1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

112 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 4,89 MB

Nội dung

Do phải tạo rừng trên những vùng đất cát khô hạn, nghèo dinh dưỡng vớichức năng phòng hộ, chắn gió, chắn cát ven biển nên việc lựa chọn loài câytrồng rừng rất được quan tâm, đây là một t

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng cát ven biển nước ta là vùng sinh thái rất khắc nghiệt, hiểm hoạ cát diđộng uy hiếp mạnh mẽ và trở thành khu vực rất xung yếu Khoảng 400.000 hacác dải cát di động trải dọc bờ biển miền Trung đã và đang bị sa mạc hoá, ướctính mỗi năm có 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị lấn bởi các đụn cát di động[9] Vì vậy việc tạo rừng trên những vùng cát này là hết sức khó khăn

Do phải tạo rừng trên những vùng đất cát khô hạn, nghèo dinh dưỡng vớichức năng phòng hộ, chắn gió, chắn cát ven biển nên việc lựa chọn loài câytrồng rừng rất được quan tâm, đây là một trong những khâu cốt yếu quyết địnhđến thành bại của công tác trồng rừng Viện KHLN Việt Nam đã nghiên cứu vớimột số loài cây trồng trên vùng này đó là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi lao,một số loài cây chịu hạn và một số loài Bạch đàn trắng…nhưng cũng chưa đisâu [23]

Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát

di động, bán di động thì Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) là cây trồng lý tưởng

để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cátnhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nôngnghiệp và đời sống dân sinh Bên cạnh những lợi ích của cây Keo lá liềm manglại cho môi trường thì nó còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế Gỗ Keo lá liềmkhá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏdùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thườngxanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trênđồi trọc làm cây che bóng, bảo vệ đất Ngoài ra, Keo lá liềm có rễ phát triểnmạnh, nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cảitạo đất rất tốt, đặc biệt là vùng cát trắng ven biển [20]

Rừng ven biển luôn được tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định có vai trò to lớntrong việc chắn cát, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, bảo vệ môitrường sinh thái và các các công trình hạ tầng trong vùng, tạo công ăn việc làm,nâng cao đời sống của nhân dân Hiện nay huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế

đã và đang đưa vào xây dựng các mô hình trồng Keo lá liềm nhằm giúp ngườidân vùng đất cát có thể phát triển một loài cây lâm nghiệp với mục tiêu tạo lậpđược các dải rừng phòng hộ để chặn đứng nạn cát bay và cố định các cồn cát diđộng, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và

Trang 2

nuôi trồng thuỷ sản trên đất cát, cải thiện được các điều kiện khắc nghiệt của môitrường vùng cát và nâng cao độ phì nhiêu của đất [18].

Tuy nhiên việc trồng cây gây rừng ở những vùng cát ven biển và vùng cát nộiđồng còn gặp nhiều khó khăn Để giải quyết một trong những khó khăn đó thì chọn

kỹ thuật làm đất thích hợp và xác định tuổi cây con đem trồng là một trong nhữngbước đầu quan trọng nhằm tăng tỷ lệ sống và sinh khối của Keo lá liềm

Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng

của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các

dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện

Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Vào đầu những năm 1988, CSIRO với sự khuyến khích của FAO và hỗ trợtích cực của các đối tác khác nhau, bắt đầu bộ sưu tập hạt giống về cây Keotrong vùng nhiệt đới ẩm của Úc, Indonesia và Papua New Guine Phần lớn cácthăm dò và thuần hóa keo nhiệt đới ở châu Á được báo cáo khá đầy đủ tại cáchội thảo do ACIAR, CSIRO, FAO và Viện Quốc tế Winrock nghiên cứu vềNông nghiệp tổ chức từ năm 1986 đến 1993 Từ năm 1993 đã có những nghiêncứu sâu hơn về sự thuần hóa của Keo nhiệt đới trong môi trường ẩm ướt và khô

cằn/bán khô cằn Một số loài được trồng thử nghiệm, đó là Acacia cincinnata, Acacia leptocarpa, Acacia aulacocarpa và Acacia crassicarpa, đã cho thấy

những điểm khả quan trong các thử nghiệm ở những vùng nhiệt đới ẩm, nhưng

chỉ Acacia crassicarpa đã được trồng thí điểm với mục đích thương mại, chủ

yếu là ở Indonesia [17]

Theo nghiên cứu tại CSIRO lâm nghiệp và lâm sản (CSIRO FFP) được tiến

hành trong bối cảnh thuần hóa cây Cho biết Acacia crassicarpa là một cây khá

lớn có thể cao lên đến 30 m Nó có sức tăng trưởng và sức sống cao ở những nơikhô cằn, hơi cao, đồng cỏ cao nguyên và phát triển mạnh trong vùng nhiệt đới ẩm với

tiềm năng của các loài ít được biết đến Trong những năm qua, Acacia crassicarpa đã

phát triển từ một cây hầu như không được biết đến trong những vùng hoang dã củamiền Bắc Queensland và New Guinea rồi trở thành một loài cây trồng phổ biến vớikhả năng cung cấp giấy và bột giấy trong khu vực Đông Nam Á Hơn 40.000 ha rừngtrồng hiện nay đã được thành lập trên đảo Sumatra ở Indonesia (Midgley 2000) đãmang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường trên đảo Mặc dù Keo láliềm tạo ra sản lượng bột giấy ít hơn so với Keo tai tượng, nhưng tốc độ tăng trưởngcao (trung bình gia tăng hàng năm là hơn 25 m3/ha/năm) duy trì năng suất trên mỗiđơn vị diện tích Nó được trồng chủ yếu trên đất cao, có độ pH thấp và đôi khi có thể

bị ngập nước, trong khi đó Keo tai tượng có thể không phát triển tốt [12]

Acacia crassicarpa là một minh chứng tốt về tiềm năng phát triển nhanh

chóng của loài cây nhiệt đới Nó đã thu hút sự đầu tư, nghiên cứu tại nhiều quốcgia như: Úc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, Tanzania.Nhiều nghiên cứu đầu được thực hiện trong các dự án ACIAR Công việc tiếptheo đã được thực hiện dưới sự bảo trợ của Nhóm tư vấn nghiên cứu và pháttriển của cây Keo (COGREDA)

Trang 4

Tại Trung Quốc

Theo Pan Zhigang và đồng nghiệp Yingtian thì Acacia crassicarpa đã được

giới thiệu vào năm 1985 với các loài được trồng ở Trung Quốc Sau 8 năm nghiên

cứu (1985 - 1993), Acacia crassicarpa cho thấy rằng nó là một cây họ đậu nhiệt

đới phát triển nhanh chóng Ít sâu bệnh, dịch hại nghiêm trọng và là một loài cây

cung cấp giấy và bột gỗ Acacia crassicarpa phân bố ở các vùng cận nhiệt đới,

nhiệt đới và phía Nam rộng lớn ở Trung Quốc, nơi nhiệt độ trung bình khoảng 21

- 240C, có lượng mưa hàng năm 1000 - 2000 mm Nó có thể sinh sống ở đồi núi

thấp, và bờ biển đất cát Đặc biệt Acacia crassicarpa có thể làm giàu cho đất vì nó

là một loài có khả năng cố định đạm [15]

Tại Thái Lan

Thử nghiệm của nhiều loài có nguồn gốc ở Úc (chủ yếu là của các loài Keo,Bạch đàn và Tràm) được trồng tại các địa điểm khác nhau trên khắp Thái Lantrong thời gian 1985 - 1987 Kết quả ban đầu thu được từ các thử nghiệm trồngnăm 1985 và 1986 đã cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các loài trong sự tồn tại

và phát triển Một số cây Keo (ví dụ như Acacia crassicarpa, Acacia auriculiformis, Acacia torulosa và Acacia julifera) và Bạch đàn (ví dụ như Eucalyptus camaldulensis, Eucalyptus tereticornis, Eucalyptus citriodora và Eucalyptus urophylla) nằm trong số những cây có khả năng sinh tồn và phát triển tốt Với loài Keo thì các xuất xứ phía Bắc như Acacia crassicarpa và Acacia aulacocarpa tăng trưởng nhanh hơn các xuất xứ miền Nam Đặc biệt, Acacia crassicarpa là loài có nhiều triển vọng, vừa có khả năng thích nghi tốt ở những

vùng khắc nghiệt vừa sinh trưởng tốt góp phần đem lại hiệu quả cao về kinh tế[14]

Tại Indonesia

Nghiên cứu ở Nam Kalimantan - Indonesia về sự tồn tại và phát triển của

83 loài cây, nghiên cứu này đã tiến hành thử nghiệm với những loài thống trịtrên đồng cỏ ở Nam Kalimantan, Indonesia Bố trí thí nghiệm được chọn ngẫunhiên, thiết kế với 6 - 8 lần lặp lại của lô, hàng 5 cây Ở tuổi hai, năm giống

nhập ngoại: Acacia mangium, Acacia crassicarpa, Acacia auriculiformis, Acacia cincinnata, Acacia leptocarpa có tỷ lệ sống sót cao từ 90 - 100%, chiều rộng tán khoảng 3 - 6 m và chiều cao từ 5 - 8m có ý nghĩa Đặc biệt là Acacia crassicarpa và Acacia cincinnata của giống nhập ngoại đã sinh trưởng rất tốt.

