1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam

52 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 516 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM:...15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ..... Muốn đạt được h

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi gởi lời cảm ơn chân thành nhất.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy

cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là thầy cô trong khoa Kinh Tế Chính Trị.

Đặc biệt gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.S Nguyễn Hữu Lợi, người đã định hướng nghiên cứu và chỉ dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú, cán bộ đang làm việc tại Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện Bắc Trà

My đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.

Do năng lực nghiên cứu và thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt lõi và tổng quan nhất Bên cạnh đó thì kết quả nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp chắc chắc không tránh khỏi những sai sót

và hạn chế về cả nội dung và hình thức Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài Trinh

Trang 2

LĐ-TB&XH : Lao động - thương binh và xã hội

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình đói nghèo của đồng bào thiểu số huyện Bắc Trà My 20

Bảng 2: Tỉ trọng sản xuất theo ngành nghề của các hộ nghèo năm 2013 22

Bảng 3: Thực trạng nhà ở huyện Bắc Trà My 23

Bảng 4: Giá trị tiện nghi sinh hoạt của hộ nghèo 25

Bảng 5 : Thực trạng đời sống sinh hoạt cơ bản và tình trạng vay vốn của hộ nghèo tại huyện Bắc Trà My 26

Bảng 6 : Nguyên nhân đói nghèo tại huyện Bắc Trà My 26

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tình hình đói nghèo của đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My 20

Biểu đồ 2: Thực trạng nhà ở Huyện Bắc Trà My 24

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đóng góp của đề tài 3

6 Kết cấu của chuyên đề: 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHÈO ĐÓI 4

1.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo 4

1.1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐÓI NGHÈO 4

1.1.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM 5

1.1.3 KHÁI NIỆM VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 7

1.1.4 CÁC CHUẨN MỰC PHÂN ĐỊNH NGHÈO ĐÓI: 8

1.2 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở các địa phương 13

1.2.1 KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 13

1.2.2 KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM 15

1.2.3 KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM: 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 17

2.1 Các nhân tố ảnh hướng đến XĐGN ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 17

2.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 17

2.1.2 LỊCH SỬ 17

2.1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI: 18

Trang 5

2.1.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG 18

2.1.5 DÂN SỐ VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN 18

2.1.6 VĂN HÓA GIÁO DỤC 19

2.2 Tình hình nghèo đói và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My 20

2.2.1 TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN BẮC TRÀ MY 20

2.2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NGHÈO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN BẮC TRÀ MY 21

2.2.3 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ NGHÈO NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY 23

2.2.4 NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY 26

2.2.5 KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH XĐGN CỦA HUYỆN BẮC TRÀ MY CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 27

2.3 Đánh giá công tác XĐGN cho ĐBDTTS ở huyện Bắc Trà My 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY 35

3.1 Phương hướng 35

3.1.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 35

3.1.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ 35

3.2 Một số giải pháp nhằm XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bắc Trà My 36

3.2.1 NHÓM CHÍNH SÁCH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI NGHÈO DTTS ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP 36

3.2.2 NHÓM CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO DTTS TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI 38

3.2.3 NHÓM THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đói nghèo là một vấn đề kinh tế-xã hội có tính toàn cầu, là sự thể hiện tính côngbằng trong phân phối và chuyển tải các thành quả về phát triển kinh tế đến việc cảithiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân Vì vậy, để đảm bảo công bằng xã hội,

để nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế thì không riêng Việt Nam mà tất cả các nướcđều phải chú ý thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo Ngày nay giải quyết vấn đềđói nghèo đã được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Việt Nam Việc đưaxóa đói giảm nghèo lên tầm chương trình mục tiêu quốc gia đã minh chứng điều này.Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH, HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khoá khăn

và phức tạp hơn so với thời kỳ trước Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm giảmnhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùngphải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằmthực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Bắc Trà My là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam với ¾ dân số thuộc đồngbào dân tộc ít người, trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự

nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đã

có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng năm giảm từ 2-3% Tuy nhiên, Bắc Trà Myvẫn là huyện nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất và thu nhập trung bình gần thấp nhấpcủa tỉnh Vấn đề đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của Bắc Trà Mynhư vậy,tỉnh Quảng Nam, huyện đã có những chính sách gì, bằng cách nào, thực hiệncác giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đờisống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lênthoát nghèo và không bị tái nghèo Đây là vấn đề rất bức thiết đối với Bắc Trà My cầnsớm được nghiên cứu giải quyết

Nhận thức được những thành tựu và hạn chế của công cuộc XĐGN ở huyện,hơnnữa trên địa bạn huyện Bắc Trà My chưa có ai nghiên cứu vấn đề này, vì vậy tôi đã lựa

Trang 8

chọn đề tài nghiên cứu:” Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyệnBắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ởhuyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thựcnhằm nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyệnBắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản lí luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đóigiảm nghèo

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèocho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảmnghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói

giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác xóa đóigiảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Về không gian: Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: nghiên cứu, phân tích vấn

đề một cách khoa học, khách quan

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập tài liệu thứ cấp: thu thập tài liệu, sốliệu báo cáo từ UBND, phòng thống kê, phòng LĐ-TB&XH huyện; tra cứu các thôngtin từ sách, báo, tạp chí, Internet…

Trang 9

- Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu: dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấpthiết lập các bảng biểu phản ánh một cách khoa học các số liệu đã thu thập được đểthuận tiện cho việc phân tích, đánh giá, so sánh Sử dụng máy tính, phần mềm Excel,Word để tính toán, so sánh, thể hiện số liệu.

5 Đóng góp của đề tài

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu

- Giúp chính quyền địa phương nắm bắt cụ thể và rõ ràng hơn về thực trạng đóinghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, từ đó kiểm tra rà soát lại công tác

tổ chức thực hiện và tham khảo một số giải pháp mà đề tài đưa ra để nâng cao hiệu quảcông tác này

6 Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo

Chương 2: Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo

cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam

Trang 10

II NỘI DUNG CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHÈO ĐÓI

1.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo

1.1.1 Một số khái niệm đói nghèo

1.1.1.1 Khái niệm về nghèo

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nó khôngchỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại cácquốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chếchính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đóicủa từng quốc gia có khác nhau Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm

để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạnnghèo khổ Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tốithiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thểmua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầuthiết yếu khác theo mức giá hiện hành

Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á - TháiBình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái

niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương

Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau.Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ ngườisống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em

Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dântrong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn nhữngnhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sốngcủa cộng đồng xét trên mọi phương diện

Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡngquy định của sự nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của

Trang 11

từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thểcủa từng địa phương hay từng quốc gia.

Ta có thể tiếp cận khái niệm nghèo ở hai phương diện, đó là nghèo tuyệt đối vànghèo tương đối

+ Nghèo tuyệt đối (Absolte poverty): là việc một bộ phận dân cư không có khả

năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người Tình trạng nghèo tuyệtđối xảy ra khi thu nhập hay mức tiêu dùng của một người hay hộ gia đình giảm xuốngthấp hơn chuẩn nghèo đói

+ Nghèo tương đối (Relative poverty): là tình trạng không đạt tới mức sống tối

thiểu tại một thời điểm trong một không gian xác định nào đó và được xác định khi sosánh mức sống của cộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cưkhác hoặc giữa các vùng với nhau

1.1.1.2 Khái niệm về đói

Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủnăng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức lao động

để tái sản xuất sức lao động.Đói có hai trường hợp là đói gay gắt và đói kinh niên:

Đói kinh niên:là tình trạng người ăn không đủ no, không đủ năng lượng để duy

trì sự sống hàng ngày

Đói gay gắt: là đói kinh niên nhưng con người trong hoàn cảnh đột xuất bất ngờ

do thiên tai, lũ lụt không còn gì để sống và có thể dẫn đến cái chết

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam

1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, những biến động về chính trị - xã hội, chiến tranh, thiên tai, dịch

bệnh, điều kiện sản xuất khó khăn là một trong những nguyên nhân làm cho người dânrơi vào tình trạng nghèo đói Do nguồn thu nhập bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên

họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như mất mùa,thiên tai, tai nạn, ốm đau Những vùng có khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạnhán thường xuyên, địa hình phức tạp, kinh tế chậm phát triển, chịu nhiều hậu quả củachiến tranh thường có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn theo báo cáo của Bộ LĐ - TB&XH, ướctính tỉ lệ hộ nghèo các vùng trong cả nước đến cuối năm 2013 như sau: Đông Bắc:

Trang 12

14,39%; Tây Bắc: 27,3%; Đồng bằng sông Hồng: 5,43%; Bắc Trung Bộ: 16,04%;TâyNguyên: 11,51%; Duyên hải miền Trung: 10,47%; Đông Nam Bộ: 2,59%; Đồng bằngsông Cửu Long: 7,32%.

- Thứ hai, những rủi ro gặp phải trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn lao động, tai

nạn giao thông, thất nghiệp… trong khi không có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu,khả năng đối phó và khắc phục rủi ro kém đều là những nguyên nhân khiến cho các giađình lâm vào tình trạng sa sút, nghèo đói

- Thứ ba, cơ chế quản lí kinh tế, xã hội không phù hợp, quá trình sắp xếp, cơ cấu nền

kinh tế ảnh hưởng đến khả năng giải phóng năng lực sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế vàhiệu quả của các chương trình XĐGN thấp đều làm tăng thêm nghèo đói trong xã hội

- Thứ tư, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XĐGN

thiếu hoặc không đồng bộ, chậm triển khai về cơ sở, nguồn lực đầu tư còn hạn chế,nạn tham nhũng của các cán bộ lãnh đạo… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng đói nghèo

1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Xét ở góc độ chủ quan, nghèo đói xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội tiếp cận với

khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất và khả năng tìm kiếm các công việc trong lĩnhvực phi nông nghiệp thấp Vì vậy cơ hội nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo của

họ thường thấp Mặt khác do kiến thức hạn chế nên họ không có khả năng phân tíchnhững biến động của thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang những giống cho thu nhập cao hơn, đáp ứng nhu cầu củathị trường

- Thứ hai, đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, trong khi nền kinh tế ngày

càng phát triển thì thu nhập của họ chỉ đủ chi tiêu cho các khoản sinh hoạt hàng ngày Vìthế họ không đủ vốn để sản xuất, kinh doanh hoặc nếu có thì nguồn vốn thường nhỏ lẻ,manh mún Thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến cho các

hộ nghèo rơi vào vòng lẩn quẩn của đói nghèo và không có động lực để thoát ra khỏivòng lẩn quẩn đó

Trang 13

- Thứ ba, qui mô hộ gia đình lớn, bởi qui mô hộ gia đình ảnh hưởng đến nhiều yếu

tố kinh tế - xã hội Những hộ gia đình sinh nhiều con, đẻ dày một mặt sẽ hạn chế sức laođộng của người mẹ, mặt khác phải tốn thêm một khoản chi phí không ít để nuôi connhỏ, chưa kể đến việc sức khỏe của người mẹ cũng bị ảnh hưởng khi sinh nhiều con, đẻdày Sinh đẻ không có kế hoạch làm cho qui mô gia đình tăng và tỉ lệ người ăn theo cao

là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ

- Thứ tư, việc chi tiêu không có kế hoạch, không tính toán cũng là một nguyên

nhân chủ quan gây nên nghèo đói Chi tiêu không có kế hoạch thường dẫn đến tình trạngthiếu ăn trong những tháng giáp hạt Do đó, để đảm bảo nhu cầu sinh sống và sản xuất

