1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2012

58 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 5,51 MB

Nội dung

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển nhanh về quy mô dân số cũng như về quy mô sản xuất, con người đã và đang làm cho môi trường rừng ngày càng thu hẹp gây ra nhiều thảm họa cho chúng ta như: lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao,… Rừng bị tàn phá nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng hợp lý nhằm cứu hành tinh xanh mà chúng ta đang sống. An Giang là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích rừng và đất rừng toàn tỉnh là 19.205 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy lâm nghiệp An Giang hiện nay không phải là một ngành chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của tỉnh, nhưng nó có vị trí rất quan trọng trong việc phòng hộ đất đai, sản xuất, môi trường và sự sống của con người, nó góp phần làm giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo môi trường phát triển bền vững, tạo tiền đề cho khai thác các tiềm năng du lịch. Thông qua các chương trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn đầu tư của Trung ương và vốn của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư trồng rừng, cụ thể như: Chương trình 275 của tỉnh từ năm 1990 – 1993, Chương trình 327 của Chính phủ từ năm 1993 – 1998, Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2005; 2006 - 2010. Huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang có tổng diện tích đất đồi núi tự nhiên 5.176 ha. Trước kia toàn bộ vùng đồi núi này được che phủ bởi rừng kín nữa rụng lá ẩm nhiệt đới. Theo thời gian, do chiến tranh kéo dài cùng với những tác động thiếu ý thức của con người làm cho thảm thực vật nơi đây bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ rừng tái sinh, các loài thú rừng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện trạng trên, dẫn đến tình trạng môi trường sinh thái trong vùng biến đổi ngày càng xấu đi: thời gian khô hạn kéo dài, nguồn nước ngầm cạn kiệt, đất đai bị bào mòn, thoái hóa nghiêm trọng (đá lộ đầu chiếm 60% trên tổng diện tích),... làm cho đời sống người dân trong vùng hết sức khó khăn: đất đai sản xuất dần thu hẹp lại, thiếu nước, thiếu gỗ (củi) trong sinh hoạt hàng ngày, thiếu lương thực để ăn.... Phục hồi rừng ở vùng đồi núi huyện Tri Tôn là một trong những nội dung quan trọng của sản xuất lâm nghiệp, nhất là khi độ che phủ của rừng đã giảm dưới mức an toàn sinh thái. Nhận thức được trách nhiệm nặng nề đó, Đảng và Nhà Nước ta từ Trung ương đến địa phương đã và đang không ngừng tập trung chỉ đạo các ban ngành, trực tiếp là ngành lâm nghiệp cùng toàn dân thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng, trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng để làm tăng vốn rừng, tạo lại độ che phủ hợp lý của rừng so với trước kia. Song song với việc phát triển vốn rừng, các cấp lãnh đạo còn chú trọng đến đời sống người dân. Chương trình phát triển nông thôn ra đời và từng bước thực hiện với việc tạo công ăn việc làm, làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn với một hệ canh tác hợp lý trên cùng một diện tích canh tác và đưa đời sống người dân dần đi vào ổn định, đặc biệt là người dân sống với nghề rừng. Qua điều tra thực tế tại vùng đồi núi huyện Tri Tôn, cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc giao đất khoán rừng tới hộ gia đình, trước mắt sẽ bảo vệ được diện tích hiện có như: khoanh nuôi, nuôi dưỡng, làm giàu vốn rừng, đối với đất trống đồi núi trọc được trồng rừng và sản xuất theo hướng NLKH. Vì vậy, quá trình phát triển nông thôn miền núi ngày càng hoàn thiện. Về lâu dài không những phát triển được vốn rừng mà còn tăng thêm thu nhập cho người dân với các khoản thu nhập từ rừng và đất rừng kết hợp cây nông nghiệp và chăn nuôi. Xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và nâng cao đời sống người dân làm nghề rừng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2012”.

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển nhanh về quy mô dân số cũng như về quy mô sảnxuất, con người đã và đang làm cho môi trường rừng ngày càng thu hẹp gây ranhiều thảm họa cho chúng ta như: lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao,… Rừng

bị tàn phá nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng Vì vậy, đòi hỏi chúng tacần có những biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng hợp lý nhằm cứu hànhtinh xanh mà chúng ta đang sống

An Giang là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổngdiện tích rừng và đất rừng toàn tỉnh là 19.205 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiêncủa tỉnh Tuy lâm nghiệp An Giang hiện nay không phải là một ngành chiếm tỷtrọng cao trong thu nhập của tỉnh, nhưng nó có vị trí rất quan trọng trong việcphòng hộ đất đai, sản xuất, môi trường và sự sống của con người, nó góp phầnlàm giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo môi trường phát triển bền vững, tạo tiền đề chokhai thác các tiềm năng du lịch

Thông qua các chương trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốnđầu tư của Trung ương và vốn của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư trồngrừng, cụ thể như: Chương trình 275 của tỉnh từ năm 1990 – 1993, Chương trình

327 của Chính phủ từ năm 1993 – 1998, Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổchức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các Quyết định của UBNDtỉnh phê duyệt Dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh An Gianggiai đoạn 2001 – 2005; 2006 - 2010

Huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang có tổng diện tích đất đồi núi tự nhiên5.176 ha Trước kia toàn bộ vùng đồi núi này được che phủ bởi rừng kín nữarụng lá ẩm nhiệt đới Theo thời gian, do chiến tranh kéo dài cùng với những tácđộng thiếu ý thức của con người làm cho thảm thực vật nơi đây bị tàn phá nặng

nề, chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ rừng tái sinh, các loài thú rừng gần như bịtiêu diệt hoàn toàn Hiện trạng trên, dẫn đến tình trạng môi trường sinh tháitrong vùng biến đổi ngày càng xấu đi: thời gian khô hạn kéo dài, nguồn nướcngầm cạn kiệt, đất đai bị bào mòn, thoái hóa nghiêm trọng (đá lộ đầu chiếm 60%trên tổng diện tích), làm cho đời sống người dân trong vùng hết sức khó khăn:đất đai sản xuất dần thu hẹp lại, thiếu nước, thiếu gỗ (củi) trong sinh hoạt hàngngày, thiếu lương thực để ăn

Trang 2

Phục hồi rừng ở vùng đồi núi huyện Tri Tôn là một trong những nội dungquan trọng của sản xuất lâm nghiệp, nhất là khi độ che phủ của rừng đã giảmdưới mức an toàn sinh thái Nhận thức được trách nhiệm nặng nề đó, Đảng vàNhà Nước ta từ Trung ương đến địa phương đã và đang không ngừng tập trungchỉ đạo các ban ngành, trực tiếp là ngành lâm nghiệp cùng toàn dân thực hiệnviệc quản lý, bảo vệ rừng, trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng để làm tăng vốnrừng, tạo lại độ che phủ hợp lý của rừng so với trước kia.

Song song với việc phát triển vốn rừng, các cấp lãnh đạo còn chú trọngđến đời sống người dân Chương trình phát triển nông thôn ra đời và từng bướcthực hiện với việc tạo công ăn việc làm, làm tăng thu nhập cho người dân nôngthôn với một hệ canh tác hợp lý trên cùng một diện tích canh tác và đưa đờisống người dân dần đi vào ổn định, đặc biệt là người dân sống với nghề rừng

Qua điều tra thực tế tại vùng đồi núi huyện Tri Tôn, cùng với điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội trong việc giao đất khoán rừng tới hộ gia đình, trước mắtsẽ bảo vệ được diện tích hiện có như: khoanh nuôi, nuôi dưỡng, làm giàu vốnrừng, đối với đất trống đồi núi trọc được trồng rừng và sản xuất theo hướngNLKH Vì vậy, quá trình phát triển nông thôn miền núi ngày càng hoàn thiện

Về lâu dài không những phát triển được vốn rừng mà còn tăng thêm thu nhậpcho người dân với các khoản thu nhập từ rừng và đất rừng kết hợp cây nôngnghiệp và chăn nuôi

Xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và nâng cao đời

sống người dân làm nghề rừng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2012”.

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 3

2.1 Tình hình mất rừng trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tình hình mất rừng trên thế giới

Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã trong thờigian 30 năm (1960 - 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc

độ giảm trung bình 160.000km2/năm Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các dùngnhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2

trong suốt hơn 20 năm qua Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗnn hợp

và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70% Châu Á là nơi mất rừng nguyênsinh lớn nhất, khoảng 70% Có nhiều nguyên nhân làm mất rừng trên thế giới,tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân như: cháy rừng, chăn thả gia súc,lấy củi, khai thác gỗ và sản phẩm từ rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vàcháy rừng Hằng năm, lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng 600triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983 Hiện nay vẫn cònkhoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn Riêng ở ChâuPhi đã có 180 triệu người thiếu củi đun, việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ởvùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới Ví dụ,ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990,đến năm 1960 đã có trên ½ diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu Còn ởPhilippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khaithác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn Ngoài ra, cháy rừng là nguyên nhânkhá phổ biến ở các nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cáchnhanh chóng Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu

Âu, Châu Á, Châu Mỹ Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16triệu ha rừng bị cháy Không chỉ vậy, trên thế giới, nạn phá rừng đã gây thiệt hạitới 45 tỷ USD/năm Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ môi trường Mỹ, mỗinăm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đíchkhác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiến đến 20% lượngkhí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên Ngoài racòn nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình phárừng trên thế giới Đó chính là các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai,chính sách về di cư, định cư và các chính sách xã hội khác Các dự án phát triểnkinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu

Trang 4

công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới[5].

Theo ước tính Ngân hàng thế giới, năm 2011 có hơn 1,6 tỷ người sốngphụ thuộc vào rừng, và rừng là nguồn cung cấp nhiều việc làm, góp phần vào sựtăng trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực Qua thống kê cho thấy, 30% diệntích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại - lâmsản ước đạt 327 tỷ USD/năm

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn trên toàn cầu là rừng đang bị con ngườikhai thác quá mức, khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và khí hậuthay đổi, thiên tai, hạn hán, bão lụt… xảy ra tại nhiều nước trên thế giới đe dọa

sự sống trên khắp trái đất Theo ước tính của Tổ chức Nông lương Liên Hợpquốc (FAO) thì mỗi năm 130.000km² rừng trên thế giới bị biến mất do nạn phárừng Điều này khiến cho môi trường sống của 2/3 loài động thực vật trên tráiđất bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm, nếu không có giải pháp kịp thời vàhữu hiệu, trong tương lai không xa, mỗi ngày chúng ta sẽ phải nói lời chia tayvới 100 loài động thực vật trên thế giới [8]

Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết tình trạng phá rừngtrên toàn cầu đang dần giảm đi nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo động

FAO cho biết trong bản đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằngmỗi năm thế giới mất 7,3 triệu ha rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầutrong thời gian từ 2000 đến 2005

Tổ chức này cũng cho biết tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990đến năm 2000, với 8,9 triệu ha rừng bị biến mất hàng năm

Nam Mỹ là khu vực có tình trạng phá rừng diễn ra tồi tệ nhất do các hoạtđộng phá rừng trong 5 năm qua từ 2000 đến 2005, làm mất 4,3 triệu ha rừng mỗinăm, theo sau là châu Phi với 4 triệu ha rừng biến mất hàng năm [9]

Theo FAO diện tích rừng của thế giới bao phủ năm 1999 là 3.454 triệu harừng chiếm 26,6% tổng diện tích đất, trong đó ở các quốc gia không phát triểnchiếm 56,85% So sánh độ che phủ rừng trong giai đoạn 1990 – 1995 đã chothấy những nước đang phát triển đã mất hẳn 56,3 triệu ha rừng hiện tại, giảm65,1 triệu ha rừng (0,65% mỗi năm) và ngược lại, các quốc gia phát triển tăng8,8 triệu ha rừng (0,06% mỗi năm) Theo White và Martin năm 2002 có khoảng77% rừng trên thế giới đang được sở hữu và quản lý bởi Chính phủ và ít nhất11% hoặc dành cho, hoặc thuộc sở hữu của cộng đồng Khoảng 75% diện tích

Trang 5

thuộc sở hữu hoặc dành cho cộng đồng, đã được chuyển giao cho họ trong 15năm vừa qua [4].

2.1.2 Tình hình mất rừng tại Việt Nam

Tình hình mất rừng ở nước ta xảy ra ở nhiều nơi: mặc dù diện tích rừng ởtoàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mứccao Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là399.118 ha, bình quân 57.019 ha/năm Trong đó, diện tích được nhà nước chophép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634 ha; khai thác trắngrừng (chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hằng năm được duyệt là 135.175 ha;rừng bị chặt phá trái phép là 68.662 ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393 ha; thiệthại do sinh vật hại rừng 828 ha Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phépchuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tíchrừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về QLBVRtuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.055 ha rừng, chiếm 23,5% trongtổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436 ha/năm [6]

Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn7,88%, Sơn La 11,95% và Lào Cai 5,38% Tại Đắk Nông, trong ba năm 2006 –

2008 rừng tự nhiên bị mất 5.736,37 ha, bình quân mỗi năm mất 1.912 ha Trong

đó, phá rừng trái pháp luật 609,32 ha, chặt rừng tự nhiên để trồng cao su 1.003,1

ha, chặt rừng tự nhiên để làm công trình thủy điện 1.057,1 ha và các nguyênnhân khác 3.066,85 ha, ngoài ra còn 35.486,73 ha rừng tự nhiên bị tàn phá tráipháp luật từ trước năm 2004 mới được cập nhật số liệu [4]

Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha, với

tỷ lệ che phủ là 43,8%; trên mức an toàn sinh thái là 33% Năm 1976 giảmxuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34% Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và

tỷ lệ che phủ là 30% Năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28% Năm

1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33 Diện tích rừng bìnhquân cho 1 người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á(0,42%)

Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân100.000 ha năm Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990:mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm Nguyên nhân chính làm mất rừngtrong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan,quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su

Trang 6

và khai thác gỗ xuất khẩu Tuy nhiên từ những năm 1990 – 1995, do công táctrồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên

Về chất lượng, trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng

200 – 300 m3/ha, trong đó các loài gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai,

gụ là rất phổ biến Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50%trữ lượng của rừng Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm,nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến Hiện nay chất lượng rừng đã giảmsút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao

Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76

m3/ha) Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3

m3/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m3/ha/năm

Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa(khoảng 40 loài có ý nghĩa thương mại và khoảng 4 tỷ cây tre nứa); Song mây

có khoảng 400 loài; hàng năm khai thác khoảng 50.000 tấn

Trong rừng Việt Nam cũng phong phú về các loài dược liệu, theo ViệnDược liệu năm 2002 hiện đã biết được 3800 loài, trong đó có nhiều loài đã đượcbiết và khai thác phục vụ cho việc chế biến thuốc Nhiều loài cây cho chất thơm,tanin, tinh dầu và dầu béo Ngoài ra, rừng còn cung cấp nhiều loại sản phẩm quýkhác như cánh kiến, nấm, mật ong, hoa lan, thịt thú rừng

Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủngcần được bảo vệ như: cẩm lai (Dalbergia bariaensis), trầm hương (Aquilariacrassna), sam bông (Amentotaya argotenia), thông tre (Podocarpus neriifolius),

gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), trắc (Dalbergia cochinchinensis), giao xẻ tua(Sterospermum ferebriatum), gạo bông len (Bombax insigne)

Các loài động vật quý hiếm như: báo gấm (Neophelis nebulosa), voọcquần đùi trắng (Trachipythecus francoisi delaconri), gà lôi hồng tía (Lophuradiardi), trĩ sao (Rheinartia ocellata), chồn bạc má (Megogale personatageeoffrory), cu li lớn (Nycticebus coucang boddaert), bò tót (Bos gaurus), càtong (Cervus eldi), hổ (Panthera tigris) [5]

2.2 Nguyên nhân mất rừng

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây côngnghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bịchuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài Hiện nay,những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết Còn những vùng đất dốc, kém

Trang 7

phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suấtthấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém chotưới tiêu và cải tạo đất Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá

để làm ao nuôi tôm Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nênnăng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đóngười ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới Rừng Tây Nguyên đang bị người dân

di cư tự phát đốt phá nham nhở

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt Cho đến thế

kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếucủa con người là củi gỗ Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cáchmạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình Hiện nay, ở nhiều nơitrên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đunđang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hằng năm

Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ Gỗ cần cho sản xuấtcác đồ gia dụng, sản xuất giấy Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người tacàng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngàycàng nhiều Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khaithác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừachặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặtphá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được

Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy Rừng bị cháy do đốt rừnglàm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai,chiến tranh Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùinhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớntrong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dậptắt lửa

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên Tuy nhiêncác cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá rất nặng nề Ở Việt Nam, từ 1945cho đến năm 2012 mất khoảng hơn 2 triệu ha Nhiều vùng rừng bị chất độc hoáhọc tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được

Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ,lấy củi, cháy rừng và chiến tranh Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là

sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người Việcphá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích củamột số cá nhân nào đó Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái

Trang 8

hại mà nó gây ra Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mấtnơi cư trú, nhiều loại cây quý, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nêntrầm trọng hơn Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoahọc kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng

và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên [11]

2.3 Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên Thế Giới và Việt Nam

2.3.1 Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên Thế Giới

Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sựphát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường Trên thực tế rừng đã có lịch sửlâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứXIX Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh tháiđiển hình trong sinh quyển Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứnggiữa sinh vật – trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất vàmôi trường Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh tháitrên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của conngười Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích

sử dụng, rừng được chia thành 3 dạng chính như sau:

+ Rừng phòng hộ: được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệđất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừngphòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển

+ Rừng đặc dụng: chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vậtrừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa

và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch Rừng đặc dụng bao gồm cácvườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môitrường

+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanhgỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường [5]

Theo White và Martin có ít nhất có 10 quốc gia (Australia, 1996; Bolivia,1996; Brazil, 1988, colombia, 1991; Indonesia, 2000; Mozambique, 1997;Philippine, 1997; Tanzania, 1999; Uganda, 2000 và Zambia, 1995), nhằm tăngcường quyền sở hữu của người dân bản địa trong giai đoạn 1988 – 2000 Một sốcác quốc gia khác, chẳng hạn như Chad, Comoros, Congo, Kenya, Morocco,Niger, Negeria, Swaziland và Togo đã soạn thảo luật mới về Lâm nghiệp phùhợp với hệ thống quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong năm 2002 Trong

Trang 9

khi các quốc gia khác, tham nhũng và khai thác gỗ bất hợp pháp là nhữngnguyên nhân chính giải thích vì sao nhiều nước đã chuyển sang hệ thống quản lýrừng trên cơ sở cộng đồng [4]

2.3.2 Tình hình quản lý bảo vệ rừng tại Việt Nam

Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trongvùng Đông Nam Á Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn(NN & PTNT), tổng diện tích rừng của cả nước năm 2010 là 13.258.843 ha,trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538

ha, độ che phủ 39,1%, trong đó khoảng trên 10 triệu ha là rừng tự nhiên và gần 3triệu ha là rừng trồng Trong số đó, hơn một nữa diện tích rừng tự nhiên củanước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kínchỉ chiếm trên 9% Và cũng theo thống kê mới nhất của Cục kiểm lâm thì đầunăm đến tháng 9/2010 có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bịcháy Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm nghiêm trọng và độche phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng Hiện nay

độ che phủ của rừng còn chưa đến 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉcòn 10% Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu, trong thờigian tới, Việt Nam phải tiếp tục hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện tượngthời tiết như El Nino, La Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và khốc liệt[6]

Trong khoảng 10 năm trở lại đây quản lý rừng bền vững được Nhà nướccũng như các ngành hết sức quan tâm Những quan tâm này được thể hiện trongcác văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong cácquy chế, quy trình, quy phạm của ngành

 Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, năm 2004

Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các vấn đề về quản lý rừng bềnvững, đã được đề cập đến như:

- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bềnvững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quyhoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theoquy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định

Trang 10

- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân Các hoạt động bảo vệ và pháttriển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ vàphát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kếthợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, làm giàurừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có

- Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh

tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiênnhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài

- Đối với bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có chính sách đầu tư pháttriển các loại rừng mang tính công ích và các hoạt động dịch vụ quan trọng đểbảo vệ và phát triển rừng Nhà nước có chính sách hỗ trợ, chính sách khuyếnkhích và thu hút vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ và pháttriển vốn rừng

- Về bảo đảm đời sống của cư dân sống tại rừng, Nhà nước có chính sáchđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sốngcủa nhân dân miền núi, ngoài ra còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cộngđồng dân cư thôn được giao rừng

- Những hành vi bị nghiêm cấm:

+ Chặt phá, khai thác rừng trái phép

+ Săn, bắn, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép

+ Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng

+ Khai thác lâm sản không đúng quy định của pháp luật

+ Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tàinguyên thiên nhiên khác

- Điều kiện sản xuất kinh doanh đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên đó

là những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã có chủ được cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền công nhận Chủ rừng là tổ chức thì phải có các hồ sơ được cấp cóthẩm quyền phê duyệt, gồm: dự án đầu tư; phương án bảo vệ và sản xuất kinhdoanh rừng; khai thác rừng

 Luật Bảo vệ môi trường

Trong Luật Bảo vệ môi trường, vấn đề quản lý rừng bền vững được hếtsức quan tâm Cụ thể:

Trang 11

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, độngvật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinhthái

- Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn,phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôiphục về mật độ và giống, loài sinh vật, không làm mất cân bằng sinh thái

- Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của LuậtBảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cánhân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích củarừng, bảo vệ các vùng đầu nguồn sông, suối

- Việc sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiênphải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan, cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân địa phương đượcgiao trách nhiệm quản lý hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiênnhiên nói trên

- Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mụcđích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạođất, bảo đảm cân bằng sinh thái Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốcbảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy định của phápluật

- Nghiêm cấm các hành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cáchbừa bãi gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái

- Cấm khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý, hiếm trongdanh mục quy định của Chính phủ và cấm sử dụng các phương pháp, phươngtiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật,thực vật

 Luật Đất đai

- Trong Luật Đất đai, đất lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đấtnông nghiệp mà không để mục đất lâm nghiệp riêng như trước đây và được phânloại như sau: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Cáchphân loại này làm cho đất lâm nghiệp bị hòa đồng với các loại đất khác nêntrong Luật ít có những quy định riêng, mang tính đặc thù cho đất lâm nghiệp Cólẽ đây là một hạn chế của luật này vì đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn

Trang 12

trong tổng quỹ đất của quốc gia và nó có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội vàmôi trường, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi

- Về nguyên tắc sử dụng đất, có quy định việc sử dụng đất phải tôn trọngcác nguyên tắc sau đây: tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làmtổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh… [3]

2.4 Tình hình quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Diện tích rừng trồng huyện Tri Tôn hiện nay trên địa bàn huyện là6.024,80 ha, trong đó rừng phòng hộ đồi núi là: 3.984,80 ha tỷ lệ độ che phủ đạttrên 19% tính cả diện tích trồng cây phân tán Hàng năm trồng mới 120 – 150 harừng, chủ yếu là thay dần cây lá rộng, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng đượcxem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị Riêng rừng đồng bằng còn2.052 ha bình quân hàng năm đến chu kỳ khai thác trên 100 ha; nên tình hìnhrừng đồng bằng đang có chiều hướng giảm nhanh bình quân giảm 2,90%/năm.Tuy nhiên trong những năm gần đây việc khai thác rừng đồng bằng, nhất là tràmkhông hiệu quả, không nơi tiêu thụ nên đang có xu hướng muốn phá rừngchuyển sang trồng lúa [1]

Huyện đã xác định có 4.381,22 ha rừng thuộc vùng trọng điểm cháy nên

đã tập trung huy động nhiều lực lượng cùng phối hợp tuần tra, kiểm soát, chuẩn

bị đầy đủ phương tiện sẵn sàng chiến đấu với “giặc lửa” Nhờ đề cao ý thứccảnh giác nên từ đầu mùa khô năm 2012, trên địa bàn huyện Tri Tôn chưa xảy racháy rừng

Bên cạnh chăm sóc vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch và 2 ha rừng giaokhoán, ông Phan Văn Kéo, Tổ trưởng Tổ PCCCR Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, TriTôn), còn kiêm luôn nhiệm vụ gác rừng ở khu vực ven chân núi Dài Công việccủa ông Kéo cùng các thành viên trong Tổ PCCCR Ô Tà Sóc là thường xuyênthông báo cho người đi rừng phải chú ý giữ mức độ lửa, không được hút thuốc,đốt bắt ong trong rừng… Riêng đối với những đoàn khách vào tham quan, cắmtrại ở Khu di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc, Tổ PCCCR có nhiệm vụ nhắcnhở mọi người không đốt lửa nấu ăn hoặc đốt lửa trại “Dù là mùa khô nhưngcác chủ vườn đều dự trữ đầy nước trong các bồn chữa cháy, riêng các dụng cụchữa cháy như máy bơm, ống dây, can nhựa, dụng cụ dập lửa… thì thườngxuyên được kiểm tra nhằm đảm bảo đủ số lượng, sẵn sàng phục vụ Nếu pháthiện có cháy rừng, Tổ PCCCR sẽ huy động người dân tham gia dập lửa ngay,trong trường hợp cháy lớn sẽ thông báo cho bộ đội, Kiểm lâm, Công an cùngtăng cường lực lượng chữa cháy Nói chung, anh em đều rất ý thức nâng cao

Trang 13

cảnh giác bởi PCCCR vừa là bảo vệ lợi ích chung vừa đảm bảo an toàn tài sản,tính mạng của gia đình mình”, ông Kéo chia sẻ.

Ở Đại đội Bộ binh huyện Tri Tôn, bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵnsàng chiến đấu, công tác PCCCR luôn được toàn lực lượng đặc biệt chú trọng

Từ khi được Chi cục Kiểm lâm An Giang bàn giao tháp canh cố định bằng thépcao 14m (thuộc dự án nâng cao năng lực PCCCR của tỉnh), đơn vị đã phân côngchiến sĩ thay phiên nhau túc trực trên tháp canh để quan sát tổng quan khu vựcrừng phía Tây núi Dài Công tác phối hợp PCCCR được Đại đội Bộ binh huyệnTri Tôn tổ chức diễn tập thường xuyên Theo đó, khi phát hiện có cháy, chiến sĩtrực tháp canh sẽ đánh kẻng báo động, tất cả các chiến sĩ còn lại đều tham giachữa cháy Thùng nước lớn, máy bơm và ống dây được di chuyển rất nhanh.Mỗi chiến sĩ đều mang theo can nước hoặc dụng cụ dập lửa tiếp cận đám cháy.Theo ghi nhận của chúng tôi tại một buổi diễn tập, chỉ trong vòng chưa đầy 10phút, 2 đám cháy cùng lúc ở một rừng tầm vong cách xa đại đội khoảng 300m

đã được dập tắt hoàn toàn Theo ông Lý Vĩnh Định, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâmhuyện Tri Tôn: “Từ khi bàn giao tháp canh cao 14m cho Đại đội Bộ binh huyện

sử dụng, hiệu quả phòng cháy được nâng lên rất cao, toàn khu vực tây núi Dàichưa xảy ra vụ cháy nào đáng kể”

Ông Lý Vĩnh Định cho biết: năm 2012 trong số hơn 3.964 ha rừng đồinúi, khu vực có nguy cơ cháy cao chiếm đến 42,23%, khu vực có khả năng cháychiếm gần 16% Trong khi đó, hơn 1.831 ha rừng tràm vùng đồng bằng đều cónguy cơ cháy cao, tập trung ở các xã Tà Đảnh, Tân Tuyến, Vĩnh Gia, VĩnhPhước, Lương An Trà… Ngay từ đầu mùa khô, Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn đãthông báo tạm ngưng các hoạt động khai thác, chặt hạ cây rừng trong vùng dự

án để tránh nguy cơ cháy rừng Đồng thời, đã xây dựng 13 phương án PCCCR,gồm 1 phương án của huyện và 12 phương án ở các xã, thị trấn có diện tíchrừng; hiệp đồng chữa cháy rừng với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, các tổ chức,

cá nhân trên địa bàn “Bên cạnh việc xây dựng đầy đủ lịch trực của Ban Chỉ huyPCCCR cấp huyện và cấp xã, thị trấn, chúng tôi đã chuẩn bị lực lượng gồm 791người ở khu vực rừng đồi núi, 169 người ở khu vực rừng đồng bằng, bố trí đầy

đủ các phương tiện, dụng cụ chữa cháy xuống 87 điểm, chốt bảo vệ rừng trênđịa bàn huyện Riêng các loại dụng cụ như can nhựa 10 lít, dao quéo, dao phát

cỏ đều được phân phát đến tận các ban tự quản và đội công tác của các xã, đềuđược xác định tọa độ thực địa, thể hiện đối tượng trên bản đồ số chỉ huyPCCCR”, ông Định thông tin

Trang 14

Để công tác PCCCR đạt hiệu quả cao, Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn đangtiến hành làm đường băng cản lửa ngăn cách các khu vực có khả năng cháy caotại các núi, đồng thời chủ động đốt các vật liệu dễ cháy như cỏ, rơm rạ tại cáckhu vực tiếp giáp chân núi Đồng thời, phối hợp với UBND xã tổ chức thămviếng các chùa Khmer trên địa bàn huyện Qua đó, phối hợp tuyên truyền vềPCCCR, chống chặt phá rừng trong cộng đồng dân cư người dân tộc Khme[7].