Sự phát triển nhanh chóng của năm loài cây trồng đã được nghiên cứu trongvòng 24 tháng Kết quả thí nghiệm cho thấy, Keo tai tượng có tỷ lệ sống cao

Trang 5

nhất là 98% và chiều cao đo được là 8,7 m, tiếp theo là Keo lá liềm với tỷ lệsống 91% và chiều cao 8,0 m Hiệu suất cuối cùng của loài cây trồng đã đượcxác nhận trong các thí nghiệm độc cấp và trồng thí điểm [11]

Khả năng tăng trưởng nhanh chóng của những loài ngoại lai trong lần táitrồng rừng đầu tiên trên các đồng cỏ đã cung cấp một cơ sở đáng tin cậy cho các

hoạt động tiếp theo Có thể thấy rằng Keo lá liềm là loài cây có thể sinh trưởng

và phát triển tốt trên đồng cỏ ở Nam Kalimantan, và cần được ưu tiên nghiêncứu thêm trong thời gian tới

từ 2 đến 4 năm Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể của tỷ lệ sống, chiều cao

và tăng trưởng đường kính giữa các loài/xuất xứ tại tất cả các lần đánh giá [10]

Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu

Chỉ tiêu đánh giá Loài

Đường kính lớn nhất Acacia crassicarpa từ Bensbach, Papua New Guinea(PNG), với đường kính là 13,9cmChiều cao lớn nhất Acacia crassicarpa từ Bimadebum, PNG có chiều cao là 12,6m

Khối lượng sản xuất

và sinh khối

Acacia crassicarpa từ Bensbach, PNG, có khối lượng

cao nhất (58,7 m3/ha) và sinh khối gỗ (53,4 t/ha) trong

khi Acacia mangium từ Kongowe, Tanzania, có chiều

cao thấp nhất (4,6m), khối lượng (1,92 m3/ha) và sinhkhối gỗ (2,7 t/ha)

Mật độ cơ bản

Acacia mangium từ Claudie, Queensland có mật độ cơ

bản cao nhất (610,6 kg/m), trong khi nhập từ Bituri,PNG, là thấp nhất (375,2 kg/m)

(A I Kindo, M A Mndolwa, E Edward và S A O.Chamshama,2010)[10]

Trang 6

Tại Malaysia

Một thử nghiệm tại Trường Đại học Putra Malaysia (UPM) Serdang, Malaysia

gồm 8 xuất xứ của Acacia crassicarpa ở tuổi 3 đã đo đếm về tỷ lệ sống, chiều

cao, đường kính, dạng cây, trọng lượng riêng, sinh khối của các bộ phận, khốilượng, và diện tích lá Một là nguồn gốc từ Irian Jaya, hai là từ Indonesia, và ba

là có nguồn gốc từ phía bắc Queensland, và bốn là từ Papua New Guinea Tất cảcác xuất xứ đều có tỷ lệ sống tốt (>94,7%), nhưng có sự khác biệt đáng kể(P<0,05) trong quá trình phát triển của chúng Các xuất xứ từ Samlleberr, IrianJaya, Indonesia, sông Olive, Queensland, Limal Malam, Papua New Guinea đãđược tìm thấy là có triển vọng nhất về chiều cao trung bình, đường kính, dạngcây, sinh khối, khối lượng, và tăng trưởng diện tích lá Phương trình để dự đoán

tổng sinh khối (cả trên và dưới gốc cây) các xuất xứ của Acacia crassicarpa đã

sử dụng dữ liệu từ 30 cây từ mỗi xuất xứ [16]

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.1 Nghiên cứu về Keo lá liềm

Keo lá liềm (Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum (Acacia Cunn.

ex Benth.) Pedley.) là một cây bản địa Úc (Queensland), Indonesia và Papua New

Guinea Ở nước ta vùng trồng Keo lá liềm nhiều nhất là vùng Bắc Trung Bộ,

Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ Keo lá liềm thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình

24 - 250C, lượng mưa 1.500 - 2000 mm, độ cao dưới 400 - 500 m so với mựcnước biển, độ dốc dưới 20 - 250 Là loài cây ưa đất có thành phần cơ giới trungbình, thoát nước, chịu được đất chua, đất nghèo, đất cát, trồng tập trung và phântán đều được [21]

Trong vòng 20 năm (1980 - 2000) đã có trên 20 khảo nghiệm được triểnkhai, trải dài suốt từ Bắc tới Nam, tại nhiều vùng sinh thái và trên nhiều dạng lậpđịa khác nhau đã là cơ sở tốt để chọn được các loài và xuất xứ có triển vọngtrong toàn quốc và cho từng vùng Hàng chục loài và gần 100 xuất xứ

Keo Acacia vùng thấp đã được quan tâm khảo nghiệm từ những năm 1980.

Trong số nhiều loài Keo được đưa vào khảo nghiệm thì 3 loài là Keo lá liềm,Keo lá tràm và Keo tai tượng đã chứng tỏ có nhiều xuất xứ đáp ứng được yêucầu trồng rừng trên diện rộng do có khả năng sinh trưởng nhanh và khả năngthích nghi cao [7]

Trang 7

Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài Bạch đàn: Eucalytus

camaldulensis, Eucalytus pellita và các loài Keo: Acacia crassicarpa, Acacia

aulacocarpa trồng thử nghiệm 3 năm tại trạm thực nghiệm Mang Yang, tỉnh Gia

Lai trên đất feralit rừng nghèo kiệt, việc bố trí trồng hỗn giao giữa Bạch đàn vàKeo vừa đáp ứng mục tiêu kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường đất làphương thức hợp lý, bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng hỗn giaotheo hàng giữa 4 loài cây trong điều kiện đất rừng nghèo trong giai đoạn rừngnon đã thúc đẩy sinh trưởng tốt, nhất là chiều cao Đất rừng Mang Yang cơ bảnthích hợp với đặc tính sinh thái của 4 loài cây đang nghiên cứu Kết quả thí

nghiệm tại trạm thực nghiệm Mang Yang đối với Acacia crassicarpa: ZHvn= 1,00

m, ZDo= 2,05 cm như vậy có thể thấy rằng cây Keo lá liềm là loài cây thích hợpvới vùng đất rừng nghèo Mang Yang.[1]

Năm 2011, Trung tâm KN - KN tỉnh Quảng Trị, Trạm KN - KN Triệu Phong

đã xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Keo lá liềm trên vùng cát nội đồngtại thôn Sinh Thái, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong với quy mô 5,0 ha Có thểthấy rằng sau gần 1,5 năm triển khai kết quả thu thập được qua đối chứng vớiKeo tai tượng: về chiều cao phát triển bình quân 2,75 m, so với Keo tai tượng 1,4

m và tỷ lệ sống trên 95%, so với cây Keo tai tượng 93%, sinh trưởng về đườngkính gốc của cây Keo lá liềm có đường kính gốc trung bình là 5,4 cm, so với Keotai tượng bình quân 3,82 cm, không có sâu bệnh [19]

Qua mô hình thử nghiệm có thể thấy Keo lá liềm có tiềm năng phát triểntốt tại huyện Triệu Phong, là một xu hướng mới mang lại lợi ích kinh tế và môitrường cho vùng đất cát nội đồng này

Khảo nghiệm các xuất xứ Keo lá liềm tại Bầu Bàng (Bình Dương) Một bộcác xuất xứ Keo lá liềm đã được trồng khảo nghiệm tại Bầu Bàng (Bình Dương)

từ tháng 4 năm 1991 Bầu Bàng là lập địa đất phù sa cổ ở vĩ độ 11017', lượngmưa hàng năm 1640 mm/năm, có số giờ nắng là 2650 giờ/năm, thường bị ngậptrong mùa mưa [4]

Trang 8

Bảng 2.2. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm tại Bầu Bàng (9/1991 - 12/1999)

20,428,1

12,48,7

23,321,2

16931

3,412,8 (Nguồn GS.TS Lê Đình Khả, 2006)[4]

Trang 9

Số liệu đo tháng 12 năm 1999 qua bảng 2.2 cho thấy sau 8,5 năm các xuất

xứ có triển vọng nhất ở Bầu Bàng là Dimisisi (PNG), Deri-Deri (PNG), Morehead(PNG) và Bensbach (PNG) Những xuất xứ này có thể tích thân cây 387 - 390

dm3/cây Trong đó các xuất xứ có sinh trưởng kém như Samlenberr (Indonesia)

và Jardine (Qld) chỉ có thể tích thân cây tương ứng là 256 dm3/cây và 169

dm3/cây Còn nòi địa phương Đồng Nai của Keo lá tràm chỉ có thể tích thân cây

31 dm3/cây Dimisisi (PNG) và Deri-Deri (PNG) cũng là những xuất xứ có sinhtrưởng tốt nhất của Keo lá liềm tại Ba Vì, còn Deri-Deri (PNG) là một trongnhững xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất tại Đông Hà Chứng tỏ các xuất xứ này lànhững xuất xứ có triển vọng ở các nơi khảo nghiệm tại nước ta

Ngoài ra xuất xứ Dimisisi cũng là xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất của Keo

lá liềm sau 3 năm khảo nghiệm tại Long Động thuộc tỉnh Quảng Châu, TrungQuốc [4]

Theo tác giả Nguyễn Thị Liệu - Trung tâm Khoa học sản xuất Bắc TrungBộ: “Qua điều tra tập đoàn cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng vùngduyên hải Bắc Trung Bộ đã xác định Keo lá liềm là loài cây trồng có triển vọngnhất Keo lá liềm có khả năng thích nghi rộng nhất, tỷ lệ sống cao, sinh trưởngđược trên điều kiện đất cát nội đồng, cây thường đơn thân, xanh tốt Nhữngvùng đất cát nội đồng úng ngập cần phải lên líp cao mới sinh trưởng tốt Nếukhông lên líp thì sinh trưởng rất kém, lá vàng” [5]

Đầu những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá liềm (Acacia crassicarpa), và Keo nâu (Acacia alaucocarpa) đã được nhập trồng thử tại Ba Vì

(Hà Tây), Hóa Thượng (Thái Nguyên) và Trảng Bom (Đồng Nai) Đánh giá sơ bộnăm 1991 đã thấy trong 4 loài keo được trồng thử năm 1982 tại Ba Vì và năm

1984 tại Hóa Thượng thì ba loài Keo có sinh trưởng nhanh là Keo tai tượng,Keo lá liềm và Keo lá tram, trong đó Keo lá tràm là loài có sinh trưởng nhanhtrong năm đầu (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991)

Trong các năm 1990 - 1991 thông qua các dự án UNDP một bộ giống 39xuất xứ của 5 loài keo vùng thấp đã được khảo nghiệm nhằm tại Đá Chông (huyện

Ba Vì, tỉnh Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc) [4]

Như vậy có thể thấy rằng, Keo lá liềm là loài cây mới được đưa vào trồng ởnước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởng nhanh nhất trong cácloài Keo ở vùng thấp, đặc biệt là có thể sinh trường tốt trên mọi lập địa từFeralit, đất cát, phù sa

Trang 10

2.2.2 Phát triển rừng phòng hộ ven biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Vùng cát ven biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bao gồm các xã, thị trấn thuộc

5 huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, với chiềudài gần 50 km, rộng hàng chục nghìn ha Những vùng này nhiều năm qua cóđiều kiện môi trường biến động khá mạnh Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ biển

và cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên, làmcho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó, lại càng khốn khó hơn Theo Chi cụcLâm nghiệp Thừa Thiên - Huế với dự án trồng rừng 661, các địa phương trongvùng đã trồng và chăm sóc được gần 4.600 ha rừng, trong đó vùng cát ven biểngần 1.900 ha và vùng cát nội đồng gần 2.740 ha; trồng bảo vệ đê cát ven biển vàven phá 5.210 m; quản lý bảo vệ hơn 5.600 lượt/ha rừng Chính vì vậy đã nâng

độ che phủ rừng của vùng dự án tăng lên 30% Các địa phương còn trồng hơn5.200 m cây dọc các tuyến đê ven biển để nâng cao giá trị phòng hộ Kết quảmang lại rất lớn, không những nâng cao chất lượng rừng trồng, mà còn làm đadạng hơn cơ cấu cây trồng, vừa có tác dụng phòng hộ, vừa tăng thu nhập cho hộdân Diện tích đất trống, đồi núi trọc cơ bản đã được trồng rừng phủ xanh, rừngphòng hộ ven biển, hình thành các đai rừng bảo vệ đê, phòng hộ khu dân cư venbiển trước bão lũ và tình trạng nước biển dâng Các dự án trồng rừng đã giảiquyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 2.230 hộ gia đình và hơn 10nghìn lao động Bình quân mỗi năm trồng 450 ha, chủ yếu là Keo lá liềm, Keo látràm, Phi lao Theo kế hoạch thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tỉnh ThừaThiên - Huế tiếp tục quản lý, bảo vệ 12.000 ha rừng vùng cát ven biển hiện có;đồng thời ưu tiên trồng mới khoảng 1.150 ha rừng vùng cát ven biển, với cácloại cây trồng như Phi lao, Keo chịu hạn, Keo lá liềm và cây ngập nước [22]

2.2.3 Ảnh hưởng của khâu làm đất tới sinh trưởng của các loài Keo

Theo Ochiai (chuyên gia lâm sinh của JICA), tại Trung Quốc, kích thước

hố ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của Bạch đàn Cụ thể, nếu hốđào to thì tỷ lệ chết tăng lên và nguyên nhân là do mối ăn vì trong các hố đào to,

số lượng mối nhiều hơn so với hố đào bé [2]

Hiện nay, trước khi trồng rừng, đất có thể được chuẩn bị bằng nhiềuphương pháp và phương thức khác nhau tuỳ vào điều kiện cụ thể Thường saukhi xử lý thực bì, đất được đào hố để trồng cây theo kích thước và mật độ thiết

kế Trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách cày toàn diệnhoặc lên líp trước khi đào hố Đã có một vài thí nghiệm nhằm nâng cao sảnlượng rừng trồng thông qua việc làm đất Tại Quảng Trị, nơi thường hay bị ngập

Trang 11

lụt vào mùa mưa, thí nghiệm lên líp trồng được tiến hành đối với keo lá tràm

(Acacia auriculiforimis) và Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) Kết quả cho thấy

sau 4,5 năm, đường kính và chiều cao của Keo lá liềm trồng trên líp tăng mộtcách ý nghĩa so với không lên líp Đường kính và chiều cao đạt tương ứng là 5

cm và 7,7 m, trong khi ở công thức đối chứng các chỉ tiêu này chỉ đạt 2,6 cm và5,8 m Đối với Keo lá tràm sự khác nhau rõ rệt chỉ xảy ra đối với đường kính.Kích thước líp thích hợp cho Keo lá liềm là cao 0,2 m, rộng 4 m và cho Keo látràm là 0,2 m chiều cao và 1,5 m chiều rộng (Nguyễn Thị Liệu, 2004) Năm 2001,thí nghiệm về làm đất được tiến hành với Keo lá tràm Sau 4 năm, chiều cao củacây trong thí nghiệm đối chứng (không cày) tốt hơn rõ rệt so với cây trong côngthức làm đất bằng cách cày toàn diện Nguyên nhân có thể trong công thức càytoàn diện đất bị rửa trôi và xói mòn (Phạm Thế Dũng, 2005) Sự sai khác không

có ý nghĩa được ghi nhận đối với tăng trưởng đường kính thân cây và trữ lượnglâm phần Hiện tại, hầu hết đất trồng rừng thường được xử lý bằng cách đào hố saukhi xử lý thực bì Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước hố tới sinh trưởngcủa Keo còn ít [2]

Trồng rừng thí nghiệm năm 2000, diện tích 5 ha được tiến hành tại TriệuTrạch - Triệu Long - Quảng Trị Rừng trồng được 1 tuổi [5]

