông, nhựatrám, cây cảnh có nguồn gốc từ rừng tự nhiên bị hạn chế vì không có chế tài

xử phạt

- Theo Nghị định 157, khi mua bán, vận chuyển các lâm sản này mà không cógiấy tờ chứng minh nguồn gốc thì tùy từng mức độ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặcphạt tiền mức cao nhất lên đến 300 triệu đồng

- Nghị định cũng bổ sung quy định phạt tiền đối với chủ rừng không lập hồ sơquản lý, sử dụng rừng, chủ cơ sở gây nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợppháp nhưng không đăng ký trại nuôi theo quy định, khi xuất bán, vận chuyểnkhông trình báo đơn vị kiểm lâm, hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép bị

xử phạt cao hơn quy định cũ từ 2-3 lần.[3]

2.4.2 Ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002, Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004, Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007, Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 và Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Trang 11

Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản bắt đầu thời kỳ này là trọng tâm nghiên cứu của

đề tài Trong PHẦN 4 của khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu Song có thể nhìnnhận quá trình phát triển của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâmnghiệp từ khi có Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng (1972) đến nay chúng tôithấy cần quan tâm một số vấn đề như sau:

- Đối với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

Đây là một Văn bản pháp luật rất quan trọng, tác động sâu sắc đến đời sống

xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tên gọi của Pháp lệnh đã có thay đổi “xửphạt” thành “xử lý”, điều đó có thể hiểu rằng “xử phạt” chỉ một phần trong “xửlý” Xử lý vi phạm hành chính bao gồm cả việc xử phạt và việc áp dụng các biệnpháp hành chính khác, trong đó thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thựchiện khác nhau Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban hành đã khắcphục một số tồn tại trong các văn bản trước đó đồng thời tạo ra một cơ sở pháp

lý để ban hành các Văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vựcquản lý Nhà nước khác nhau Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày02/07/2002 là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày25/06/2004, Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007, Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 và Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản

Trang 12

PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

 Phân tích thực trạng của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

 Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đến ýthức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý bảo

vệ rừng, quản lý lâm sản và hiệu quả của công tác pháp chế - thanh trakiểm lâm

 Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả của côngtác Pháp chế - Thanh tra kiểm lâm trong việc quản lý bảo vệ và phát triểnrừng

3.2 Nội dung nghiên cứu

 Tình hình cơ bản của thành phố Đông Hà

 Tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâmsản trên địa bàn thành phố Đông Hà từ năm 2011 - 2014

 Tình hình xử phạt các vụ vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ rừng vàquản lý lâm sản tại thành phố Đông Hà trong những năm 2011 - 2014

 Tác động của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựclâm nghiệp đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và đời sống xã hội

 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng vàcông tác Pháp chế - Thanh tra kiểm lâm

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các văn bản pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực lâm nghiệp (từ cấp Trung ương đến đại phương) ở Trạm Kiểmlâm Đông Hà, website của Tổng cục Lâm nghiệp

Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng và diễn biến diện tích rừng hằng nămcủa thành phố Đông Hà (thông qua các Báo cáo diễn biến tài nguyên rừng hằngnăm của Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà, Niên giám thống kê hằng năm củaPhòng Thống kê thành phố Đông Hà,…)

Trang 13

Thu thập số liệu về tình hình vi phạm lâm luật qua các năm từ 2011-2014 tạiTrạm Kiểm lâm Đông Hà, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan liên quan khác

3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các cán bộ Kiểm lâm nhằm

có được những thông tin cần thiết về hoạt động quản lý bảo vệ rừng của thànhphố, các thông tin về tình hình mua bán, khai thác, vận chuyển… lâm sản tráipháp luật, cũng như các vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra các hành vi viphạm hành chính về lĩnh vực lâm nghiệp

3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Tổng hợp, thống kê các số liệu, thông tin thu thập được theo từng chủ đề (nộidung nghiên cứu)

Đánh giá, phân tích các thông tin theo từng chủ đề và mối quan hệ giữa cácchủ đề

Trang 14

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình cơ bản thành phố Đông Hà

