1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu ảnh hưởng tuổi cây con và mật độ trồng rừng đến sinh trưởng loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) trên vùng cát ven biển tỉnh quảng nam

115 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 18,11 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc". Bên cạnh việc phát triển và bảo vệ rừng ở vùng núi và trung du thì đối với nước ta, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên đất cát ven biển cũng vô cùng quan trọng. Với chiều dài bờ biển hơn 3.200km với 562.936 ha, chiếm tỷ lệ 1,8 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc thì công tác trồng rừng trên đất cát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia. Thời gian qua, Tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện bảo vệ và sử dụng cho hợp lý vừa cải tạo được điều kiện môi trường sống, vừa đáp ứng được nhu cầu cho người dân vùng cát. Trong những năm qua nhà nước đã thực hiện các chương trình, dự án và kết hợp với các chương trình dự án phi chính phủ như: PAM, chương trình 327, dự án 661, PACSA … với một số loài cây như: Phi lao (Casuarinaceae), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiphomis), Keo lai (Acacia hybrida) là các loài cây có giá trị sinh thái và kinh tế cao. Nhưng phần lớn các loài cây này sinh trường chậm trên đất cát, trữ lượng gỗ còn thấp, cá biệt có nơi không thể sống được. Tuy vậy, nó đã góp phần đáng kể cho công tác phát triển rừng trên đất cát, tạo môi trường sống, giải quyết việc làm cho người dân vùng đất cát biển. Đối với cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. cunn ex benth) đã được đưa vào gây trồng ở nước ta vào khoảng năm 1992-1993, và tỏ ra thích nghi với vùng đất cát. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã đưa cây Keo lá liềm vào tập đoàn cây trồng lâm nghiệp chính của các tỉnh vùng Trung Bộ (Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp). Tuy nhiên, việc phát triển gây trồng loài cây này trên vùng đất cát ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng được còn quá ít so với tổng diện tích đất cát của vùng, một trong những khó khăn chính là quy trình trồng và kỹ thuật chăm sóc chưa thật sự hợp lý, dẫn đến khả năng sinh trưởng, tạo sinh khối gỗ của cây Keo lá liềm đưa vào gây trồng hiện tại chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp. Đây là vấn đề tồn tại lớn làm chậm tốc độ xã hội hóa trồng rừng loài cây này trên vùng đất cát Quảng Nam. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng và nghiên cứu kỹ thuật trồng Keo trên đất cát ven biển góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân là một yêu cầu cần thiết. 1 Quảng Nam có bờ biển dài hơn 100 km với khoảng 6.400 ha đất cát ven biển quy hoạch cho lâm nghiệp (số liệu quy hoạch 3 loại rừng 2011) và nhiều cồn cát nội đồng. Phần đất này có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là phòng hộ môi trường vùng ven biển. Tuy nhiên đây cũng là vùng sinh thái khắc nghiệt, nạn cát bay, cát di động đã phủ lấp dần đồng ruộng, dất sản xuất, làm cho điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân ở đây gặp nhiều khó khăn. Việc trồng rừng trên đất cát vừa có ý nghĩa gia tăng diện tích rừng, sử dụng có hiệu quả diện tích đất cho phát triển lâm nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững anh ninh quốc phòng. Trong công tác phát triển rừng nói chung và trồng rừng trên đất cát nói riêng thì công tác lựa chọn giống và xây dựng biện pháp pháp kỹ thuật phù hợp cho loài cây trồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của công tác trồng rừng, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng rừng trồng cũng như nâng cao khả năng phòng hộ của rừng. Thực tế trên vùng cát của tỉnh Quảng Nam đã đưa vào trồng một số loài như: Phi lao (Casuarinaceae), Keo lá liềm (A.auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium) và cũng đã đạt được một số thành công bước đầu. Tuy nhiên, vấn đề chọn giống và kỹ thuật trồng rừng trên đất cát vẫn còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo yêu cầu của thực tiễn sản xuất, có ít có loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật thích hợp cho kiểu lập địa khắc nghiệt này. Đối với công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng trên đất cát ven biển nói chung thì việc chọn giống, xác định tuổi cây con đem trồng, mật độ trồng, quá trình chăm sóc cây sau trồng là những yếu tố quyết định đến thành công, năng suất và sản lượng rừng. Do đó, việc đánh giá thực trạng và nghiên cứu đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp với vùng đất cát ven biển là nhu cầu bức thiết của thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự giúp đỡ và sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Đặng Thái Dương, tôi chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu ảnh hưởng tuổi cây con và mật độ trồng rừng đến sinh trưởng loài Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam”. Với mong muốn lựa chọn được dòng Keo lá liềm, mật độ, tuổi cây con trồng rừng tốt nhất và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho việc trồng rừng trên đất cát góp phần gia tăng khả năng bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn bền vững. Mục đích của của đề tài Xác định dòng Keo lá liềm sinh trưởng và phát triển tốt nhất và mức độ ảnh hưởng của tuổi cây con, mật độ trồng rừng đến sinh trưởng loài Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) trên vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất chọn dòng, tuổi cây con và mật độ trồng rừng hợp lý tại địa phương. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 Ý nghĩa khoa học: - Đánh giá thực trạng tình hình trồng rừng Keo trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam. - Xác định ảnh hưởng của dòng, tuổi cây con và mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của loài Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) trồng trên vùng đất cát ven biển. Ý nghĩa thực tiễn: Mặc dù đưa vào trồng nhiều loài cây trên vùng đất cát, tuy nhiên tại địa bàn Quảng Nam chưa có một công trình điều tra, nghiên cứ cụ thể về khả năng sinh trưởng và phát triển của từng loài để đối chiếu, so sánh chọn loài tối ưu. Bên cạnh đó công tác nghiên cứu kỹ thuật, đề xuất các biện pháp kỹ thuật như tuổi cây con, mật độ, dòng cây, phương thức chăm sóc một cách khoa học, hợp lý. Đề tài tập trung đánh giá, nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại nêu trên để có kết luận về: - Tình hình trồng, sinh trưởng và phát triển cát loài Keo trên đất cát ven biển. - Nhận định về loài cây sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam; - Xác định dòng Keo lá liềm sinh trưởng và phát triển trội nhất để đưa váo sản xuất; - Xác định được tuổi cây con và mật độ trồng rừng phù hợp với điều kiện đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam đối với loài Keo lá liềm. - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng keo lá liềm trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Đất cát là loại đất có độ phì rất thấp, điều kiện khắc nghiệt rất khó