họ phải vay mượn với lãi suất cao làm cho đời sống càng trở nên khó khăn hơn

- Thứ năm, một thực tế cho thấy, trong những gia đình có người mắc các tệ nạn xã

hội (rượu chè, cờ bạc, ma túy…), ốm yếu, bệnh tật là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếpđến thu nhập và chi tiêu của họ, họ phải chịu hai gánh nặng khi vừa mất đi thu nhập từlao động đó, lại phải chi phí cao cho khám chữa bệnh, mua rượu, thuốc, ma túy… đâycũng là nguyên nhân đẩy họ vào vòng lẩn quẩn của nghèo đói

- Thứ sáu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của xã hội, lười lao động,

không có ý thức vươn lên thoát nghèo cũng là một nguyên nhân chủ quan gây nên nghèo

đói và hiện tượng “tái nghèo”

1.1.3 Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo

1.1.3.1 Khái niệm về xóa đói

Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhậpkhông đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mứcsống đến mức tối thiểu, và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trìcuộc sống

1.1.3.2 Khái niệm về giảm nghèo

Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bướcthoát khỏi tình trạng nghèo Điều này được thể hiện ở tỷ lệ % và số lượng người nghèogiảm xuống Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cưnghèo lên một mức sống cao hơn Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình

Trang 14

trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cảithiện đời sống mọi mặt của mỗi người

1.1.4 Các chuẩn mực phân định nghèo đói:

Cách phân định của Thế giới

Chuẩn nghèo là một chỉ tiêu để phân biệt người nghèo với người không nghèo.Trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau về nghèo đói, tùy từng điều kiện cụ thể

mà mỗi nước có thể lựa chọn cho mình phương pháp xác định phù hợp Chuẩn nghèođược phân định theo một số quan niệm sau:

Trong chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc năm 1997, Ngân hàng Thế giới

(WB) đưa ra kiến nghị thang đo nghèo đói như sau: (lấy mức thu nhập năm 1990)

+ Trên 25.000 USD/năm: Cực giàu

+ Từ 10.000 USD/năm đến dưới 25.000 USD/năm: Khá giàu

+ Từ 2.500 USD/năm đến dưới 10.000 USD/năm: Trung bình

+ Từ 500 USD/năm đến dưới 2.500 USD/năm: Nghèo

+ Dưới 500 USD/năm: Cực nghèo

Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia mà có tiêu chí đánh giá nghèođói khác nhau Theo WB, người được coi là nghèo đói khi có thu nhập như sau:

+ Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi có mức thu nhậpdưới 0,5 USD/ngày

+ Các nước đang phát triển: 1 USD/ngày

+ Các nước thuộc châu Mĩ La Tinh và Caribe: 2 USD/ngày

+ Các nước Đông Âu: 4 USD/ngày

+ Các nước công nghiệp phát triển: 14,4 USD/ngày

Dựa vào kết quả điều tra mức sống dân cư, WB đã đưa ra 2 chuẩn nghèo:

+ Chuẩn nghèo lương thực: theo đó, lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ phảiđáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng calo là 2.100 Kcalo/người/ngày

+ Chuẩn nghèo chung: là chuẩn nghèo bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi

lương thực Từ năm 1981, chuẩn nghèo toàn cầu được áp dụng ở mức thu nhập 1USD/ngày/người Chuẩn nghèo này đã được điều chỉnh thành 1,25 USD/ngày/người kể

Trang 15

từ năm 2005, và đến đầu năm 2008 chuẩn nghèo này là 2 USD/ngày/người, sau khi tínhđến yếu tố lạm phát

Cách phân định của Việt Nam

Tổng cục Thống kê đã thống nhất với quan điểm của WB về mức tiêu thụ 2.100Kcalo/người/ngày và cho rằng đây là chuẩn nghèo tuyệt đối hoàn toàn phù hợp với tìnhhình kinh tế nước ta

