quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix

111 1.1K 2
quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ XUÂN KHÁNH QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. THÁI QUANG TRUNG Huế, Năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Lê Xuân Khánh ii Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu của tôi, được hoàn thành nhờ nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, động viên của quý thầy cô, gia đình bà bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đến thầy giáo TS. Thái Quang Trung người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, định hướng nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong hai khoa Lịch sử Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Huế đã trực tiếp giảng dạy tôi trong thời gian qua. Các thầy cô đã truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức và phương pháp tư duy khoa học. Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự tạo điều kiện, động viên, cổ vũ của quý thầy cô ở khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế. Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ quý báu đó với lòng biết ơn sâu sắc. Tôi xin trân trọng cảm ơn thư viện trường Đại học Sư phạm, thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, thư viện Tổng hợp Quảng Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, động viên tôi trên bước đường học tập và nghiên cứu. Tác giả Lê Xuân Khánh iii iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Bố cục của đề tài 8 Chương 1 9 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ - HỘI 9 VÀ PHONG TRÀO CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN 9 QUẢNG BÌNH TRƯỚC THẾ KỈ XV 9 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 9 1.1.1. Vị trí địa lý 9 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 13 1.2.1. Điều kiện kinh tế 13 1.2.2. Đời sống xã hội 15 1.3. Phong trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV 17 Chương 2 21 NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM 21 TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII 21 2.1. Nhân dân Quảng Bình chống giặc Minh xâm lược (1406 - 1427) 21 2.1.1. Quảng Bình dưới ách đô hộ của nhà Minh 21 2.1.2. Nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn (1406 - 1418) 24 2.1.3. Nhân dân Quảng Bình tham gia khởi nghĩa Lam Sơn lật đổ ách thống trị nhà Minh (1418 - 1427) 28 2.1.4. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa 34 2.1.4.1. Đặc điểm 34 2.1.4.2. Kết quả và ý nghĩa 36 2.2. Nhân dân Quảng Bình cùng phong trào nông dân Tây Sơn kháng chiến chống quân Thanh xâm lược 38 2.2.1. Khái quát về phong trào Tây Sơn tại Quảng Bình 38 2.2.2. Nhân dân Quảng Bình chống quân Thanh xâm lược 41 2.2.3. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa 46 1 2.2.3.1. Đặc điểm 46 2.2.3.2. Kết quả và ý nghĩa 47 Chương 3 50 NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 50 TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX 50 3.1. Nhân dân Quảng Bình chống thực dân pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 188550 3.1.1. Bối cảnh Việt Nam trước khi Pháp xâm lược và thái độ của nhà Nguyễn 50 3.1.2. Địa bàn Quảng Bình trong buổi đầu phong trào Cần Vương bùng nổ 53 3.2. Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình 55 3.2.1. Lãnh đạo phong trào Cần Vương chuyển đến Quảng Bình 55 3.2.2. Diễn biến cuộc đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương của nhân dân Quảng Bình 59 3.2.2.1. Những thắng lợi đầu tiên của nhân dân Quảng Bình 59 3.2.2.2. Nhân dân Quảng Bình ra sức bảo vệ vua Hàm Nghi 62 3.2.2.3. Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình sau khi Nguyễn Phạm Tuân bị bắt.64 3.3. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa 72 3.3.1. Đặc điểm 72 3.3.2. Kết quả và ý nghĩa 74 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, ngay từ trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều thế lực ngoại xâm. Đó là các thế lực xâm lực phương Bắc thời kì cổ trung đại, hay là các đế quốc thực dân thời cận hiện đại. Quá trình dựng nước luôn đi kèm với quá trình giữ nước. Chính điều này đã hun đúc nên truyền thống chống ngoại xâm cho dân tộc ta. Có thể nói, đây là một trong những đặc điểm xuyên suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài và trở thành một đặc trưng cơ bản trong lịch sử dân tộc. Vốn được định hình trên dãi đất miền Trung của tổ quốc, cùng với những đặc điểm chung của cả nước, nhân dân Quảng Bình từ trong quá khứ đã tích cực cùng nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh bảo vệ quê hương xóm làng, bảo vệ đất nước. Yêu nước, thương nòi và truyền thống chống ngoại xâm anh hùng bất khuất cũng do đó mà sớm nảy nở trên mảnh đất này. Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân Quảng Bình nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến những năm cuối thế kỉ XIX, nhân dân Quảng Bình cùng với cả nước đã 3 lần đứng lên đấu tranh bảo vệ quê hương xóm làng, bảo vệ đất nước. Đó là cuộc kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh thế kỉ XV, cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII và kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đó, nhân dân Quảng Bình đã cùng nhân dân cả nước làm nên những chiến công hiển hách, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc. Có thể nói rằng, trong suốt chặng đường lịch sử chống ngoại xâm ấy, Quảng Bình luôn là mảnh đất phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát. Chính vì điều đó, Quảng Bình được ví như là “cái đòn gánh chính trị oằn vai vì sức nặng cách mạng” [40, tr. 9]. Và người dân Quảng Bình được cả nước biết đến với những đức tính chịu thương, chịu khó, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Ngày nay, cả nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhân dân Quảng Bình đã và đang ra sức chung tay xây dựng và phát triển đất 3 nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Có được những thành quả to lớn đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và điều không kém phần quan trọng là nhân dân Quảng Bình đã biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng quê hương xóm làng từ trong quá khứ. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề “Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX” là việc làm có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn sâu sắc. Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần làm sáng tỏ hệ thống cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến những năm cuối thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình. Thứ hai, từ việc nghiên cứu vấn đề rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ sử học chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, vấn đề kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình thời cổ trung đại đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể thống kê một số tài liệu sau: Trong công trình, “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình”, xuất bản năm 1995, đã trình bày về lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cho đến về sau. Tuy nhiên, tác phẩm đã trình bày một cách sơ lược về truyền thống đấu tranh của nhân dân Quảng Bình trước khi Đảng thành lập. Tác phẩm “Địa lý - Lịch sử Quảng Bình” của tác giả Lương Duy Tâm (bảo tàng Quảng Bình xuất bản năm 1998), đã giới thiệu khá đầy đủ về địa lý tự nhiên, địa lý lịch sử, kinh tế và phong tục tập quán của Quảng Bình. Đây là tập lịch sử Quảng Bình đầu tiên được viết theo phương pháp sử học mác - xít. Tác giả Nguyễn Thế Hoàn và Lê Thúy Mùi trong công trình “Lịch sử Quảng Bình” (Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2007), đã trình bày một cách khái quát 4 về lịch sử Quảng Bình từ buổi đầu dựng nước cho đến những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong đó, tác phẩm chỉ mới dừng lại ở việc lướt qua các sự kiện qua từng thời kì mà chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, “Lịch sử Đảng bộ” của các huyện như : Bố Trạch; Quảng Trạch; Tuyên Hóa; Minh Hóa; Quảng Ninh; Lệ Thủy với việc nghiên cứu rất kĩ về lịch sử Đảng bộ của từng huyện nhưng chủ yếu là lịch sử đấu tranh trong thời kì cận hiện đại còn phong trào trong thời kì cổ trung đại được viết lướt qua chưa có tính chất hệ thống. Tác giả Nguyễn Thị Ánh Minh, trường Đại học Đà Lạt với đề tài luận văn “Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình” (2007), luận văn đã trình bày khá đầy đủ về quá trình đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Quảng Bình dưới ngọn cờ Cần Vương. Tác giả Đặng Huy Vận với bài viết “Về cuộc kháng chiến kiên cường và anh dũng của nhân dân Quảng Bình ở cuối thế kỉ XIX” đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 106 - 1968, đã trình bày về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Quảng Bình từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn ra Quảng Bình ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp đến khi vua Hàm Nghi bị bắt. Bài viết làm nổi bật lên tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân Quảng Bình dưới ngọn cờ Cần Vương của vua Hàm Nghi. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 82 - 1966, đăng bài viết “Truyền thống lịch sử qua con người Việt Nam chiến đấu và sản xuất ở Quảng Bình” của tác giả Trung Thuần. Bài viết đã làm nổi bật lên truyền thống lịch sử của nhân dân Quảng Bình không chỉ giỏi trong lao động sản xuất mà còn anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược, tô thắm thêm trang chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trên tạp chí Văn hóa Quảng Bình số 7,8 - 2012 đăng các bài viết “Danh nhân Quảng Bình - Những hào quang đi qua nhiều thế hệ”, của tác giả Nguyễn Khắc Thái; “Danh tướng Quảng Bình qua các thời kì lịch sử”, của tác giả Phan Viết Dũng đã nhấn mạnh truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của những người con Quảng Bình qua các thời kì lịch sử. 5 Tháng 7 năm 2012 Hội thảo khoa học Quốc gia về “Danh nhân Quảng Bình” được tổ chức, hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu với những bài viết tâm huyết về những người con ưu tú của Quảng Bình hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương đất nước. Điểm qua các nhóm công trình nghiên cứu nêu trên, có thể bước đầu rút ra những nhận định như sau: thứ nhất, các công trình nghiên cứu chỉ trình bày một cách khái quát vấn đề chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào từng cuộc kháng chiến cụ thể. Thứ hai, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX, mà cụ thể đó là ba cuộc kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh thế kỉ XV, cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII và kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX, các công trình chỉ mới dừng lại trình bày khái quát, chưa có tính hệ thống. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu vô cùng quý giá nhằm giúp cho tác giả hoàn thiện từng vấn đề đặt ra cho đề tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX”. + Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình. Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, đề tài còn mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều khu vực khác nhau của cả nước. - Về thời gian: đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến những năm cuối của thế kỉ XIX. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm trình bày có hệ thống và toàn diện vấn đề “Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX”. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV. - Thứ hai, trình bày nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thể kỉ XIX. - Thứ ba, rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm, tính chất cũng như ý nghĩa cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến cuối của thế kỉ XIX. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học là cơ sở phương pháp luận của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, kết hợp với các phương pháp cụ thể của bộ môn như: sưu tầm, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp… Trên cở sở những tư liệu đã được sưu tầm và xử lí, sắp xếp theo từng vấn đề đặt ra cho đề tài, từ đó tái tạo lại một cách chân thật bức tranh cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến cuối của thế kỉ XIX. 6. Đóng góp của luận văn - Về khoa học: + Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX. Qua đó góp phần khỏa lấp những khoảng trống trong các nghiên cứu về lịch sử Quảng Bình. + Thứ hai, từ việc phân tích vấn đề, tác giả đề tài rút ra những nhận định đánh giá về đặc điểm, tính chất cũng như ý nghĩa từ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình mang lại. - Về thực tiễn: + Trên cơ sở xây dựng nguồn tài liệu tham khảo cho đề tài, luận văn là tài liệu tham khảo quý báu cho các bạn sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cũng như những ai quan tâm tới vấn đề này. 7 [...]... trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV (12 trang) Chương 2: Nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII (29 trang) Chương 3: Nhân dân Quảng Bình chống thực dân Pháp xâm lược (từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX) (28 trang) 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ - HỘI VÀ PHONG TRÀO CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH... trong những đặc điểm nổi bật, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử của quê hương Quảng Bình nói riêng cũng như lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung 20 Chương 2 NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII 2.1 Nhân dân Quảng Bình chống giặc Minh xâm lược (1406 - 1427) 2.1.1 Quảng Bình dưới ách đô hộ của nhà Minh Trước sự suy yếu của triều Trần, năm 1400 Hồ Quý Ly... cật để chống giặc ngoại xâm Tóm lại, Quảng Bình là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, người dân Quảng Bình vừa anh hùng bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất Những truyền thống quý báu đó tiếp tục phát huy qua bao thế hệ, để bảo vệ và xây dựng Quảng Bình ngày một đi lên 16 1.3 Phong trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV Chống ngoại xâm là... thành Tân Bình, Tây Bình, Tiên Bình, Quảng Bình thì lãnh thổ Quảng Bình phía Bắc giáp dãy Hoành Sơn, phía Nam kéo dài đến huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc Quảng Trị ngày nay Cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về vấn đề Quảng Bình bắt đầu khai sinh, xác lập vị trí của mình tự bao giờ? Chưa có tài liệu chính thức nào xác định thời điểm hình thành vùng đất Quảng Bình Nếu lấy từ cột mốc... của nhà Minh, nhân dân Quảng Bình phải chịu cuộc sống cơ cực, lầm than, nên đã nhất quyết đứng lên đấu tranh, hưởng ứng mạnh mẽ cùng với phong trào kháng Minh trong cả nước Quảng Bình đang đứng trước thử thách của nạn ngoại xâm Nhưng nhân dân Quảng Bình đã quyết tâm vượt qua thử thách đó bằng tất cả ý chí và nghị lực của một quê hương anh hùng 2.1.2 Nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống Minh trước khởi... người Quảng Bình không chỉ giỏi trong lao động sản xuất mà còn anh dũng trong đấu tranh với kẻ thù Đó chính là động lực, là niềm tin để nhân dân Quảng Bình vững bước vượt qua mọi thử thách trong những cuộc kháng chiến về sau Tiểu kết Từ trong quá khứ, Quảng Bình đã định hình ở vị trí chiến lược khá quan trọng của đất nước Vì vậy, nhân dân Quảng Bình luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chiến. .. mảnh đất Quảng Bình Từ đây những biến chuyển ở vùng đất Quảng Bình được gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, tuy dưới các triều đại phong kiến địa 9 danh, đơn vị hành chính, các vùng định cư luôn thay đổi Trong 930 năm vùng đất Quảng Bình phát triển với nhiều diễn biến phức tạp và liên quan đến nhiều cuộc chiến tranh Ngày nay lãnh thổ tỉnh Quảng Bình được xác định vào khoảng 17°05' đến 18°05'... tranh gây ra Sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cùng với sự tàn phá của chiến tranh đã hun đúc nên truyền thống kiên cường của con người Quảng Bình Nhân dân Quảng Bình luôn cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước Nhưng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Quảng Bình đã thể hiện tinh thần đấu tranh quật khởi, gan dạ và anh dũng, không bao giờ... dân cư, được phân bố rãi khắp địa bàn Quảng Bình với những di chỉ văn hóa điển hình của thời kì Hòa Bình muộn, của văn hóa đá mới (di chỉ Bàu Tró) và văn hóa Đông Sơn Lịch sử cộng đồng Quảng Bình đã trải qua nhiều thời kì khác nhau Thời Hùng Vương là cư dân Việt cổ, đến thế kỉ XI tiếp nhận những cư dân đầu tiên ở miền ngoài vào khai phá làm ăn Trong thế kỉ XV - XVI, cùng với chính sách khai hoang, mở... trình phát triển của mình, Quảng Bình đã qua nhiều lần thay đổi về không gian lãnh thổ, về thể thức hành chính và cả về danh xưng Dưới thời vương quốc Chămpa, đất Quảng Bình ngày nay thuộc hai châu Bố Chinh và Địa Lí Khi chuyển chủ quyền vùng đất vào Đại Việt (1069) và đến năm 1075 nhà Lí đã đổi tên thành Bố Chính và Lâm Bình Kể từ thời Trần cho đến đầu thế kỉ XVII, khi châu Lâm Bình trở thành đơn vị hành . trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV 17 Chương 2 21 NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM 21 TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII 21 2.1. Nhân dân Quảng Bình chống. ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX, mà cụ thể đó là ba cuộc kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh thế kỉ XV, cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ. hội và phong trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV (12 trang). Chương 2: Nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII (29 trang). Chương

Ngày đăng: 04/12/2014, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan