Nhân dân Quảng Bình chống quân Thanh xâm lược

Một phần của tài liệu quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix (Trang 44 - 53)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Nhân dân Quảng Bình chống quân Thanh xâm lược

Trong bước đường cùng, vua Lê Chiêu Thống đã chạy sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã đồng ý hạ lệnh điều động binh mã bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu tất cả 29 vạn người, do Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy chia làm 4 đạo tiến sang nước ta. Càn Long cũng rất cẩn thận trong chỉ thị cho Tôn Sĩ Nghị: “Việc quân phải từ từ, nếu thuận thì đánh mạnh, lập công to, nếu không thuận thì làm ơn cho cả hai bên, ta đóng đại binh để kiềm chế… rồi sẽ xử trí sau” [62, tr. 419]. Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta. Ngô Văn Sở họp các tướng bàn cách đối phó. Ngô Thời Nhậm đã chủ trương tạm rút lui vào đóng giữ phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hóa) để cho quân Thanh vào Thăng Long rồi cho người cấp báo với Nguyễn Huệ đem quân ra tiêu diệt chúng.

Được sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thống, ngày 17 tháng 2 năm 1788, quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng Thăng Long. Làm chủ được Thăng Long và các xứ phía Bắc, Tôn Sĩ Nghị hống hách thả cho quân sĩ mặc sức làm càn, ức hiếp nhân dân. Trong khi đó, Lê Chiêu Thống một mặt trả thù báo oán rất ti tiện, một mặt hằng ngày đến chầu chực ở bản doanh của Tôn Sĩ Nghị rất nhục nhã và bị chúng khinh bỉ. Nhân dân than thở rằng: “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế” [62, tr. 420]. Một số quan tướng nhà Lê rất sốt ruột, xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân. Nghị kiêu ngạo trả lời: “Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để chúng tự đến dâng thịt cho ta” [62, tr. 420], và từ ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thânthả cho quân sĩ chơi bời, quậy phá đón xuân. Việc quân Thanh tiến vào Đại Việt, vào đến tận Thăng Long một cách dễ dàng không bị kháng cự nào, tạo cho chúng thái độ chủ quan rằng quân dân Đại Việt ở Bắc Hà nghênh tiếp chúng một cách hoan hỉ và mục tiêu cuối cùng của chúng là Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. Cho nên quân lính của chúng ở lại Thăng Long ăn tết mà không đề phòng cảnh giác.

Nhận được tin cấp báo, ngày 22 tháng 12 năm 1788 (25 tháng 11 Mậu Thân) Nguyễn Huệ sai người lập đàn ở phía Nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân. Trên đường tiến quân ra Bắc, Quang Trung đã hạ lệnh tuyển quân từ Phú Xuân đến sông Gianh. Nhân dân Quảng Bình đã tham gia trên mọi phương diện để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Thanh. Họ đã nô nức đem trâu bò, gạo thịt ra ủng hộ phong trào Tây Sơn. Dân đinh khỏe mạnh thì trực tiếp cầm vũ khí ra chiến trận, người già, phụ nữ và trẻ em tham gia các công việc phục vụ chiến đấu. Nhân dân Quảng Bình đã nhiệt thành hưởng ứng chính sách tuyển quân “tận xuất vi binh” của Nguyễn Huệ. Nhiều tài liệu của các Giáo sĩ đương thời có mặt ở Thuận Hóa cũng đã mô tả, nhận xét về không khí hưởng ứng nhiệt thành của nhân dân ở đây đối với quân Tây Sơn. Trong bức thư gửi về Pháp, đề ngày 1 tháng 5 năm 1787, Giáo sĩ Longer đã viết: “Tất cả mọi người từ 15 tuổi trở lên đều đi lính, những người già cả, phụ nữ thì sửa sang cầu cống, đường sá, xay thóc giả gạo” [95].

Giáo sĩ Sérard cũng ghi lại như sau: “Đàn ông thì đi lính, đàn bà, trẻ con thì tạp dịch, kẻ thì cày cấy, người thì xay thóc giả gạo” [95].

