Chính sách ưu đãi người có công và ASXH phải phù hợpvới trình độ phát triển KT - XH và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đấtnước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người c
Trang 1-/ -
-/ -NGUYỄN MẠNH HÙNG
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý Hành chính công
Mã số: 60 34 82
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS LÊ VĂN ĐÍNH
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài: “Chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và chưa từng công bố
ở bất kỳ nơi nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn điều được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên
Nguyễn Mạnh Hùng
Trang 4Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này bản thân tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Lê Văn Đính - Trưởng
khoa Chính trị học, Học viện Chính trị khu vực III - người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, quý thầy cô giáo các khoa chuyên ngành, Khoa sau đại học - Học viện Hành chính, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung đã tận tình trang bị những kiến thức cơ bản, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện
A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế đã động viên và tạo điều kiện mọi mặt để tôi được tham gia học tập chương trình cao học Quản lý hành chính công.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng bản thân tôi là một cán bộ người DTTS
và công tác ở một huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế… nên cũng gặp không ít những khó khăn về mọi mặt Bởi vậy, việc luận văn vẫn còn những bất cập là điều không thể tránh khỏi Với thái độ cầu thị và sự biết ơn; kính mong quý thầy cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp, bằng hữu tiếp tục đóng góp những ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Mạnh Hùng
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 6
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10
7 Kết cấu luận văn 11
CHƯƠNG 1 XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 12
1.1.1 Vấn đề đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo 12
1.1.1.1 Quan niệm về đói, nghèo 12
1.1.1.2 Chuẩn nghèo 13
1.1.1.3 Xóa đói giảm nghèo 15
1.1.1.4 Các tiêu chí, tiêu thức đánh giá hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo .17 1.1.1.5 Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo ở nước ta 21
1.1.1.6 Những nhân tố tác động đến chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay 23
1.1.2 Vấn đề giảm nghèo bền vững 23
1.1.2.1 Quan niệm về giảm nghèo bền vững 23
1.1.2.2 Các tiêu chí đối với vấn đề giảm nghèo bền vững 24
1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay .25 1.2 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ XOÁ ĐÓI , GIẢM NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 27
1.2.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng 27
Trang 61.3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 35
1.3.1 Tình hình xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua 35
1.3.2 Vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 37
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN A LƯỚI TRONG THỜI GIAN QUA 39
2.1 KHÁI QUÁT CÁC NHÂN TỐ, NGUỒN LỰC CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI 39
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và các nguồn tài nguyên 39
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39
2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên 40
2.1.2 Đặc điểm dân số, lao động và các vấn đề xã hội 40
2.1.3 Kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2013 42
2.1.3.1 Về kinh tế 42
2.1.3.2 Về văn hoá - xã hội 44
2.1.4 Nhận định tổng quát về những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế -văn hóa -xã hội của huyện thời gian qua và tiềm năng, thế mạnh, khó khăn 45
2.1.4.1 Vị trí huyện A Lưới trong tỉnh Thừa Thiên Huế 45
2.1.4.2 Những thành tựu đạt được, khó khăn hạn chế 46
2.1.4.3 Tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức 49
2.2 THỰC TRẠNG NGHÈO, ĐÓI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN A LƯỚI THỜI GIAN QUA 51
2.2.1 Khái quát thực trạng nghèo đói ở A Lưới thời gian qua 51
2.2.1.1 Thực trạng nghèo đói ở khu vực thị trấn và nhóm di cư 51
2.2.1.2 Nghèo ở nông thôn 54
2.2.1.3 Nghèo đói ở các xã dân tộc thiểu số 56
Trang 72.2.2.1 Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở
các cấp trên địa bàn Huyện 59
2.2.2.2 Kết quả thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo 61
2.2.2.3 Những hạn chế, bất cập 68
2.2.3 Đánh giá tổng quát tác động và thực tiễn thực thi chính sách xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới thời gian qua -Những mặt được, hạn chế, nguyên nhân 71
2.2.3.1 Những mặt được 71
2.2.3.2 Những tồn tại, khó khăn 76
2.2.3.3 Nguyên nhân đói nghèo ở A Lưới 77
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN ĐẾN 81
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU 81
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu của Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2020 81
3.1.2 Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới 86
3.1.2.1 Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế 86 3.1.2.2 Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới 87
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 89
3.2.1 Những giải pháp chung 89
3.2.1.1 Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số 89
3.2.1.2 Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo đồng bào vùng dân tộc thiểu số 92
3.2.1.3 Phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng 94
Trang 83.2.1.5 Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số 993.2.1.6 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huyvai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác xoá đói,giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số 993.2.2 Những giải pháp cụ thể 1023.2.2.1 Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, tập trungchuyên canh, sản xuất hàng hóa, đầu tư chiều sâu, tạo bước đột phá trong phát triểnkinh tế địa phương 1023.2.2.2 Phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế quan trọng,tạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn 1033.2.2.3 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp, hóa hiện đạihóa, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 1043.2.2.4 Chú trọng nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện tốtcác chính sách an sinh xã hội… phát huy nhân tố con người nhằm tạo nguồn lực nộisinh quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 1063.2.2.5.Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển đô thị, cảithiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển kinh tếhàng hóa 108
KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
Trang 9ĐBKK
ĐCĐC
: Dân tộc thiểu số : Đặc biệt khó khăn : Định canh định cư
Trang 10Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện A Lưới so tỉnh Thừa Thiên Huế .46Bảng 2.2: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo chung trong toàn tỉnh giai đoạn
2011-2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế (tổng điều tra 2010) 52Bảng 2.3: Hộ nghèo phân chia theo khu vực của tỉnh Thừa Thiên Huế 53Bảng 2.4: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2006 -2010 của huyện
A Lưới 54Bảng 2.5: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn huyện A
Lưới trong đợt tổng điều tra hộ nghèo 2010 56Bảng 2.6: Kết quả điều tra hộ nghèo và cận nghèo của 16 xã thuộc chương trình 135
trên địa bàn Thừa Thiên Huế (A Lưới có 14 xã) 57Bảng 2.7: Bảng số liệu tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo các xã năm 2012 59Bảng 2.8: Kế hoạch công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện chính sách giảm
nghèo trong năm 2012đối với 6 xã đặc biệt khó khăn 62Bảng 2.9: Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo ở Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới 67Bảng 2.10: Số liệu số hộ nghèo 6 xã đặc biệt khó khăn năm 2013 69Bảng 2.11: So sánh công tác XĐGN vùng DTTS của huyện A Lưới trong thời gian