Tình hình chặt phá rừng xảy ra 3 vụ trên địa bàn huyện Tuy nhiên tại khuvực núi Nam Quy đối tượng chặt phá cây rừng là cộng đồng dân cư người dântộc Khmer do thiếu việc làm, họ phá rừng trồng để làm củi, hầm than đem bán.Công tác phát triển rừng 8 tháng đầu năm 2010 đã trồng mới được 75,62 ha,trồng bổ sung trên 169 ha và tra dặm chăm sóc rừng trên 500 ha

Mục tiêu nhiệm vụ những tháng còn lại năm 2010, huyện Tri Tôn sẽ tậptrung duy trì tốt công tác tuần tra chống chặt phá rừng và mua bán động vậthoang dã Triển khai gieo ươm và cung cấp cây phân tán trồng vụ II năm 2010;đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của cộngđồng dân cư trong công tác chăm sóc và bảo vệ rừng

Theo kế hoạch, huyện Tri Tôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng mạng lướicộng tác viên Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng Thực hiện vai trò nòng cốttrong công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trong địa bàn, tạo mối liên

hệ chặt chẽ và tham mưu cho chính quyền địa phương cấp xã, ấp nắm chắc diễnbiến tài nguyên rừng và đất Lâm nghiệp [10]

PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều tra cơ bản của khu vực nghiên cứu

Trang 15

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, tình hình thủyvăn, tài nguyên sinh vật rừng.

- Điều kiện kinh tế và xã hội, tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp, dân số,lao động, việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế…

3.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện

3.2.3 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

3.2.4 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý của Hạt kiểm lâm huyện Tri tôn

Công tác tổ chức tuần tra bảo vệ rừng; công tác phòng cháy chữa cháyrừng (PCCCR); công tác kiểm lâm địa bàn; công tác tuyên truyền giáo dục nângcao nhận thức của người dân; công tác phát triển vốn rừng; công tác quản lýnương rẫy và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn

3.2.5 Tình hình vi phạm và các mâu thuẫn phát sinh trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng

3.2.6 Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng

3.2.7 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

3.2.8 Cơ hội, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Tri Tôn trong thời gian tới

3.2.9 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo

vệ và phát triển rừng

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu, báo cáo về điều kiện tựnhiên, tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu, cũng như các báo cáo và tàiliệu liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các cơ quanchức năng như: Ủy ban Nhân dân, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn,Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ…

- Phương pháp chuyên gia: tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến rộng rãi

của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các nộidung nghiên cứu

Trang 16

- Phỏng vấn cấu trúc: soạn thảo các hệ thống câu hỏi để thu thập thông tinliên quan đến các hoạt động sinh kế của các cộng đồng có liên quan đến côngtác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn.

- Phương pháp PRA: sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin trong

quá trình nghiên cứu như: họp xã, phỏng vấn bán cấu trúc, họp nhóm, xâm nhậpthực tế

- Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: thu thập các thông tin chuyên sâu về

các tác động của người dân vào rừng cũng như công tác quản lý bảo tồn tàinguyên rừng trong những năm qua thông qua các cán bộ và người dân có vai tròở địa phương và các cơ quan liên quan

- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt/ liên quan,

hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hỗtrợ của phần mềm Excel/ SPSS

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả điều tra cơ bản về huyện Tri Tôn

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Trang 17

Huyện Tri Tôn có tọa độ địa lý là 100 33’ vĩ độ Bắc và 1050 08’ kinh độđông, là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây nam tỉnh An Giang.Cách trung tâm tỉnh lỵ 50km.

Bản đồ 4.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Tri Tôn

- Phía Bắc giáp huyện Tịnh Biên và Vương quốc Campuchia

- Phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn

- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang

Toàn huyện có 13 xã và hai thị trấn với 79 khóm, ấp

4.1.1.2 Địa hình

Địa hình đặc trưng của huyện Tri Tôn là vùng đồng bằng nhưng có xenlẫn nhiều đồi núi với độ cao địa hình từ 0,4m đến 614m so với mặt nước biển,điểm cao nhất (614m) là đỉnh núi Cô Tô

Các núi đều có đá lộ đầu (đá gốc) gồ ghề, chiếm khoảng 50% diện tích.

Độ dốc thường từ 250 - 350, chỉ ở ven chân và các đỉnh đồi rộng liên kết tạothành các cao nguyên nhỏ tương đối bằng phẳng

4.1.1.3 Đất đai

Tài nguyên đất ở huyện Tri Tôn phân bố theo 2 khu vực địa hình (đồi núi

và đồng bằng) và chia làm 4 nhóm đất chính:

Trang 18

- Nhóm đất phù sa được phân làm hai loại là phù sa cổ đỏ nâu có tầng rửatrôi và phù sa đang phát triển:

+ Đất phù sa cổ đỏ nâu: có tầng rữa trôi có diện tích 9.299,00 ha, chiếm15,49% diện tích toàn huyện, được phân bố ở Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương Phi,

Ba Chúc, Lê Trì, Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Núi Tô, Tri Tôn, Châu Lăng

+ Đất phù sa đang phát triển: có diện tích 8.785,00 ha chiếm 14,63% diệntích toàn huyện, được phân bố ở Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lạc Quới, An Tức, Núi

Tô, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì, Châu Lăng, Tà Đảnh và Tân Tuyến

- Nhóm đất phèn: có diện tích 33.455,00 ha chiếm tỷ lệ 55,72% diện tích tựnhiên của toàn huyện, phân bố ở Lương An Trà, Vĩnh Phước, Lương Phi, AnTức, Cô Tô, Tà Đảnh, Tân Tuyến, Núi Tô, Ô Lâm và thị trấn Tri Tôn

- Nhóm đất cát núi: với diện tích 7.946,00 ha chiếm 13,23% diện tích toànhuyện, là loại đất có dinh dưỡng kém Hiện các đồi núi đã che phủ tương đối kínvới rừng trồng và cây lâu năm, góp phần hạn chế rửa trôi và tái tạo lại các nguồnnước suối

- Nhóm đất than bùn: chỉ có một loại đất than bùn chứa phèn tiềm tàng vớidiện tích 554,74 ha chiếm 0,92% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã VĩnhPhước, Lạc Quới với lớp than bùn dày phổ biến từ 50cm trở lên chứa hàm lượnglớn sét và lưu huỳnh

4.1.1.4 Khí hậu

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm trên phạm vi toàn huyện là 27,70C nhiệt độ bìnhquân tháng cao nhất là 29,60C (tháng 4) và nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất25,40C (tháng 1)

- Nắng: Tri Tôn nằm trong vùng giàu ánh sáng tổng số giờ nắng trongnăm 2.241,5 giờ, cao nhất là 238,5 giờ vào tháng 1 và thấp nhất là 144,3 giờ vàotháng 7 hằng năm

- Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

+ Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn đạt từ 1.200mm –1.300mm/năm Tháng 3 và tháng 4 có lượng bốc hơi lớn nhất (trên160mm/tháng), tháng 9 và tháng 10 có lượng bốc hơi tương đối nhỏ (khoảng80mm/tháng)

Trang 19

+ Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, độ ẩm bình quân các tháng trongnăm đạt khoảng 80,1%, tháng thấp nhất đạt 73% (tháng 3) và tháng cao nhất đạt85% (tháng 7) Độ ẩm bình quân qua các năm đạt trên 80%/năm.

