1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng ở lâm trường bồng lai, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

41 856 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 333,5 KB

Nội dung

Rừng là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống conngười, rừng có vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường sống, phòng hộchắn gió, chắn cát, chắn sóng, giữ đất, giữ nước, điề

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Rừng là vàng nếu ta biết bảo vệ, xây dựngthì rừng rất quý” Rừng là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống conngười, rừng có vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường sống, phòng hộchắn gió, chắn cát, chắn sóng, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, cungcấp gỗ củi, các loại dược liệu, lâm đặc sản, cung cấp nguyên vật liệu cho một

số ngành công nghiệp góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân đem lại nhiềulợi ích cho con người, những lợi ích mà tài nguyên rừng mang lại là vô cùng

to lớn và không thể đo đếm hết được vai trò của nó Vì vậy, công tác quản lýbảo vệ và phát triển rừng hiện nay đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quantâm

Trong những năm qua để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhànước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, văn bản quy phạm phápluật quy định trong lĩnh vực thi hành pháp lệnh quản lý, bảo vệ và phát triểnrừng, đặc biệt là chủ trương xã hội hóa nghề rừng nhằm huy động mọi nguồnlực trong xã hội để bảo vệ phát triển rừng Nhà nước cũng đã đầu tư kinh phíphát triển vốn rừng, thành lập các khu bảo tồn và khuyến khích mọi tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động trồng rừng phủ xanh đất trốngđồi núi trọc, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng Những hoạt động này

có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, khoa học môi trường sinh thái và anninh quốc phòng Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quannhư lực lượng quản lý bảo vệ rừng quá mỏng, thiếu kinh phí đầu tư, các chínhsách quản lý bảo vệ rừng còn chưa mạnh nên tình trạng xâm hại đến tàinguyên rừng ở một số nơi xảy ra nghiêm trọng, làm cho diện tích rừng ngàycàng bị thu hẹp, trữ lượng và chất lượng rừng giảm sút Nhiều loài động thựcvật khai thác quá mức làm suy giảm tính đa dạng sinh học, vai trò của rừng và

số loài có nguy cơ tuyệt chủng có nguy cơ tăng lên Do đó, công tác quản lýbảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm đúng mức

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung Diện tích rừng tựnhiên toàn tỉnh rất lớn (chiếm 62,09% tổng diện tích tự nhiên) và 70% dân số

Trang 2

trên địa bàn tỉnh sống phụ thuộc vào rừng Tài nguyên rừng Quảng Bình rất

đa dạng, phong phú; có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như Trắc, Huê,…đặc biệt mới phát hiện ra loài Bách xanh ở Vườn quốc gia Phong Nha - KẻBàng cực kỳ quý hiếm Trên địa bàn cũng đã ghi nhận nhiều loài động vậtquý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam như Gấu, Hổ, Voọc chà vá, Trong những năm qua tài nguyên rừng ở đây cũng đang trong tình trạng bị tànphá quá mức với nhiều hình thức khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản vàđộng vật hoang dã trái phép đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tàinguyên rừng ngày càng cạn kiệt

Lâm trường Bồng Lai được thành lập tháng 10/1992 là đơn vị hạch toánđộc lập trực thuộc sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Bình Đến tháng4/2002 thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước Lâm trường chuyển đổi vàtrực thuộc Công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình Hiện nay, Lâm trườngBồng Lai đang quản lý 12.492,8 ha, chiếm khoảng 5,88% tổng diện tích củahuyện Bố Trạch thuộc địa bàn các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, PhúĐịnh, Tây Trạch và Tân Trạch

Cũng như nhiều Lâm trường khác trong cả nước, Lâm trường Bồng Lai

đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đã đem lại một sốkết quả đáng nghi nhận Tuy nhiên việc đánh giá tình hình quản lý bảo vệrừng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống để từ đó nâng caohiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, là tài nguyên quýcủa mỗi quốc gia, rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, có giá trị tolớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn hóa cộng đồng, du lịch sinhthái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của đấtnước Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụcủa các cấp, các ban ngành và toàn xã hội

Bảo vệ rừng là vấn đề của toàn xã hội, trên cơ sở phối hợp giữa các lựclượng Kiểm lâm, công an, quân đội và lực lượng bảo vệ rừng chuyên tráchcủa các chủ rừng Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trongnước và liên kết giữa các quốc gia Việt Nam là một nước nhận thức đúng đắntầm quan trọng của vấn đề này, nên ngoài hệ thống chính sách pháp luật đượcban hành, đã tham gia công ước về buôn bán quốc tế về các loại động vậthoang dã nguy cấp (Công ước CITES ) và trở thanh thành viên chính thức thứ