Bộ LĐ - TB&XH, cơ quan thường trực chương trình mục tiêu Quốc gia vềXĐGN đã sử dụng phương pháp nhu cầu dinh dưỡng kết hợp chi tiêu tối thiểu để xácđịnh chuẩn nghèo đói Theo đó, nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để duy trì cuộc sống là2.100 Kcalo/người/ngày và nhu cầu chi tiêu tối thiểu gồm 8 khoản: ăn, mặc, ở, văn hóa,giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp Trong đó chi tiêu cho ăn uống ở nông thôn chiếm 80%tổng chi tiêu và thành thị là 75%

Từ 1996 trở về trước, chuẩn nghèo đói của nước ta tính theo mức chi tiêu bằnglương thực (qui thóc), từ năm 1996 trở đi mới tính theo giá trị bằng tiền

Từ những năm 1991, 1992, Bộ LĐ - TB&XH đã tiến hành khảo sát, điều tranghiên cứu để xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam Theo đó từ năm 1996 đến nay,nước ta đã năm lần công bố chuẩn nghèo cho phù hợp với tình hình phát triển của đấtnước như sau:

- Vào năm 1996, hộ đói được xác định là hộ có mức thu nhập bình quân đầu

người/tháng qui gạo là 13kg; Hộ nghèo được xác định theo 3 mức:

+ Dưới 25kg/người/tháng đối với thành thị;

+ Dưới 20kg/người/tháng đối với nông thôn đồng bằng, trung du;

+ Dưới 15kg/người/tháng đối với nông thôn miền núi, hải đảo

- Giai đoạn 1997 - 2000

Chuẩn nghèo dưới đây tính cho cả gạo và qui ra tiền theo giá năm 1997 cho tất cảcác vùng, cụ thể:

+ Hộ đói: dưới 13kg gạo/người/tháng, tương đương với 45.000 đồng;

+ Hộ nghèo vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg gạo/người/tháng, tươngđương 55.000 đồng;

Trang 16

+ Hộ nghèo vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg gạo/người/thángtương đương 70.000 đồng;

+ Hộ nghèo thành thị: dưới 25kg gạo/người/tháng tương đương 90.000 đồng

- Giai đoạn 2001 - 2005

So với giai đoạn 1996 -2000, chuẩn nghèo giai đoạn này tăng khoản 1,5 lần vìtrong 5 năm (1996 - 2000), mức sống dân cư Việt Nam tăng lên khoảng 1,47 lần vàGDP/người giai đoạn 1991 - 2000 tăng lên 1,91 lần Do đó Nhà nước đã có sự điềuchỉnh chuẩn nghèo phù hợp và chỉ tính bằng tiền, cụ thể như sau:

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.0000 đồng/người/tháng;

+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng;

+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng

- Giai đoạn 2006 - 2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế bước đầu phát triển với tốc độ tăng trưởngcao Đời sống nhân dân từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi được tănglên rõ rệt Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày08/7/2005 về ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

- Đối với hộ nghèo:

+ Khu vực nông thôn: dưới 200.000 đồng/người/tháng;

+ Khu vực thành thị: dưới 260.000 đồng/người/tháng

- Đối với hộ cận nghèo: là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đabằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người theo qui định trên, cụ thể:

+ Khu vực nông thôn: từ 201.000 đồng đến 260.000 đồng/người/tháng;

+ Khu vực thành thị: từ 261.000 đồng đến 338.000 đồng/người/tháng

- Giai đoạn 2011 - 2015

Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì chuẩn nghèo cho giai đoạnnày được áp dụng như sau:

+ Khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân 400.000 đồng/người/tháng trở xuống;+ Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng trở xuống