Thử nghiệm các biện pháp làm đất (10 công thức):

- CT1: Đối chứng: Không lên líp

- CT2: Lên líp đơn (trồng 1 hàng) rộng 1,5m, rãnh líp 1,5m, cao 0,2m

- CT3: Lên líp đơn (trồng 1 hàng) rộng 1,5m, rãnh líp 1,5m, cao 0,4m

- CT4: Lên líp đôi (trồng 2 hàng) rộng 4,0m, rãnh líp 2,0m, cao 0,2m

- CT5: Lên líp đôi (trồng 2 hàng) rộng 4,0m, rãnh líp 2,0m, cao 0,4m

- CT6: Lên líp bốn (trồng 4 hàng) rộng 10m, rãnh líp 2,0m, cao 0,2m

Phần đối chứng Keo lá tràm:

- CT7: Không lên líp

- CT8: Lên líp đơn (trồng 1 hàng) rộng 1,5m, rãnh líp 1,5m, cao 0,2m

- CT9: Lên líp đôi (trồng 2 hàng) rộng 4,0m, rãnh líp 2,0m, cao 0,2m

- CT10: Lên líp bốn (trồng 4 hàng) rộng 10m, rãnh líp 2,0m, cao 0,2m

Trang 12

Bảng 2.3 Kết quả thí nghiệm líp tại Triệu Trạch - Triệu Long - Quảng Trị

(Nguồn Nguyễn Thị Liệu, 2001) [5]

Kết quả từ bảng 2.3 cho thấy

Với Keo lá liềm lên líp đơn và líp đôi ở các độ cao đều cho kết quả tốt, tuynhiên các kết quả líp đơn và líp đôi cao 0,4 cho kết quả tốt hơn, nhưng khôngthực sự sai khác với mức ý nghĩa 5%

Lên líp bốn kết quả kém hơn các công thức lên líp khác, diện tích bề mặtlíp rộng, dễ bị cát bay, cát lấp nên dễ bị san phẳng líp và úng ngập trở lại

Phần đối chứng không lên líp kém hơn và sinh trưởng chậm hơn

Và Keo lá tràm cả 4 công thức đều cho kết quả kém, tỷ lệ chết cao, cây sinhtrưởng chậm, nhiều cành nhánh, nhiều thân

2.2.4 Sinh khối, tỷ lệ sống

2.2.4.1 Sơ lược về sinh khối

Các vật chất hữu cơ ở trên và dưới mặt đất và cả thực vật sống và thực vậtchết ví dụ như cây thân gỗ, cây hoa màu/lương thực, cây thân cỏ, thảm mục, rễcây, Sinh khối bao gồm cả các vật thể được xác định ở trên và dưới mặt đất

Trang 13

Sinh khối trên mặt đất là sinh khối sống trên mặt đất bao gồm: thân cây,gốc cây, cành nhánh, vỏ, hạt và lá.

Sinh khối dưới mặt đất là tất cả sinh khối sống của rễ Những rễ cây cóđường kính nhỏ hơn 2 mm (được khuyến nghị) bỏ qua bởi vì chúng thường rấtkhó để phân với vật chất hữu cơ trong đất hoặc vật rơi dụng khác

Sinh khối rừng

Sinh khối được định nghĩa là tổng lượng vật chất hữu cơ sống trên mặt đấttrong rừng, được tính bằng tấn khô trên một đơn vị diện tích (rừng, ha, vùng,hoặc quốc gia)

Khối lượng thể tích gỗ

Tỷ lệ giữa khối lượng khô tuyệt đối và thể tích thân gỗ tươi không vỏ Nócho phép tính toán sinh khối gỗ theo khối lượng vật chất khô Khối lượng thểtích gỗ thông thường được tính bằng gam/cm3 hoặc tấn/m3 [3]

2.2.4.2 Sơ lược về tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống của rừng trồng còn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánhgiá sự thành công hay thất bại của công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừngtrên vùng đất cát ven biển Hiện nay số loài cây lâm nghiệp tồn tại được trênvùng cát trắng ven biển còn rất ít, lý do chủ yếu do tính chất khắc nghiệt của đấtcát và khí hậu vùng cát làm cho cây trồng không thể chịu đựng nỗi

2.2.5 Sơ lược về vùng cát nội đồng và ven biển

2.2.5.1 Khát quát các đặc điểm chung

Đặc điểm chung của đất cát ven biển là được hình thành trên các cấu trúcuốn nếp cổ của dải Trường Sơn có tuổi Palêzôi (pz) Trong đó cấu trúc địa chấtcủa vùng duyên hải miền Trung thường có hai tầng: Tầng dưới là nền móng cổsinh Palêôzôi, tầng trên là trầm tích trẻ với thành phần thạch học chủ yếu là cátthô, cát nhỏ và cát mịn màu trắng tinh, trắng xám, trắng vàng… có chứa một sốquặng sa khoáng Do tác động trực tiếp của chế độ gió mùa, đặc biệt là gió mùaĐông (gió mùa Đông Bắc) đã hình thành trên những hệ thống đồi cát di độngvới qui mô kích thước tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên tại chỗ, tích tụ dầndần, dồn cao lên tạo thành những đồi - đụn cát và cũng dễ dàng sụt mạnh xuốngphía sườn dốc, chuyển dịch dần vị trí từ bờ biển vào trong nội địa [8]

Đất cát nội đồng hay đồng bằng thềm biển là các trảng cát bằng phẳngnằm sâu phía trong tiếp giáp với các khu dân cư, thường được bao bọc bởinhững cánh đồng, khu dân cư, các sông, suối Cát ở đây không hình thành

Trang 14

những đụn cao mà trải rộng tương đối bằng phẳng với các trảng cỏ thứ sinhphân bố gần các ao, hồ (trằm, bàu) Ngoài các trảng cỏ, vùng cát nội đồng còn

có các trảng cây bụi thứ sinh Đất cát nội đồng nghèo chất dinh dưỡng, kết cấurời rạc và thường có tầng Glây cứng phía dưới có nơi chỉ cách bề mặt đất chưađầy 1 m, vì vậy mực nước ngầm thường nông vào mùa mưa, dễ gây ngập úng, songvào mùa nắng nóng lại bị khô hạn nặng nên không thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp Vùng cát nội đồng là “Một vùng sinh thái đặc biệt, phần lớn có điều kiệnkhắc nghiệt, nhiệt độ bình quân trong năm cao, úng lúc mưa và hạn lúc nắng, độ phìđất hết sức thấp, thậm chí có nơi chỉ là một vùng đất cát trắng phau không màu mỡ,không có thực bì, nhìn qua như một tiểu sa mạc” [5]

Đây là loại đất có diện tích rất lớn, vì vậy cần có biện pháp tổ chức sản xuấttrên loại đất này, tùy theo từng nơi để bổ trí các loại cây nông, lâm nghiệp thíchhợp Trên cồn đụn cát cần trồng rừng để chống cát bay lấn chiếm ruộng đồng,làng mạc Đối với các dải cát bằng, mịn, mực nước ngầm cao thì có thể khaithác sử dụng trồng các loại cây nông - lâm kết hợp

2.2.5.2 Phân biệt 2 vùng đất cát ven biển và đất cát nội đồng tại huyện Phong Điền [6]

* Mô tả phẩu diện đất

Bảng 2.4 Mô tả phẫu diện đất cát ven biển và nội đồng huyện Phong Điền

Phẫu diện Đặc điểm

Nội đồng trong rừng

Nội đồng ngoài rừng

Ven viển trong rừng

Ven biển ngoài rừng

Trang 15

- Về màu sắc: Càng xuống sâu thì màu sắc càng đậm dần nhưng thay đổikhông đáng kể, từ trắng bạc đến trắng xám, xám nhạt ta có thể quan sát bằngmắt thường.

- Độ sâu bắt đầu có nước: Ở ven biển độ sâu có nước cạn hơn ở nội đồng,chênh lệch giữa hai đầu khoảng 40 - 45cm

Tỉ lệ đá: Ở nội đồng cao hơn ven biển, cụ thể là vùng nội đồng là từ 1,2 3,6%, còn ở ven biển là từ 0,8 - 2,7%

Khối lượng rễ cám: Ở nội đồng rất nhiều 8,3kg rễ cám tươi trên 1 m2, ởven biển là 6,2 kg/1m2, điều này cho thấy ở vùng nội đồng rễ phát triển rất nhanh

* Độ pH của đất

Bảng 2.5 Giá trị pH của đất ở các địa điểm và độ sâu khác nhau

Địa điểm Vị trí phẫu diện Độ sâu lấy mẫu (cm) Ph

(Nguồn: Nguyễn Văn Lương, 2013 )[6]

- Độ pH của 2 vùng đất cát ven biển và đất cát nội đồng ở trong và ngoàirừng không chênh lệch nhau lớn

Trang 16

- Có thể thấy pH của cả khu vực biến động từ 4,6 - 6,6 tương đương với đấtchua nhiều đến chua ít Việc trồng cây đã cải thiện pH của cây không nhiều.

