Khái quát về phong trào Tây Sơn tại Quảng Bình

Một phần của tài liệu quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix (Trang 41 - 44)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1.Khái quát về phong trào Tây Sơn tại Quảng Bình

Vào giữa thế kỉ XVIII, xã hội Đàng Trong đã lâm vào khủng hoảng và suy yếu. Chính sách thuế khóa nặng nề của chúa Nguyễn đã làm cho cuộc sống của nhân dân thêm bần cùng. Tình hình chính trị càng trở nên căng thẳng khi chúa Nguyễn Phúc Khoát chết, Nguyễn Phúc Thuần lên thay mới 12 tuổi nên quyền hành thực tế do Trương Phúc Loan thâu tóm, tự xưng là Phó Quốc vương lo vơ vét cho mình. Nội bộ chính quyền phân chia bè cánh. Quan lại địa phương tham nhũng ức hiếp nhân dân. Chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả đất nước.

Năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (Bình Định), giương cao khẩu hiệu: “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Phúc Dương” và “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”. Nhờ chính sách khôn khéo, nghĩa quân đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Thuận Quảng đang trong tình trạng đói kém nên cuộc khởi nghĩa có điều kiện thu được thắng lợi một cách nhanh chóng. Năm 1772, nghĩa quân Tây Sơn mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng, thanh thế lan rộng nhanh chóng. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã chiếm được phần lớn phủ Quy Nhơn rồi tiến lên chiếm Quảng Ngãi. Triều đình Phú Xuân được tin, hốt hoảng cử các tướng đi chống cự. Hai bên đã giao tranh quyết liệt tại vùng đất Quảng Nam - Quảng Ngãi. Hai lần chúa Nguyễn tấn công thì cả hai đều bị quân Tây Sơn đẩy lùi. Lúc đó, mặt trận phía Nam nghĩa quân đã tiến tới Bình Thuận.

Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức 5 vạn quân tiến sang xâm lược nước ta. Đầu tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định. Nguyễn Huệ đã tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra ác liệt và kết thúc nhanh chóng trong ngày 19 tháng 1 năm 1785. Trên đà thắng lợi, nghĩa quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm

lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

Trong khi quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền Nguyễn và đánh tan 5 vạn quân Xiêm thì Đàng Ngoài ngày càng khó khăn. Mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Năm 1782 Trịnh Sâm chết, Trịnh Khả làm đảo chính, quân sĩ nhân cơ hội đó gây nên loạn kiêu binh. Chính quyền Lê - Trịnh không còn được quan tâm đến mặt Nam nữa. Ở Thuận Hóa, Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể không chăm lo việc quân. Sau khi làm chủ vùng đất phía Nam, Nguyễn Huệ cũng cố lại chính quyền Tây Sơn ở Gia Định rồi rút về. Được Nguyễn Hữu Chỉnh gợi ý sẵn sàng góp sức, Nguyễn Nhạc quyết định cử Nguyễn Huệ cùng Vũ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân ra Phú Xuân. Dùng mưu li gián Hoàng Đình Thể và Phạm Ngô Cầu, nghĩa quân nhanh chóng hạ thành Phú Xuân, đất Đàng Trong thuộc về Tây Sơn. Năm 1786 khi Nguyễn Huệ tiến quân ra đánh Phú Xuân, ông còn phái Nguyễn Lữ chỉ huy một đội thủy quân tiến thẳng ra sông Gianh làm nhiệm vụ vừa ngăn chặn lực lượng viện binh của chúa Trịnh từ Bắc vào, vừa đón bắt quân Trịnh từ Phú Xuân ra. Ngày 21 - 6 - 1786, Nguyễn Lữ chiếm được Đồng Hới, tướng Trịnh giữ thành là Ninh Tốn vội đem quân chạy trốn. Trong khi đó một lực lượng quân Trịnh còn đông và khá mạnh đóng từ Dinh Cát (Quảng Trị) đến sông Gianh nghe tin Phú Xuân thất thủ cũng tháo chạy về tới gần sông Gianh thì bị nhân dân địa phương ngăn giữ nhưng chúng không chịu đầu hàng. Nhân dân Quảng Bình chạy báo cho quân Tây Sơn, được sự phối hợp của nhân dân, quân Tây Sơn đã bắt 200 quân sĩ cùng 3 voi chiến và tên chủ tướng. Một số khác khó khăn lắm mới lặn lội ra đất Bố Chính. Đến đây chúng lại bị nhân dân vây bắt nộp cho quan địa phương. Các binh lính khác ở đồn Lèo Heo (Quảng Bình) cũng chạy trốn như ở Dinh Cát, nhưng vừa tới Bố Chính thì bị nhân dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Thế là chỉ trong vòng vài ngày cả vùng đất Thuận Hóa từ Phú Xuân đến sông Gianh đều do quân Tây Sơn làm chủ. Sau khi truy đuổi tàn quân Trịnh, Nguyễn Huệ đã tập trung toàn bộ binh lực về Bố Chính chuẩn bị tiến công ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh [25, tr. 22]. Nguyễn Huệ để Nguyễn Lữ ở lại giữa Thuận Hóa, sai người về Qui Nhơn báo cho Nguyễn Nhạc, còn tự mình cùng các tướng tiến quân ra Bắc Hà theo hai đường thủy bộ. Quân Tây Sơn nhanh chóng chiếm Vị Hoàng (Nam Định) rồi kéo quân qua Phố

Hiến tiến về Thăng Long. Dưới ngọn cờ “phù Lê diệt Trịnh”, quân Tây Sơn kêu gọi nhân dân Bắc Hà ủng hộ và ồ ạt tiến công Thăng Long. Quân Trịnh do Hoàng Phúc Cơ rồi tiếp đó là Trịnh Khải chỉ huy đều bị đánh tan. Ngày 21 tháng 7 năm 1786, Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Thăng Long. Chính quyền của họ Trịnh bị lật đổ. Nguyễn Huệ trao quyền lại cho vua Lê Hiển Tông và được vua Lê phong tước Uy quốc công. Vua Lê nhường cho Tây Sơn đất Nghệ An, để thưởng công. Sau khi hoàn thành mọi việc, Nguyễn Huệ rút quân về Nam. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Đây là cuộc tấn công có hai ý nghĩa hết sức lớn lao. Một là, xóa bỏ ranh giới sông Gianh chia cắt đất nước thành hai Đàng, chia cắt vùng đất Quảng Bình thành hai miền Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính, mở ra một trong những cơ sở quan trọng cho việc thống nhất quốc gia sau này. Hai là, chấm dứt ách thống trị thối nát của họ Trịnh, tức là tiêu diệt trở lực lớn nhất của xã hội Đàng Ngoài. Địa danh này đã đi vào kí ức của những người dân Quảng Bình hiền hòa và cần cù.

Việc xóa bỏ ranh giới sông Gianh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân Quảng Bình. Từ nay nhân dân đã được đi lại một cách tự do và thuận tiện giữa hai miền Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính. Niềm hân hoan vui sướng nở rộ trên gương mặt mỗi người dân. Vì vậy, nhân dân Quảng Bình đã hết lòng ủng hộ và đi theo nghĩa quân Tây Sơn. Vùng đất từ Nghệ An trở vào Phú Xuân đều do Tây Sơn làm chủ. Nhân dân Quảng Bình từ nay đã yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống sau bao năm bị chiến tranh tàn phá, sự bóc lột nặng nề của chúa Trịnh và chúa Nguyễn phục vụ cho cuộc chiến. Vì quá cùng cực, khi nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh, nhân dân Quảng Bình đã quá vui mừng đứng lên hưởng ứng. Khi quân Trịnh từ Dinh Cát (Quảng Trị), đồn Lèo Heo (Quảng Bình) bỏ chạy đã bị nhân dân địa phương bắt nộp cho quân Tây Sơn.

Sau 15 năm khởi nghĩa, đánh Nam dẹp Bắc, quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê làm chủ đất nước. Tuy nhiên, đất nước thống nhất chưa được bao lâu, nhân dân vùng Tân Bình, Thuận Quảng vừa mới vui mừng vì thoát khỏi ách áp bức của phong kiến thì nguy cơ giặc ngoại xâm đang đến gần. Trong bước đường cùng, vua tôi nhà Lê là Lê Chiêu Thống đã chạy sang cầu cứu nhà Thanh.

Nhân cơ hội đó nhà Thanh đã phát binh sang xâm lược nước ta. Một lần nữa đất nước đứng trước họa ngoại xâm, nhân dân Quảng Bình lại đứng lên đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Sự nghiệp của phong trào Tây Sơn vẫn chưa thể trọn vẹn.

Một phần của tài liệu quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix (Trang 41 - 44)