qua với các địa phương khác 75
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Đói, nghèo hiện đang là vấn đề xã hội bức xúc, là thách thức, cản trở lớn
đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc Chính vì vậy, việc tìmkiếm các giải pháp nhằm đẩy mạnh XĐGN nhanh, bền vững luôn là ưu tiên trongchính sách phát triển của các nước Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững ở nhómDTTS, cũng như khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấpdịch vụ nước và vệ sinh môi trường - đó là vấn đề được tập trung thảo luận tại tại
Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam diễn ra ngày 5/12/2013, tại Hà Nội Tại Diễn
đàn này Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Việt Nam sẽ tậptrung sức để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững với những chính sách cụ thể Tậptrung sức để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững hơn Đặc biệt là chú trọng ưu tiênđồng bào DTTS với các chính sách cụ thể và chú trọng phát triển có tính tới sự bềnvững của môi trường…”[11, 5]
Ở Việt Nam, XĐGN là vấn đề có tính chiến lược, là một trong những mụctiêu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của cách mạng Ngay từ khi mới ra đời, ĐảngCộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độXHCN để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân Sau khi nước nhà giànhđược độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo cũng là một thứ “giặc” và cầnphải diệt bỏ như giặc dốt, giặc ngoại xâm Người căn dặn: “Làm cho người nghèothì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm”[33, 65] Và theoNgười: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sốngcủa nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chínhphủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chínhphủ có lỗi… Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra
sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay
mấy cũng không thực hiện được”[34, 572] Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, XĐGN đã trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của
Trang 12Đảng và Nhà nước ta, và cao hơn nữa XĐGN là một nội dung quan trọng của định
hướng XHCN, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Từ Đại hội VIII của Đảng, XĐGN chính thức được đặt thành một
trong những chương trình mục tiêu quốc gia và thực sự đã trở thành phong trào sâurộng của toàn xã hội
XĐGN có tầm quan trọng đặc biệt, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, chính trị
mà còn mang ý nghĩa nhân văn Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội nghịtriển khai chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã khẳng định: “Vấn đề nghèokhổ không được giải quyết thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng nhưquốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, bảo
đảm các quyền con người được thực hiện”[51] Như vậy, có thể coi mục tiêu
XĐGN là một mắt xích trong dây chuyền của sự phát triển KT - XH Lại là mắtxích đầu tiên có vai trò khởi động và đặc biệt trọng yếu Chính vì thế, quan điểmcủa Đảng ta luôn nhất quán là phải kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế vớithực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với XĐGNnhằm hướng tới công bằng xã hội Có thể nói, giải quyết vấn đề nghèo đói trongtoàn xã hội kết quả đạt được như thế nào là thước đo sự phát triển KT - XH, thước
đo việc thực hiện tốt chính sách “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ” Và cao hơn đó là
thước đo tính ưu việt của chế độ ta, của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN Việt Nam đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, được cộng đồng quốc
tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trong hơn một thập kỷ qua Tỷ lệ hộ nghèo
từ 15,5% năm 2006, còn 14,8% năm 2007; 13,4% năm 2008; 12,3% năm 2009,năm 2010 còn 9,5%[9] Từ năm 2009, nước ta đã thoát khỏi danh sách các nướcnghèo của thế giới
Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chứcthực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để pháttriển bền vững, ổn định CT - XH, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta: Các lĩnh
Trang 13vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm,
ưu đãi người có công, GD và ĐT, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh ĐBKK, côngtác gia đình và bình đẳng giới Tuy nhiên, lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều hạn chế,một số mặt yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục Tạo việc làm và giảm nghèochưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao Trên cơ sở quan điểm:
“Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công
và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của
cả HTCT và toàn xã hội Chính sách ưu đãi người có công và ASXH phải phù hợpvới trình độ phát triển KT - XH và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đấtnước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh ĐBKK, người
nghèo và đồng bào DTTS”[25, 107]; những giải pháp của chính sách ASXH, giảm
nghèo là: “Ðẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ vàChương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sáchgiảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào DTTS thuộchuyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản ĐBKK, vùng bãi ngang venbiển, hải đảo, thu hẹp chênh lệch về mức sống và ASXH so với bình quân cả nước.Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo để giảm nghèo bềnvững Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng trên3,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,5 - 2%/năm; các huyện, xã có
tỷ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn”[25, 109, 110]
Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển
KT - XH giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống
của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS; tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữathành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư Cụ thể cầnđạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giaiđoạn; Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế,giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi
Trang 14hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng KT - XH ở các huyện nghèo; xã nghèo,thôn, bản ĐBKK được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trướchết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt
1.2 A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở
phía Tây, giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Diện tích tự nhiên toànhuyện là 1224,6 km2, dân số trung bình năm 2010 là 44.590 người, mật độ dân số36,4 người/km2; chiếm 24,17% về diện tích, 3,85% về dân số toàn tỉnh Toàn huyện
có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là: Hồng Thuỷ, HồngVân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo,Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, HươngLâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng Thị trấn A Lưới là trung tâmhuyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây
Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số trung bình toàn huyện có 44,6 nghìnngười, trong đó trên 80% là đồng bào DTTS, bao gồm chủ yếu là các dân tộc Pa
Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh Thời gian qua, công tác XĐGN, giảiquyết việc làm, thực hiện chính sách người có công và ASXH được các các cấp, cácngành ở huyện đặc biệt quan tâm - đã lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèovới các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội Năm 2006, toàn huyện có 12
xã và 16 thôn, bản ĐBKK, tỷ lệ hộ nghèo là 35,3%; qua triển khai Chương trình
135 giai đoạn II, năm 2010 đã giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 27,6% (theo chuẩn mới).Cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 21,28% với 1579 hộ nghèo đến đầu năm 2013giảm xuống còn 16,88% với 1.879 hộ nghèo giảm 4,4% và đến cuối năm 2013, tỷ lệ