- Chế độ gió: chế độ gió huyện Tri Tôn khá thuần nhất và mang tính khuvực, hằng năm có hai hướng gió chính Gió Đông – Bắc xuất hiện vào tháng 11– 12 và gió Tây – Nam hoặc Tây Tây – Nam xuất hiện vào tháng 5

- Chế độ mưa: khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có

2 mùa rõ rệt trong năm Lượng mưa phân bố đều trong năm và trùng với mùanước lũ lại có lượng mưa nhiều nhất (tháng 8,9,10); mùa mưa bắt đầu từ tháng 5đến tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm 1.407mm, lượng mưa caonhất là 1.560mm, lượng mưa thấp nhất 960mm

Nhìn chung, chế độ nắng, lượng mưa, độ ẩm không khí và tình hình gió,lốc trên địa bàn huyện Tri Tôn không quá khắc nghiệt nhưng cũng không thậtthuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế, nhất là vào mùa khô

4.1.1.5 Tình hình thủy văn

Chế độ thủy văn huyện Tri Tôn cũng mang một số đặc trưng chung củatỉnh, phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của cácyết tố dòng chảy sông Cửu Long, chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình tháikênh rạch

Một số kênh chính ở địa bàn huyện Tri Tôn là kênh Tám Ngàn, Vĩnh Tế,Vĩnh Thành, Mặc Cần Dưng, Tri Tôn, Kênh 10, 11, 12, Tân Vọng, Châu Phú,T4, T5, T6, kênh 15 mới, kênh Phú Tuyến, kênh Huệ Đức, kênh Cà Na, kênhMới, kênh Ninh Phước,…

Trang 20

4.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

4.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số

Năm 2010, dân số toàn huyện Tri Tôn là 132.625 người, mật độ dân sốtrung bình 221 người/Km2 Dân số thành thị có số lượng ít hơn với 30.955 ngườichiếm 23,34%, dân số nông thôn là 101.670 người chiếm 76,66% Tổng số hộtrên địa bàn huyện là 32.675 hộ, trong đó số hộ dân tộc Khmer là 11.020 hộ,chiếm 33,72%

Về cơ cấu dân số, tỷ lệ cơ cấu nam – nữ hiện nay là 1:1,06, với nam là65.787 người (49,60%) và nữ là 66.838 người (50,40%) Trong cộng đồng dântộc Khmer cũng có tỷ lệ cơ cấu nam – nữ là 1:1,09

- Lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyệnTri Tôn đến năm 2020 thì tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là80.473 người, chiếm 60,67% dân số của toàn huyện Trong đó số người trong độtuổi lao động thuộc khu vực I (khu vực nông nghiệp) chiếm 66%, khu vực II(khu vực công nghiệp – xây dựng) chiếm 7,9% và khu vực III (khu vực dịch vụ)chiếm 26,1% Tỷ lệ số lao động được đào tạo còn thấp, chỉ đạt 7,42% (năm2000) lên 13,2% (năm 2008), năm 2010 đạt khoảng 17,3%

Nhìn chung những năm qua 2000 – 2010 nền kinh tế huyện mặt dù đã cónhiều khởi sắc nhưng vì xuất phát điểm là một huyện nghèo miền núi nên so vớicác huyện khác trong tỉnh thì đời sống vật chất của người dân Tri Tôn vẫn còn ởmức thấp Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 874 USD/năm, vẫn còn sựchênh lệch khá lớn giữa đô thị và nông thôn Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,29%

so tổng số hộ của huyện (theo tiêu chí mới) Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 88,30%,

số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 50,30% Số hộ có nhà xây dựng kiên cốchiếm 26%, còn lại là nhà đơn sơ, tạm bợ

4.1.2.2 Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp

- Lĩnh vực trồng trọt

Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu tại một số xã như: Tân Tuyến,Lương An Trà, Tà Đảnh, Vĩnh Phước, Vĩnh Gia,… năng suất bình quân tăng từ43,5 tạ/ha năm 2000 lên 50,6 tạ/ha năm 2005, 57,1 tạ/ha năm 2010, tổng sản

Trang 21

lượng tăng từ 238.744 tấn năm 2000 lên 352.241 tấn năm 2005 và 480.450,2 tấnnăm 2010 sản lượng lương thực quy thóc đạt 480.739 tấn năm 2010.

Sản lượng lương thực quy thóc hàng năm đều tăng từ 266.585 tấn năm

2000 lên 352.694 tấn năm 2005 và 480.739 tấn năm 2010 trong đó sản lượng lúa480.450,2 tấn Bình quân lương thực đầu người đạt 2.345 kg năm 2000, 2.814

kg năm 2005 và tăng lên 3.625 kg năm 2010 Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canhtác tăng từ 21,92 triệu đồng năm 2005 lên 23,37 triệu đồng năm 2008 và 47 triệuđồng năm 2010 theo giá thực tế

- Lĩnh vực chăn nuôi

Việc phát triển chăn nuôi của huyện đang trong giai đoạn chuyển dầnsang hình thức nuôi trang trại theo hướng tập trung Năm 2010 có 94 trang trại,tổng vốn khoảng 22,8 tỷ đồng, thu hút 388 lao động tham gia

Nhìn chung tình hình chăn nuôi của huyện trong những năm qua từ năm

2000 – 2010 gặp nhiều khó khăn do: dịch cúm gia cầm tái phát liên tục, lỡ mồmlong móng, tụ huyết trùng,… ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi củahuyện, nhưng Tri Tôn vẫn đống góp cao trong ngành chăn nuôi toàn tỉnh: giacầm chiếm khoảng 10%, heo chiếm khoảng 10%, trâu chiếm khoảng 8%, bòchiếm khoảng 295 cao nhất toàn tỉnh Do là huyện vùng núi nên Tri Tôn có rấtnhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi

- Lĩnh vực lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tri Tôn năm 2010 là7.960,97 ha Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 3.926,25 ha (chiếm49,32%), diện tích đất rừng phòng hộ 3.834,72 ha (chiếm 48,17%) và diện tíchđất rừng đặc dụng là 200 ha (chiếm 2,51%)

Nhìn chung diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng ổnđịnh và sẽ duy trì ổn định trong giai đoạn tới Chủ yếu là diện tích đất rừng sảnxuất tăng từ 1.752 ha vào năm 2000, lên 2.771,37 ha vào năm 2005 và đến năm

2010 đạt 3.926,25 ha Diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện bình ổnqua các thời kỳ Còn diện tích rừng đặc dụng thì đến 2010 mới được trồng vớidiện tích là 200 ha

- Lĩnh vực thủy sản

Diện tích nuôi trông thủy sản trên địa bàn huyện không lớn và phát triểncũng không ổn định: năm 2000, 28,85 ha – sản lượng 107,64 tấn; năm 2005,

Trang 22

lượng đạt khoảng 501,2 tấn, giảm 1,16 lần so với 2005 Diện tích nuôi trồngthủy sản của huyện rất nhỏ chỉ chiếm 2% toàn tỉnh và sản lượng chiếm khoảng1,4% toàn tỉnh, chủ yếu là nuôi cá.

Nhìn chung việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện gặpnhiều hạn chế do vị trí nằm xa sông Hậu, chịu ảnh hưởng địa hình và hạn chếmôi trường nước Nếu mở rộng nuôi trồng thủy sản sẽ gây ô nhiễm lớn môitrường nước vốn đang khan hiếm trên địa bàn huyện Tuy nhiên, về tương laihuyện cũng đã quy hoạch 2 vùng nuôi trồng thủy sản chính và đã trình Ủy bannhân dân tỉnh phê duyệt: là lưu vực kênh Vĩnh Tế - T5 và lưu vực kênh 10 -13,diện tích 2 vùng này khoảng 200 ha

4.1.2.3 Tình hình văn hóa - xã hội

- Giáo dục

Mầm non: Năm 2010 có 9 trường mầm non và mẫu giáo (chưa có trườngnào đạt chuẩn quốc gia) Đa số các trường lớp Mầm non chỉ tập trung ngay tạitrung tâm xã, thị trấn Nhiều thôn, ấp, phum sóc chưa có lớp mẫu giáo hoặcđiểm giữ trẻ

Tiểu học: Năm 2010 toàn huyện có 32 trường, nhiều nhất là thị trấn BaChúc với 4 điểm trường, có 31/32 trường đạt mức chất lượng tối thiểu

Cấp trung học cơ sở: Mạng lưới trường, lớp cấp trung học cơ sở phát triểntương đối nhanh, năm 2010 có 15/15 xã có trường trung học cơ sở Số học sinhhàng năm tăng, giảm không đáng kể

Trung học phổ thông: Hệ thống trường lớp cấp trung học phổ thông trênđịa bàn tương đối ổn định, năm 2010 có 3 trường trung học phổ thông

Giáo dục không chính quy: Những năm qua năm 2000 – 2010 công tácgiáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng, hoạt độngcủa Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng trên địahuyện đã đóng góp đáng kể vào việc năng cao dân trí và đào tạo nghề phổ thôngcho người dân

Như vậy hiện trạng cơ sở vật chất và mạng lưới trường lớp trên địa bànhuyện Tri Tôn hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh

- Y tế

Mạng lưới y tế huyện năm 2010 có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoakhu vực, 15 trạm y tế xã phường và 1 phòng khám kế hoạch hóa gia đình Tổng

Trang 23

số giường bệnh trên địa bàn huyện 262 giường (Bệnh viện 120 giường, phòngkhám khu vực 20 giường, trạm y tế xã 122 giường).

