Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tri Tôn năm 2011
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 60.039,74 100
1 Đất nông nghiệp 45.217,48 75,31
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 45.154,34 99,86
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 63,14 0,14
2.1 Đất rừng sản xuất 3.926,25 49,32 2.2 Đất rừng phòng hộ 3.834,72 48,17 2.3 Đất rừng đặc dụng 200,00 2,51 3 Đất ở và đất chuyên dùng 6.130,49 10,21 3.1 Đất ở 1.995,90 32,56 3.2 Đất chuyên dùng 4.014,96 65,49
3.3 Đất tôn giáo, tính ngưỡng 94,19 1,54
3.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 19,16 0,31
3.5 Đất sông suối 6,28 0,10
4 Đất chưa sử dụng 730,80 1,22
“Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện Tri Tôn, 2011”
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tri Tôn năm 2011
Theo bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 ta thấy, huyện Tri Tôn với tổng diện tích đất tự nhiên là 60.039,74 ha (100%), trong đó đất lâm nghiệp chỉ chiếm 7.960,97 ha (13%), đất nông nghiệp chiếm 76% và đất ở, chuyên dùng chiếm 10% diện tích. Từ đây ta có thể khẳng định rằng, ngành lâm nghiệp chưa có cơ hội để phát triển, vì diện tích đất nông nghiệp chiếm khá lớn. Diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1%, nên khi tận dụng hết diện tích này để trồng rừng nguyên liệu hoặc quy hoạch nông lâm kết hợp cũng không mang lại hiệu quả cao. Mặt dù diện tích đất lâm nghiệp không lớn và không có cơ hội để phát triển kinh tế của huyện, nhưng cũng góp phần không ít vào sự cải thiện đời sống của người dân trong và gần rừng. Hàng năm, một lượng lớn các loại lâm sản ngoài gỗ được người dân khai thác để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cung cấp gỗ nguyên liệu, gỗ cho ngành sản xuất và củi cho gia đình, các loại cây ăn trái như chuối, xoài, bưởi,…ngoài ra còn có măng tre, mật ong, một số loại cây dược liệu
để chữa bệnh cho con người,…Vì vậy, mà rừng được được các hộ gia đình rất quan tâm chăm sóc và bảo vệ chu đáo.
Bảng 4.2. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tri Tôn năm 2011
“Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn”
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện Tri Tôn 2011
Theo bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy, đất rừng phòng hộ (đồi núi) chiếm 48% diện tích, đất rừng sản xuất (đồng bằng) chiếm 49%, và đất rừng đặc dụng (đồi núi) chỉ chiếm 3%. Từ đây, cho thấy đất lâm nghiệp chủ yếu ở đây là đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Điều kiện chống sạt lở và xói mòn ở vùng núi nơi đây được an toàn do diện tích đất rừng phòng hộ khá lớn, đồng thời cải thiện đời sống, sản xuất cho hộ gia đình và người dân sống ở đồng bằng vì diện tích đất rừng sản xuất cũng không nhỏ, để họ áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào trong sản xuất nông – lâm nghiệp.
Nhận xét những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế và phát triển rừng:
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp tự nhiên 7.960,97 100 1 Rừng phòng hộ (đồi núi) 3.834,72 48,17 2 Rừng đặc dụng (đồi núi) 200,00 2,51 3 Rừng sản xuất (đồng bằng) 3.926,25 49,32
- Thuận lợi
+ Tri Tôn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây sẽ là cơ hội kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư trên địa bàn huyện để phát triển nông – lâm nghiệp.
+ Tri Tôn là một trong bốn huyện, thị biên giới của tỉnh An Giang giáp với Vương quốc Campuchia, là lợi thế so sánh đặc biệt để phát triển kinh tế cửa khẩu huyện, đồng thời góp phần giao thương buôn bán các sản phẩm nông – lâm kết hợp như cây ăn trái, các loại cây hoa màu, cây dược liệu trồng dưới tán rừng, …
+ Tri Tôn nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại có xen lẫn nhiều rừng núi, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đồng thời tiếp giáp với Hà Tiên. Đây là một lợi thế so sánh để huyện phát triển thu hút các tour du lịch biển – rừng núi – đồng bằng.
+ Do địa hình có nhiều đồi núi hiểm trở, trước đây Tri Tôn đã từng là căn cứ cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều chùa chiền Phật giáo Nam tông mang hình thái kiến trúc của người Khmer được xếp hạn. Đây cũng là một thế mạnh của huyện để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
+ Nền kinh tế huyện Tri Tôn trong thời gian qua có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện đạt tương đối cao trong một thời gian dài.
+ Trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm nông – lâm nghiệp mang tính lợi thế có giá trị cao (lúa màng nhen, mè đen, đậu phộng, kiệu, các loại nấm; gỗ, cây dược liệu, chăn nuôi bò, heo thịt, heo đặc sản,…)
- Khó khăn
+ Vào mùa khô, vùng núi huyện Tri Tôn thường thiếu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Vào mùa nước nổi bị ngập úng, mùa mưa bị lũ núi, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp và thiệt hại đến vật chất của huyện.
+ Một số loại đất (đất phèn, đất than bùn) tuy đã qua nhiêu năm cải tạo nhưng vẫn chưa thuần thục, ảnh hưởng lớn đến phát triển Nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
+ Quỷ đất của Tri Tôn tuy lớn nhưng đã khai thác sử dụng trên 98%, làm cho diện tích đất rừng bị thu hẹp.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội của huyện còn nghèo nàn và lạc hậu.
+ Tài nguyên rừng bị thu hẹp, nguyên nhân là do: Trình độ dân trí trong huyện còn thấp nên nhận thức bảo vệ rừng chưa cao; lực lượng lao động nhiều,
tỷ lệ thất nghiệp còn cao nên họ phá rừng để kiếm thêm thu nhập kinh tế cho gia đình.
+ Đường biên giới giữa huyện với campuchia dài 15km, tệ nạn xã hội và an ninh biên giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là buôn lậu gỗ và động vật hoang dã.
+ Tri Tôn có nhiều chủng loại khoáng sản tương đối phong phú nằm dưới tán rừng, bao gồm đá xây dựng, cao lanh, sét, than bùn, diatomit, nước khoáng, … Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển khai khoáng, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đối với tài nguyên rừng.