(Nguồn: Nguyễn Văn Lương, 2013) [6]

- Hàm lượng mùn (%): Nằm trong khoảng từ 0,3 - 3,7% tương đương nằmtrong khoảng từ đất nghèo mùn tới đất có mùn trung bình Việc trồng cây đã nânghàm lượng mùn của đất lên đáng kể, ví dụ như ở vùng nội đồng là 1,3% và ở venbiển là 0,7%

- Từ bảng 2.6 có thể kết luận: Hàm lượng mùn trong đất của vùng cát nội đồng ở trong và ngoài rừng đều cao hơn vùng ven biển

Bảng 2.7 Độ ẩm tuyệt đối của đất ven biển và nội đồng

Đơn vị: (%)

Trang 17

Địa điểm Vị trí phẫu diện Độ sâu lấy mẫu(cm) Độ ẩm tuyệt đối(%)

(Nguồn: Nguyễn Văn Lương, 2013)[6]

- Độ ẩm của đất cát dao động từ 4,9 - 17,4%, có sự thay đổi theo chiều tăng

lên Cụ thể là ở vùng cát ven biển tăng lên 1%, vùng cát ven biển là 0,9% Nhưvậy, việc trồng Keo lá liềm đã làm tăng độ ẩm của đất

- Theo bảng 2.7 cho thấy, độ ẩm tuyệt đối của vùng cát ven biển ở trong và ngoài rừng đều cao hơn vùng cát nội đồng

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 18

Đề tài tập trung nghiên cứu về loài Keo lá liềm (tên gọi khác là Keo lưỡiliềm vì lá có hình lưỡi liềm).

Tên khoa học: Acacia crassicarpa A.cunn ex benth.

Họ đậu (Fabac eae).

Bộ đậu (Fabales).

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài thực hiện từ ngày 02/01/2104 đến ngày 06/05/2014

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài thực hiện tại 2 xã: Điền Môn và Phong Hòa huyện Phong Điền, tỉnhThừa Thiên Huế

3.3 Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1 Mục tiêu chung

- Xác định được phương pháp làm đất và tuổi cây con có tỷ lệ sống và sinh

khối tốt nhất cho loài Keo lá liềm từ đó góp phần làm cơ sở bổ sung cho việcxây dựng bảng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Keo lá liềm trên vùng cát venbiển huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và tạo

sinh khối loài Keo lá liềm từ đó xác định phương thức làm đất thích hợp trênvùng cát

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối nhất

nhằm góp phần phục vụ cho công tác lựa chọn tiêu chuẩn cây con khi xuấtvườn

- Chọn được 4 dòng có tỷ lệ sống và sinh khối cao nhất góp phần cho côngtác lựa chọn các dòng ưu tú để nhân giống đại trà

3.4 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương

- Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và sinh khối củamột số dòng Keo lá liềm ở vùng cát nội đồng

Trang 19

- Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và sinh khối củamột số dòng Keo lá liềm ở vùng cát ven biển.

- Ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống của Keo lá liềm

- Ảnh hưởng của tuổi cây con đến khả năng tạo sinh khối của Keo lá liềm

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thông qua điều tra, thu thập số liệu từ hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

3.4.2 Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu sơ cấp

* Nguồn giống và kỹ thuật trồng rừng

- Nguồn giống

Các dòng Keo lá liềm được chọn thí nghiệm là các dòng cây trội, các cây trội này được lựa chọn từ các tỉnh miền trung (Thanh Hóa cho đến Ninh Thuận, trừ Đà Nẵng)

Chọn cây trội dự tuyển cây có kiểu hình đáp ứng sơ bộ của nhà chọn giống, sau khi tiến hành đánh giá được kiến nghị để sản xuất và xây dựng vườn giống và rừng giống Đây là những cây có kiểu hình vượt trội về sinh trưởng, hình dạng, về chất lượng gỗ đó là cây trội

Sau khi xác định được cây trội tiến hành cắt cành, xử lý hom, tiến hành giâm hom, sau đó chăm sóc giâm hom đúng kỹ thuật

- Tiêu chuẩn chọn cây đem trồng

+ Đường kính cổ rể 0,25 - 0,30cm

+ Chiều cao bình quân 25 - 30cm, cây đã hóa gỗ hoàn toàn, cây không bị bệnh, bộ rễ phát triển tốt và có nấm cộng sinh, cây không bị cụt ngọn, không có nhiều thân

- Trồng rừng

Trang 20

Trồng Keo lá liềm thuần loài, mật độ trồng 2000 cây/ha.

Thời vụ trồng: tháng 2 – 3, trồng cây vào những ngày mưa nhỏ, tránh trưa nắng, hoặc có gió mùa Đông Bắc Sau khi trồng thường xuyên làm cỏ, chăm sóc, bảo vệ

* Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệsống của một số dòng Keo lá liềm ở vùng cát nội đồng như sau:

Có 4 công thức làm đất được bố trí trên 10 dòng Keo lá liềm khác nhauCông thức 1: Cuốc hố

Công thức 2: Lên líp đơn rộng 1,5m, cao 0,5m trồng 1 hàng

Công thức 3: Cày đất + cuốc hố

Công thức 4: Lên líp đôi rộng 3,5m, cao 0,5m trồng 2 hàng

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phương thức làm đất đến tỷ lệ sống

của một số dòng Keo lá liềm

Trang 22

* Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ sống của Keo lá liềm

Tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn tương ứng với 3 tuổi cây, mỗi ô 500 m2 sau đó

đo đếm thống kê số cây sống, cây chết trong mỗi ô sau 16 tháng trồng

Bảng 3.5 Bảng mẫu xác định tỷ lệ sống của cây theo các tuổi cây con

* Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây con đến sinh khối của Keo lá liềm

Đo sinh khối tươi và khô toàn thân Keo lá liềm với tuổi cây con: 4 tháng, 6tháng, 8 tháng

Bảng 3.6 Bảng mẫu đo sinh khối của cây theo tuổi cây con

* Phương pháp xác định sinh khối

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như kéo, thước dây, thước cứng, băng keogiấy và một số dụng bị khác

- Tiến hành nghiên cứu lúc sáng sơm để có thể tránh đi sự mất nước ở cácmẫu thực vật

- Đối với lá: Dùng cân chính xác và xác định khối lượng tươi của lá, cho lávào bao, ghi mã số của cây và dòng cây

Trang 23

- Đối với thân: Dùng thước thẳng để đo chiều dài và dùng thước kẹp đođường kính gốc, tiến hành dùng cân chính xác và xác định khối lượng của thântươi Cho thân vào bao, ghi mã cây và mã dòng.