4.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối

Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểmkhởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nướcLào và Thái Lan, Myanma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trongkhu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt

Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ đểphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mốiquan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16007'53''đến 16052'22'' vĩ độ Bắc; 107004'24'' đến 107007'24'' kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thành phố Đồng Hới về phíaBắc 93 km

Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km

về phía Nam

Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong

Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phíaTây

Trang 15

Hình 4.1 Bản đồ hành chính thành phố Đông Hà

Nguồn: http://dongha.quangtri.gov.vn 4.1.1.2 Địa hình - địa thế

Nét đặc trưng của Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra hai phíaNam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông, vùngđất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp, khe

Địa giới hành chính thành phố Đông Hà có thể quy về hai dạng địa hình cơbản sau:

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tựnhiên với hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 5- 100m Mặt đất được phủ trên

Trang 16

nền phiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, xen kẻ lànhững hồ đập.

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu ) Địa hình này tập trung ở các phường:

II, III, Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương Do địa hình thấptrũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão, hạn hán, thiếu nước về mùa

hè, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống

4.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của miền Trung, mang đặc điểmcủa khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khuvực phía đông Trường Sơn Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơnTây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng Chế độ khí hậu chia làm 2mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng

Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèoHải Vân, nên ở khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các vùngphía nam Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnhnhất từ 9 - 10 độ C Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tậptrung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%) Tuy nhiên số ngày mưaphân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17- 20ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng và ảnh hưởngđến sản xuất nông nghiệp

Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão Mùa bão ở đây tập trung từtháng 9 -11 Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số7,8,9,10 Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượngmưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng

Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạtđộng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4đến tháng 9

Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến độngmùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô Thời tiết của Đông Hà thườnggây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân, hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụhè

Trang 17

4.1.1.4 Thủy văn

a Tài nguyên nước mặt

Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đềutrên thành phố Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, HóiSòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhântạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sảnnhư: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn

Hệ thống hồ đập ở thị xã là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thànhcác cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinhthái

b Nguồn nước ngầm

Nước ngầm vùng Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lổ hổng vàcác tầng chứa nước khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lổhổng và các tầng chứa nước khe nứt

Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ thì vùng trung tâmthành phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo Nguồn nước mạch nông tồn tại

ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa

Không có nguồn nước ngầm mạch sâu ở khu vực nội thị nhưng có thể khaithác nguồn nước ngầm mạch sâu cách trung tâm thị xã 12km về phía đông bắc,với công suất 15.000m3/ ngày (tại huyện Gio Linh), trữ lượng nước tương ứngvới cấp C1 là 19.046m3/ngày, cấp C2= 98.493m3/ngày Lưu lượng giếng khoan

từ 15-191/s, tổng độ khoáng hoá 80-280mg/l

4.1.1.5 Đất đai

Theo kết quả điều tra nông thôn hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của Đông

Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi,phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất và

có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại đất sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vựctriền sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha Đây là loại đất thíchhợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp

- Đất phù sa không được bồi

Trang 18

- Đất Feralít vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở vùng đồiphía tây và phía tây nam thị xã Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500ha, chủyếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

- Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rãi rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc cácphường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương) có diện tích 1.000ha,chuyên trồng lúa và hoa màu Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chuaphèn, độ PH dao động từ 4,5 đến 6,5 nên độ phì kém

- Đất cát…

4.1.1.6 Diễn biến diện tích rừng

Bảng 4.1 Diễn biến diện tích rừng thành phố Đông Hà giai đoạn

2011 – 2014 (đơn vị tính: ha)

Diện tích

tự nhiên(ha)

Diện tích đất có rừng (ha)

