Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32)

x ma 1− ma 2 là cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai trong công

4.1.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ kết quả điều tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn, có xem xét, đối chiếu tài liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và môi trường, số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Hạt Kiểm lâm Phong Điền.Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện tính đến 01/01/2014 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị: ha

TT Đơn vị hànhchính Diện tíchtự nhiên

Đất SX NN & NTTS Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng R n g đ ặc d ụn g R n g ph òn g h R n g sả n x u ất Đ ất đ ồi n ú i c a sử d n g Đ ất c a sử d n g k c Tổng cộng 95.081,28 12.841,3 62.343,54 35.906,25 9.432,22 17.005,07 10.888,37 6.816,74 1.845,40 1 Điền Hương 1.716,08 514,21 475,00 172,90 195,70 394,51 438,76 2 Điền Môn 1.616,13 572,87 256,40 445,89 429,65 167,72 3 Điền Lộc 1.393,48 478,24 237,60 179,75 13,17 483,62 238,70 4 Điền Hòa 1.378,00 328,67 568,50 449,48 41,74 430,94 127,17 5 Điền Hải 1.277,07 273,62 60,40 163,14 788,83 51,48 6 Phong Hải 555,64 77,20 93,26 39,43 120,56 180,62 137,83 7 Phong Bình 1.720,75 751,78 320,56 285,61 34,50 611,56 37,01 8 Phong Chương 3.524,44 1.348,28 721,00 161,00 941,27 921,74 50,57 9 Phong Hòa 3.489,24 621,18 1.152,10 67,12 1.515,79 1.049,14 91,71 10 Phong Thu 2.796,94 510,65 1.891,00 207,00 1.460.52 438,63 103,36 76,78 11 TT Phong Điền 1.882,22 391,85 1.080,10 40,00 860,84 574,78 12,17 2,58 12 Phong Hiền 3.946,92 705,78 1.162,60 533,90 1.124,37 1.177,41 338,76 13 Phong An 3.240,00 1.178,91 1.160,20 906,92 1.127,82 26,35 14 Phong Mỹ 39.361,06 2.274,17 33.110,30 28.813,25 1.870,10 3.749,85 722,08 1.927,66 15 Phong Xuân 15.667,31 1.117,73 11.983,50 7.093,00 3.388,00 2.924,90 710,76 421,31 11,61 16 Phong Sơn 11.516,00 1.696,11 5.615,30 1.428,90 3.114,94 846,28 4.352,24 48,37

Từ kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Phong Điền ở thời điểm hiện tại như sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 95.081,28 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích 75.530,77 ha chiếm 749,43% diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản có diện tích 12.841,25 ha, chiếm 13.5%.

+ Đất lâm nghiệp có diện tích 62.343,54 ha, chiếm 65,56%,bao gồm: ○ Rừng đặc dụng: Có diện tích 35.850,0 ha, chiếm 37,76%.

○ Rừng phòng hộ: Có diện tích 9.432,22 ha, chiếm 9,92%. ○ Rừng sản xuất: Có diện tích 17.005,07 ha, chiếm 17,88% . - Đất phi nông nghiệp có diện tích 10888,37 ha, chiếm 11,45%. - Đất chưa sử dụng có diện tích 8662,14 ha, chiếm 9,11%. bao gồm:

+ Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 6816,74 ha, chiếm 7,16%.

+ Đất chưa sử dụng khác (nằm trong vùng quy hoạch khoáng sản, khu công nghiệp, khu quy hoạch dân cư) có diện tích 1845,40 ha, chiếm 5,9%.

4.1.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng

a. Diện tích các loại rừng

- Diện tích các loại rừng phân theo đơn vị hành chính.

Diện tích các loại rừng trên địa bàn huyện Phong Điền được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị: ha

(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền) Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Với tổng diện tích đất có rừng là 48.770,6 ha trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 33.127,6ha chiếm 67,9% diện tích đất có rừng, diện tích có rừng trồng là 15.643, ha chiếm 2,1%.

Đối với rừng tự nhiên: Rừng giàu (IIIA3) có diện tích 4.096,0ha chiếm 8,4% diện tích đất có rừng, rừng trung bình (IIIA2) có diện tích 2.120,2ha chiếm 4,3% diện tích đất có rừng, rừng nghèo (IIIA1) có diện tích 13.026,7ha chiếm 26,7% diện tích đất có rừng, rừng phục hồi (IIB, IIA) có diện tích 13.884,7ha chiếm 28,5% diện tích đất có rừng. Diện tích rừng tự nhiên được phân bố chủ yếu trên địa bàn 3 xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Như vậy, rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Phong Điền chủ yếu là rừng phục hồi và rừng nghèo, chiếm 89,1% diện tích rừng tự nhiên toàn huyện và tập trung ở địa bàn 3 xã phía tây của huyện.

Đối với rừng trồng: Rừng trồng có trữ lượng có diện tích 8.651,8ha chiếm 55,3% diện tích rừng trồng, được phân bố chủ yếu ở các xã vùng đồi và vùng núi của huyện, các xã vùng cát ven biển có diện tích rừng trồng có trữ lượng có diện tích không đáng kể; rừng trồng chưa có trữ lượng có diện tích khá lớn.

Bảng 4.4. Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo chủ quản lý

Đơn vị: ha

( Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền)

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Rừng tự nhiên do Khu BTTN Phong Điền quản lý chiếm 74,4% tổng diện tích rừng tự nhiên toàn huyện, phần còn lại do BQL RPH Sông Bồ quản lý 3.991,3ha, UBND các xã quản lý 3.802,3ha, cộng đồng 579,0ha, tập thể 116,0ha.