- Đối với rễ: Dùng kéo tách rễ ra khỏi đất, dùng thước thẳng để đo chiềudài và dung thước kẹp đo đường kính cổ rễ, tiến hành dùng cân chính xác và xácđịnh khối lượng của rễ tươi Cho rễ vào bao, ghi mã cây và mã dòng

- Nốt sần: Lấy nốt sần của cây từ rễ và trong đất, tiến hành dùng cân chínhxác và xác định khối lượng Cho nốt sần bào bì, ghi mã cây và mã dòng

Sau khi tiến hành cân tươi cây ta tiến hành sấy khô:

- Cho lá, thân, rễ, nốt sần vào sấy, tiến hành sấy trong 24h từ nhiệt độ tăngdần (55oC, 75oC, 105oC)

- Sấy lần 1: Cho tất cả các mẫu vào các khay sắt rồi cho vào máy sấy Saukhi sấy lần 1, dùng cân chính xác để xác định khối lượng sau lần sấy 1, ghi sốliệu vào giấy

- Sấy lần 2: Sau khi sấy lần 2, dùng cân chính xác để xác định khối lượngsau lần sấy 2, nếu kết quả không đổi thì tiến hành nhập số liệu vào máy tính, nếukết quả thay đổi thì tiến thành sấy lần 3

Tiếp tục sấy như vậy cho đến lúc các mẫu đều có khối lượng không đổi thìngừng sấy

3.4.3 Phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel 5.0 để xử lý số liệu

* Để đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất đến tỷ lệ sống Keo lá liềmvùng cát ven biển và nội đồng, cũng như ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệsống ta dùng tiêu chuẩn khi bình phương 2

t

 Giả thuyết H0: Các mẫu về chất thuần nhất

Giả thuyết H0 được kiểm tra bằng tiêu chuẩn phù hợp

j i

Trang 24

 052 tra bảng với k= (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết

H0 bị bác bỏ, các mẫu về chất là không thuần nhất với nhau

Bảng 3.7 Sắp xếp các kết quả nghiên cứu

Trong đó: fij là tần số quan sát của mẫu i cấp chất lượng j

Taj là tổng tần số quan sát của mẫu thứ i

Tbj là tổng tần số quan sát của cấp chất lượng j

TS là tổng tần số quan sát của toàn thí nghiệm

b j ij b

i j a

i

Ta TS

1 1

Trang 25

* Để đánh giá ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến sinh khối Keo láliềm ở vùng cát nội đồng, vùng đất ven biển

- Sau khi đo sinh khối tươi và khô toàn thân Keo lá liềm với các phương thứclàm đất

- Tiến hành xử lý số liệu bằng phân tích phương sai hai nhân tố 1 lần lặp vàthông qua tiêu chuẩn t (Student) để tìm dòng tốt nhất

a, b là các cấp tương ứng với nhân tố A, B

Si (A) là tổng trị số quan sát cấp i của nhân tố A

Si (A) =

a i

Trang 26

S = 

a i

b j

Biến động ngẫu nhiên:

V N = V T – (V A + V B )

- Sử dụng tiêu chuẩn F của Fisher (với độ tin cậy 95% áp dụng trong lâmnghiệp) để kiểm tra xem các công thức thí nghiệm khác nhau có ảnh hưởng khácnhau đến kết quả thí nghiệm hay không

+ Nếu FA ≤ F05 thì giả thuyết H0A được chấp nhận, nhân tố A tác động đồngđều lên kết quả thí nghiệm

+ Nếu FB ≤ F05 thì giả thuyết H0B được chấp nhận, nhân tố B tác động đồngđều lên kết quả thí nghiệm

Trang 27

+ Nếu FA > F05 thì nhân tố A tác động không đồng đều tới kết quả thínghiệm.

Nếu kết luận có ảnh hưởng khác nhau thì sẽ có công thức có ảnh hưởngtrội nhất Để tìm ra công thức này, dùng tiêu chuẩn t của Student dựa vào hai sốtrung bình lớn thứ nhất và thứ nhì (trường hợp FB > F05) theo công thức:

t tính =

)11(

2 1

2 max 1 max

n n b n

V N

x x

+ Nếu |ttính| >|t05| kết luận có sai dị rõ rệt, chọn công thức có trị số trungbình lớn hơn là công thức hiệu quả nhất

* Để đánh giá ảnh hưởng của tuổi cây con đến sinh khối Keo lá liềm

Dùng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố để đánh giá, tính tiêuchuẩn F (Fisher), dùng tiêu chuẩn t (Student) để tìm công thức tốt nhất

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý (chỉ tínhđất liền) từ 16020'55'' đến 16044'30'' vĩ Bắc và 10703'00'' đến 107030'22'' kinhĐông

- Phong Điền phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị

Trang 28

- Về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện Đakrông

và A Lưới

- Về phía Đông và Đông Nam, Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền vàHương Trà Phong Điền phía Đông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắptheo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên chiều dài gần 16 km

- Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từTrường Sơn ra tận biển với chiều dài gần 46 km Đi theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam lãnh thổ thu hẹp Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10 km (cửa sông Ô Lâu đến HảiLăng) Sự phân bố lãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theochiều Tây - Đông đa dạng hơn chiều Nam - Bắc

Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy quavới chiều dài khoảng 17 km là điều kiện thuận lợi giao lưu hội nhập, trao đổi hànghoá, thông tin khoa học kỹ thuật, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cánhân trong và ngoài huyện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

4.1.1.2 Địa hình, địa thế

Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từTrường Sơn ra tận biển Đông với chiều dài gần 46km, hình thành một vùng đất,

có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, và vùng ven biển

- Núi đồi: Chiếm gần 70% diện tích tự nhiên của huyện, tạo thành một bềmặt dốc nghiêng, thoải dần từ Tây sang Đông Núi cao trung bình chỉ chiếm mộtdiện tích nhỏ phía cực Tây (từ 750 đến 1.666 m), còn đại bộ phận là núi thấp trảidần ra phía đông (cao từ 100 đến 750 m trên mực nước biển) Địa hình đồi có độ

Trang 29

cao từ 10 đến 100 m, phân bố từ rìa núi thấp phía Tây đến Quốc lộ 1A (theochiều Tây - Đông), và từ ranh giới Quảng Trị đến sông Bồ (theo chiều Bắc -Nam).

- Đồng bằng: Phong Điền đại bộ phận phân bố ở vùng phía Đông Quốc lộ1A, phía Tây chỉ chiếm một phần nhỏ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành đượcphân làm hai loại: đồng bằng thềm biển (thường gọi là vùng cát nội đồng) doquá trình bồi tụ cát biển, và đồng bằng phù sa do quá trình bồi tụ phù sa từ sôngngòi Đồng bằng thềm biển chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ phía đông, chạy từBắc vào Nam dài khoảng 18 - 19 km, từ Tây sang Đông rộng khoảng 5 - 6 km,chiếm diện tích 10.470 ha, cao trên mực nước biển từ 8 – 10 m Đồng bằng phù

sa phân bố dọc hai bờ sông Ô Lâu ở phía Bắc, Đông Bắc huyện và các nhánhsông Bồ ở phía Nam huyện

- Vùng ven biển: Phong Điền là vùng bờ biển cát chạy theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam, từ làng Trung Đồng (giáp ranh Quảng Trị) đến hai xã Điền Hải vàPhong Hải của huyện (giáp ranh Quảng Điền) dài gần 16km, độ cao 28 - 30 m,rộng từ 3.000 đến 5.000 m ở phía Bắc và thu hẹp dần về phía Nam Do gió biển,vùng này thường xuyên hình thành những cồn cát di động hướng về phía làngmạc đầm phá ở phía Tây

Địa hình trên địa bàn huyện Phong Điền có dạng thấp dần từ Tây sangĐông, gồm 4 dạng địa hình chính là dạng địa hình núi trung bình và núi thấp,dạng địa hình gò đồi, dạng địa hình đồng bằng duyên hải, dạng địa hình đầm phá

và biển ven bờ

4.1.1.3 Khí hậu

Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảngchung với khí hậu cả nước Đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Tuy nhiên dotác động chắn gió của địa hình Trường Sơn mà khí hậu Phong Điền - ThừaThiên Huế có những nét độc đáo, không giống, thậm chí còn lệch hẵn với khíhậu cả phía Bắc lẫn phía Nam

Một là, sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang các tháng Thu Đông: mùamưa bắt đầu chậm và kết thúc cũng chậm so với Bắc bộ, Nam bộ và TâyNguyên Và trong khi mùa Hạ là mùa mưa ở cả ba vùng trên thì ở Phong Điền làthời kỳ khô nóng kéo dài

Hai là, tính chất chuyển tiếp, trung gian về chế độ nhiệt giữa hai miền BắcNam: từ đây trở ra đến biên giới phía Bắc là khí hậu gió mùa nội chí tuyến, cómùa Đông lạnh, trong khi từ đây trở vào Nam là khí hậu gió mùa á xích đạo

Trang 30

không có mùa Đông lạnh Ở Phong Điền không có mùa Đông lạnh thực sự vàkéo dài như ở Bắc bộ mà chỉ có thời tiết lạnh.