Tỷ lệche phủ(%)Tổng số

Rừngtựnhiên

Rừngtrồng

Trang 19

Biểu đồ 4.1 Diễn biến diện tích rừng trên địa bàn thành phố Đông Hà

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn thành phố Đông Hà

giai đoạn 2011-2014

Qua kết quả ở bảng 01, biểu đồ 01, biểu đồ 02 cho thấy, diện tích rừngtrên địa bàn thành phố Đông Hà có diễn biến theo hướng tích cực, vớidiện tích rừng trồng tăng đáng kể và diện tích rừng tự nhiên không thayđổi

Trang 20

Trong 4 năm (từ năm 2011 đến năm 2014) diện tích rừng trồng tăngxấp xỉ 184,4 ha: năm 2011-2012 tăng 127,9 ha, năm 2012-2013 giảm 97,9

ha, năm 2013-2014 tăng 154,4 ha, nhưng rừng tự nhiên lại có diện tíchkhông thay đổi Độ che phủ của rừng bình quân mỗi năm giảm khoảng1%, chỉ tăng vào năm 2014, do trong thời kì này, rừng bước vào chu kìkhai thác và trồng mới Đây là kết quả đáng khích lệ, góp phần to lớntrong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như làmgiảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái Có được kết quả này lànhờ sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Nhân dân các cấp, các Phòng ban chứcnăng của thành phố, sự giúp đỡ của các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, sự cốgắng, nỗ lực của các đơn vị quản lý và trực tiếp sản xuất lâm nghiệp trênđịa bàn cùng với nhân dân trong toàn thành phố.[5]

Hình 4.2 Bản đồ hiện trạng rừng thành phố Đông Hà

Trang 21

Nguồn: Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà 4.1.1.7 Đánh giá về đặc điểm tự nhiên của thành phố Đông Hà

- Thuận lợi:

Mặt đất được phủ trên nền phiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồibát úp nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xâydựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng.Xen kẻ là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồngthời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để xây dựng và pháttriển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, nghĩ ngơi, tạo ra một cảnh quan đôthị đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt

Địa hình đồng bằng được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu )

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với tình hình sinh trưởng và pháttriển của các loài cây trồng nông – lâm nghiệp

Số ngày mưa phân bố không đều làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một sốcây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Trang 22

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Đặc điểm dân số:

Toàn thành phố Đông Hà có 9 phường: phường I, II, III, IV, V, Đông Lương,Đông Lễ, Đông Giang và Đông Thanh với 86.333 nhân khẩu, trong đó Nữ: 43.546người, nam: 42.787 người Thành phần dân tộc: hầu hết là người Kinh, phân bố dân

cư ở trong rừng, ven rừng khoảng 2.000 người Do là thành phố trung tâm của tỉnh chonên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cao hơn so với toàn tỉnh Tổng thu nhậpbình quân đầu người là 32,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 6,3%

Trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật tốt, nhận thức của người dân vềPCCCR được nâng cao

4.1.2.2 Thực trạng kinh tế - xã hội:

Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh.Những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâmđầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng Đông Hàcũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanhnghiệp Nhà nước… lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chấtlượng, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớncho sự phát triển của thành phố Đông Hà

Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá - xãhội đều có nhiều chuyển biến tiến bộ Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy

mô và chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên Hoạt động văn hoá thôngtin, TDTT phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu Công tác an sinh xã hội vàchăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ An ninh quốc phòng được giữvững, an toàn - trật tự xã hội được đảm bảo

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8% Giá trị tăngthêm ngành dịch vụ bình quân 12,4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm Năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quânhàng năm tăng 27% Các loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, và cóchiều hướng phát triển tốt, đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của thành phố

Trang 23

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá,nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác Vùngchuyên canh lúa hàng năm ổn định khoảng 1.100 ha; sản lượng lương thực hàngnăm đạt trên 9.500 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm.