chọn loài cây trồng phù hợp. Bên cạnh sự suy giảm rừng trên toàn thế giới thì tình trạng biến đổi khí hậu có tác động rất tiêu cực trên các vùng đất ven biển dẫn đến tình trạng sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng vùng đất này. Trong khi việc trồng rừng trên đất cát ven biển ngày càng cấp thiết thì vấn đề chọn ra loài cây trồng và kỹ thuật lâm sinh phù hợp được xã hội và ngành Lâm nghiệp đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, các loài Keo (Acacia) đã được đưa vào trồng rừng ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở vùng đất ven biển vì những khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt, khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và năng suất cao. - Tại Indonesia, 5 khảo nghiệm loài được xây dựng trên vùng đất chua phèn ở Đông Timor, trong đó 3 khảo nghiệm tại vùng đất thấp và 2 khảo nghiệm trên vùng đất cao. Các khảo nghiệm này gồm 12 loài, trong đó có 3 loài Keo chịu hạn là A. leptocarpa, A. holosericea và A. torulosa. Tại 1,6 và 2,6 tuổi, tất cả các loài tham gia khảo nghiệm tại vùng đất thấp thể hiện sinh trưởng tốt hơn tại vùng đất cao, nhưng A.torulosa không thể chịu đựng được trên đất phèn. - Ở Papua Niu Gine: Trong mười năm gần đây, các thí nghiệm dẫn giống lên phía Bắc đã trồng thử 19 loài cây trên những vùng đất trồng cỏ thoái hóa, nghèo kiệt, độ phì rất kém và úng nước. Những vùng đất nông nghiệp này đã bỏ đi không sử dụng được nhưng Bạch đàn trắng (E.tereticornis) và Keo lá tràm (A.auriculiformis) đã sinh trưởng mạnh trên vùng lập địa vô cùng khó khăn đó và đã trở thành khu rừng sản xuất cung cấp sản phẩm, điều hòa tiểu khí hậu và cải tạo vùng đất đó. Vùng này bây giờ đã có một cảnh quan khác biệt so với vùng đất hoang trọc bên cạnh nó và đã chứng minh rằng những vùng đất nông nghiệp đã thoái hóa không còn sản xuất được nữa vẫn có khả năng trồng những cây gỗ mọc nhanh. Đó là mô hình quan trọng để mở rộng rừng trồng về phía Đông. [26] Việc nghiên cứu đã được chú trọng tới việc phát triển các loài cây có khả năng cải tạo đất, chịu được điều kiện khắc nghiệt của vùng đất ven biển cũng như các vùng đất có điều kiện lập địa tự nhiên khắc nghiệt. Các mô hình trồng rừng thí điểm cũng như thử nghiệm các loài cây chịu khô hạn khác cho thấy các loài Keo có khả năng thích ứng cao, tính chống chịu tốt và đáp ứng được một phần yêu cầu về kinh tế. Các mô hình khác như Nông lâm kết hợp được phát triển khá mạnh với cơ cấu cây trồng như sau: Cây lâm nghiệp kết hợp với dừa, ca cao kết hợp với hồ tiêu. 4 - Tại Thái Lan: Nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo trên 6 vùng sinh thái khác nhau sau 36 tháng tuổi, sinh trưởng của các loài này có sự sai khác rõ ràng, trong đó 2 loài là A. crassicarpa, A. auriculiformis thể hiện sinh trưởng tốt nhất. Loài Keo chịu hạn sinh trưởng chậm hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm về cả chiều cao cũng như đường kính. Sinh khối khô và tươi của Keo chịu hạn cũng thấp hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm. [24] 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Hoạt động trồng rừng trên đất cát ven biển Miền Trung đã có từ lâu đời, vào thời Pháp thuộc đã trồng những dải rừng Phi lao chắn cát ven biển như vùng Quảng Bình, Quảng Nam. Năm 2000, Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Quảng Nam (Pacsa) được thành lập nhằm trồng rừng cố định cát, chắn gió vùng cát ven biển đã đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng và đã trồng được hàng trăm ha rừng ven biển. Trước đây, trên vùng đất cát ven biển chỉ có cây Phi lao được đưa vào trồng rừng. Hiện nay, nhờ những nghiên cứu, khảo nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong suốt 15 năm qua đã tuyển chọn thêm được nhiều loài mới như Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) cho vùng cát nội đồng, cây Tràm (Melaleuca leucadendra) cho các lập địa úng ngập trong mùa mưa hoặc các lập địa cát không khô hạn để xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp ở vùng Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phi lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 thích hợp với đất cát trắng[9], Xoan chịu hạn tỏ ra thích hợp với đất cát đỏ. Kết quả khảo nghiệm 12 loài keo chịu hạn tại Tuy Phong - Bình Thuận đã chọn được 3 loài Acacia difficilis, Acacia tumida, Acacia torulosa với 5 xuất xứ thích ứng với vùng cát ven biển. Nhờ những kết quả nghiên cứu này mà khả năng sử dụng đất cát đã được mở rộng, hiệu quả sử dụng đất cát cao hơn. 1.1.3. Đặc điểm cây Keo lá liềm Keo lá liềm (còn gọi là Keo lưỡi liềm) là cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy môi trường sống. Nơi nguyên sản tại các đụn cát ven biển ở châu Úc (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, nhưng bình thường cao 5-20m, nơi thích hợp có thể cao tới 30m, đường kính thân có thể lên đến 50- 70cm, thân cây thẳng, nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Lá dày và cứng có thể chịu được gió, va đập của cát bay Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặt biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000-2.500mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu nhiệt độ bình quân các tháng nóng nhất là 31-34 0 C, nhiệt độ bình quân các tháng lạnh nhất 15-22 0 C, không có sương giá. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và đất sét khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt. 5 Gỗ Keo lá liềm tương đối nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp. Với các vùng đất cát, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là cây trồng phù hợp để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh. Nhìn chung, các nghiên cứu về loài cây Keo lá liềm trên vùng cát nước ta hiện nay còn rất ít, chưa có dòng vô tính nào được chọn lọc để đưa vào trồng rừng, vì vậy cần có những nghiên cứu để cải thiện giống, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của loài cây này. Về biến dị di truyền về sinh trưởng và độ thẳng thân keo lá liềm trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 tại tuổi 8-10 ở Miền Trung được Phí Hồng Hải, La Ánh Dương (Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng rừng) và Phạm Xuân Đỉnh nghiên cứu khẳng định tuổi 5 tại Cam lộ và 8 tuổi tại Phong Điền là tuổi tối ưu để chọn giống và cũng xác định được xuất xứ Bimadebum, Đông Nam Bộ, Bensbach và Gubam là những xuất xứ có triển vọng cho vùng cát nội đồng. (Kỷ yếu hội nghị khoa học lâm nghiệp Miền trung). Một số đặc điểm hệ rễ, thân, lá, vỏ của loài. - Đặc điểm hệ rễ: Hệ rễ phát triển mạnh, rễ cọc phát triển ăn sâu trong lòng đất, các rễ bên phát triển lan rộng có chiều dài trung bình 2.2m, đặc biệt đối với rễ cây keo lá liềm có hiện tượng rễ cám ăn ngược lên trên mặt đất cát để hút chất dinh dưỡng và hô hấp tạo thành những mảng rễ lớn dày có màu đỏ tươi dày từ 5 - 10cm, đồng thời tạo thành một lớp thảm xốp giữ nước cho cây và cho những cây trồng khác. Rễ được sinh ra từ rễ chính. Rễ có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Hình 1.3.1: Độ dày của rễ cám a 6 - Đặc điểm lá cây: Lá già nhẵn bóng mọc thành lá kép, màu xanh lục, lá đơn hình lá liềm dài 15-17cm, rộng 3-4cm, thường xanh. Mép lá nguyên, đầu lá nhọn, cuống lá hình nêm, gân lá chạy dọc từ cuống lá đến đầu lá. Tầng cutin ở lá màu trắng bạc (có tài liệu gọi là lớp phấn giáp bảo vệ), tầng cutin khá dày để giảm sự thoát hơi nước qua cutin. (Nguồn: Giáo trình Sinh lý thực vật Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) Để giảm lượng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời bằng cách vận động lá theo hướng song song với tia sáng tới để nhận năng lượng ít nhất, nhất là vào thời điểm từ 11h – 15h chiều. (Nguồn: Giáo trình Sinh lý thực vật Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) Qua điều tra thấy lá sinh trưởng chậm khi thiếu nước. Lá rất nhạy cảm với thiếu nước nên một số lá bị rụng đi hay khô chết đi để giảm bề mặt thoát hơi nước. Hình 1.3.2: Kích thước lá Keo lá liềm 7 năm tuổi - Đặc điểm vỏ cây: Lớp vỏ ngoài màu sẫm hay nâu xám dày 1.5 – 2cm, lớp bên trong màu đỏ tươi dày 0.5 – 0.7cm. Vỏ có nhiều vết nứt sâu chạy dọc theo thân cây và có khả năng tái tạo khi lớp vỏ ngoài bị già hoặc phân hóa. 7 Hình 1.3.3: Chiều dày vỏ thân Nhận xét chung: Qua kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài Keo lá liềm vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ cho thấy: là loài cây có biên độ sinh thái rộng. sinh sống trên nhiều loại đất từ đất cát trắng xám, đất cát vàng ven biển đến đất feralit đỏ vàng trên vùng đồi núi, trên vùng ven biển có khí hậu khắc nghiệt đến vùng đồi núi khí hậu ôn hoà. Keo lá liềm là loài cây sinh trưởng nhanh, có hệ rễ và tán lá phát triển. Khả năng chịu hạn của Keo lá liềm tốt. Khả năng chịu nóng xếp loại tốt. Đặc điểm sinh học của Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth cho thấy loài này có khả năng gây trồng được trên vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ và qua khảo nghiệm trồng rừng thấy là khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo đất tốt. 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Đặc điểm và hiện trạng sử dụng đất cát ven biển Với tổng diện tích đất cát ven biển duyên hải miền Trung khoảng 415.563 ha (Nguồn: Số liệu của Viện QH và TKNN- 2000)[14], trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động [14] Đặc điểm chung của đất cát ven biển là được hình thành trên các cấu trúc uốn nếp cổ của dải Trường Sơn có tuổi Palêzôi (pz). Trong đó cấu trúc địa chất của vùng duyên hải miền Trung thường có hai tầng: Tầng dưới là nền móng cổ sinh Palêôzôi, tầng trên là trầm tích trẻ với thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, cát nhỏ và cát mịn màu trắng tinh, trắng xám, trắng vàng… có chứa một số quặng sa khoáng (cát Ti tan ở Bình Định, Quảng Nam, cát thuỷ tinh ở Quảng Bình, Khánh Hòa với hàm lượng ocid silic rất cao - SiO2 : 99%. Do tác động trực tiếp của chế độ gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông (gió mùa Đông Bắc ) đã hình thành trên những hệ thống đồi cát di động với qui mô kích thước tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên tại chỗ, tích tụ dần dần, dồn cao lên tạo thành 8 những đồi - đụn cát và cũng dể dàng sụt mạnh xuống phía sườn dốc, chuyển dịch dần vị trí từ bờ biển vào trong nội địa. Theo số liệu của Viện Quy Hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2000) [14], diện tích đất cát miền Trung phân bố theo các vùng như sau: - Vùng duyên hải Nam Trung Bộ : 264.981 ha - Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ : 150.582 ha Vùng duyên hải miền BắcTrung Bộ với hai mùa khí hậu trái