Các yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Phong Điền như sau:

- Gió: Phong Điền - Thừa Thiên Huế trong năm chịu sự khống chế của haimùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa Hè Gió mùa Đông (từ tháng 9 đếntháng 4 năm sau) hướng thịnh hành là Tây Bắc và Đông Bắc, mang lại thời tiếtxấu, lạnh và gây mưa Gió mùa Hè (từ tháng 3, 4 đến tháng 9) còn gọi là gió Làomang lại thời tiết khô và nóng Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam (tứcNồm, còn gọi là gió ấm) đem lại thời tiết tốt trong các tháng chuyển tiếp 3 - 4, 8

- 9, và ngay cả trong mùa Đông, giữa hai đợt gió chính

- Mưa: Phong Điền là huyện có lượng mưa trung bình năm gần 3.000 mm,tăng dần từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên vùng núi Lượng mưa trong nămtập trung chủ yếu vào mùa mưa chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm đến 72-75% lượng mưa năm Tám tháng còn lại chỉ chiếm 25-30% Đây là nguyên nhânchủ yếu gây tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước, khô hạn vào mùahè

- Nhiệt độ: Phong Điền - Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao Nhiệt độtrung bình năm trên đại bộ phận lãnh thổ đạt 20 - 250C, trung bình tháng lạnhnhất (tháng giêng) là 19 - 200C, tháng nóng nhất (tháng bảy) là 29,40C Nhiệt độcao nhất vào mùa hè đạt 40 - 410C, thấp nhất vào mùa đông xuống 8 - 90C

- Bão, dông, lốc, sương mù: Phong Điền chịu ảnh hưởng của bão nhiềunhất vào tháng 9 (chiếm 35%), tháng 10 (chiếm 28%) và tháng 8 (chiếm 18%)

Có năm không có cơn bão nào, nhưng có năm 3 - 4 cơn liên tiếp Nhìn chung sốlượng bão không nhiều nhưng thiệt hại gây ra rất nghiêm trọng vì gió mạnh kèmtheo mưa to và rất to, gây lũ lụt lớn và sạt lở bờ biển Ngoài bão còn có dông làhiện tượng phóng điện (sấm sét) thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, nhiềunhất là tháng 5 Dông thường kèm theo mưa rào, đôi khi có gió mạnh Vào mùa

Hè cũng thường có lốc nhất là khi có gió Tây khô nóng Nhiều cơn lốc có sứcgió mạnh cấp 10 cuốn phăng cây cối, nhà cửa, gây nhiều thiệt hại không kém gìbão

4.1.1.4 Thủy văn

Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặc điểm là ngắn, dốc,lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp Vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu lượngnước trung bình khoảng 3.000 m/s, mùa khô lòng sông nước khô cạn, lưu lượngnước xuống thấp 3 – 4 m/s Toàn bộ lãnh thổ của huyện thuộc 3 lưu vực sông làsông Ô Lâu (khoảng 40% diện tích lãnh thổ) và sông Bồ, thuộc hệ thống sông

Trang 31

Hương (khoảng 35% diện tích lãnh thổ) và đầu nguồn sông Mỹ Chánh (khoảng25% diện tích lãnh thổ)

+ Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh Đây là

2 con sông ngắn có lưu vực thượng lưu nằm toàn bộ trong xã Phong Mỹ và cóvai trò hết sức quan trọng trong việc đi lại cũng như cung cấp nước cho khu vựcvùng hạ lưu

+ Phần ranh giới phía Nam có sông Bồ với các nhánh suối của thượngnguồn là Khe Quao, Rào Trăng

Ngoài ra trong vùng còn có các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt độngvào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô

Bảng 4.1 Đặc điểm thuỷ văn các sông lớn ở huyện Phong Điền

Chiềudài(km)

Chiềurộng(m)

D.tíchlưuvực(km2)

Lưu lượng BQ Modun dòng chảy

Mùa lũ(m3/s)

Mùakiệt(m3/s)

Mùa lũ(m3/s/km)

Mùa kiệt (m3/s/km)

Được chia các loại đất chính như sau:

- Đất cát (C): Diện tích 16.091,0 ha chiếm 17,80% diện tích điều tra, đượchình thành ven biển và các cửa sông gồm 2 loại: đất cát ven biển (C) và cồn cáttrắng vàng (Cc) Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảymạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau,

sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động Đặc điểm nhóm đất này là sựphân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữnước và độ phì kém

- Trong nhóm này, diện tích đất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven pháTam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nông nghiệp nhưng

Trang 32

đất có thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chấtdinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao nhưng Kali trao đổithấp Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắnngày như: mía, lạc, đậu đỏ, cây ăn quả, cam, chanh…

- Đất phù sa: Gồm 3 loại là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa

ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi (Pk) có tổng diện tích 4.019,2 ha,chiếm 4,45% diện tích điều tra, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trungbình Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa,màu phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong Hoà, Phong Hiền

- Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs): Diện tích 17.114,4 ha, chiếm18,93% diện tích điều tra được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đámacma bazơ và trung tính, đá vôi… phân bố ở địa hình tương đối cao đến bằngthoải lượn sóng Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinhdưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt Nhóm đất này rất thíchhợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp (cao su, hồ tiêu, mía, thông,keo, màu…)

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 42.855,9 chiếm 47,41 % diệntích điều tra được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma axit,trầm tích và biến chất… đất có màu vàng nhạt do giàu Silic, thành phần cơ giớinhẹ Độ dày tầng đất mặt trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nướckhá nhưng giữ nước kém

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 2.087,5 ha chiếm 2,31% diện tíchđiều tra phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị xói mòn rửa trôi Đất này chỉ có khảnăng sử dụng cho việc khai thác vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệrừng Diện tích này cần được phủ xanh sớm bằng các chương trình phát triểnlâm nghiệp

4.1.2 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

4.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ kết quả điều tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn các

xã, thị trấn, có xem xét, đối chiếu tài liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và môitrường, số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Hạt Kiểm lâm PhongĐiền.Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện tính đến 01/01/2014 đượcthể hiện ở bảng sau:

Trang 33

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 34

Từ kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyệnPhong Điền ở thời điểm hiện tại như sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 95.081,28 ha Trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích 75.530,77 ha chiếm 749,43% diện tích tựnhiên Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản có diện tích12.841,25 ha, chiếm 13.5%

+ Đất lâm nghiệp có diện tích 62.343,54 ha, chiếm 65,56%,bao gồm:

○ Rừng đặc dụng: Có diện tích 35.850,0 ha, chiếm 37,76%

○ Rừng phòng hộ: Có diện tích 9.432,22 ha, chiếm 9,92%

○ Rừng sản xuất: Có diện tích 17.005,07 ha, chiếm 17,88%

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 10888,37 ha, chiếm 11,45%

- Đất chưa sử dụng có diện tích 8662,14 ha, chiếm 9,11% bao gồm:

+ Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 6816,74 ha, chiếm 7,16%

+ Đất chưa sử dụng khác (nằm trong vùng quy hoạch khoáng sản, khu côngnghiệp, khu quy hoạch dân cư) có diện tích 1845,40 ha, chiếm 5,9%

4.1.2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng

a Diện tích các loại rừng

- Diện tích các loại rừng phân theo đơn vị hành chính

Diện tích các loại rừng trên địa bàn huyện Phong Điền được thể hiện ởbảng sau:

Trang 35

Bảng 4.3 Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo đơn vị hành chính

T

Đơn vị

hành chính

Rừng tự nhiên Tổng

cộng

(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền)

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Với tổng diện tích đất có rừng là 48.770,6 ha trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 33.127,6ha chiếm 67,9% diện tích đất có rừng, diện tích có rừng trồng là 15.643, ha chiếm 2,1%

Đối với rừng tự nhiên: Rừng giàu (IIIA3) có diện tích 4.096,0ha chiếm8,4% diện tích đất có rừng, rừng trung bình (IIIA2) có diện tích 2.120,2ha chiếm4,3% diện tích đất có rừng, rừng nghèo (IIIA1) có diện tích 13.026,7ha chiếm26,7% diện tích đất có rừng, rừng phục hồi (IIB, IIA) có diện tích 13.884,7hachiếm 28,5% diện tích đất có rừng Diện tích rừng tự nhiên được phân bố chủyếu trên địa bàn 3 xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn Như vậy, rừng tựnhiên trên địa bàn huyện Phong Điền chủ yếu là rừng phục hồi và rừng nghèo,chiếm 89,1% diện tích rừng tự nhiên toàn huyện và tập trung ở địa bàn 3 xã phíatây của huyện

Đối với rừng trồng: Rừng trồng có trữ lượng có diện tích 8.651,8ha chiếm55,3% diện tích rừng trồng, được phân bố chủ yếu ở các xã vùng đồi và vùngnúi của huyện, các xã vùng cát ven biển có diện tích rừng trồng có trữ lượng códiện tích không đáng kể; rừng trồng chưa có trữ lượng có diện tích khá lớn