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầungười tăng hàng năm, đạt trên 26 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần còn5,37%, chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộ được đào tạo sauđại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, tạo việc làm mới hằng nămcho 1.200 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2010 giảm còn 5,5%

Giai đoạn 2010 -2015, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiệnthắng lợi các mục tiêu: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

bộ, huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, đẩy nhanh tốc

độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng dịch vụ - công nghiệp

và xây dựng - nông nghiệp, thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng

xã hội, ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đôthị, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn

đô thị loại II trước năm 2020

4.1.2.3 Đánh giá về đặc điểm dân sinh – kinh tế của thành phố Đông Hà

- Thuận lợi: Nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao; cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng; sảnxuất; sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện về trồng trọt và chăn nuôi theohướng sản xuất hàng hóa

- Khó khăn: Tiềm lực kinh tế còn yếu kém, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tếkhá cao nhưng thiếu sự ổn định, sức cạnh tranh và phát triển chưa toàn diện,thương mại dịch vụ chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh trên hành langkinh tế Đông-Tây, phát triển công nghiệp chưa có những bứt phá…

4.2 Tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Đông Hà từ năm 2011-2014

4.2.1 Đối tượng bị xử phạt

Đối tượng xử phạt trong các vụ vi phạm phần lớn là người lao động,người làm thuê, họ là những người thiếu việc làm, đời sống quá khó khăn, phảilàm thuê cho các đầu nậu buôn bán trái phép lâm sản Rất khó có thể bắt được

Trang 24

lâm tặc một cách chính thống mà chủ yếu chỉ bắt được người dân làm thuê Lâmtặc thường đứng đằng sau thuê người lao động, chúng chỉ trả trước một ít tiền rấtnhỏ, khi bị phát hiện chúng lặng lẽ rút lui để lại hậu quả cho người lao động,người làm thuê gánh chịu.

Một số ít trường hợp xử phạt các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp viphạm quy chế về khai thác gỗ, lâm sản thực sự gây khó khăn trong sản xuất đốivới các doanh nghiệp Trong thiết kế khai thác gỗ, việc tính toán khối lượngtừng cây gỗ đứng không đảm bảo chính xác, có khi sai lệch lớn, điều đó thuộcvào hành vi khai thác rừng trái phép mà các đơn vị khai thác, các chủ rừngkhông sao tránh khỏi

Việc xử phạt các vụ vi phạm do các đơn vị chủ rừng lập hồ sơ chuyểngiao, các đối tượng thường không khai đúng họ, tên, địa chỉ của mình Lựclượng bảo vệ rừng thường yếu về nghiệp vụ, quyền hạn thì có giới hạn, lại hoạtđộng độc lập ở trong rừng nên gặp nhiều khó khăn trong việc lập hồ sơ bắt giữcác vụ vi phạm Đặc biệt, lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng hoạtđộng thiếu cơ sở pháp lý trong việc tạm giữ người vi phạm hành chính và kiểmtra các giấy tờ tùy thân của họ Do đó, các hồ sơ vi phạm mà các chủ rừng lập,chuyển giao cho kiểm lâm hầu hết không xác định được đối tượng vi phạm mộtcách chính xác để xử phạt Cơ quan kiểm lâm đã nhiều lần căn cứ vào hồ sơđược lập của các lâm trường tiến hành xác minh ở các địa phương nhưng vẫnkhông xác định được đối tượng vi phạm Theo quy định, các trường hợp chủrừng phát hiện vi phạm quả tang, lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện viphạm chuyển cho cơ quan kiểm lâm thì cơ quan kiểm lâm sau khi xử phạt người

vi phạm phải trả lại gỗ, lâm sản cho chủ rừng Nếu chủ rừng không bắt được quảtang người vi phạm thì tịch thu lâm sản sung vào công quỹ Nhà nước Thựctrạng xử lý các vụ việc nói trên trong thời gian qua không đảm bảo quyền lợicho chủ rừng hoặc không xử lý đúng đối tượng vi phạm mặc dầu chủ rừng đãphát hiện vi phạm quả tang

Đây là một thực trạng mà trong những năm qua giữa các chủ rừng và cơquan Kiểm lâm đang còn vướng mắc và gây ra nhiều tranh luận Nếu xử lýkhông đúng đắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý bảo vệ rừng