Khi quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long tiêu diệt tập đoàn họ Trịnh thống nhất đất nước, rồi trao quyền lại cho vua Lê và trở về Nam. Vùng đất từ Nghệ An đến Thuận Hóa thuộc sự cai quản của Tây Sơn. Với những việc làm hợp lòng người, đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Uy tín lẫy lừng của người “anh hùng áo vải” lại càng được năng lên. Với uy tín đó, Nguyễn Huệ đã khích lệ và lôi cuốn được hàng vạn nhân dân vùng Tân Bình, Thuận Hóa đứng lên ứng nghĩa, tạo bước chuyển biến căn bản cho phong trào. Từng chứng kiến lệnh tuyển quân của quân đội Tây Sơn, Giáo sĩ Léfroy trong một lá thư đề ngày 6 tháng 7 năm 1789, có đoạn viết:

Vì ông ta (tức Nguyễn Huệ) là người có can đảm và được coi như là một Alexandre tại đây, nên ông lập tức xuất chinh đem theo tất cả thanh thiếu niên và bô lão mà ông bắt gặp. Quân đội ông trông giống như một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh. Nhưng không can gì! Những binh lính khốn khổ ấy đã tiêu diệt quân Trung Hoa hồi đầu năm [47].

Nhiều lá thư khác gửi về Pháp, Sérard cũng cho biết cụ thể, như “nhà nào có mấy người thì đi lính hết cả, sáu người đi cả sáu, năm người thì đi cả năm, không kể già, trẻ ốm yếu…” [95]. Thư đề ngày 6 tháng 3 năm 1792). Qua những lá thư của các Giáo sĩ gửi về Pháp cho chúng ta thấy được không khí tuyển quân của Quang Trung diễn ra rất khẩn trương và mọi người đã tham gia hưởng ứng một cách nhiệt thành không kể thanh niên hay người già, phụ nữ hay trẻ em. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn Nguyễn Huệ đã huy động được một đạo quân 6 vạn người. Cũng trong thời gian này, binh sĩ và nhân dân Quảng Bình đã hăng hái xây dựng nhiều đồn lũy, công sự phòng thủ kiên cố. Nguyễn Huệ đã cho đặt thêm nhiều đội quân đồn trú ở một số nơi, mộ thêm nhiều binh lính. Tại đây, nhân dân còn cung cấp cả lương thực cho quân Tây Sơn.

Các cứ điểm phòng vệ và thành lũy như Lũy Thầy, Lưu Đồn (Dinh Mười), Động Hải (Đồng Hới), Dinh Ngói, Cao Lao, Tam Thoan (Bố Chính) được cũng cố và xây dựng, điều đó minh chứng rằng binh sĩ và nhân dân Quảng Bình đã tham gia tích cực vào việc phòng thủ và chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược của Nguyễn Huệ. Ngoài ra, nhân dân Quảng Bình đã cùng với nhân dân các địa phương khác tạo điều điện cho cuộc hành quân thần tốc. Ngày quân Tây Sơn vượt sông Gianh tiến ra Bắc, nhân dân Bố Chính (Bố Trạch) đã huy động mọi phương tiện phục vụ cho quân qua sông một cách an toàn [25, tr. 23].

Qua những chi tiết do giáo sĩ Sérard tiết lộ trong một bức thư viết tại làng Lữ Đăng châu Bố Chánh (Quảng Bình) ngày 17 tháng 7 năm 1791, với sự huy động sức dân trong việc cung cấp gỗ đóng thuyền chuẩn bị đánh Nguyễn Ánh như sau: “Bởi vậy, ông (Quang Trung) ra lệnh đóng biết mấy trăm “ghe sai” hay nhiều chiến thuyền. Riêng ở Bố Chánh, nơi tôi cư ngụ từ 15 ngày nay đã đóng hơn 100 ghe . . . số ván gỗ cung cấp cho việc này là 2.500 tấm, mỗi tấm phải dài từ 30 đến 35 thước và rộng vài phân nếu mua thì mỗi tấm giá 15 quan. Tất cả phải hoàn tất trong 3 tháng” [95]. Với những chi tiết này đã nói lên rằng, trước khi Quang Trung hành quân ra Bắc quét sạch quân Thanh xâm lược thì hai bên bờ sông Gianh là những cơ sở đóng thuyền chiến phục vụ đắc lực cho cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Tiếp đó, nhân dân làng Cảnh Dương (thuộc Bắc Bố Chính) đã mang tất cả thuyền bè đưa binh sĩ vượt sông Roòn. Theo gia phả tìm được ở Quảng Trạch, Bố Trạch đã minh chứng cho việc nhiều người con Quảng Bình đã tham gia vào phong trào Tây Sơn đánh giặc giữ nước. Phạm tộc phả kí làng Cảnh Dương ghi: “Năm Bính Ngọ (1786) Thái Đức thứ nhất 1, Tây Sơn khởi binh xâm lăng phía Bắc… (làng) vâng bổ làm 5 chiếc thuyền Tràng Đà, thủy thủ một chiếc 10 người, vận tải quân lương” [90, tr. 32]. Như vậy, trong cuộc hành quân vượt sông Roòn của đạo quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo tiến ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, đã có ít nhất 50 người con làng Cảnh Dương cùng 5 chiếc thuyền Tràng Đà góp mặt. Tại làng nay vẫn còn lưu giữ chiếc chuông đồng mang tên “Hồng chung Cảnh Viện” đặt tại chùa làng Cảnh Dương là một bằng chứng về ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn đối với nhân dân Cảnh Dương. Chuông được đúc tại làng Cảnh Dương năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), tức là năm cuối cùng của triều Tây Sơn.