hộ nghèo xuống còn 13,64%, giảm 3,24% so với cuối năm 2012
Tuy nhiên, kết quả XĐGN chưa vững chắc (tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảmnhưng chưa bền vững, có nguy cơ tái nghèo), ý thức vươn lên làm giàu, chủ độngXĐGN của người dân chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo còn cao Tình trạng thiếu việc làmvẫn là vấn đề gay gắt, nhất là trong thanh niên Đời sống cán bộ, nhân dân trên địa
bàn nhìn chung còn nhiều khó khăn Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm đó là:
Nguyên nhân khách quan: Là huyện miền núi vùng cao, KT - XH còn gặp nhiều
Trang 15khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, qui mô nền kinh tế nhỏ Tập quáncanh tác của nhân dân còn lạc hậu, chưa quen với sản xuất hàng hoá; đời sống vănhoá, xã hội vẫn còn những tập tục nặng nề, trình độ dân trí còn thấp, khả năng ứngdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên chưa tạo được đột phá trongphát triển kinh tế Khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh thườngxảy ra ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản xuất và đời sống của nhân dân Cácnguồn vốn đầu tư của tỉnh, Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng tuy được quantâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT - XH, nhất là hạ
tầng về giao thông, thủy lợi, nước sạch Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành có lúc, có nơi chưa sâu sát Năng lực cụ thểhoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhànước còn hạn chế; một số chỉ tiêu do khảo sát, đánh giá chưa sát với thực tiễn dẫnđến một số chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết Đại hội đề ra Công tác quy hoạch,
kế hoạch, xây dựng đề án chưa sát, còn túng túng, bị động Để từng bước đưa ALưới thoát khỏi huyện nghèo; Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới khóa IX (2010-2015) đã đề ra các chương trình trọng điểm sau đây: Chương trình xóa hộ đói,giảm hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới và chương trình tạo việc làm, đảm bảoASXH Chương trình giao đất, giao rừng cho dân kết hợp với Chương trình pháttriển cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi núi trọc Chương trình GD và ĐTnguồn nhân lực, nâng cao dân trí; chăm sóc sức khỏe nhân dân và dân số - kếhoạch hóa gia đình; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng Chương trình xây dựng đờisống văn hóa; gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc.Chương trình đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa Thị trấn A Lưới gắn với hoạch tổng thểhuyện A Lưới, đồng thời phát triển đồng bộ hạ tầng độ thị, nông thôn (trọng tâm là
mở rộng điểm dân cư nông thôn xã Hồng Vân và khu kinh tế cửa khẩu A Đớt).Chương trình bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai Chương trình phát triêncông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Với mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015, đưa
huyện A Lưới thoát ra khỏi huyện nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới; gắn
Trang 16phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp; góp phần cùng với tỉnh xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở
thành Thành phố trực thuộc Trung ương; tôi chọn đề tài: “Chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”
làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách về vấn đề XĐGN Nhất là khi có Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về “Một
số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020”, thì vấn đề nói trên đã trở
thành đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước.Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này ở nhiều góc độ tiếp cận,phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau Có thể nêu một số công trình nghiên cứuđáng lưu ý trong thời gian gần đây như:
* Các Hội nghị:
- Hội nghị về chống đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do tổchức ESCAP (Uỷ ban KT - XH Châu Á - Thái Bình Dương) tổ chức tại Băng Cốc -Thái Lan, tháng 9 năm 1993, đã đưa ra khái niệm chung về nghèo đói, thực trạngcủa nghèo đói và những giải pháp chống nghèo đói trong khu vực
Hội nghị về phát triển xã hội do Liên hợp quốc chủ trì, tại Côpenhaghen Đan Mạch, tháng 3 năm 1995, gồm các nguyên thủ quốc gia, đã tập trung thảo luậnvấn đề giảm nghèo đói, hoà hợp xã hội và nêu lên trách nhiệm của các tổ chức quốc
-tế và các nước phát triển trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển XĐGNthu hẹp khoảng cách giữa những nước giàu và nước nghèo
Trang 17- Hà Quế Lâm: Xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 Tác giả đã làm rõ một số đặc điểm
địa lý, kinh tế và nhân văn ở vùng DTTS của nước ta; khái quát về tình trạng nghèođói ở vùng DTTS của nước ta Tiếp đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng về XĐGN ởvùng DTTS nước ta trong những năm 1992-2000, tác giả đưa ra những khuyến nghị
về định hướng và một số giải pháp XĐGN vùng DTTS nước ta
- TS Trần Thị Bích Hạnh: Thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới (chuyên đề sách KT - XH các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển, PGS,TS Phạm Hảo chủ biên) Tác giả đã khái quát
tình hình thực hiện chiến lược XĐGN ở các tỉnh duyên hải miền Trung thời gianqua (2001-2005), từ đó đánh giá chung về công tác chỉ đạo và thực hiện chươngtrình XĐGN ở các tỉnh duyên hải miền Trung Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giảipháp để đẩy mạnh chương trình XĐGN ở các tỉnh miền Trung trong thời gian tới
* Các bài viết đăng tải các tạp chí:
- PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc: Để đẩy mạnh công tác XĐGN ở miền Trung,
Tạp chí Sinh hoạt Lý luận số 3 (58), 2003 Tác giả đã nêu lên những kết quả bướcđầu, những mô hình đổi mới về XĐGN ở miền Trung bao gồm các tỉnh từ ThanhHóa đến Bình Thuận Tiếp đó, bằng việc chỉ rõ những vấn đề đặt ra, tác giả đã đềxuất các giải pháp XĐGN miền Trung trong những năm tới
Trang 18- TS Đoàn Minh Tuệ: Giải pháp XĐGN, thực hiện công bằng xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lý luận Chính trị, 10/2002 Từ phân tích thực trạng
đói nghèo ở nông thôn Bắc Trung Bộ, tác giả đã đưa ra bốn giải pháp để XĐGN,thực hiện công bằng xã hội
- Từ Thanh - Kim Ngọc Đàm: Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất
ở, nhà ở cho hộ đồng bào DTTS nghèo, Tạp chí Cộng sản số 790 (8-2008) Các tác
giả đã khái quát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở vànước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định
số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ của các địa phương trong cả nước,nêu lên những thành tựu và chỉ rõ nguyên nhân của nó, đồng thời các tác giả cũng
đã đề cập đến các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XII đối với Chínhphủ trong thực hiện vấn đề này trong thời gian tới
- GS, TS Hồ Văn Vĩnh: Để công tác XĐGN tiến triển vững chắc, Tạp chí
Cộng sản số 782 (12/ 2007) Tác giả đã khái quát những thành tựu và những hạnchế, bất cập của công tác XĐGN ở Việt Nam trong những năm vừa qua; nên lênnhững vấn đề cần lưu ý để công tác XĐGN đi vào thực chất và tiến triển một cáchvững chắc; đề xuất một số giải pháp chiến lược cần phải thực hiện để công tácXĐGN được thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực, vững chắc
- TS Nguyễn Hải Hữu: Hướng tới giảm nghèo toàn diện bền vững, công bằng và xã hội, Tạp chí Cộng sản số 9 (5/2006) Tác giả đã hệ thống lại những chủ
trương, chính sách mà Đảng, Nhà nước ta đã thực- hiện, chỉ rõ những thành tựutrong XĐGN trong những năm đổi mới vừa qua Từ đó, nêu lên định hướng giảmnghèo đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- Thanh Hùng: XĐGN ở vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Cộng sản, số 5
(3/2006) Từ nghiên cứu thực trạng XĐGN ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, tác giả đã khái quát những kết quả đạt được, chỉ ra những mô hình và điểnhình tiên tiến về XĐGN ở ba tỉnh trên Cũng trong bài viết này, tác giả đã đưa ranăm giải pháp XĐGN vùng Bắc Trung Bộ