Bảng 4.2 Đối tượng VPHC trong lĩnh vực lâm nghiệp tại thành phố

Đông HàĐối

tượng vi

Hành vi vi phạm

Trang 25

phạm rừng

tráiphép

phạmquyđịnhchungvềBVR

phạmquyđịnh vềPCCCR

phạmquyđịnh vềbảo vệĐVHD

chuyểnlâmsản tráiphép

bán,cất giữ,kinhdoanhlâmsản tráiphép

phạmthủ tụchànhchính

Nguồn : Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà, 2011-2014

Theo kết quả điều tra của bảng trên cho thấy, trên địa bàn thành phố Đông

Hà, hầu hết các vụ vi phạm hành chính đều do đối tượng vi phạm là các cá nhânthực hiện Những hành động vi phạm chủ yếu là: vận chuyển lâm sản trái phép,mua bán, cất giữ, kinh doanh lâm sản trái phép, vi phạm thủ tục hành chính Trong 4 năm liền, không có một vụ vi phạm nào về phá rừng trái phép, chỉ có 01

vụ vi phạm quy định về PCCCR, một phần cũng là do công tác thanh tra, kiểmtra của các cơ quan chức năng được thực hiện tốt Những vụ vi phạm hành chính

ở thành phố Đông Hà không mang tính tổ chức, chỉ mang tính tự phát, tự giác làchính.[5]

4.2.2 Đặc điểm, tính chất các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2014, tình hình các vụ vi phạm vềquản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Đông Hà kháphức tạp, các vụ vi phạm hầu hết mang tính chất nhỏ lẻ, quy mô không lớn, cácđối tượng rừng bị xâm hại là rừng tự nhiên, rừng trồng với các loại lâm sản như:

gỗ, động vật hoang dã, Những vụ vi phạm này xảy ra mọi lúc, mọi nơi, không

kể ngày đêm, trên khắp địa bàn thành phố Đối tượng vi phạm chủ yếu là ngườidân địa phương sống ở khu vực gần rừng, họ vào rừng khai thác trái phép lâmsản kiếm thêm thu nhập, từ đó gây thiệt hại về nguồn tài nguyên rừng

Trên địa bàn thành phố Đông Hà hiện nay có khoảng trên 2000 ha rừngtrồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, công ty Lâm nghiệp Các vụ vi phạm hànhchính về phá rừng trái phép là một vấn đề nổi cộm trên địa bàn Do người dân

Trang 26

hậu quả của việc phá rừng trái phép, nên đã tự ý vào rừng để khai thác gỗ củi,dẫn đến tình trạng phá hoại nguồn tài nguyên rừng

Thực trạng của nạn mua bán lâm sản trái phép diễn ra rất đa dạng, phứctạp, có thể phân thành 3 nhóm chính sau: (1) chủ gỗ thực hiện mua bán gỗ tạinơi khai thác rồi thuê người vận chuyển về xuôi; (2) chủ gỗ đầu tư tiền chongười dân địa phương khai thác gỗ quý hiếm; và (3) người dân thường xuyênkhai thác gỗ trái phép từ rừng tự nhiên, vận chuyển gỗ về cất giấu, sau đó báncho các chủ gỗ

Trong những năm vừa qua, tình hình vi phạm về động vật hoang dã cóchiều hướng gia tăng Các vụ vi phạm về săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dãtrái phép vẫn liên tục diễn ra Trên địa bàn do có các nhà hàng đặc sản thịt thúrừng, cộng với nhu cầu tiêu thụ thịt rừng tăng cao, nên các hoạt động săn bắtđộng vật diễn ra rất phức tạp Có nhiều đối tượng người dân đã chế tạo bẫy đểsăn bắt trái phép động vật rừng Trên thị trường hiện nay, thịt thú rừng đang trởthành món ăn đặc sản trên các bàn tiệc nên nguồn cung cấp động vật rừng hợppháp không đủ cho nhu cầu tiêu thụ, bởi vậy, do nguồn lợi to lớn trước mắt,động vật rừng đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng vì những đối tượng săn bắt