ngược nhau : Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rét lạnh làm nhiệt độ xuống rất thấp. Đối nghịch với tình hình trên là tính chất khắc nghiệt khô nóng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) xảy ra theo từng đợt liên tiếp nhau trong thời kì gió mùa, mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ có thể lên đến 40,41 0 c, thậm chí lên đến 42 0 c, độ ẩm tương đối xuống dưới 70% gây nên tình trạng nắng nóng khô hạn gay gắt. Các cồn cát cứ phát triển và di động, tràn sâu vào trong đất liền, xâm lấn đồng ruộng, dẫn đến nạn sa mạc hoá, biến vùng dân cư thành vùng cát nghèo nàn, phi sinh địa kéo theo nhiều hậu quả không lường về môi trường sinh thái dọc suốt hàng trăm cây số của dải đất duyên hải miền Trung vốn đã nhỏ hẹp và hạn chế về tiềm năng. Khác với vùng duyên hải phía Bắc, vùng duyên hải Nam Trung Bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục qua các tỉnh từ Quảng Nam vào đến Ninh Thuận. Các cồn cát khá lớn phân bố ở Quảng Ngãi, Bình Định (Hoài Nhơn, Phù Mỹ), Khánh Hoà (Ninh hoà) Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, sự hình thành đất cát biển Việt Nam liên quan mật thiết đến các hoạt động địa chất trong khu vực. Theo Phân loại đất cát của Viện QH-TKNN, 1987, 1980 và của TSKH Phan Liêu (1981) [7]-Luận văn TS khoa học về đất cát, đất cát ven biển được chia thành các nhóm chính gồm đất cát (Haplic Arenosols-đất cát nội đồng) và các cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols), Cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols). Đất cát nội đồng hay đồng bằng thềm biển là các trảng cát bằng phẳng nằm sâu phía trong tiếp giáp với các khu dân cư, thường được bao bọc bởi những cánh đồng, khu dân cư, các sông, suối. Cát ở đây không hình thành những đụn cao mà trải rộng tương đối bằng phẳng với các trảng cỏ thứ sinh phân bố gần các ao, hồ (trằm, bàu). Ngoài các trảng cỏ, vùng cát nội đồng còn có các trảng cây bụi thứ sinh Đất cát nội đồng nghèo chất dinh dưỡng, kết cấu rời rạc và thường có tầng Glây cứng phía dưới có nơi chỉ cách bề mặt đất chừa đầy 1 mét, vì vậy mực nước ngầm thường nông vào mùa mưa, dễ gây ngập úng, song vào mùa nắng nóng lại bị khô hạn nặng nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vùng cát nội đồng là "một vùng sinh thái đặc biệt, phần lớn có điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ bình quân trong năm cao, úng lúc mưa và hạn lúc nắng, độ phì đất hết sức thấp, thậm chí có nơi chỉ là một vùng đất cát trắng phau không màu mỡ, không có thực bì, nhìn qua như một tiểu sa mạc" [8]. 9 Đây là loại đất có diện tích rất lớn, vì vậy cần có biện pháp tổ chức sản xuất trên loại đất này, tùy theo từng nơi để bổ trí các loại cây nông, lâm nghiệp thích hợp. Trên cồn đụn cát cần trồng rừng để chống cát bay lấn chiếm ruộng đồng, làng mạc. Đối với các dải cát bằng, mịn, mực nước ngầm cao thì có thể khai thác sử dụng trồng các loại cây nông lâm kết hợp. Ngoài lợi ích to lớn về môi trường, trồng rừng thành công trên vùng đất cát ven biển sẽ mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Nếu ước tính trồng cây nguyên liệu giấy, tăng trưởng bình quân khoảng 18m 3 /ha/năm thì với diện tích khoảng hơn 400.000ha đất cát của khu vực miền Trung, mỗi năm sẽ cho khoảng hơn 7 triệu m 3 gỗ nguyên liệu tương ứng với số tiền thu được hơn 6 ngàn tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, chưa kể một nguồn lớn hơn rất nhiều về mặt môi trường từ rừng trồng mang lại. 1.2.2. Công tác trồng rừng trên vùng cát ven biển Trong những thập niên