Bài kí khắc trên chuông do giám sinh Nguyễn Đức Quýnh soạn, cuối bài kí có lời cầu nguyện:

Ngôi vua vững bền Đạo vua xương thịnh Nhật nhật tăng huy

Pháp luân thường chuyển Thiên hạ Thái Bình

Nạn tai tiêu diệt… [90, tr. 33].

Đây là một bằng chứng khoa học về văn hóa Tây Sơn vẫn còn sống trong lòng nhân dân Quảng Bình. Việc phát hiện ra quả chuông quý “Hồng chung Cảnh Viện” đúc từ thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh (1792 - 1801) ở làng Cảnh Dương (Quảng Bình) không chỉ có ý nghĩa về mặt kĩ nghệ mà cả những dấu ấn đậm nét về văn hóa Tây Sơn trên mảnh đất này.

Quân Thanh đã vào đến Thăng Long, chúng đang mặc sức tàn phá và hà hiếp nhân dân. Việc quân đang gấp rút phải tính từng ngày, Nguyễn Huệ chỉ còn 40 ngày nữa để đưa quân đến tận Thăng Long đánh úp vào quân xâm lược đang mất cảnh giác. Cả Tôn Sĩ Nghị cũng không tính được đến mồng 6 Tết quân Quang Trung có

thể đến Thăng Long. Được sự giúp đỡ và hưởng ứng của nhân dân vùng Thuận Hóa, Tân Bình, quân số nghĩa quân Tây Sơn đã tăng lên nhanh chóng, việc hành quân cũng rất thuận lợi. Sau 5 ngày xuất quân từ Phú Xuân, ngày 26 tháng 12 Quang Trung đã đến Nghệ An, ông cho đóng quân lại một thời gian để mộ thêm quân. Cứ ba suất đinh lấy một suất lính. Chỉ trong mấy ngày, thanh niên trang tráng địa phương nô nức kéo về, hăng hái tòng quân làm cho quân số tăng lên đến trên 10 vạn. Rời đất Nghệ An, Quang Trung hành quân ra Thanh Hóa và cũng dừng lại để tuyển thêm lính mới. Ngày 20 tháng Chạp Mậu Thân đại quân Tây Sơn đã tập kết ở phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Sau khi nghe báo cáo của Ngô Văn Sở, Quang Trung tỏ ý tán thành chủ trương của Ngô Thời Nhậm, ông đã quyết định một kế hoạch đánh địch vừa tổng thể vừa chi tiết, định hẳn ngày thắng lợi hoàn toàn. Quang Trung mở tiệc khao quân, tuyên bố cho quân sĩ “ăn Tết Nguyên đán trước, đợi sang xuân, ngày 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng không?’’. Giữa đêm giao thừa thanh vắng, Quang Trung đã đọc vang lời hịch:

Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ [62, tr. 421].

Nguyễn Huệ dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp rút lên đường ra Bắc” [62, tr. 421].

Chỉ trong vòng chưa đầy năm ngày đêm vừa hành quân thần tốc vừa chiến đấu quyết liệt, dũng cảm, cơ động và đầy sáng tạo. Đạo quân Tây Sơn cùng với nhân dân đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dậy cả núi sông. Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu (31 - 1 - 1789) vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh vui mừng khôn xiết của nhân dân. Ngô Ngọc Du một nhà thơ đương thời đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong một bài thơ:

“… Mây tạnh mù tan trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa Chung vai sát cánh cùng nhau nói

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta” [62, tr. 424].