Trên địa bàn thành phố có 159 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản hoạtđộng diễn ra rất phức tạp Tuy vậy, qua công tác đấu tranh ngăn chặn của lựclượng chức năng địa phương nên các vụ vận chuyển lâm sản trái phép đã đượcphát hiện và xử lý kịp thời thích đáng Ở trong địa bàn thành phố, sau khi nguồnlâm sản đã được tập trung lại từ nơi khai thác, các nguồn lâm sản này sẽ đượcchia nhỏ ra và vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ bằng cách giấu lâm sản trong các

xe tải, xe chở hàng, xe khách được ngụy trang khéo léo, chở hàng đến kho bãikhác Ngoài ra, lâm sản, đặc biệt là gỗ, sau khi được khai thác xong, được buộcthành từng bè nhỏ, trên có gắn săm xe ô tô và được thả trôi sông từ thượngnguồn về đồng bằng, khi gặp lực lượng chức năng, các đối tượng vận chuyểnsẵn sàng đâm thủng phao, xả gỗ, giấu gỗ và tẩu thoát, gây khó khăn cho việc xử

lý vi phạm

Các vụ vận chuyển lâm sản liên tỉnh cũng thường xuyên xảy ra trên địabàn thành phố Các đối tượng sau khi đã ngụy trang lâm sản vào các thùng hàng,thản nhiên vận chuyển lâm sản đi ngang qua địa bàn, nguồn lâm sản vận chuyển

ở đây cũng rất đa dạng: có thể là gỗ, động vật, tinh dầu chưng cất

Trong quá trình tìm hiểu, nhận thấy trên địa bàn thành phố Đông Hàkhông có hiện tượng “đầu nậu” thu mua gỗ tập trung, chỉ là có một số cơ sở mộc

Trang 27

thực hiện hành vi mua bán, tàng trữ và chế biến gỗ trái phép với số lượng nhỏ,những yếu tố này đã tạo nên tính chất của các vụ vi phạm tại địa bàn thành phốchỉ mang tính chất hành chính, mang tính cảnh cáo đối với các đối tượng

Những năm trước đây, do có nhiều đầu tư về dự án phát triển lâm nghiệpcho địa phương, những hộ dân sống ở trên địa bàn được các ban quản lý dự ángiao trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ có hợp đồng, những cá nhân, hộ giađình này sẽ được hưởng lợi trong suốt quá trình thực hiện và sau khi kết thúc dự

án Nhiều hộ gia đình đã tham gia và đóng góp tích cực công sức và tâm huyếtcho dự án trong suốt quá trình thực hiện Nhưng cũng có nhiều hộ dân, do trình

độ học vấn chưa cao, không nhận thức hết được những lợi ích mà rừng mang lại

về trước mắt cũng như lâu dài Các đối tượng nói trên đã vì nguồn lợi kinh tếtrước mắt mà tự ý phá rừng trồng được các ban quản lý dự án giao cho chămsóc, bảo vệ để chuyển đổi mục đích sử dụng

Bảng 4.3 Thống kê các hành vi vi phạm chủ yếu trên địa bàn thành phố Đông Hà, 2011-2014

ST

T

Hành vi vi phạm Đơn

vịtính

5 Mua bán, cất giữ, kinh

doanh lâm sản trái phép

Nguồn: Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà

Tóm lại: Tất cả những vụ việc vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng vàquản lý lâm sản tại địa bàn thành phố Đông Hà trong suốt quá trình từ năm2011–2014 đều là những trường hợp vi phạm mang đặc điểm, tính chất sau đây:

- Vận chuyển lâm sản trái phép là trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử

Trang 28

- Hầu hết các vụ vi phạm đã được xử lý đều có chủ thừa nhận

4.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thành phố Đông Hà có tuyến đường 9 xuyên suốt từ cửa khẩu Lao Bảo

về và tuyến đường Quốc lộ 1A đi qua, đây là đầu mối giao thông rất quan trọng nên thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản trái phép từ nơi khác đến