121 vào ngày 20/10/1994 Ký công ước đa dạng sinh học vào ngày16/11/1994 Ngoài ra còn nhiều tổ chức quốc tế khác

Tuy nhiên, trong thực tế của nhiều năm, thì tình hình tài nguyên rừngkhông chỉ ở Việt Nam mà con trên thế giới có xu hướng giảm mạnh Hàngnăm ở trên thế giới, trong khu vực và ở trong nước tình trạng khai thác rừngbừa bãi, lấn chiếm rừng làm nương rẫy, săn bắt trái phép động vật hoang dã

và đặc biệt nạn cháy rừng thường xuyên đe dọa làm giảm tài nguyên rừng rấtlớn, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.Theo thống kê của FAO, năm 2003 thì tài nguyên rừng trên thế giới bị suythoái nghiêm trọng, trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX mỗi năm có khoảng0,30% diện tích rừng bị chuyển sang mục đích sử dụng khác, hàng năm mấtkhoảng 0,22% rừng tự nhiên Đối với những nước nhiệt đới theo Trexler.M.C

và Haugen.C, năm 1994 ở Châu Á suy thoái rừng 2 triệu ha/năm, vào năm

1998 là 3,9 triệu ha/ năm

Trang 4

Việt Nam trải qua một thời gian dài do chiến tranh tàn phá cũng như cáchoạt động can thiệp vô ý thức của con người lên tài nguyên rừng như săn bắtchim thú rừng, khai thác trái phép lâm sản, đốt nương làm rẫy,… đã làm chotài nguyên rừng nước ta ngày càng cạn kiệt Theo Tổng cục thống kê năm

2000 thì vào năm 1943 diện tích rừng nước ta có khoảng 14,3 triệu ha với độche phủ 43,0%, nhưng đến năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 9,187 triệu ha với

độ che phủ 27,8%, đây là giai đoạn nước ta đã xem rừng như tài nguyên vôtận và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiêp được xem như mộtngành kinh tế chủ đạo để phát triển nền kinh tế đất nước Chính vì vậy đã dẫnđến tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhanh chóng, chỉ trong vòng 50 năm

độ che phủ của rừng giảm 16,2%

Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng về công tác bảo vệ và phát triển rừnghiện nay tại lâm trường là cơ sở khoa học cho việc quản lý rừng bền vững tàinguyên rừng trên địa bàn Muốn bảo vệ và phát triển rừng bền vững thì bêncạnh việc sử dụng các chế tài pháp luật cần có các giải pháp tổng hợp để huyđộng nguồn lực toàn xã hội tham gia vào công tác này Bên cạnh đó, để đảmbảo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả cần dựa vào sứcmạnh của cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động bảo vệrừng Gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn của các cấp chínhquyền địa phương và đề cao trách nhiệm cá nhân về bảo vệ rừng Tăng cường

sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các hoạt động xâm hại đến tàinguyên rừng

2.2 Cơ sở pháp lý

Đứng trước nạn chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng trái phép, buônbán tàng trữ lâm sản trái phép Nhà nước đã có các Chỉ thị, Thông tư và cácNghị định nhằm tăng cường hiệu quả của luật bảo vệ và phát triển rừng, đồngthời giúp cho các ban ngành chức năng thực hiện tốt hơn trách nhiệm củamình trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng ở giai đoạn đổi mới

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật BVPTR 2004;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về Quy chế quản lý rừng;

Trang 5

- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việctăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng,khai thác rừng trái phép;

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/01/1999 của Chính phủ về giao đất,cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của của Thủ tướng Chính phủ

về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về phòngcháy và chữa cháy rừng;

- Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức vàhoạt động của Kiểm lâm;

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính Phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng vàquản lý lâm sản;

- Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ rừng và phát triển rừng trongcộng đồng dân cư, làng, thôn, bản ấp;

- Quyết định số 202/TTg ngày 02/5/1994 của Thủ tướng chính phủ quy định

về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng;

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chínhphủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng vàđất lâm nghiệp;

- Quyết định 105/2000/QĐ -BNN-KL ngày 17/ 11/ 2000 của Bộ Nông nghiệp

& PTNT về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 2020;

Quyết định số 79/2007/QĐ TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt ”Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm

Trang 6

2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học vàNghị định thư Cartagena”;

- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 06/7/2007

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng

Trên đây là một số văn bản liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng,quản lý tài nguyên rừng nhằm giúp cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên tráchcủa lâm trường Bồng Lai nói riêng cũng như các ban ngành nói chung có cơ

sở pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng từ Trung ương đếnđịa phương Mỗi năm, lâm trường Bồng Lai đều tổ chức tập huấn cho viênchức và tuyên truyền phổ biến đến cộng đồng dân cư quanh vùng nắm các nộidung khi có các Nghị định, Quyết định và các văn bản quy phạm pháp luậtmới nhằm giúp cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách thực thi pháp luật mộtcách có hiệu quả và giáo dục vận động người dân trên địa bàn ngày càng có ýthức hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

2.3 Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới và trong nước

2.3.1 Trên thế giới

Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn lại 4,1 tỷ ha,

độ che phủ 31,7%, mỗi năm tính trung bình diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp

11 triệu hecta Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích mất

đi, đó là chưa kể đến tính đa dạng của rừng trồng, việc phát huy vai trò của nócòn rất hạn chế Riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thời gian từnăm 1976 đến 1980 mất đi 9 triệu ha rừng, cũng trong thời gian này châu Phimất đi 37 triệu ha rừng, châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng, nạn phá rừng diễn ratrầm trọng nhất ở 56 nước nhiệt đới Ngân hàng thế giới tính rằng với tốc độphá rừng như hiện nay thì đến năm 2007 thế giới mất đi 226 triệu ha rừng vàđất trồng trọt do nạn phá rừng nên tình trạng xói mòn đất đai, sa mạc hóangày càng xảy ra nghiêm trọng Hiện nay có 875 triệu người phải sống ở vùng

sa mạc và mất 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi năm do xói mòn, hàng nămtrên thế giới mất đi 12 tỷ tấn đất, so với lượng này có thể sản xuất ra khoảng

50 triệu tấn lương thực mỗi năm, hàng ngày hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới

Trang 7

đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thủy điện ở vùng nhiệt đới bịrút ngắn.

Tình trạng mất rừng trên thế giới ở nhiều quốc gia, chính là việc quản lýbảo vệ rừng thường theo một chiều từ trên xuống, chưa đảm bảo quyền lợi vànghĩa vụ của người dân Do quản lý bằng các hệ thống chính sách của Nhànước chưa nghĩ tới vấn đề lấy người dân làm gốc hay chiều từ dưới lên Songhơn thập kỷ qua vấn đề quản lý bảo vệ rừng đã có những chuyển biến, nhiềucông trình đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này

2.3.2 Tình hình trong nước

Ở Việt Nam lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã và đang đượcchú trọng, chú trọng hơn là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, nghĩa là sửdụng lâu bền đất đai và môi trường, điều này càng trở nên quan trọng hơn đốivới các vùng núi ở Việt Nam, nơi có hệ sinh thái mong manh, đất đai kém phìnhiêu, thực bì bị tàn phá nặng nề và là nơi nghèo nhất trong cộng đồng nôngthôn nước ta

Ở nước ta tình trạng mất rừng vẫn diễn ra trong những năm qua mànguyên nhân chính là: sức ép về dân số, lương thực, đất canh tác, kinh tế vàđặc biệt là chiến tranh kéo dài đã tàn phá rất nhiều diện tích rừng dẫn đến suygiảm nghiêm trọng rừng cả về số lượng lẫn chất lượng Cụ thể là tỷ lệ che phủcủa rừng 43,3% vào năm 1943 xuống còn 33,8% vào năm 1976 và chỉ còn28,6% vào năm 1995, sự suy giảm không chỉ về trữ lượng gỗ mà kéo theo sựsuy giảm về tính đa dạng sinh học, giảm khả năng bảo vệ đất và nguồn nước củarừng, công việc làm ăn, các công việc khác của dân Trong thời kỳ này, toàn bộrừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, trên danh nghĩa rừng của toàndân, nhưng không có chủ thực sự, vì thế mà tất cả mọi người dân đều có quyền khaithác, lợi dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào của rừng và đất rừng