Toàn huyện có 276 cán bộ y tế (bình quân 20,81 cán bộ/10.000 dân).Trong đó, cán bộ y tế có trình độ bác sĩ là 45 người đạt 3,6 bác sĩ/vạn dân, y sĩ là

113 người, y tá 52 người còn lại là nữ hộ sinh và cán bộ y tế khác Mặt dù có14/15 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã nhưng tỷ lệ người dântham gia các hình thức bảo hiểm y tế còn thấp so với quy định, chỉ đạt 33,70%

- Văn hóa, thể dục và thể thao

+ Văn hóa

Năm 2010, huyện có 10/15 xã có nhà văn hóa; có 21 thư viện, trong đó có

20 thư viện xã và 1 thư viện huyện; tổng số sách trong thư viện là 15.000 cuốn,

số sách mới bổ sung hàng năm tăng 21,26%/năm; số người đọc sách trong thưviện cũng tăng khoảng 5,41%

Phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩymạnh Tính đến năm 2010 toàn huyện có 27.016 hộ/32.720 hộ đạt gia đình vănhóa (trong đó có 10.044 hộ Khmer); 75/79 khóm, ấp văn hóa; 179 cơ quan cóđời sống văn hóa tốt; 18/36 chùa Khmer đạt chuẩn văn hóa

+ Thể dục – thể thao

Về cơ sở thể dục – thể thao, trên địa bàn huyện Tri Tôn rất đa dạng vớinhiều loại hình sân tập, đáp ứng tốt nhu cầu rèn luyện thể chất của nhân dân.Năm 2010 toàn huyện có 15 sân bóng đá phục vụ cho 172 đội, 68 sân bóngchuyền phục vụ cho 112 đội và 4 sân quần vợt

Tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên được duy trì, pháttriển tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao đạt 25% năm 2010; 100% số trườngđảm bảo giờ thể dục thể thao nội khóa; 75% số trường thực hiện giờ thể dục thểthao ngoại khóa; 100% cán bộ, chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thânthể; 95% đội bóng đá, bóng chuyền, việt dã,…hoạt động thường xuyên

- Về kết cấu hạ tầng

+ Giao thông đường bộ

Quốc lộ N1: Đoạn qua huyện Tri Tôn dài 13km (02 xã Lạc Qưới – VĩnhGia) trên đoạn Quốc Lộ N1 nối Quốc Lộ 91 tại Tịnh Biên đi Kiên Giang, doTrung ương đầu tư đạt chuẩn cấp IV (nền 9m, mặt 6m), hiện đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng

Trang 24

Đường tỉnh: Các tuyến đường tỉnh đi qua huyện Tri Tôn bao gồm: Tỉnh

Lộ 941, Tỉnh Lộ 943, Tỉnh Lộ 948, Tỉnh Lộ 955B, Đường Tri Tôn – Vàm Rầy

Các tuyến đường này hiện đạt tiêu chuẩn cấp IV – V (nền đường rộng 9m,mặt đường rộng 5,5 – 6m), 100% mặt đường nhựa nhưng đã xuống cấp nghiêmtrọng (ngoại trừ tuyến Tỉnh Lộ 941 vừa được nâng cấp)

Tổng số 15 cầu (có 09 cầu bê tông cốt thép dài 520m, còn 06 cầu sắt tạmdài 177m)

Đường huyện (dự kiến có 15 tuyến): Tuyến Kinh Mới, Tuyến Hương lộ

17, Tuyến cập Kênh 13, Tuyến cập Kênh 10, Tuyến Ba Chúc – Sóc Tức

Các tuyến đường huyện chỉ là đường cấp VI (nền đường 5 – 7m, mặtđường 3,5 – 5m), 20% mặt đường nhựa, còn lại là cấp phối và đất

Toàn bộ là cầu tạm (cầu sắt, cầu gỗ, càu treo), tải trọng nhỏ

Đường xá: năm 2010 tổng số đường giao thông nông thôn của huyện TriTôn là 198,9km, trong đó tổng cộng đường xã là 127,152km, tổng số đường đãđược nhựa hóa và bê tông hóa là 67,728km, hầu hết nền đường rộng 3 – 7m, mặtđường nhựa cộng xi măng chỉ chiếm 11% Hiện 100% là cầu tạm (cầu sắt, cầugỗ, cầu treo), tải trọng nhỏ

Đường đô thị (nội ô thị trấn): Tổng cộng 17,849km, mặt đường nhựa cộng

xi măng chiếm 88,7%

Bến xe: Trên địa bàn huyện chưa có bến xe nào, mà chỉ có bến xe tạm

+ Giao thông đường thủy

Tri tôn có mạng lưới đường thủy phân bố đều khắp, rất thuận tiện choviệc vận chuyển hàng hóa và hành khách đến mọi nơi trên địa bàn huyện Một

số chuyến vận tải thủy chính nối huyện Tri Tôn với sông Hậu và tuyến vận tảithủy Quốc gia Rạch Giá – Hà Tiên, đảm bảo giao lưu giữa huyện với nơi kháctrong và ngoài tỉnh, các tuyến kênh chính: Tuyến kênh Vĩnh Tế, Tuyến kênh TriTôn – kênh 13, Tuyến kênh 10 – Châu Phú, Tuyến kênh Mạc Cần Dưng – kênhTám Ngàn

+ Thủy lợi

Trang 25

Tri Tôn có hệ thống thủy lợi gồm nhiều kênh chính: Kênh Tám Ngàn,kênh Vĩnh Tế, kênh Huệ Đức, kênh Mạc Cần Dưng, kênh 10, T4, T5, T6,…vàmạng lưới kênh nội đồng.

Theo phân cấp, năm 2010 toàn huyện có 109 tuyến, dài 461,102 km, gồm:Kênh cấp I: 06 tuyến, dài 66,5 km, diện tích phục vụ 55.800 ha

Kênh cấp II: 39 tuyến, dài 174,813 km, diện tích phục vụ 51.480 ha

Kênh cấp III: 54 tuyến, dài 174,589 km, diện tích phục vụ 9.154 ha

Kênh nội đồng: 23 tuyến, dài 45 km, diện tích phục vụ 2.095 ha

Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã và đang ngày cànghoàn thiện, phục vụ công tác tưới tiêu ngày một tốt hơn

+ Cấp điện

Trên địa bàn huyện năm 2010 có 235 trạm biến áp với 8.636m đường dâytrung thế và 230.103m đường dây hạ thế, tổng công suất là 8.680 KW

Năm 2010 huyện đã cơ bản hoàn chỉnh việc phủ điện lưới quốc gia 15/15

xã, thị trấn và tiếp tục nâng cấp các trạm biến áp, thay thế các đường dây trung,

hạ thế Đảm bảo phục vụ ngày càng một tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và sản xuấtcủa nhân dân Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện tính đến cuối năm 2010khoảng 82%