Trang 36

Bảng 4.4 Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo chủ quản lý

cộng

( Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền)

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Rừng tự nhiên do Khu BTTN Phong Điền quản lý chiếm 74,4% tổng diệntích rừng tự nhiên toàn huyện, phần còn lại do BQL RPH Sông Bồ quản lý3.991,3ha, UBND các xã quản lý 3.802,3ha, cộng đồng 579,0ha, tập thể116,0ha

Rừng trồng trên địa bàn huyện do hộ gia đình quản lý là 9.936,0 ha chiếm63,5% tổng diện tích rừng trồng, phần còn lại do Công ty TNHHNN một thànhviên lâm nghiệp Phong Điền quản lý 2.727,0ha chiếm 17,5% UBND các xã883,9ha chiếm 5,7% Tập thể 964,7ha chiếm 6,2% BQL RPH Sông Bồ 617,8hachiếm 3,9% và một phần diện tích rừng trồng của các chủ quản lý khác nhưcông ty Việt Thắng, công ty Trúc Thư, Khu BTTN Phong Điền

- Diện tích các loại rừng phân theo chức năng 3 loại rừng

Kết quả thống kê diện tích các loại rừng phân theo chức năng 3 loại rừngnhư sau:

Trang 37

Bảng 4.5 Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo chức năng 3 loại rừng

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền)

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy:

Diện tích rừng tự nhiên tập trung ở đối tượng rừng đặc dụng, chiếm 74,4%tổng diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng phòng

hộ chiếm 15,3%, diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất chỉchiếm 10,3%

Diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất chiếm 85,7% tổng diệntích rừng trồng trong đó diện tích rừng trồng có trữ lượng chiếm 49,9%; diệntích rừng trồng thuộc đối tượng rừng phòng hộ chiếm 13,7% tổng diện tích rừngtrồng; diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng đặc dụng chỉ chiếm 0,6% tổngdiện tích rừng trồng

* Đánh giá chung:

Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện là 48.770,6ha, trong đó:

- Rừng tự nhiên có tổng diện tích 33.127,6ha chiếm 34,7% diện tích rừng

tự nhiên toàn huyện, bao gồm rừng tự nhiên trên núi đất và rừng tự nhiên phụchồi trên đất cát

+ Rừng tự nhiên trên núi đất có tổng diện tích 32.008,6ha, bao gồm rừnggiàu 4.096,0ha, rừng trung bình 2.120,2ha, rừng nghèo 13.026,7ha và rừng phụchồi có diện tích 12.765, ha Được phân bố tập trung ở vùng núi trung bình và núithấp thuộc địa bàn các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn Trong đó, diệntích thuộc đối tượng rừng đặc dụng 24.639,0ha do BQL Khu Bảo tồn thiên nhiênPhong Điền quản lý; diện tích thuộc đối tượng rừng phòng hộ 3.955,2ha do Banquản lý rừng phòng hộ Sông Bồ quản lý 2.527,4ha Ủy ban nhân dân các xãquản lý 1.427,8ha; diện tích thuộc đối tượng rừng sản xuất 3.414,4ha, do Ban

Trang 38

quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ quản lý 1.463,9ha, Ủy ban nhân dân các xãquản lý 1.371,5ha và cộng đồng quản lý 579,0ha.

+ Rú cát có tổng diện tích 1.119,0ha, toàn bộ diện tích này thuộc đối tượngrừng phòng hộ, được phân bố rải rác trên địa bàn các xã Điền Hương, ĐiềnMôn, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Phong Hiền và thịtrấn Phong Điền Phần lớn diện tích rừng trên cát do UBND các xã quản lý, mộtphần giao cho các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ

Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn huyện có vai trò quantrọng trong việc bảo tồn nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như bảo vệđất, nguồn nước, chống cát bay, lũ lụt, hạn hán

- Rừng trồng có tổng diện tích 15.643,1ha rừng trồng có trữ lượng có diệntích 8.651,6ha chiếm 55,3% diện tích rừng trồng, rừng trồng chưa có trữ lượng

có diện tích 6.991,5ha Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi(phía tây Quốc lộ 1A), các chủ quản lý có diện tích rừng trồng lớn là Hộ giađình Công ty TNHHNN một thành viên lâm nghiệp Phong Điền và Ban quản lýrừng phòng hộ Sông Bồ Loài cây trồng chủ yếu là Keo các loại và Thông, ngoài

ra còn có một số loài cây bản địa như Sao đen, Sến trung nhưng chiếm tỷ lệthấp

b Diễn biến diện tích rừng

Bảng 4.6 Diễn biến diện tích rừng huyện Phong Điền giai đoạn 2000 - 2008

TT Năm

Diện tích đất có rừng (ha) Diện tích

tự nhiên (ha)

( Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Phong Điền)

(*) Số liệu điều tra, rà soát hiện trạng tài nguyên rừng đến 30/10/2008 (Dự

Trang 39

tăng xấp xỉ 4.900ha và rừng tự nhiên tăng trên 5.000ha Độ che phủ của rừngbình quân mỗi năm tăng khoảng 1% Đây là kết quả đáng khích lệ, góp phần tolớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như làm giảm nhẹthiên tai, cải thiện môi trường sinh thái,

c Hệ động thực vật rừng

Qua kết quả điều tra và thống kê của các công trình điều tra (CIFOR -2005,Luận chứng KTKT thành lập Khu BTTN Phong Điền - 2004 ) cho thấy trên địabàn huyện Phong Điền có khoảng 2.147 loài thực vật chiếm 1/5 tổng số thực vậtcủa Việt Nam Trong đó, trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sửdụng làm cây thuốc; một số loài thực vật quý hiếm thuộc họ Kim giao

(Podocarpaceae), họ Ngọc lan (Mangnoacea)

Cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận được 1.493 loài động vật bao gồm:

132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loàiếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng Trong tổng số các loài hiện thống kê được,

đã có đến 68 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệnghiêm ngặt Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Mang

Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) Các loài thú lớn như Hổ, Báo có thể vẫn còn nhưng chỉ ở những

vùng hẻo lánh phía Tây

Tính đa dạng còn được chứng minh qua sự ghi nhận với 358 loài chim (Birthlife - 1998), chiếm một phần ba số loài chim có mặt ở Việt Nam Trong đó bộ Gà có

7 loài trên tổng số 12 loài ở Việt Nam, có những loài quí hiếm như Trĩ sao

(Rheinardia ocellata) và gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi).

4.1.3 Điều kiện về kinh tế- xã hội

4.1.3.1 Nguồn nhân lực

a Dân số

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Phong Điền, đến31/12/2012 tổng dân số trên địa bàn huyện là 100,730 người, mật độ dân số bìnhquân toàn huyện 106 người/km2, tuy nhiên mật độ dân số không đều giữa các xã,thị trấn; các xã, thị trấn có mật độ dân số cao là Thị trấn Phong Điền, Điền Lộc,Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Bình, Phong An, các xã có mật độ dân

số thấp là Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn

- Phân theo giới tính: Nam: 47659 người, Nữ: 53071 người

Trang 40

- Phân theo thành thị, nông thôn: Thành thị: 6452 người, Nông thôn: 94276người

b Lao động

Tổng số lao động trên địa bàn huyện tính đến đến 31/12/2012 là 50.063người Trong đó, số lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 48.076 ngườichiếm 90,9% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổthông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chiếm khoảng 70%) Lao động ởkhu vực nông thôn chủ yếu là lao động nông - lâm - ngư nghiệp

- Số lao động phân theo ngành nghề như sau:

+ Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp: 38.731 chiếm 80,5%

+ Lao động hoạt động trong lính vực công nghiệp và xây dựng: 3.597 ngườichiếm 7,5%

+ Lao động trong khu vực dịch vụ: 5.748 chiếm 12,0%

- Số lao động thiếu việc làm 3.037 người, gồm số người trong độ tuổi laođộng làm nội trợ 1.099 người, số lao động không làm việc 1.382 người, số laođộng không có việc làm 566 người

+ Diện tích trồng ngô: 69,0ha

+ Diện tích trồng khoai lang và các loại khác: 1.075ha

+ Diện tích trồng sắn: 1.800ha

- Rau các loại: 781ha

- Cây công nghiệp hàng năm: 1.358ha bao gồm Lạc, Mía, Vừng, Bàng, Thuốc

lá và cây hàng năm khác

Ngày đăng: 03/07/2015, 15:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w