Hòa bình lập lại cùng với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp, toàn bộ diện tíchrừng được chính thức quy hoạch vào các lâm trường để khai thác lâm sản, phục

vụ cho nhu cầu của nhân dân và phát triển các ngành công nghiệp Trong thực tếrừng bị sức ép rất lớn do tình trạng du canh, du cư, do hoạt động đốt rừng làm rẫy,chặt phá khai thác bừa bãi, tốc độ tăng dân số cao đã làm cho tài nguyên rừngnước ta bị tàn phá nặng nề Theo thống kê diễn biến tài nguyên rừng năm 2006 thì

Trang 8

tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam: 10.448.175 ha, trong đó rừng trồng:2.486.610 ha, độ che phủ: 38,2%

Đối với Quảng Bình tổng diện tích rừng tự nhiên: 535.695 ha, trong đó rừng:457.262 ha, rừng trồng: 78.432 ha, độ che phủ 66,5% Tại huyện Bố Trạch diệntích đất lâm nghiệp: 171.331,75 ha, trong đó rừng sản xuất: 44.380,33 ha, rừngphòng hộ: 35.158,82 ha, rừng đặc dụng 91.792,60 ha, độ che phủ 71,8% Nhưvậy, ở Việt Nam diện tích rừng bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha năm 1943 giảm xuốngcòn 9,54 triệu ha vào năm 1995, độ che phủ 28,6% Tuy đã có nhiều giải pháptrong phát triển tài nguyên rừng nhưng diện tích và độ che phủ rừng tăng lênkhông đáng kể đến năm 2006 diện tích chỉ 12.934.785 ha, với độ che phủ 38,2%.Trước tình hình đó trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triểnrừng đã được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm, nhiều chủ trương chính sách

đã được quyết định và ban hành kịp thời giảm bớt những áp lực vào rừng và đấtrừng Với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra cho công tác quản lý bảo vệrừng và giao đất lâm nghiệp là:

- Ngăn chặn tận gốc các hành vi vi phạm lâm luật, bảo vệ và phát triển rừng

- Thiết lập hệ thống chủ rừng trong phạm vi cả nước với từng loại rừng đặcdụng, phòng hộ, sản xuất Từng bước thực hiện mỗi mảnh đất khu rừng đều

có chủ cụ thể

- Tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng vậtnuôi, hạn chế và xóa bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông thôn miền núi

Trang 9

PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu

Đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của lâm trường BồngLai, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lýbảo vệ tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn;

- Nghiên cứu tình hình cơ bản và một số hoạt động chủ yếu trong công tácquản lý bảo vệ và phát triển rừng của lâm trường Bồng Lai;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ tàinguyên rừng trên địa bàn

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được những mục tiêu và các nội dung nghiên cứu đã đặt ra,các phương pháp nghiên cứu sau sẽ được áp dụng:

3.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Những tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu:

số liệu thu thập từ các báo cáo và niên giám thống kê huyện Bố Trạch;

- Hồ sơ tài liệu về công tác quản lý bảo vệ rừng của trên địa bàn;

- Phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và xử phạt vipham hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng (Phỏng vấn bán cấutrúc)

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp, thống kê các số liệu, thông tin thu thập được và đánh giá,phân tích các thông tin trên phần mềm Excell

Trang 10

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Lâm trường Bồng Lai nằm ở phía Tây của huyện Bố Trạch, ranh giớiđược xác định như sau:

- Phía Bắc giáp hạ lưu sông Bồng Lai, tiếp giáp xã Hưng Trạch, Sơn Trạch

- Phía Nam giáp Lâm trường Ba Rền thuộc Công ty lâm công ngiệp Long Đại

- Phía Đông giáp các xã: Cự Nẩm, Phú Định, Tây Trạch

- Phía Tây giáp Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Tọa độ địa lý:

Từ 17o29' đến 17o36' Vĩ độ Bắc

Từ 106o18' đến 106o25' Kinh độ Đông

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

- Địa bàn Lâm trường nằm ở độ cao bình quân 400m

+ Độ cao lớn nhất 1.137m

+ Độ cao nhỏ nhất 195m

- Phía Nam là hệ thống núi cao thuộc dãy núi Bagen, phía Bắc là hệ đồi bát úpthuộc dãy núi Đông ngang Địa hình thoải dần từ nam đến bắc được chiathành hai tiểu vùng chính là:

+ Tiểu vùng 1: Rào mạ

+ Tiểu vùng 2: Rào con

- Chủ yếu kiểu địa hình núi đất, ít bị chia cắt, độ dốc bình quân khoảng 22o

Trang 11

4.1.1.3 Khí tượng - thủy văn

Lâm trường Bồng Lai nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Bắc và chịu ảnh hưởng của gió mùaTây Nam, với những đặc trưng cơ bản sau:

- Khí hậu có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa này nắng nóng và khôhạn, nhiệt độ có khi lên đến 39 - 41oC, gió Lào thịnh hành ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa này thường có mưa lớn

và lũ lụt, gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh, nhiệt độ có khi xuốngthấp 8 - 10oC, rét hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển đến các loạicây trồng khác

+ Biên độ nhiệt độ ngày đêm 4-7oC

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao từ 83-85%, ngaytrong những tháng khô hạn nhất (có gió mùa Tây Nam) độ ẩm trung bình vẫntrên 70%, độ ẩm cao nhất xảy ra vào cuối mùa đông trên 87%

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.100 đến 2.300mm

+ Lượng mưa lớn nhất 2.400 đến 2.600mm/năm Lượng mưa lớn tậptrung ở các tháng 9, 10, 11

+ Lượng mưa nhỏ nhất 1.400 – 1.500mm/năm Tháng có mưa ít nhất làtháng 6, 7

4.1.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng

Trên địa bàn có hai loại đất chính:

Trang 12

- Đất Feralit hình thành trên sản phẩm được phong hóa của các loại đá mẹkhác nhau (đá phiến, đá gnai, đá vôi ) có màu nâu vàng hoặc màu vàng.Tầng đất tương đối dày thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

- Đất bồi tụ ven sông suối, thung lũng do quá trình bồi tụ tạo thành, tầng đấtdày thuận lợi cho phát triển của cây công nghiệp, nông lâm kết hợp

4.1.2 Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội

- Dân tộc Kinh có 34.239 người, chiếm 99,61%, phân bố vùng ven phía ngoàilâm phận Người Kinh chủ yếu canh tác lúa nước trồng cây lương thực, trồngcây công nghiệp

- Dân tộc Vân Kiều có 134 người, chiếm 0,39%, họ sống ở bản Rào con lọtvào giữa lâm phận Đồng bào dân tộc sống dựa vào canh tác nương rẫy vàphụ thuộc vào rừng

- Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm, năm 2005 là 10,40%nhưng đến 2006 giảm xuống còn 10,17%

4.1.2.2 Lao động

Trong vùng hiện có trên 20.000 lao động, chủ yếu lao động trong vùng ởlĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp không ổn định, lao động sản xuất mang tínhmùa vụ Vào mùa nông nhàn họ lại vào rừng để cải thiện đời sống là nguyênnhân gây ảnh hưởng đến độ che phủ rừng của lâm trường

4.1.2.3 Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực có các tuyến đường chính

là tỉnh lộ 2 từ Hoàn Lão đi Sơn Trạch, tỉnh lộ 20, đường Hồ Chí Minh, sôngBồng Lai đổ về gặp sông Son thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản vào mùamưa

Trang 13

Trong những năm qua mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã đã đượcđầu tư xây dựng mở mang cải thiện đáng kể, hiện nay 6/6 xã đã có đường ô tôtới trụ sở UBND Tuy nhiên các tuyến đường này là đường cấp phối chấtlượng xấu gây khó khăn cho việc đi lại vào mùa mưa.

4.1.2.4 Kinh tế - xã hội

Người dân trong khu vực sản xuất nông nghiệp là chính nên đời sốngdân cư nhìn chung còn thấp Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷtrọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

- Theo số liệu thống kê, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của vùng trong nhữngnăm gần đây có những tiến bộ đáng kể Giá trị sản xuất tăng bình quân quacác thời kỳ:

+ Từ năm 1995 đến năm 1999 là 3,4%

+ Từ năm 2000 đến năm 2004 là 5%

+ Từ năm 2005 đến năm 2010 là 11,8%

Nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, tỷ

lệ nông - lâm - thủy sản vẫn ở mức cao so với huyện và cao hơn so với tỉnhQuảng Bình

- Y tế: Tất cả các xã đều có trạm y tế nhưng xa dân cư nên việc khám chữabệnh của người dân còn hạn chế

- Văn hóa - giáo dục: Đời sống văn hóa tinh thần chủ yếu phát triển ở vùngtrung tâm xã Trường lớp có đầu tư xây dựng nhiều hơn nhưng do điều kiệnkinh tế còn khó khăn nên con em phần lớn học hết cấp I, cấp II