Một số các hộ dân sinh sống khá gần rừng, đặc biệt là rừng trồng, nên tìnhtrạng người dân chăn thả gia súc vào rừng, làm cho các khu rừng trồng ở đây bịphá hoại đáng kể Trong hoạt động nông vụ, người dân do bận mùa màng, nênkhông có thời gian chăm sóc gia súc, chúng đã tự động vào rừng kiếm ăn, giẫmđạp cây con và làm xây sát các cây trưởng thành

Chính quyền địa phương ở những nơi trọng điểm phá rừng chưa thực hiệnđầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, chỉ đạo về quản lý bảo vệrừng chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp bảo

vệ rừng; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng trongviệc bảo vệ rừng.[1]

Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra khá gay gắt trong nhữngnăm qua, nhưng việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng, đất rừng bị phá, bị lấnchiếm trái pháp luật để phục hồi lại rừng gặp nhiều khó khăn, phức tạp; do chủrừng, Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành chức năng chưa thực hiện quyếtliệt, nhiều nơi gặp phải sự chống đối, ngăn cản của số đông các đối tượng khi bịgiải tỏa, thu hồi đất lấn chiếm, nên đã để xảy ra tình trạng tồn đọng kéo dài

Do nhu cầu và đời sống khó khăn của người dân địa phương, di dân tự dođến các vùng có rừng làm xâm hại đến quỹ đất lâm nghiệp Giá gỗ rừng tự nhiêntăng cao, buôn bán gỗ trái pháp luật mang lại lợi nhuận lớn, nên kích thíchngười dân khai thác gỗ Giá nông sản, thủy sản tăng cao kích thích phá rừng lấyđất sản xuất nông nghiệp

Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhucầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người

Trang 29

dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sangnhượng trái phép.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiềucông trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lựclớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt độngphá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép

4.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng chưa cao, chỉ thấy lợi trước mắt

mà chưa thấy hậu quả to lớn của việc phá rừng

Đời sống kinh tế của một bộ phận người dân sống gần rừng, ven rừng cònnhiều khó khăn và thiếu việc làm ổn định

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách

về lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả Người dân chưa nhận thức đầy

đủ tính cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển rừng, nên vẫn tiếp tục phá rừng,

có nơi còn tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền

Sự chuyển biến của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền địaphương sở tại về trách nhiệm bảo vệ rừng chưa mạnh, có nơi còn thiếu quantâm

Kiểm lâm ở một số nơi chưa tham mưu kịp thời cho các cấp có thẩm quyền,nhất là ở địa phương trong việc đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng;quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu từ thực tiễncủa công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả củaquản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chưa cao

Chính sách, quy định về quản lý đất lâm nghiệp và rừng còn nhiều bất cập

Xử lý vi phạm ở nhiều nơi chưa nghiêm, một số chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ,chưa phát huy tác dụng răn đe

Tổ chức lực lượng kiểm lâm mỏng, chưa đủ mạnh về quân số, trang thiết

bị và chính sách để đáp ứng yếu cầu quản lý bảo vệ rừng hiện nay

Hầu hết các chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng được giao, lực lượngbảo vệ rừng mỏng, thiếu kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng,

Một số địa phương cấp phép thành lập các xưởng chế biến lâm sản, nhưngkhông theo quy hoạch, không gắn được cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu,

Trang 30

cơ sở chế biến lâm sản và nguồn gốc nguyên liệu nhập, xuất xưởng, nên các cơ

sở chế biến lợi dụng thu mua gỗ bất hợp pháp để sản xuất kinh doanh Mặt khác,vẫn còn tồn tại tình trạng lập hồ sơ khống, mua bán hồ sơ, quay vòng hồ sơ đểvận chuyển tiêu thụ gỗ bất hợp pháp

4.3 Tình hình xử phạt các vụ vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản tại thành phố Đông Hà trong những năm 2010-2014

