Khai thác lâm sản trên địa bàn lâm trường chủ yếu là khai thác gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Đối với khai thác gỗ rừng tự nhiên: Trữ lượng rừng đưa vào thiết kế khai thác đạt trên 110 m3 /ha trở lên và chỉ tiêu diện tích khai thác bình quân hàng năm 60 ha/1 năm. Phương thức khai thác chọn, tổ chức khai thác sử dụng cơ giới kết hợp thủ công. Đối tượng rừng bố trí khai thác là rừng giàu ở các khoảnh 4,3,7,8 thuộc tiểu khu 280 và các khoảnh 1, 2, 3 tiểu khu 256.
Bảng 9: Khối lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên
Năm Khai thác chính (m3) Khai thác tận thu (m3)
2012 1.500 308
2013 1.650 368
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Lâm trường Bồng Lai năm 2014)
Các loài cây được khai thác là Táu, Sến, Giổi, Vàng tim, Gội, Trơng, Bài lài, Chò…
- Đối với kinh doanh khai thác rừng trồng nguyên liệu tập trung: Lâm trường trực tiếp chỉ đạo sản xuất và bảo vệ rừng, tổ chức thuê khoán lao động trên địa bàn trồng rừng (chủ yếu là Keo) và chăm sóc 3 năm sau khi trồng. Kỹ
kết hợp bón thúc phân NPK, trồng dặm thay thế cây chết, cây sinh trưởng kém đối với chăm sóc năm thứ nhất.
Ngoài khai thác gỗ thì lâm trường còn tổ chức khai thác lâm sản ngoài gỗ như Song mây, Lá nón. Lâm trường đã hợp đồng khoán với tư nhân khai thác tận thu và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ, năm 2006 đơn vị khai thác được 42 tấn Song mây.
Ngoài ra, lâm trường còn hỗ trợ trồng rừng sản xuất, sản xuất kinh doanh trang trại, vườn rừng đối với các hộ dân thông qua hình thức giao khoán đất trồng rừng lâu dài. Các hộ gia đình tự bỏ vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh trồng rừng, vườn rừng, trang trại. Mặt khác, lâm trường còn cho các tổ chức, cá nhân thuê khoán cơ sở sản xuất chế biến gỗ theo chỉ tiêu.
Trong những năm trở lại đây lâm trường liên tục sản xuất kinh doanh có lãi nhờ khai thác rừng trồng nguyên liệu một năm từ 50 ha trở lên. Qua đó cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của lâm trường dần đi vào ổn định, hiệu quả và phát triển bền vững.