Trang 19- TS Đỗ Thanh Phương: Tỉnh Kon Tum với công tác XĐGN, Tạp chí Sinh
hoạt Lý luận, số 1 (74), 2006 Tác giả đã nêu lên kết quả công tác XĐGN của KonTum trong những năm qua, chỉ ra những khó khăn vướng mắc đặt ra cần giải quyết
và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác XĐGN ở tỉnhKon Tum hiện nay
- TS Nguyễn Văn Nam: Giải quyết việc làm và thu nhập trong quá trình xoá đói giảm nghèo ở Tây Nguyên, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2 (75), 2006 Tác giả
nêu lên những kết quả XĐGN ở Tây Nguyên từ 2000- 2004, chỉ ra nguyên nhân củađói nghèo Và để XĐGN, tác giả khẳng định cần phải có hệ thống chính sách đồng
bộ, trong đó giải quyết việc làm và thu nhập là điều quan trọng để XĐGN Từ đó,tác giả đã làm rõ quan niệm về việc làm, thu nhập và mối quan hệ của nó, nhữngkhó khăn trong việc giải quyết việc làm ở Tây Nguyên, và gợi mở những nội dungTây Nguyên cần phải thực hiện để giải quyết việc làm cho người lao động
Như vậy, các công trình, bài viết nêu trên chủ yếu mới dừng lại ở việc nghiêncứu làm rõ khái niệm đói nghèo, những kinh nghiệm trong XĐGN, đánh giá thựctrạng đói nghèo, kết quả XĐGN, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để XĐGN.Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu ở góc độ cập ủy lãnh đạo công tácXĐGN Các hướng nghiên cứu trên đã cung cấp một số chiều cạnh của vấn đềXĐGN làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những quan điểm của Đảng ta về vấn đề ASXH, XĐGN; luận vănnghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thực thi chính sách XĐGN cho đồng bàoDTTS ở Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng
và giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững tronggiai đoạn tiếp theo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề về XĐGN và vấn đềgiảm nghèo bền vững ở nước ta
Trang 20- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thực thi chính sách XĐGN đối vớiđồng bào các DTTS ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững cho đồngbào DTTS huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác thực thi chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: từ năm 2006 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng mácxít;đường lối, chính sách của Đảng về XĐGN, giảm nghèo bền vững - đặc biệt lànhững quan điểm được nêu ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, Khóa XI vàVăn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây được áp dụng cho đề tài:phương pháp phân tích, so sánh, khảo sát và nghiên cứu thực tế, thống kê và phântích số liệu, quy nạp và diễn giải
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề về XĐGN và vấn đề giảmnghèo bền vững ở nước ta
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI của Đảng ta về “Một số
vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020” và các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CPngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam về Chương trình hỗ trợ giảm
Trang 21nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 1489/QĐ-TTgngày 8/10/2012 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2012-2015; Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2012 Về việc banhành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết
số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020; Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày 31/8/2012, về việc phê duyệt khung kếhoạch triển khai Nghị quyết 80; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015…
- Rút ra những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng ởtỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới đối với công tác XĐGN vùng DTTS Đồngthời đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủyđảng đối với công tác giảm nghèo bền vững vùng DTTS
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp các cấp ủy đảng, nhất là cáchuyện vùng núi của tỉnh Thừa Thiên Huế ủy tham khảo, vận dụng vào thực tiễnlãnh đạo công tác giảm nghèo bền vững vùng DTTS trong thời gian tới
- Sản phẩm của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu, giảng dạy các môn học có liên quan
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn đượckết cấu thành 3 chương, 7 tiết
Trang 221.1.1 Vấn đề đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo
1.1.1.1 Quan niệm về đói, nghèo
Đói, nghèo là một khái niệm có tính động, không bất biến mà phụ thuộc vàotrình độ phát triển KT - XH của từng quốc gia, ở từng giai đoạn nhất định Cùng vớithời gian, quá trình nhận thức về đói, nghèo của con người ngày càng đa dạng vàphong phú, mở rộng và đầy đủ hơn Hiện nay, chưa có sự thống nhất tuyệt đối trongquan niệm về đói nghèo, bởi vì bản thân quan niệm này đã thay đổi rất nhanh chóngtrong suốt ba thập kỷ qua Ở Việt Nam, quan niệm đói, nghèo cũng ngày càng được
mở rộng Nếu như những năm cuối thế kỷ XX nhu cầu hỗ trợ người nghèo chỉ giới hạnđến các nhu cầu tối thiểu như ăn no, mặc ấm, thì ngày nay người nghèo còn có nhu cầu
hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa… tức là nhu cầu giảm nghèo và phát triển Điềunày có nghĩa là, các chính sách phát triển kinh tế cần hướng về người nghèo Tăngtrưởng kinh tế là cần thiết, nhưng lợi ích từ tăng trưởng không tự động chuyển đến chongười nghèo Người nghèo cần trở thành mục tiêu trong việc hoạch định các chính sáchphát triển
Khi nghiên cứu đến vấn đề đói, nghèo, đã có nhiều cách định nghĩa khácnhau của các học giả, các nhà khoa học Chúng tôi chia sẻ và thống nhất với quanniệm về đói nghèo được đưa ra tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói do Ủy ban kinh
tế và xã hội của Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9/1993 tại
Băng Cốc - Thái Lan là: Đói, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận
tùy theo trình độ phát triển KT - XH và phong tục tập quán của từng địa phương
Trang 23Ngoài khái niệm chung về đói, nghèo, trong quá trình nghiên cứu còn có một
số khái niệm liên quan chỉ những khía cạnh của đói, nghèo như:
Đói: là khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ
năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày, do đó không đủ sức đểlao động và tái sản xuất sức lao động; là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo cómức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất đểduy trì cuộc sống Hay nói một cách khác, đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo
Nghèo: là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ
dành hầu như cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho nhu cầu ăn, phần tích lũyhầu như không có Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các mặt khác khác như ở,mặc, y tế, văn hóa, giáo dục, đi lại giao tiếp chỉ được đáp ứng một phần rất ít ỏi
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống
Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương
Nghèo đói kinh niên: Là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho đến
thời điểm đang xét
Nghèo đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất
vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét
Vùng nghèo, vệt nghèo: Là nơi có tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân
cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước, trong cùng một thời điểm
Quốc gia nghèo: Là một đất nước có bình quân thu nhập rất thấp, nguồn lực
(tài nguyên, vật chất, lao động, tài chính) cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng, môi trườngyếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế
1.1.1.2 Chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc tiêu chí nghèo
là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo
Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu Những người được coi lànghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu
Trang 24chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo Những người có mức thu nhập hoặc chitiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo
Chuẩn nghèo là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói Một thước đonghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của Chính phủ tới nghèođói, cho phép đánh giá nghèo đói theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các nướckhác, và giám sát chi tiêu xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo
- Chỉ số xác định đói nghèo của thế giới: Chuẩn nghèo có sự biến động theo
thời gian và không gian Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra thước đo nghèo đói nhưsau: Các nước công nghiệp phát triển: 14USD/ngày/người; các nước Đông Á:4USD/ngày/người; các nước thuộc Mỹ latinh và vùng Caribe: 2USD/ngày/người;các nước đang phát triển: 1USD/ngày/người; các nước nghèo, một số người đượccoi là đói nghèo: thu nhập dưới 0.5USD/ngày/người[41, 64-65]
Tuy vậy, các quốc gia đều đưa ra chuẩn đói nghèo riêng của nước mình vàthường thấp hơn chuẩn đói nghèo mà WB khuyến nghị Chẳng hạn, nước Mỹ đưa rachuẩn đói nghèo là thu nhập dưới 16.000USD đối với một bộ phận gia đình (4người) trong 1 năm, tương ứng 11,1 USD/ngày/người Trung Quốc chuẩn nghèo là
960 NDT/ngày/người, tương đương 0,33 USD/ngày/người[41, 64-65]
- Chuẩn đói, nghèo ở Việt Nam: Tổng Cục thống kê đã đưa ra mức nghèo áp
dụng từ năm 1998 ở Việt Nam: Nghèo đói lương thực, thực phẩm là 107.234 đồng/người/tháng
Quyết định số 1143/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao Thương binh và xã hội đưa ra chuẩn nghèo mới áp dụng trong gian đoạn 2001-2005trên phạm vi toàn quốc là: Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo: 80.000đồng/người/tháng; vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; vùngthành thị: 150.000 đồng/người/tháng
động-Chuẩn nghèo của Việt Nam được ban hành từ năm 2005 và áp dụng cho giaiđoạn 2005-2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005 của Thủtưởng Chính phủ là: Ở nông thôn: những hộ có thu nhập bình quân trên đầu người
Trang 25từ 200.000 đồng/người/tháng là hộ nghèo trở xuống; ở thành thị: những hộ có thunhập bình quân trên đầu người từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
Vùng nghèo và vùng khó khăn chưa có đủ điều kiện để tạo ra bước đột phátrong giảm nghèo Các hộ gia đình ở đây trở nên nghèo hơn trong sự gia tăng mứcsống chung của cả nước, nhất là sự gia tăng nhanh chóng ở các thành phố lớn Có
sự chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ hộ nghèo
Theo quy định của Chính phủ về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015 là: Hộ
nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bìnhquân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống Hộ cậnnghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520.000đồng/người/tháng Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501nghìn đồng đến 650.000 đồng/người/tháng Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn
cứ để thực hiện các chính sách ASXH và chính sách kinh tế, xã hội khác[71]
1.1.1.3 Xóa đói giảm nghèo
XĐGN là làm cho bộ phận dân cư đói nghèo nâng cao mức sống, từng bướcthoát khỏi tình trạng đói nghèo Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người đóinghèo giảm xuống Nói một cách khác, XĐGN là một quá trình chuyển một bộphận dân cư đói nghèo lên một mức sống cao hơn Ở khía cạnh khác, XĐGN làchuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựachọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người
Cũng như khái niệm đói nghèo, khái niệm XĐGN chỉ là tương đối Bởi đóinghèo có thể tái sinh hoặc khi khái niệm đói nghèo và chuẩn đói nghèo thay đổi Do
đó, việc đánh giá mức độ XĐGN phải được đánh giá trong một thời gian, khônggian nhất định
Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có nhiều quanniệm về XĐGN khác nhau:
Nếu hiểu đói nghèo là dạng đình đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậusong vẫn còn tồn tại thì XĐGN chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức mới
Trang 26tiến bộ hơn.
Nếu hiểu đói nghèo là do phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất côngđối với người lao động, do chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa thì XĐGN chính là quátrình xóa bỏ chế độ sở hữu và chế độ phân phối này
Nếu hiểu đói nghèo là hậu quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìmhãm sự phát triển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì XĐGN là quá trình các nướcthuộc địa, phụ thuộc giành lấy độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển KT - XH
Nếu hiểu đói nghèo là do sự bùng nổ gia tăng dân số vượt quá tốc độ pháttriển kinh tế thì phải tìm mọi cách để giảm gia tăng dân số lại
Còn nếu hiểu đói nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình trạngkhủng hoảng kinh tế thì XĐGN chính là tạo việc làm, tạo xã hội ổn định và phát triển
Ở nước ta hiện nay đói nghèo không phải là do bóc lột của giai cấp tư sản vàđịa chủ đối với lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quátrình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều trình độsản xuất khác nhau Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn còn trong khi đó trình độ sảnxuất mới, tiên tiến lại chưa đóng vai trò chủ đạo Do đó, dẫn đến có sự giàu nghèokhác nhau trong các tầng lớp dân cư
Từ quan niệm trên có thể hiểu: XĐGN ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn.
Ở góc độ người nghèo: XĐGN là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng đói, nghèo.
Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và XĐGN có mối quan hệbiện chứng Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để XĐGN Ngượclại XĐGN là nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững Tuynhiên trong mối quan hệ này thì XĐGN vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc
Trang 27vào yếu tố tăng trưởng kinh tế Trong nền kinh tế, nếu tăng trưởng kinh tế chịu tácđộng của các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, cạnh tranh, lợinhuận, năng suất lao động… thì XĐGN lại chịu tác động quy luật phân hóa giàunghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách
xã hội… Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởngkinh tế và XĐGN theo nhiều chiều hướng, có khi trái ngược nhau Do vậy, để đảmbảo được tăng trưởng kinh tế và XĐGN đòi hỏi Nhà nước có sự can thiệp sao cho
sự tác động của các quy luật có hướng đồng thuận Đây là vấn đề không hề đơn giản
và không phải quốc gia nào cũng làm được trong quá trình phát triển Vì vậy:
Công tác XĐGN là nhiệm vụ của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh
tế, văn hóa, xã hội và toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, gồm toàn bộ các hoạt động từ lãnh đạo, quản lý đến tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức, chính sách để giúp người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát khỏi đói nghèo.
1.1.1.4 Các tiêu chí, tiêu thức đánh giá hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo
+ Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách XĐGN phải quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất, quan điểm nhân văn: Đòi hỏi chính sách dù là chính sách kinh tế
hay chính sách văn hóa hoặc chính sách xã hội đều phải luôn luôn coi trọng “yếu tốcon người”, phát huy yếu tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, lấy việc phục vụ con người vàquan tâm đến con người là tiêu chuẩn đạo đức thiết yếu Cần nhận thức được rằngmục tiêu và động lực của sự phát triển là vì con người, đặt con người vào vị trítrung tâm của mọi sự phát triển, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năngcủa mỗi cá nhân, của tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc
Thứ hai, quan điểm lịch sử: Mỗi chính sách đều là sản phẩm của Nhà nước
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Vì vậy, các chính sách KT - XH đã đề ra dùđúng và hợp lý cũng chỉ phát huy tác dụng, có hiệu lực và hiệu quả trong mỗi giai
Trang 28đoạn nhất định, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ lịch sửcủa đất nước Khi có chính sách không phù hợp, Nhà nước phải thay bằng chínhsách mới hoặc thay đổi các giải pháp, công cụ của chính sách đó, tránh bảo thủ,nóng vội, chủ quan.
Thứ ba, quan điểm hệ thống: Tất cả các chính sách thường có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống các chính sách Mỗi chính sách thườnghướng vào những mục tiêu có tính chất trọng điểm của chính sách đó Những mụctiêu của các chính sách là khác nhau, về cơ bản không được mâu thuẫn với nhau vàđều phải hướng vào việc thực hiện những mục tiêu tổng quát của đất nước Do đó,phải có một hệ thống phối hợp đầy đủ các chính sách để giải quyết tất cả các vấn đề
đã chín muồi của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước trong từng thời
có cả chuẩn nước nghèo và chuẩn người nghèo
+ Các tiêu chí, tiêu thức đánh giá hiệu quả của chính sách XĐGN:
Chính sách XĐGN nằm trong hệ thống các chính sách KT - XH Do đó việcxem xét, đánh giá hiệu quả của các chính sách XĐGN phải căn cứ vào nhiều loạitiêu chí, tiêu thức khác nhau, cả về định tính và định lượng
Trang 29Loại tiêu chí thứ nhất: Đánh giá hiệu quả chính sách XĐGN dưới góc độ
những nhân tố khách quan và chủ quan
Trang 30Về nhân tố khách quan:
- Khả năng của nền kinh tế và nguồn lực cho XĐGN Trong quá trình pháttriển, tăng trưởng kinh tế và XĐGN có mối quan hệ biện chứng với nhau: Tăngtrưởng kinh tế tạo tiền đề, điều kiện vật chất để giảm nghèo Ngược lại, giảm nghèo
là nhân tố đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững Giải quyết các vấn
đề xã hội, trong đó có vấn đề XĐGN không thể tách rời với phát triển kinh tế,không thể vượt ra ngoài khả năng của nền kinh tế cho phép Song không phải vì thế
mà để kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có XĐGN màphải gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu, trong từngbước và từng chính sách phát triển
- Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì thu nhập bình quân trên đầu ngườităng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện Từ đó, chuẩn nghèo được nâng lên,
tỷ lệ hộ nghèo cũng tăng lên, chính sách giảm nghèo phải được mở rộng Do đó,việc cân đối, huy động nguồn lực để đáp ứng yêu cầu cũng trở nên khó khăn hơn.Chuẩn nghèo nâng lên thì số hộ vừa thoát nghèo có khả năng tái nghèo Những hộ
có thu nhập bình quân đầu người nằm ngay cận trên chuẩn nghèo có thể rơi vào tìnhtrạng nghèo theo tiêu chuẩn mới Như vậy, diện hộ nghèo theo chuẩn mới sẽ tănglên, người nghèo tăng lên đòi hỏi nguồn lực để giải quyết đói nghèo tăng lên trongđiều kiện nguồn vật chất, tài chính của Nhà nước và của xã hội còn hạn hẹp
- Quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa đi kèm với việc thu hồi đất để pháttriển công nghiệp, dịch vụ và công trình công cộng khiến cho người lao động ởnhững nơi này mất đất, không kịp chuyển đổi nghề nghiệp hoặc không có tay nghềphải di cư ra thành thị hoặc những vùng ven đô để tìm kiếm việc làm, với mức thunhập thấp, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và phải đốimặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, việc làm, tệ nạn xã hội nên nguy cơ rơi vào đóinghèo của nhóm này rất cao
- Thiên tai, dịch bệnh và tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cóảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác và chính sách XĐGN
- Tác động của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa kinh tế đã mở ra các mối quan hệkinh tế, thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH của Việt Nam
Trang 31Tuy vậy, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn, đưa lại những rủi rokhó dự báo và quy mô lớn như nguy cơ xảy ra đại dịch lớn, bệnh AIDS, bệnh cúmgia cầm, sự bất an về giá cả trên thị trường thế giới Đây đã và đang là thách thứclớn với công tác XĐGN ở Việt Nam hiện nay
Về nhân tố chủ quan:
- Nâng cao nhận thức của người nghèo, của các cấp, các ngành về tầm quantrọng của công tác XĐGN, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Tuyêntruyền các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án, mô hình XĐGN đến nhândân, đặc biệt chú trọng đến vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS, hộ sátchuẩn nghèo; phát huy vai trò của cộng đồng các doanh nghiệp, cả xã hội tham giavào công tác XĐGN; tạo cơ hội cho người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập;
mở rộng cơ chế cho phép và vận động người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơbản có chất lượng và thuận tiện, chi phí thấp; phát huy tinh thần trách nhiệm của các
tổ chức triển khai chương trình, dự án XĐGN và chủ động tích cực của các hộ nghèo,người nghèo trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai; nhân rộng các mô hình XĐGN phùhợp với từng địa phương để tạo ra một phong trào rộng rãi về XĐGN
- Hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo và vùngnghèo Cụ thể là: Tiến tới xóa bỏ bao cấp trong chính sách hỗ trợ XĐGN; tổ chứcthực hiện tốt chương trình, dự án, chính sách XĐGN; chính sách hỗ trợ người nghèophải sát với thực tế địa phương và đưa đến đúng đối tượng được hưởng thụ; sử dụngđúng mục đích và có hiệu quả nguồn lực cho XĐGN
- Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho XĐGN và thực hiện công bằng xã hội.Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khỏe banđầu với người nghèo, phụ nữ và trẻ em; thực hiện bảo hiểm miễn phí cho ngườinghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xã,phường, thị trấn để người dân, trong đó có người nghèo được tham gia vào quá trìnhtriển khai thực hiện và giám sát thực hiện chính sách; mở rộng mạng lưới tuyêntruyền và trợ giúp pháp luật cho người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trợgiúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh ĐBKK
Trang 32- Sự quản lý của Nhà nước trong công tác XĐGN, chỉ đạo tổ chức thực hiệncác chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và đội ngũ làmcông tác XĐGN có trình độ, năng lực.