+ Cấp thoát nước

Hiện năm 2010 trên địa bàn huyện chỉ có thị trấn Tri Tôn có hệ thốngthoát nước mưa, nhưng do xây dựng đã lâu nên bị xuống cấp không đảm bảokhả năng thoát nước tốt

Trên địa bàn huyện không có hệ thống thoát nươc bẩn Việc thoát nướccủa người dân và công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất,…đều được thoát trực tiếp ra

ao hầm, kênh – rạch

Phát thanh truyền hình: hiện nay có 15/15 xã trên địa bàn huyện đã có đàitruyền thanh Hiện ngày đài truyền thanh phát 3 buổi bằng 2 thứ tiếng là tiếngKhmer và tiếng Việt, tiếp âm đài tỉnh, đài Trung ương Trạm phát lại truyềnhình VTV1, VTV3 hàng ngày 12 giờ cho cụm 5 xã: Tri Tôn, Núi Tô, ChâuLăng, Tà Đảnh, 1 phần Lương Phi và Lương An Trà

+ Bưu chính, viễn thông

Trang 26

Hiện năm 2010 trên địa bàn huyện có 1 trung tâm giao dịch và 3 bưu cục,

10 điểm bưu điện văn hóa Đến cuối năm 2010 có 9.000 máy điện thoại thuêbao bình quân 7,54 máy/100 dân

Dịch vụ internet trên địa bàn huyện năm 2005 là 300 máy, năm 2008 là

820 máy tăng gấp 2,7 lần so với năm 2005 Năm 2010 truy cập internet là 1.200máy

4.2 Thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Tri Tôn

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tri Tôn năm 2011

Trang 27

“Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện Tri Tôn, 2011”

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tri Tôn năm 2011

Theo bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 ta thấy, huyện Tri Tôn với tổng diện tích đất

tự nhiên là 60.039,74 ha (100%), trong đó đất lâm nghiệp chỉ chiếm 7.960,97 ha(13%), đất nông nghiệp chiếm 76% và đất ở, chuyên dùng chiếm 10% diện tích

Từ đây ta có thể khẳng định rằng, ngành lâm nghiệp chưa có cơ hội để pháttriển, vì diện tích đất nông nghiệp chiếm khá lớn Diện tích đất chưa sử dụng chỉchiếm 1%, nên khi tận dụng hết diện tích này để trồng rừng nguyên liệu hoặcquy hoạch nông lâm kết hợp cũng không mang lại hiệu quả cao Mặt dù diệntích đất lâm nghiệp không lớn và không có cơ hội để phát triển kinh tế củahuyện, nhưng cũng góp phần không ít vào sự cải thiện đời sống của người dântrong và gần rừng Hàng năm, một lượng lớn các loại lâm sản ngoài gỗ đượcngười dân khai thác để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cung cấp gỗnguyên liệu, gỗ cho ngành sản xuất và củi cho gia đình, các loại cây ăn trái như

Trang 28

để chữa bệnh cho con người,…Vì vậy, mà rừng được được các hộ gia đình rấtquan tâm chăm sóc và bảo vệ chu đáo.

Bảng 4.2 Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tri Tôn năm 2011

“Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn”

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện Tri Tôn 2011

Theo bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy, đất rừng phòng hộ (đồi núi) chiếm48% diện tích, đất rừng sản xuất (đồng bằng) chiếm 49%, và đất rừng đặc dụng(đồi núi) chỉ chiếm 3% Từ đây, cho thấy đất lâm nghiệp chủ yếu ở đây là đấtrừng sản xuất và rừng phòng hộ Điều kiện chống sạt lở và xói mòn ở vùng núinơi đây được an toàn do diện tích đất rừng phòng hộ khá lớn, đồng thời cải thiệnđời sống, sản xuất cho hộ gia đình và người dân sống ở đồng bằng vì diện tíchđất rừng sản xuất cũng không nhỏ, để họ áp dụng các biện pháp kĩ thuật vàotrong sản xuất nông – lâm nghiệp

Nhận xét những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế và pháttriển rừng:

Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích đất lâm

nghiệp tự nhiên

7.960,97

100

Rừng đặc dụng (đồi núi)

Rừng sản xuất (đồng bằng)

Trang 29

- Thuận lợi

+ Tri Tôn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông CửuLong Đây sẽ là cơ hội kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư trên địa bàn huyện để pháttriển nông – lâm nghiệp

+ Tri Tôn là một trong bốn huyện, thị biên giới của tỉnh An Giang giápvới Vương quốc Campuchia, là lợi thế so sánh đặc biệt để phát triển kinh tế cửakhẩu huyện, đồng thời góp phần giao thương buôn bán các sản phẩm nông – lâmkết hợp như cây ăn trái, các loại cây hoa màu, cây dược liệu trồng dưới tán rừng,

+ Tri Tôn nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại có xenlẫn nhiều rừng núi, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Đồng thời tiếp giápvới Hà Tiên Đây là một lợi thế so sánh để huyện phát triển thu hút các tour dulịch biển – rừng núi – đồng bằng

+ Do địa hình có nhiều đồi núi hiểm trở, trước đây Tri Tôn đã từng là căn

cứ cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều chùachiền Phật giáo Nam tông mang hình thái kiến trúc của người Khmer được xếphạn Đây cũng là một thế mạnh của huyện để thu hút khách du lịch trong nước

và quốc tế

+ Nền kinh tế huyện Tri Tôn trong thời gian qua có những bước phát triểnvượt bậc Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện đạt tương đối cao trong một thờigian dài

+ Trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm nông – lâm nghiệp mang tính lợithế có giá trị cao (lúa màng nhen, mè đen, đậu phộng, kiệu, các loại nấm; gỗ,cây dược liệu, chăn nuôi bò, heo thịt, heo đặc sản,…)

- Khó khăn

+ Vào mùa khô, vùng núi huyện Tri Tôn thường thiếu nguồn nước sinhhoạt và sản xuất Vào mùa nước nổi bị ngập úng, mùa mưa bị lũ núi, gây ảnhhưởng đến tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp và thiệt hại đến vật chất củahuyện

+ Một số loại đất (đất phèn, đất than bùn) tuy đã qua nhiêu năm cải tạonhưng vẫn chưa thuần thục, ảnh hưởng lớn đến phát triển Nông lâm nghiệp trênđịa bàn huyện

+ Quỷ đất của Tri Tôn tuy lớn nhưng đã khai thác sử dụng trên 98%, làmcho diện tích đất rừng bị thu hẹp

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội của huyện còn nghèo nàn vàlạc hậu

Ngày đăng: 22/03/2015, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Cẩm nang lâm nghiệp, Quản lý rừng bền vững, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rừng bền vững
[4]. Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng giai đoạn 2010 – 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng giai đoạn 2010 – 2015
[5]. Hương Thảo, Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng
[7]. Ngô Chuẩn, Túc trực ngày đêm bảo vệ rừng, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Túc trực ngày đêm bảo vệ rừng
[8]. Nguyễn Vũ, Năm quốc tế về rừng 2011, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm quốc tế về rừng 2011
[9]. Tình trạng phá rừng trên toàn cầu vẫn ở mức báo động, Vietbao.vn, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng phá rừng trên toàn cầu vẫn ở mức báo động
[10]. Xuân Hợp, Thắt chặt công tác quản lý và bảo vệ rừng, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thắt chặt công tác quản lý và bảo vệ rừng
[11]. Vì sao rừng bị tàn phá?, Bộ tài nguyên và môi trường, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao rừng bị tàn phá
[1]. Báo cáo giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Tri Tôn lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỉnh An Giang Khác
[2]. Báo cáo tóm tắc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w