Với trình độ dân trí chưa cao, kinh tế phát triển chậm thì tình hình viphạm về quản lý bảo vệ rừng còn phức tạp làm cho công tác quản lý bảo vệrừng còn gặp nhiều khó khăn Đây là một đặc điểm gây ảnh hưởng tới côngtác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn của Lâm trưởng Bồng Lai

4.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của lâm trường

4.2.1 Hiện trạng rừng vầ đất lâm nghiệp

Hiện nay Lâm trường Bồng Lai đang quản lý 9 tiểu khu có tổng diện tích12.492,8 ha, chiếm 5,88% diện tích huyện Bố Trạch

Trang 14

Địa bàn của Lâm trường có chu vi ranh giới hơn 70 km Trong đó có hơn

40 km giáp với khu vực có dân cư sinh sống thuộc các xã: Sơn Trạch, HưngTrạch, Cự Nẩm, Phú Định, Tây Trạch, đây là vùng giáp ranh có nhiều lối mònngười dân vào ra làm ăn, sản xuất Lâm trường bộ đóng ở thị trấn Hoàn Lãocách xa địa bàn quản lý từ 20-40 km

Bảng 1: Hiện trạng đất đai của Lâm trường Bồng Lai

(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy đất lâm nghiệp chiếm 99,47% diện tích đất củaLâm trường, trong đó đất có rừng chiếm 90,16%, còn đất chưa có rừng chiếm9,84%

- Đất nông nghiệp và đất khác có 65,8 ha; chiếm 0,53% diện tích

+ Đất nông nghiệp: 9,5 ha, đây là diện tích trước đây người dân xâmcanh sản xuất nông nghiệp, nay chủ yếu bỏ hoang làm bải chăn thả gia súc.+ Đất khác: 56,3 ha; bao gồm sông suối ao hồ, đường giao thông phục

vụ sản xuất và dân sinh

Trang 15

Hình 1: Tỷ lệ hiện trạng đất đai của Lâm trường Bồng Lai

- Diện tích đất chưa có rừng có 1.223,2 ha, chiếm 9,84% diện tích, phân bốchủ yếu các vùng đan xen giữa vùng núi và vùng đồi, gồm các trạng thái rừngchủ yếu:

+ Đất trống trảng cỏ (IA): có 85,3 ha; thực bì chủ yếu là cỏ, lau lách.+ Đất trống cây bụi rải rác (IB): Có41,6 ha; thực bì chủ yếu là Sim, Mua,Thầu tấu, Thành ngạch, lác đác có cây gỗ tái sinh

+ Đất trống có cây gỗ rải rác (IC): Có 1.096,3 ha; thực bì chủ yếu là dâyleo, cây bụi, rải rác có cây gỗ đường kính nhỏ đến trung bình, mật độ cây táisinh từ 1600 đến 1800 cây/ha, chủ yếu là cây phi mục đích

Diện tích đất này đa số phân bố ở những vùng thấp, độ dốc nhỏ, tầng đấtdày và nhiều nơi còn mang tích chất đất rừng thuận lợi cho sinh trưởng pháttriển của cây lâm nghiệp

Trang 16

Bảng 2: Hiện trạng rừng theo chức năng

Loại đất đai Rừng sản xuất (ha) Rừng phòng hộ (ha) Tổng (ha)

Đất có rừng tự nhiên 10.191,5 354,3 10.545,8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2014)

- Diện tích đất có rừng 11.203.8 ha, chiếm 90,03% diện tích lâm phần

+ Diện tích rừng tự nhiên 10.545,8 ha, trong đó: 10.191,5 ha là rừng sảnxuất, còn 354,3 ha là rừng phòng hộ

+ Diện tích rừng trồng là 658 ha, diện tích này chủ yếu trồng Keo, Thôngnhựa

- Diện tích đất chưa có rừng là 1.241,2 ha, trong đó 1.197,2 ha được quyhoạch là rừng sản xuất, còn 44 ha là rừng phòng hộ

Tỷ lệ diệntích (%)

Trang 17

Diện tích rừng tự nhiên chiếm 94,13% diện tích rừng của Lâm trường,trong đó: Rừng giàu và rừng trung bình chiếm 40,22% diện tích rừng tự nhiên

và 59,77% tổng trữ lượng rừng tự nhiên

Rừng nghèo, rừng phục hồi chiếm 59,78% diện tích rừng tự nhiên, rừng

ở đây có cấu trúc và chất lượng chưa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh, vìvậy trong thời gian tới cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ

Từ số liệu ở bảng trên có thể nhận thấy đặc điểm tình hình tài nguyênrừng ở khu vực như sau:

- Rừng giàu: 1.950,1 ha; trạng thái rừng chủ yếu IIIA3 với trữ lượng 345.167

m3, có trữ lượng bình quân 177 m3/ha, phân bố tập trung theo khu vực Rừng

có nhiều cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, rừng đã bị tác động ở mức độ thấp + Rừng trung bình: 2.291,1 ha, trạng thái rừng chủ yếu IIIA2 với trữ lượng242.856 m3, có trữ lượng bình quân 106 m3/ha, phân bố chủ yếu ở nơi có độcao, độ dốc từ trung bình đến thấp, đa số giáp rừng giàu, rừng đã bị khai tháctương đối mạnh

- Rừng nghèo: 3.383,7 ha, trạng thái rừng chủ yếu IIIA1 với trữ lượng 267.312

m3, có trữ lượng bình quân 79 m3/ha, phân bố chủ yếu ở những nơi có độ cao,

độ dốc trung bình đến thấp, rừng đã bị tác động mạnh

- Rừng phục hồi: 2.920,9 ha, trạng thái rừng chủ yếu IIA, IIB với trữ lượng128.519 m3, có trữ lượng bình quân 44 m3/ha, phân bố chủ yếu ở nơi có độdốc cao, độ dốc từ trung bình đến thấp, loại rừng này hình thành sau khi bịkhai thác kiệt hoặc sau nương rẫy, các loài cây ưa sang mọc nhanh chiếm ưuthế Trong đó: Có 515,0 ha trạng thái IC đang thực hiện biện pháp khoanhnuôi, phục hồi rừng

- Rừng trồng: 658 ha, là rừng chưa có trữ lượng Loài cây trồng chủ yếuThông nhựa, các loài Keo, hầu hết rừng mới trồng đang trong thời kỳ xâydựng cơ bản

Lâm trường Bồng Lai còn có một lượng lâm sản ngoài gỗ khá lớn, baogồm Song mây, Lá nón và Tre nứa

Trang 18

4.3 Cơ cấu tổ chức của lâm trường

Hiện nay Lâm trường Bồng Lai đang quản lý 12.492,8 ha, chiếm 5,88%diện tích tự nhiên của huyện Bố Trạch thuộc địa bàn các xã Sơn Trạch, HưngTrạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch và Tân Trạch Về cơ cấu tổ chức, hiệnnay Lâm trường Bồng Lai trực thuộc Công ty Lâm công nghiệp Bắc QuảngBình Ban Giám đốc của Lâm trường Bồng Lai quản lý trực tiếp hai phòngchức năng và hai đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng

Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của Lâm trường

Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình

Ban Giám đốc Lâm trường

Bồng Lai

Phòng Kế hoạch - kỹ thuật Phòng Kế toán - hành chính

Đội sản xuất & QLBVR 1 Đội sản xuất & QLBVR 2

Trang 19

trong địa bàn của lâm trường về các chủ trương, chính sách, công tác quản lýbảo vệ và phát triển của khu vực rừng.

+ Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Gồm 3 người, chuyên phụ trách về côngtác kế hoạch kỹ thuật, quản lý bảo vệ rừng, tổ chức lao động và an ninh quốcphòng Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành công tác chuyên môn,nghiên cứu khoa học, theo dõi, khảo sát và hoàn thiện hồ sơ điều chế rừng tựnhiên, xây dựng các phương án PCCCR, xây dựng đường ranh cản lửa, kếhoạch trồng rừng, kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu, cung cấp

số liệu cho Ban Giám đốc và các cơ quan hữu quan khi cần thiết

+ Phòng Kế toán- Hành chính: Gồm 4 người, có vai trò lập kế hoạch,quyết toán ngân sách, chế độ Xây dựng hồ sơ dự toán, chi chế độ hàng thángcho cán bộ công nhân viên trong lâm trường, nộp bảo hiểm xã hội cho ngườilao động, kiểm tra tài sản theo quy định, chuẩn bị kế hoạch cho xây dựng cơbản, cung cấp vật tư, thiết bị kỹ thuật và phụ trách các hoạt động hành chính.+ Các Đội sản xuất & quản lý bảo vệ rừng: Đây là lực lượng chủ chốtcủa Lâm trường, có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo sản xuất và laođộng trực tiếp

Ngoài ra, Lâm trường còn có một xưởng chế biến gỗ được tổ chức sảnxuất kinh doanh chế biến gỗ theo cơ chế khoán

- Tổ chức bộ máy - lao động hiện nay toàn lâm trường có 21 người, trong đó:+ Ban Giám đốc: 02 người (trong đó Phó Giám đốc kiêm trưởng phòng

Kế hoạch - Kỹ thuật)

+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Ngoài Phó Giám đốc kiêm trưởng phòng

có thêm 2 người

+ Phòng Kế toán - Hành chính: 4 người

+ Đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng số 1: 7 người

+ Đội sản xuất & quản lý bảo vệ rừng số 2: 6 người

- Bộ phận văn phòng lâm trường gồm Ban Giám đốc và hai phòng chức năng:Thực hiện công tác điều hành hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và các lĩnh

Trang 20

vực liên quan, điều hành đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Công ty Lâmcông nghiệp Bắc Quảng Bình giao và kế hoạch lâm trường đề ra.

- Diện tích rừng của lâm trường được chia thành 02 vùng và giao cho hai độisản xuất và quản lý bảo vệ rừng quản lý

+ Vùng 1: do Đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng số 1 có 7 người đảmnhận Diện tích quản lý gồm các khu vực Rào mạ, Rào con, thôn Bồng Lai 1,

2 của xã Hưng Trạch, các tiểu khu 248, 251, 252 Đội chia làm hai trạm cónhiệm vụ tuần tra kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng, thựchiện công tác PCCCR và tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng

+ Vùng 2: do Đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng số 2 có 6 người đảmnhận Diện tích quản lý gồm các khu vực Nông trường, Khe tre, Khe túi, trạmHòa Trạch (cũ), các tiểu khu 249, 250, 255, 256 Đội có nhiệm vụ tuần trakiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng, thực hiện công tácPCCCR và tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng

Lâm trường đã tăng cường kiểm tra đôn đốc các đội thường xuyên tuầntra, canh gác các vùng trọng điểm và tổ chức lực lượng tổ cơ động, phối hợpvới trạm kiểm lâm địa bàn, địa phương xã để truy quét các đối tượng khaithác lâm sản trái phép ở vùng trọng điểm Các đội sản xuất và quản lý bảo vệrừng tổ chức củng cố lại địa bàn giao cho từng nhân viên bảo vệ, theo dõi việckhai thác vận chuyển lâm sản trái phép và lấn chiếm đất đai, thực hiện báocáo định kỳ theo quy định của lâm trường

Từ tình hình trên, để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ QLBVR, cần tiếptục thực hiện phương án khoán phụ trách quản lý bảo vệ lâm phần, địa bànđến từng công nhân bảo vệ rừng Hợp tác với các lực lượng tại chỗ của địaphương, cơ quan chức năng phối hợp truy quét, hỗ trợ PCCCR và bảo vệvòng ngoài

- Ngoài ra, thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức sản xuất kinh doanh, lâmtrường còn hợp đồng thời vụ 33 người, trong đó:

+ Số lao động thực hiện theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP 27 người.+ Số lao động thực hiện theo Bộ luật lao động 06 người

Ngày đăng: 03/07/2015, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Báo cáo về công tác PCCCR năm 2012 – 2014. Lâm trường Bồng Lai Khác
2- Báo cáo về công tác quản lý sản xuất nương rẫy năm 2012 – 2014. Lâm trường Bồng Lai Khác
3- Báo cáo về công tác thi hành pháp luật bảo vệ rừng, năm 2012 – 2014. Lâm trường Bồng Lai Khác
4- Báo cáo về công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng, năm 2012 – 2014. Lâm trường Bồng Lai Khác
6- Các văn bản pháp luật về lâm nghiệp (tập 1, 2) NXB Chính trị Quốc gia, năm 1994 Khác
7- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép Khác
9- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/01/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Khác
10- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về phòng cháy và chữa cháy rừng Khác
11- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Khác
12- Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm Khác
13- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác
15- Quyết định 327 (Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chỉ thị 661 chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng) Khác
16- Quyết định số 202/TTg ngày 02/5/1994 của Thủ tướng chính phủ quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng Khác
17- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp Khác
18- Quyết định 105/2000/QĐ -BNN-KL ngày 17/ 11/ 2000 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn Khác
19- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý rừng Khác
20- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Khác
23- Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ rừng và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, làng, thôn, bản ấp Khác
24- Thông tư 34/2009/TT-BNN&PTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng Khác
25- Thông tư 35/2011/TT-BNN&PTNT ngày 20/5/1011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w