Thành phố Đông Hà có tổng diện tích tự nhiên là 7.295,9 ha, trong đó,diện tích có rừng là 2.147,8 ha Diện tích rừng có vai trò cải thiện môi trườngsinh thái, cảnh quan cho thành phố trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu thờitiết, là nơi sinh sống của nhiều loài lâm sản quý hiếm, đồng thời tạo công ănviệc làm cho một bộ phận người dân địa phương Vì vậy, nơi đây thường xuyênxảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép Mặt khác, do diện tích rừng lớn, lựclượng Kiểm lâm lại mỏng nên tình trạng khai thác rừng trái phép thường xuyênxảy ra

Trong thời gian từ năm 2011-2014, trên địa bàn thành phố Đông Hà xảy

ra nhiều hành vi vi phạm về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản

lý lâm sản như: vận chuyển, mua bán, cất giữ, kinh doanh lâm sản trái phép, viphạm thủ tục hành chính Trong đó, hành vi vận chuyển lâm sản trái phépchiếm tỷ lệ rất lớn (76 vụ), chiếm 57,1% tổng số vụ vi phạm Năm 2013 cũng làkhoảng thời gian thường xuyên xảy ra tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép(33 vụ), chiếm 47,2% tổng số vụ vi phạm Thành phố Đông Hà là nơi có cáctuyến đường giao thông đa dạng, thuận lợi cho nhiều hoạt động vận chuyển lâmsản Nơi đây có hệ thống giao thông tương đối phát triển, thuận tiện cho việc giaothông đi lại Trên địa bàn có Quốc lộ 9, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc- Nam đi qua; hệthông giao thông nội tỉnh, nội thành phát triển, hệ thống giao thông đường thuỷ cũngtương đối thuận lợi, có Cảng Đông Hà nối thông với cảng Cửa Việt, ngoài ra, hệthống sông suối dày đặc với sự có mặt của 3 con sông lớn, chảy qua địa phậncủa thành phố và một số huyện trong tỉnh: sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sôngVĩnh Phước Với những điều kiện đặc trưng như vây, Đông Hà hiện đang là nơi

có nhiều hoạt động vận chuyển lâm sản trái phép diễn ra Nguồn gỗ lậu, sau khiđược khai thác từ rừng của các địa phương khác, hoặc từ rừng trong thành phố,được vận chuyển trong các chuyến xe hàng, xe khách bằng cách giấu trong cácthùng hàng, thùng xe một cách tinh vi, khó phát hiện

Những chuyến hàng này được vận chuyển từ nơi khác đi qua địa bànthành phố hoặc từ địa bàn thành phố chuyển đến các tỉnh thành khác Trong

Trang 31

những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền, cùng với sựtận lực của các viên chức Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà đã bắtgiữ và xử phạt các hành vi vận chuyển lâm sản nghiêm khắc Cần phải nói, tuy

số lượng các vụ vi phạm về khai thác trái phép lâm sản không nhiều, nhưng dođịa bàn phức tạp, lực lượng Kiểm lâm còn hạn chế, nên hầu hết các vụ vi phạm

về khai thác rừng trái phép rất khó bị phát hiện Khi nguồn gỗ được khai tháctrái phép được vận chuyển về nơi tập kết, công tác bắt giữ mới được thực hiệnchặt chẽ Vì vậy, hầu hết các vụ vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra ở địa bànthành phố là do trước đó các đối tượng trên đã thực hiện hành vi khai thác rừngtrái phép

Bảng 4.4 Kết quả xử phạt các vụ vi phạm về QLBVR & QLLS được phát hiện, bắt giữ và xử lý từ

Ngày đăng: 21/02/2017, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác
[3] Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác
[6] Cục Lâm nghiệp – Văn bản pháp quy về Lâm nghiệp cộng đồng – Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội 2007 Khác
[7] Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, ngày 03/12/2004 của Quốc hội khóa 11 quy định về Quản lý, Bảo vệ, Phát triển, Sử dụng rừng, Quyền và Nghĩa vụ của chủ rừng Khác
[8] Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Khác
[9] Tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w