Loại tiêu chí thứ hai: Đánh giá hiệu quả chính sách XĐGN với tiêu chí đảm
bảo kết hợp tăng trưởng và phát triển kinh tế với XĐGN, thực hiện công bằng xã hội
Điều kiện quan trọng và quyết định giải quyết thành công vấn đề giảm nghèo
là đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững phải đảm bảo phân phối công bằngbởi sự chênh lệch quá đáng về thu nhập sẽ làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn,nghèo tương đối bộc lộ rõ hơn Sự bất bình đẳng quá lớn sẽ là lực cản đối với sựphát triển kinh tế, xã hội của đất nước
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với XĐGN, thực hiện công bằng xã hộiđược thể hiện nổi bật: Tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động; thunhập và chất lượng cuộc sống được nâng cao; cải thiện chỉ số phát triển con người(HDI) và tỷ lệ nghèo giảm nhanh; tăng trưởng kinh tế với bất hình đẳng về thu nhập
Loại tiêu chí thứ ba: Hiệu quả chính sách XĐGN nhìn dưới góc độ thực hiện
các chỉ tiêu cụ thể về phát triển xã hội (hẹp và giải quyết các vấn đề xã hội cấpbách) mà trực tiếp nhất là: Thực hiện mục tiêu chung về XĐGN; tốc độ giảm nghèo,
hộ nghèo và vùng nghèo; sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các miền; phânhóa giàu nghèo
1.1.1.5 Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo ở nước ta
Nhìn một cách khái quát, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phân hóa hai cựcgiàu và nghèo là tác động của tích lũy, tập trung tư bản và cơ chế thị trường Nhưng
đi sâu vào thực tiễn cuộc sống lại có những nguyên nhân cụ thể khác nhau dẫn đếnđói nghèo nàn ở mỗi nhóm dân cư khác nhau Có thể dẫn ra một số nguyên nhân cụthể như sau:
Một là, do thiếu tri thức hoặc kỹ năng nghề nghiệp: Sản xuất càng phát triển,
việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất càng sâu rộng thì phân công laođộng xã hội càng chi tiết, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề cụ thể, đa dạng,phong phú Bởi vậy, mỗi người lao động muốn tìm được việc làm hay tự tạo ra việc
Trang 33làm hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được trang bị một vốn trithức và kỹ năng nghề nghiệp nhất định Không ít người khỏe mạnh, cần cù, siêngnăng nhưng do kém tri thức và kỹ năng nghề nghiệp nên không tìm được việc làmhoặc thất bại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nên lâm vào cảnh đói nghèo.
Hai là, do thiếu các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh: Có những người
có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp ở một mức độ cần thiết nhưng lại thiếu các yếu
tố đầu vào như đất đai, vốn… nên cũng không thể phát triển sản xuất hay làm dịch
vụ để tăng thu nhập Nhiều gia đình đông con, ít người lao động chính nên đã nghèolại càng nghèo
Ba là, nghèo do lười biếng hoặc vướng vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc: Có một bộ phận dân cư rơi vào cảnh đói nghèo, túng quẫn do lười
biếng, có sức lao động nhưng không làm việc, đua đòi ăn chơi, tiêu xài hoang phí,mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, lô đề, cá độ…
Bốn là, do gặp phải rủi ro trong kinh doanh hoặc thiên tai, dịch bệnh: Cơ
chế thị trường vốn rất khắc nghiệt, cạnh tranh thường diễn ra theo nguyên tắc: mạnhđược yếu thua, cá lớn nuốt cá bé… Bởi vậy, không ít người do dự báo sai hay ứngphó không kịp thời với những biến động của thị trường nên lâm vào cảnh khó khăn,thua lỗ, thậm chí phá sản Ngoài ra, thiên tai dịch bệnh cũng gieo tai họa cho nhiềungười, khiến họ lâm vào cảnh cùng cực
Năm là, do sinh sống ở những địa bàn không thuận lợi: Ở vùng sâu, vùng xa,
nhất là vùng núi cao không có điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa nên đờisống vật chất và tinh thần của dân cư rất nghèo nàn, lạc hậu, nhiều thủ tục, mê tín dịđoan Thậm chí có những nhóm người còn sống du canh du cư, không có trườnghọc cho con cháu, không được chăm sóc về y tế, không được tiếp nhận thông tin
Sáu là, nghèo do không có khả năng lao động: Trong xã hội ngày nay có một
bộ phận dân cư do những nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo đói, đó là không cósức lao động do già cả mất sức lao động, bệnh tật, khuyết tật nên lâm vào đói nghèo
Bảy là, nghèo do thiếu sự hỗ trợ của nhà nước: Người nghèo do thiếu kiến
thức làm ăn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu sức lao động nếu không được
Trang 34nhà nước quan tâm hỗ trợ kịp thời sẽ dẫn đến đói nghèo hơn Thêm vào đó, cónhững nhóm dân cư còn bị phân biệt đối xử, ít có cơ hội tìm việc làm nên càng trởnên nghèo đói.
1.1.1.6 Những nhân tố tác động đến chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay
Chính sách XĐGN ở nước ta hiện nay chịu tác động của những nhân tố sau đây:
- Tác động của tăng trưởng kinh tế phiến diện: Vấn đề đói nghèo là sản
phẩm tất yếu của một mô hình kinh tế nhất định Khi một mô hình kinh tế đã cạnkiệt tiềm năng phát triển, thì dù có cố gắng của chính quyền cũng không thể giảiquyết tốt vấn đề đói nghèo
- Tàn phá môi trường tự nhiên: Ở nước ta, mức độ tàn phá môi trường ngày
càng nghiêm trọng là một nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đóinghèo Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, các công ty đãlàm bệnh tật gia tăng đối với công nhân và dân cư trong vùng; tác động của biến đổikhí hậu toàn cầu đưa đến mực nước biển dâng cao, xâm chiếm nhiều diện tích đấtđai để sinh sống…
- Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp:
Đây là nhân tố tác động đến mức độ đói nghèo không nhỏ, nhưng thường bị bỏ qua
và chậm đổi mới
1.1.2 Vấn đề giảm nghèo bền vững
1.1.2.1 Quan niệm về giảm nghèo bền vững
Theo PGS,TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - làkhông thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống Bởi vì, đây
là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững Muốngiảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp chongười nghèo một phương thức phát triển mới mà tự họ không thể tiếp cận và duytrì Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ
là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phảiđược xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát
Trang 35nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận Tác giả luận văn cũng đồng ývới quan niệm trên về giảm nghèo bền vững và cho rằng:
Giảm nghèo bền vững là một quá trình chuyển một bộ phận người nghèo từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn
để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi hộ gia đình nghèo Nói cách khác giảm nghèo bền vững là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.
Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan
hệ biện chứng: Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện cơ sở vật chất để giảm nghèo,ngược lại giảm nghèo là một nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng mang tính bềnvững Tuy nhiên, trong mối quan hệ này giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối,phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế
Giảm nghèo có tính tương đối, bởi nghèo có thể tái sinh khi giải pháp giảmnghèo chưa bền vững hoặc chuẩn nghèo đã có sự thay đổi, hoặc có những biến độngkhác tác động đến đời sống xã hội như khủng hoảng lạm phát, thiên tai… Do đóviệc đánh giá mức độ giảm nghèo cần được xem xét trong một không gian, thờigian nhất định
1.1.2.2 Các tiêu chí đối với vấn đề giảm nghèo bền vững
Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựatrên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà phảicăn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau như:
- Thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua đượcchuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập nếu gặp rủi ro hoặc sựthay đổi của chuẩn nghèo
- Được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản xuấtđược xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và cótiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảmnghèo cho bản thân và địa phương
Trang 36- Được trang bị một số điều kiện "tối thiểu" để có khả năng tránh được tìnhtrạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịchbệnh hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo
- Được đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề và chăm sóc sứckhoẻ để về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em họ có được kiếnthức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn định trong cuộc sống
1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay
+ Thuận lợi:
- Đường lối xây dựng đất nước, phát triển KT - XH không ngừng được bổsung, hoàn thiện qua các kỳ đại hội Đảng, được triển khai tổ chức thực hiện trongthực tiễn đã và đang đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, tạo điều kiện, môitrường, động lực cho sự phát triển KT - XH Đây là điều kiện thuận lợi để các địaphương xác định chiến lược phát triển KT - XH và tập trung lãnh đạo, đẩy nhanhphát triển kinh tế, giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo
- Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc được Đảng ta xácđịnh có ví trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta Vì thế Đảng và Nhànước, các cấp, các ngành luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với các DTTS vàvùng miền núi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX
về công tác dân tộc đã khẳng định: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăngtrưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc;quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộDTTS; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống cácDTTS…”; “Ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH các vùng dân tộc và miền núi, trướchết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, XĐGN…tăng cường sựquan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả
nước”[21] Đối với vùng DTTS, miền núi thời gian qua đã được Trung ương, bộ,
ban, ngành, các tổ chức, cá nhân tập trung đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án
Trang 37nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH, XĐGN Hiện nay vẫn tiếp tục giành nhiều chínhsách ưu tiên cho vùng DTTS và miền núi.