Rừng trồng trên địa bàn huyện do hộ gia đình quản lý là 9.936,0 ha chiếm 63,5% tổng diện tích rừng trồng, phần còn lại do Công ty TNHHNN một thành viên lâm nghiệp Phong Điền quản lý 2.727,0ha chiếm 17,5%. UBND các xã 883,9ha chiếm 5,7%. Tập thể 964,7ha chiếm 6,2%. BQL RPH Sông Bồ 617,8ha chiếm 3,9% và một phần diện tích rừng trồng của các chủ quản lý khác như công ty Việt Thắng, công ty Trúc Thư, Khu BTTN Phong Điền...

- Diện tích các loại rừng phân theo chức năng 3 loại rừng.

Kết quả thống kê diện tích các loại rừng phân theo chức năng 3 loại rừng như sau:

Bảng 4.5. Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo chức năng 3 loại rừng

Đơn vị: ha

(

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền)

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy:

Diện tích rừng tự nhiên tập trung ở đối tượng rừng đặc dụng, chiếm 74,4% tổng diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng phòng hộ chiếm 15,3%, diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất chỉ chiếm 10,3%.

Diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất chiếm 85,7% tổng diện tích rừng trồng trong đó diện tích rừng trồng có trữ lượng chiếm 49,9%; diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng phòng hộ chiếm 13,7% tổng diện tích rừng trồng; diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng đặc dụng chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích rừng trồng.

* Đánh giá chung:

Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện là 48.770,6ha, trong đó: - Rừng tự nhiên có tổng diện tích 33.127,6ha chiếm 34,7% diện tích rừng tự nhiên toàn huyện, bao gồm rừng tự nhiên trên núi đất và rừng tự nhiên phục hồi trên đất cát.

+ Rừng tự nhiên trên núi đất có tổng diện tích 32.008,6ha, bao gồm rừng giàu 4.096,0ha, rừng trung bình 2.120,2ha, rừng nghèo 13.026,7ha và rừng phục hồi có diện tích 12.765, ha. Được phân bố tập trung ở vùng núi trung bình và núi thấp thuộc địa bàn các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Trong đó, diện tích thuộc đối tượng rừng đặc dụng 24.639,0ha do BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền quản lý; diện tích thuộc đối tượng rừng phòng hộ 3.955,2ha do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ quản lý 2.527,4ha. Ủy ban nhân dân các xã quản lý 1.427,8ha; diện tích thuộc đối tượng rừng sản xuất 3.414,4ha, do Ban

quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ quản lý 1.463,9ha, Ủy ban nhân dân các xã quản lý 1.371,5ha và cộng đồng quản lý 579,0ha.

+ Rú cát có tổng diện tích 1.119,0ha, toàn bộ diện tích này thuộc đối tượng rừng phòng hộ, được phân bố rải rác trên địa bàn các xã Điền Hương, Điền Môn, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Phong Hiền và thị trấn Phong Điền. Phần lớn diện tích rừng trên cát do UBND các xã quản lý, một phần giao cho các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ...

Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn huyện có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như bảo vệ đất, nguồn nước, chống cát bay, lũ lụt, hạn hán ...

- Rừng trồng có tổng diện tích 15.643,1ha rừng trồng có trữ lượng có diện tích 8.651,6ha chiếm 55,3% diện tích rừng trồng, rừng trồng chưa có trữ lượng có diện tích 6.991,5ha. Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi (phía tây Quốc lộ 1A), các chủ quản lý có diện tích rừng trồng lớn là Hộ gia đình. Công ty TNHHNN một thành viên lâm nghiệp Phong Điền và Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ. Loài cây trồng chủ yếu là Keo các loại và Thông, ngoài ra còn có một số loài cây bản địa như Sao đen, Sến trung nhưng chiếm tỷ lệ thấp.

b. Diễn biến diện tích rừng

Bảng 4.6. Diễn biến diện tích rừng huyện Phong Điền giai đoạn 2000 - 2008

Đơn vị: ha

( Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Phong Điền)

(*) Số liệu điều tra, rà soát hiện trạng tài nguyên rừng đến 30/10/2008 (Dự án PPFP)

Qua kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, diện tích rừng trên địa bàn huyện Phong Điền có diễn biến theo hướng tích cực, không những diện tích rừng trồng tăng mà diện tích rừng tự nhiên cũng tăng lên với diện tích đáng kể. Trong 9 năm (từ năm 2000 đến năm 2008) diện tích rừng tăng gần 10.000ha, trong đó rừng trồng

tăng xấp xỉ 4.900ha và rừng tự nhiên tăng trên 5.000ha. Độ che phủ của rừng bình quân mỗi năm tăng khoảng 1%. Đây là kết quả đáng khích lệ, góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như làm giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái, ...

c. Hệ động thực vật rừng

Qua kết quả điều tra và thống kê của các công trình điều tra (CIFOR -2005, Luận chứng KTKT thành lập Khu BTTN Phong Điền - 2004...) cho thấy trên địa bàn huyện Phong Điền có khoảng 2.147 loài thực vật chiếm 1/5 tổng số thực vật của Việt Nam. Trong đó, trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc; một số loài thực vật quý hiếm thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Ngọc lan (Mangnoacea)...

Cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận được 1.493 loài động vật bao gồm: 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng. Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có đến 68 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus

vuquangensis). Các loài thú lớn như Hổ, Báo có thể vẫn còn nhưng chỉ ở những

vùng hẻo lánh phía Tây.

Tính đa dạng còn được chứng minh qua sự ghi nhận với 358 loài chim (Birth life - 1998), chiếm một phần ba số loài chim có mặt ở Việt Nam. Trong đó bộ Gà có 7 loài trên tổng số 12 loài ở Việt Nam, có những loài quí hiếm như Trĩ sao (Rheinardia ocellata) và gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32)

w