Dưới sự chỉ huy thiên tài của Quang Trung, quân Tây Sơn đã đập tan hoàn toàn âm mưu xâm chiếm nước ta của quân Thanh. Trước khí thế tấn công uy vũ của nhân dân ta, chủ tướng là Tôn Sĩ Nghị lên ngựa không kịp đóng yên, còn quân sĩ nghe tin đều hốt hoảng tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô nhau rơi xuống nước mà chết, làm cho nước sông Nhị Hà bị tắc không chảy được. Chiến thắng oanh liệt Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc. Tên tuổi của người anh hùng áo vải mãi mãi sáng ngời trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc anh hùng của dân tộc Việt Nam.

2.2.3. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa2.2.3.1. Đặc điểm 2.2.3.1. Đặc điểm

Trong cuộc kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh, Quảng Bình tuy rằng không phải là địa bàn giao tranh của cuộc chiến. Vì vậy, nguồn tài liệu viết về phong trào Tây Sơn ở Quảng Bình cũng như những nghiên cứu và phát hiện mới về Tây Sơn tại Quảng Bình còn rất ít hay chưa tìm ra. Cho nên việc nghiên cứu một cách toàn diện Quảng Bình trong phong trào Tây Sơn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, nhân dân Quảng Bình đã đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn. Một đặc điểm nổi bật là phong trào Tây Sơn đã đoàn kết được tất cả các tầng lớp nhân dân Quảng Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung tham gia vào cuộc chiến, không kể người Kinh hay người Thượng, đồng bằng hay miền núi. Trong 20 năm chiến đấu vào Nam ra Bắc, quân Tây Sơn luôn luôn tranh thủ được sự đồng tình của quần chúng nhân dân, vì đó là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho những thắng lợi của phong trào. Trong cuộc xuất quân đánh Trịnh ở thành Tân Bình, Thuận Hóa, quân Tây Sơn trong mấy tiếng đồng hồ đã tiêu diệt hàng vạn quân Trịnh. Có được thắng lợi mau chóng ấy một phần là nhờ sự phối hợp chiến đấu chặt chẽ của nhân dân trong vùng. Nhân dân đã tự bố trí khắp các ngã để chặn đường đón giết quân Trịnh. Trong cuộc hành quân đánh quân Thanh xâm lược, nếu

không có sự đồng tình của nhân dân thì quân Tây Sơn không thể nào, chỉ trên chặng đường hành quân năm ngày từ Phú Xuân ra Quảng Bình, dừng chân lại mười ngày ở Nghệ An mà đã tuyển được một số lính mới đông tới hàng vạn người. Qua đó để thấy rằng, sự ủng hộ nhiệt thành của quần chúng nhân dân Quảng Bình cũng như khả năng đoàn kết nhân dân các vùng khác của Tây Sơn đã quyết định sự thắng lợi của phong trào, đã làm cho phong trào nông dân Tây Sơn lớn mạnh hơn tất cả những phong trào đấu tranh nông dân Việt Nam trước đó.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, nhân dân Quảng Bình đã đóng góp rất tích cực. Tất cả mọi người đều hưởng ứng tham gia, đàn ông thì tham gia tòng quân ra chiến trận, đàn bà trẻ em thì tạp dịch, người cày cấy, người xay thóc gạo phục vụ nghĩa quân. Vì cuộc hành quân thần tốc của đoàn quân Tây Sơn, nên lương thực đi đến đâu nhân dân cung ứng tới đó. Vì vậy nhân dân Quảng Bình đã tích cực tham gia sản xuất không quản ngày đêm để phục vụ cho nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc giữ nước. Họ tham gia tham gia đóng thuyền, kết bè để đưa quân Tây Sơn vượt sông nhanh chóng và an toàn. Lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm, nước mất thì nhà tan, thấu hiểu sự cùng cực khi sống dưới ách áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, nên nhân dân Quảng Bình càng quyết tâm hơn không quản gian khổ hi sinh để giành lại độc lập dân tộc, cuộc sống bình yên cho mỗi người dân.

2.2.3.2. Kết quả và ý nghĩa

Khác với những cuộc khởi nghĩa trước đây, kháng chiến chống quân Thanh cuối thế kỉ XVIII do Nguyễn Huệ lãnh đạo là cuộc chiến tranh nhân dân phát triển từ phong trào nông dân Tây Sơn chống phong kiến và giặc ngoại xâm. Và trong cuộc chiến thần thánh này, “Ngọn cờ cứu nước đã trở thành ngọn cờ đại nghĩa dân

Một phần của tài liệu quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix (Trang 44 - 53)