trước đây, cây Phi lao được trồng phổ biến trên dải cát ven biển duyên hải miền Trung vì khả năng chịu hạn, chịu gió, mang lại màu xanh cho vùng đất cát khô cằn, nơi mà khó có cây gì sống được. Cây Phi lao cứng cáp, lá xanh tươi bốn mùa, sinh trưởng tương đối nhanh, được nhập nội vào nước ta từ thế kỷ 18 bởi một linh mục truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris (Mission Etrangere de Paris, viết tắt là MEP). Từ năm 1986-1990, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu trồng rừng Phi lao chống cát di động vùng khô hạn ở Tuy Phong (Bình Thuận). Sau 5 năm thực hiện, một số không ít Phi lao mới trồng đã bị chết sớm, số còn lại phát tương đối tốt. Khả năng cố định cát của mô hình: Hai năm đầu sau khi trồng cát bắt đầu ổn định dần, từ năm thứ ba trở đi cát được cố định toàn diện, giữa các hạt cát đã bắt đầu xuất hiện mối liên kết bằng các chất hữu cơ, màu cát từ vàng chuyển thành xám. Sự cố định không chỉ ở phần dưới tán phi lao mà cả về phía trước và phía sau rừng cũng được cố. Tuy nhiên, do những biến động về tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như diễn biến thất thường của thời tiết, cây Phi lao tỏ ra kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu mới. Để tìm loài cây trồng mới, nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục đích trồng các loài cây khác có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, thời gian thu hoạch rút ngắn để từng bước cải tạo và sử dụng hiệu quả vùng đất cát ven biển. Nhiều loài cây đã được đưa vào trồng khảo nghiệm và phát triển ở các địa phương Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận như Bạch đàn, Xoan chịu hạn, Trai lá cong, các loài Keo chịu hạn, đào lộn hột bước đầu đã mang lại những thành công nhất định. Đối với tỉnh Quảng Nam, việc trồng rừng trên đất cát ven biển được chú ý thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20 bằng Dự án PAM, 327 được trồng bằng cây Phi lao. Sau đó, giai đoạn 2001-2005, dự án PACSA do chính phủ Nhật Bản viện trợ đã trồng được trên 1.800ha tại tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, 10 [...]... hợp 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu - Vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam - Hiện trạng trồng rừng và trồng rừng Keo lá liềm trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam; - 10 dòng Keo lá liềm trồng thí nghiệm trên vùng đất cát ven biển và nội đồng tỉnh Quảng Nam 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam Đối với thí nghiệm:... B1 A8 B1 A7 B1 A9 B1 ĐC B1 A4 B2 A2 B2 A7 B2 A1 B2 ĐC B2 A9 B2 A3 B2 A8 B2 A6 B2 A5 B2 ĐC B3 A1 B3 A8 B3 A3 B3 A5 B3 A9 B3 A4 B3 A7 B3 A2 B3 A5 B2 Bj A2 B1 A6 B3 Lặp 1 A3 B1 A2 B2 A1 B2 A4 B2 A3 B2 ĐC B2 A7 B2 A9 B2 A6 B2 A8 B2 A2 B3 A1 B3 A4 B3 A3 B3 A5 B3 A7 B3 A6 B3 A8 B3 ĐC B3 A9 B3 A9 B1 A2 B1 A7 B1 A5 B1 A3 B1 A8 B1 A4 B1 A1 B1 A6 B1 ĐC B1 A1 B3 A4 B3 A5 B3 A3 B3 A2 B3 A6 B3 A7 B3 ĐC B3 A9 B3 A8 ... DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Ðánh giá hiện trạng trồng rừng các loài Keo trên vùng cát ven biển để có kết luận về loài sinh trưởng và phát triển tốt nhất - Nghiên cứu ảnh hưởng c a dòng, tuổi cây con và mật độ trồng cây Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển Từ đó, rút ra kết luận về dòng trội, mật độ, tuổi cây con trồng rừng tốt nhất và đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh. .. kiện lập đ a: đất cát ven biển và đất cát nội đồng + Kỹ thuật trồng loài Keo lá liềm: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu trước Quy trình kỹ thuật trồng rừng c a Bộ NN&PTNT; Kinh nghiệm thực tế đ a phương Bố trí trồng thí nghiệm trên thực đ a tại xã Tam Thăng và Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam + Trồng thí nghiệm loài cây l a chọn để nghiên cứu ảnh hưởng c a tuổi cây con đem trồng và mật độ trồng đối với... (dòng và mật độ (hoặc tuổi cây con) , 3 lần lặp theo khối ngẫu nhiên đầy đủ Cụ thể: Ai: Dòng Keo lá liềm thí nghiệm, i = 1 - 10 Bj: Mật độ (hoặc tuổi cây con) thí nghiệm j = 1 - 3 B1: mật độ 1.650 cây/ ha hoặc cây con 4 tháng tuổi; B2: mật độ 2.000 cây/ ha hoặc cây con 6 tháng tuổi; B3: mật độ 2.500 cây/ ha hoặc cây con 8 tháng tuổi; - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Lần lặp Bj Dòng Ai A1 B1 Lăp 2 Bj A4 B1 A5 B1 A6 ... đ a điểm: xã Tam Phú và Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Phạm vi về thời gian: + Đối với hiện trạng: Nghiên cứu các loài cây trồng năm 2006 hiện còn + Đối với thí nghiệm: Từ tháng 12/2012 – 12/2013 2.3 Nội dung nghiên cứu - Lịch sử về về việc trồng rừng các loài Keo trên đất cát ven biển - Kết quả, khả năng sinh trưởng phát triển c a các loài Keo trên vùng cát ven biển ở tuổi 7 - Ảnh hưởng. .. đếm thực đ a với tài liệu và các quy định liên quan + D a trên số liệu đo đếm về D và H để so sánh sinh trưởng c a từng loài cây trồng Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm exel + Xác định loài cây phát triển nhất trên cơ sở chọn loài cây có trị số trung bình cao nhất Nội dung 4: Nghiên cứu tác động c a dòng, tuổi cây con đem trồng, mật độ trồng đối với sinh trưởng c a loài Keo lá liềm trồng ở 2... việc trồng rừng trên đất cát ven biển chủ yếu là cây Keo lá liềm với diện tích trồng 608,39ha Những cây Lâm nghiệp trồng trên đ a bàn vùng cát mang lại những giá trị về nhiều mặt cho người dân sống trên đ a bàn Lâm nghiệp đã trở thành một nghề trong các gia đình nông dấn sống ở vùng đất cát như tạo cây con vườn ươm, trồng rừng và khai thác gỗ củi Hoạt động kinh doanh rừng hiện nay cũng đang diễn ra rất... A9 B3 A8 B3 16 ĐC B1 A2 B1 A1 B1 A4 B1 A5 B1 A3 B1 A9 B1 A8 B1 A7 B1 A6 B1 A6 B2 A7 B2 A9 B2 A4 B2 ĐC B2 A5 B2 A3 B2 A8 B2 A1 B2 A2 B2 + Số cây bố trí cho 1 công thức thí nghiệm: 35 cây (5 cây x 7 hàng) + Đ a điểm trồng: Xã Tam Phú và xã Tam Thăng – TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam - Kỹ thuật trồng: Cây con đem trồng là cây nhân giống sinh dưỡng (giâm hom) trong túi bầu PE 12cm x 16 cm và đạt tiêu chuẩn xuất... nghiệp + Kết quả trồng các loài trên vùng cát: Thu thập số liệu từ các Ban quản lý dự án 661, PACSA Nội dung 2: Ðánh giá hiện trạng trồng rừng trên đất cát + Khảo sát hiện trạng trồng rừng Keo trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam + Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống để chọn loài keo trồng 7 tuổi + Lập phiếu điều tra và xây dựng các bảng biểu theo các chỉ tiêu D, H Nội dung 3: Ðánh giá, so sánh . tỉnh Quảng Nam. - Xác định ảnh hưởng c a dòng, tuổi cây con và mật độ trồng rừng đến sinh trưởng c a loài Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth) trồng trên vùng đất cát ven biển. . tốt nhất và mức độ ảnh hưởng c a tuổi cây con, mật độ trồng rừng đến sinh trưởng loài Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth) trên vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất. loài cây như: Phi lao (Casuarinaceae), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiphomis), Keo lai (Acacia hybrida) là các loài cây có giá trị sinh thái và kinh tế cao. Nhưng

Ngày đăng: 03/07/2015, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w