đơn vị trên địa bàn
Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng được Lâm trường Bồng Lai xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác QLBVR, vì vậy lâm trường đã chú trọng, tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm chuyển tải đến người dân những quy định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực QLBVR, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc bảo vệ rừng và PCCCR.
Lâm trường đã cùng với 6 xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Cự Nẫm, Tây Trạch và Tân Trạch thường xuyên tổ chức họp dân hàng năm để triển khai công tác QLBVR trên địa bàn. Thông qua các cuộc họp lâm trường đã thực hiện các công tác như:
- Tổ chức ký cam kết phối hợp bảo vệ rừng PCCCR với các xã, thôn, bản và hộ dân trong vùng giáp ranh.
- Tăng cường tuyên truyền bảo vệ rừng thông qua các bảng nội quy, quy định bảo vệ rừng ở các cửa rừng có nhiều người ra vào vùng giáp ranh lâm trường.
Lồng ghép với chương trình phát thanh các xã, thôn để đưa tin về công tác PCCCR, tuyên truyền các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng mỗi tuần từ 2 - 3 lần tùy theo tình hình diễn biến phức tạp của nguy cơ cháy rừng. Phối hợp với các thôn xóm để phổ biến tuyên truyền, thường xuyên nhắc nhở thực hiện các quy định PCCCR đến các hộ sinh sống, sản xuất gần rừng. Khen thưởng, động viên kịp thời những người dân, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ rừng PCCCR kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất.
Thông qua biện pháp tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng, trong thời gian qua nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Từ đó giúp đỡ người dân và chính quyền địa phương đấu tranh và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.
Tuy nhiên công tác tuyên truyền và vận động nhân dân trong vùng tham gia QLBVR còn mang nặng tính hình thức, chưa có các biện pháp cụ thể, rõ ràng và thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, đoàn thể nên kết quả đem lại chưa cao.
Trong những năm qua lâm trường đã phối hợp với các xã tiếp giáp với lâm trường, công an, huyện đội trong công tác bảo vệ rừng nhất là công tác PCCCR, thực hiện dự án lâm sinh. Lâm trường đã triển khai ký kết hợp đồng bảo vệ rừng với các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch và các đơn vị Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Huyện đội Bố Trạch. Ngoài ra đã triển khai ký cam kết với 137 hộ của 14 thôn trên địa bàn 5 xã. Lâm trường Bồng Lai cũng đã tham mưu cho Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, Hạt Kiểm lâm, UBND huyện Bố Trạch triển khai xây dựng đề án đổi mới công tác quản lý bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa, trong đó lực lượng bảo vệ rừng làm nòng cốt hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, còn nhiệm vụ bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn xã hội, nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội trong công tác bảo vệ rừng.Tuy nhiên trong quá trình phối kết hợp với các đơn vị trên địa bàn cũng còn gặp một số khó khăn nhất định do:
+ Trình độ nhân dân quanh khu vực còn thấp và đời sống gặp nhiều khó khăn nên khi tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, người dân tuy biết được tác hại của việc phá rừng, nhận thức của họ đã được nâng lên đáng kể nhưng một
số người vẫn khai thác rừng trái phép vì họ chưa thấy được hậu quả to lớn lâu dài của việc phá rừng.
+ Địa bàn của lâm trường cách xa trung tâm huyện, địa hình phức tạp nên khó khăn trong việc phối hợp với các lực lượng Công an, Quân đội, Hạt Kiểm lâm trong việc cơ động lực lượng truy quét các tụ điểm phá rừng và chữa cháy rừng khi có cháy.
+ Lâm trường chưa có chính sách, cơ chế về mức độ hưởng lợi cho người dân khi tham gia bảo vệ rừng nên chưa khuyến khích được người dân trong vùng tự giác tham gia bảo vệ rừng.