Đánh giá và dề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng ở lâm trường bồng lai, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34)

4.10.1. Thuận lợi

- Công tác quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh và phát triển vốn rừng của lâm trường được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn, của Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, Hạt Kiểm lâm Bố Trạch.

- Diện tích rừng giàu của lâm trường chiếm tỷ lệ khá lớn, hàng năm lâm trường có chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên nên có điều kiện tạo thêm công ăn việc làm cho lao động của lâm trường, nhân dân quanh vùng và đầu tư xây dựng vốn rừng.

- Diện tích đất trống chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, đa số phân bố ở những vùng thấp độ dốc nhỏ, tầng đất dày và nhiều nơi còn mang tính chất đất rừng thuận lợi cho công tác trồng rừng và sinh trưởng, phát triển của cây lâm nghiệp.

- Tiềm năng lao động xã hội dồi dào, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho đầu tư phát triển sản xuất.

- Tập thể viên chức lao động lâm trường đoàn kết và hầu hết đều qua đào tạo, có trình độ từ trung cấp trở lên thuận lợi cho công tác chuyên môn xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển. Việc xã hội hóa nghề rừng tạo điều kiện cho việc cải thiện sinh kế cho nhân dân các xã vùng ven rừng, nên nhân dân quanh vùng trước đây

chuyên sống bằng nghề rừng đã dần chuyển đổi phương thức sản xuất tạo thu nhập khác, khắc phục nạn khai thác, đốt phá rừng.

4.10.2. Khó khăn

- Phạm vi quản lý của lâm trường tiếp giáp với ranh giới nhiều địa phương nên chịu nhiều sức ép của người dân vào rừng. Mặt khác, do cơ chế tự hạch toán nên đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đó từ nguồn thu từ rừng trồng là chủ yếu nhưng hiện nay đa số rừng trồng đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư cho sản xuất thiếu đã không tạo được sự chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng của lâm trường.

- Người dân trên địa bàn thiếu việc làm và thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên không ổn định, vì vây họ thường dựa vào rừng tự nhiên để mưu sinh và tạo thu nhập. Phong trào trồng cao su khá phổ biến trên địa bàn nên một số hộ dân liều lĩnh lấn chiếm đất lâm trường. - Địa hình lâm trường phức tạp hiểm trở, chia cắt, độ dốc lớn trong khi lực lượng bảo vệ rừng của lâm trường mỏng, thiếu trang thiết bị, phương tiện, hành lang pháp lý nên khó khăn cho việc phát hiện, thụ lý và xử lý vi phạm. - Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng chưa cao, chỉ thấy lợi trước mắt mà chưa thấy được hậu quả to lớn của việc phá rừng. Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường, nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng tăng làm mất cân đối giữa cung và cầu, chênh lệch giá lâm sản giữa các vùng quá lớn làm nạn buôn bán lâm sản trái phép tăng lên.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa nhất quán. Kinh phí quản lý bảo vệ rừng quá hạn hẹp, tiền lương của lực lượng bảo vệ rừng còn thấp và chưa kịp thời, đây đó vẫn còn biểu hiện tiêu cực ngay trong lực lượng bảo vệ rừng nhưng chưa được xử lý triệt để.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng ở lâm trường bồng lai, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w