- Hệ thống chính sách về XĐGN của Đảng và Nhà nước tiếp tục được banhành, bổ sung, hoàn thiện, với nhiều nội dung cụ thể về hỗ trợ, đầu tư phát triển sảnxuất trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo; về đất sản xuất, đất ở, nhà ở,nước sinh hoạt; về công cụ sản xuất; về đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bàoDTTS; về y tế, giáo dục; về chính sách ASXH, về phát triển cơ sở hạ tầng thiếtyếu… là điều kiện thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèovươn lên thoát nghèo
- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân về chươngtrình XĐGN từng bước được nâng lên, tạo nên sự đồng thuận xã hội và thực sự đã trởthành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân Công tác XĐGN được triểnkhai ngày càng đồng bộ, huy động được nhiều nguồn lực cho mục tiêu XĐGN
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác XĐGN được xây dựng, củng cố
và kiện toàn, thường xuyên được tập huấn nắm vững chủ trương, chính sách, nângcao trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp… Đây là lực lượng quan trọng gópphần vào việc tham mưu, xây dựng, triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá, giámsát chương trình XĐGN
+ Khó khăn:
- Khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển KT - XH của nước ta Nguồn lực đầu tư cho XĐGN còn hạn chế, khó khăn.Đây là những khó khăn không nhỏ cho quá trình phát triển KT-XH, XĐGN trongnhững năm tới
- Kinh tế ở miền núi và vùng DTTS còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúngtúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu Sản xuất cònmang nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường chưa phát triển
- Năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của các cấp, các ngành còn có nhữngmặt hạn chế, bất cập Trình độ cán bộ cơ sở, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa,vùng cao, vùng ĐBKK còn nhiều yếu kém trong tổ chức, triển khai, thực hiện quản
lý, giám sát chương trình XĐGN
Trang 381.2 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ XOÁ ĐÓI , GIẢM NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.2.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng
Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, một trong những chủ trươnghàng đầu mà Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đặc biệt quan
tâm là “diệt giặc đói” Sau hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ thắng lợi, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xâydựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Đây chính là những tư tưởng
và hành động vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, là cơ sở cho Đảng và Nhà nước
xây dựng một hệ thống chính sách về XĐGN ngày càng hoàn thiện trong quá trìnhlãnh đạo đất nước thời kỳ đổi mới
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979), với chủ trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra” Hội nghị chủ trương ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5
năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc trao đổi tự do; khuyến khích mọingười dân tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hóa, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dướimọi hình thức; sửa lại thuế lương thực và giá lương thực để khuyến khích sản xuất;sửa lại chế độ phân phối nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo địnhsuất, định lượng v.v Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã nhanh chóng được nhândân cả nước đón nhận và biến thành hành động cụ thể trong thực tiễn kinh tế Chỉ mộtthời gian ngắn, trong cả nước đã xuất hiện rất nhiều điển hình về cách làm ăn mới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V chủ trương “cần tập trung sức phát triểnmạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp mộtbước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng vàtiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp,công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông
nghiệp hợp lý”[23, 71] Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) chủ trương dứt
khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏchế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanhsang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN
Trang 39Để thực hiện nhiệm vụ XĐGN, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI của Đảng đã đề ra mục tiêu là “ Bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội vàbước đầu có dự trữ Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàndiện”[16, 154-155] Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Phương hướng giải
quyết đời sống 5 năm tới là: “Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng
đa dạng của các tầng lớp nhân dân; bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắcphục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng; nângmức cung ứng và tiêu dùng thực phẩm, tăng thêm dinh dưỡng bừa ăn của đông đảo
nhân dân”[17, 73] Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII
(1/1994), Đảng đề ra chủ trương “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóađói giảm nghèo Coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là sự cần thiết cho sự pháttriển”[18, 47]
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII củaĐảng khẳng định “Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là đối vớivùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Xây dựng và phát triểnquỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước”[19, 115] Đặcbiệt đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chính thức đề ra Chương trình quốc gia
về XĐGN trong 5 năm 1996-2000 cùng với 10 Chương trình KT - XH khác, vớimục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% hiện nayxuống còn 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300 nghìn hộ/năm Trong 2 - 3 nămđầu của kế hoạch 5 năm tập trung xóa về cơ bản nạn đói kinh niên
Nhằm để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 29/11/1997, Bộ Chính trịban hành Chỉ thị số 23-CT/TW Về lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN, Chỉ thị yêucầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trựcthuộc Trung ương tập trung mọi nguồn lực cho XĐGN, bao gồm nguồn từ ngânsách nhà nước, nguồn do dân gây quỹ XĐGN và tài trợ quốc tế
Chủ trương Đại hội IX của Đảng đề ra là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quảchương trình XĐGN Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xãnghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã
Trang 40nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn pháttriển Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lựccần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngànhnghề, tăng nhanh thu nhập… Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránhtình trạng tái nghèo”[20, 299]; “… Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyếnkhích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo… Phấnđấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo Thường xuyên củng cố thành quảXĐGN”[20, 212].
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, vấn đề XĐGN trở thànhmột bộ phận trong chiến lược phát triển KT - XH Đại hội chủ trương “đa dạng hóacác nguồn lực và phương thức thực hiện XĐGN theo hướng phát huy cao độ nội lực
và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế”[22, 217]
Kế thừa những thành tựu đạt được cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn mà
các đại hội Đảng đã đề ra, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh:
“Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạnghóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững…khuyến khíchlàm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có có thu nhập trung bình khá trở lên”;
“Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ởvùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức XĐGNgắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyếtviệc làm để XĐGN bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo
vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo”[24, 229]
Bước vào giai đoạn chiến lược mới 2010 - 2020, Đảng và Nhà nước vẫn xácđịnh XĐGN là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài: Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảmnghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảođảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng ĐBKK.Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khátrở lên Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo,giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị; “…tạo điều kiện phát triển