Trang 17

Ngoài ra còn ban hành tiêu chuẩn về hộ cận nghèo, theo đó hộ cận nghèo là hộ cóthu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo,

cụ thể hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến520.000 đồng/người/tháng Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân

từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng

Chuẩn nghèo trên được áp dụng cho tất cả các địa phương trong cả nước, tuy nhiêncăn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả XĐGN của mỗi địa phương thìđịa phương nào có đủ 3 điều kiện sau có thể đưa ra chuẩn đói nghèo của địa phương caohơn chuẩn đói nghèo tối thiểu trên, cụ thể:

+ Thu nhập bình quân đầu người của địa phương cao hơn thu nhập bình quâncủa cả nước;

+ Có tỉ lệ nghèo thấp hơn bình quân cả nước;

+ Có đủ nguồn lực cân đối cho các giải pháp XĐGN

Cần lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quâncủa hộ gia đình, tuy vậy tỉ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỉ lệ người nghèo Thôngthường trong một quốc gia thì tỉ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỉ lệ hộ nghèo, vìqui mô hộ gia đình của nhóm nghèo thường cao hơn nhóm không nghèo

1.1.5 Sự cần thiết của chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoà giàunghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt cácvấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no vềvật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừatiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại

Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đềkinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tếvới chính sách xã hội

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế làđiều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội Vì vậy, phải tiếnhànhthực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng

Trang 18

sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sảnxuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nôngnghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nôngthôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thônvào sản xuát tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản đểxoá đói giảm nghèo ở nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải đượcxem như là 1 giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoáđói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.

Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tếthị trường có sự điều tiết của nhà nước Đó là con đường để cho mọi người vượt quađói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo.Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch:" Giúp đỡ người vươn lên khá, aikhá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm".Thực hiện thành công chương trìnhxoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhậpchính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo,phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và pháttriển 1 nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước Hơn thế nữa

nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng caotrình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trongcuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ

xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với ngườinghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối vàchủ trương của đảng và Nhà nước Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hộikhác, bảo vệ môi trường sinh thái

Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêucầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phânhoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá

và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của

sự phát triển kinh tế -xã hội Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đóigiảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói

Trang 19

chung Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiệnđược Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ khôngthể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sựnghiệp CNH,HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đươngvới quốc tế và khu vực, tháo khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

1.2 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở các địa phương

1.2.1 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Tây Giang là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam có nhiều dân tộcanh em sinh sống và là một trong 61 huyện nghèo của cả nước Nhằm từng bước đẩylùi nghèo đói và đưa địa phương phát triển, những năm qua Tây Giang đã tập trungnhiều nguồn lực và đưa ra nhiều giải pháp để xóa đói giảm nghèo, mang lại nhiều kếtquả tích cực

Sau 7 năm triển khai thực hiện, kinh tế- xã hội huyện Tây Giang đã có nhữngchuyển biến tích cực, đời sống mọi mặt của đồng bào được cải thiện, nhiều công trình,

dự án về dân sinh, như: nhà ở, trạm y tế, các công trình thủy lợi, nước sạch, trườnghọc, điện thắp sáng… được đầu tư xây dựng, từng bước giải quyết những bức xúc củanhân dân về nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh Trong 7 năm (2005-2013) huyệnTây Giang đã đầu tư xây dựng mới 367 công trình, 3.063 ngôi nhà với tổng vốn đầu tưtrên 298,308 tỷ đồng; đặc biệt trong 2 năm 2009-2010 từ nguồn vốn đầu tư theo Nghịquyết 30a, huyện đã xây dựng 26 công trình và hỗ trợ xóa 405 nhà tạm cho các hộnghèo, hỗ trợ gạo bảo vệ rừng cho 3.628 hộ với 16.340 khẩu ở các thôn biên giới; nhờ

đó đã giúp cho nhiều hộ nghèo ổn định chỗ ở, yên tâm sản xuất, tăng thu nhập, gópphần cải thiện đời sống

Chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo cũng được thực hiện tốt, đãcấp thẻ bảo hiểm y tế cho 60.230 lượt người, 58.249 người nghèo được khám, chữabệnh miễn phí Mạng lưới y tế từ huyện đến xã, thôn được củng cố, cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường, đáp ứng nhu cầu khám, chữabệnh cho nhân dân Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và đối tượng xã hộiđược đẩy mạnh, từ năm 2005-2013 đã có 2.078 hộ nghèo được vay vốn với tổng sốtiền hơn 19,50 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đã giải quyết hổ trợ cho nhân dân vay hơn

Trang 20

5 tỷ đồng để phát triển kinh tế và giúp học sinh, sinh viên nghèo học tập Huyện TâyGiang cũng thường xuyên chú trọng thực hiện tốt chính sách trợ giúp pháp lý chongười nghèo và nhân dân các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, nhằm giúp nhândân nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là các chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước về thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo ở địa phương Đãthành lập 10 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tuyến xã và phối hợp với Trung tâm trợ giúppháp lý tỉnh thực hiện chức năng tư vấn pháp luật cho đối tượng là người nghèo, người

có công về những vấn đề liên quan đến cư trú, hộ tịch hộ khẩu, phòng chống bạo lựcgia đình, chế độ chính sách… Tổ chức tập huấn và tăng cường cán bộ khuyến nông-khuyến lâm về tuyến xã để hướng dẫn cho nông dân về khoa học kỹ thuật sản xuấtnông, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi với thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịchbệnh trên cây trồng, con vật nuôi; nhiều mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp được xâydựng bắt đầu phát huy hiệu quả, giải quyết nhiều lao động, cải thiện thu nhập của hộnghèo Nhờ đó đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 2.460 hộ (năm 2005) xuốngcòn 1.603 hộ (năm 2013), bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 8,05%; nhiều

cá nhân đã vượt khó vươn lên làm giàu, trở thành những hộ nông dân sản xuất kinhdoanh gỏi các cấp

Sở dĩ huyện Tây Giang đạt được như vậy là do các cấp lãnh đạo đã đề ra đượcchiến lược giảm nghèo:

Với tinh thần chủ động, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước, đồng thời xuất phát từ thực tiễn tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn,

từ năm 2005 Huyện ủy Tây Giang đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về xóa đói,giảm nghèo giai đoạn 2005-2010 Theo đó, Huyện ủy Tây Giang đã đề ra một sốnhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện có hiệu quả các chính sách về công tác xóa đói,giảm nghèo, trong đó huyện đặc biệt ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho phát triển sản xuất vàxây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh; đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn kỹthuật, đào tạo cán bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; phân công các cơquan, ban ngành thực hiện công tác kết nghĩa giúp các địa phương phát triển kinh tế-

xã hội, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo…

Trang 21

Song song với đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết về xóa đói giảm nghèo,huyện Tây Giang luôn chú trọng lồng ghép với các chương trình, dự án khác có mụctiêu giảm nghèo của Trung ương, như: Chương trình 134, Chương trình 135, Nghịquyết 39, chương trình phát triển chăn nuôi bò, Nghị quyết 30a….

1.2.2 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

Huyện Kon Rẫy là một huyện miền núi thuộc tỉnh Kon Tum với đặc thù là đồngbào dân tộc thiểu số chiếm 66,44% dân số toàn huyện, nền kinh tế chủ yếu dựa vàonông nghiệp Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn đang rất khó khăn, yếu kém Trongnhững năm gần đây Đảng bộ và Chính quyền huyện Kon Rẫy rất quan tâm đến côngtác XĐGN, đã ban hành một số chủ trương biện pháp, chính sách thực hiện chươngtrình XĐGN Qua 5 năm thực hiện số hộ nghèo 2.230 hộ tỷ lệ 51,91% ñầu giai đoạngiảm xuống còn 1.227 hộ chiếm tỷ lệ 23,18%.Để đạt được những điều này,huyện KonRẫy đã đề ra các chiến lược như sau:

- Đầu tư nhiều vào y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn

- Chính sách cải cách đất đai theo hướng thị trường cũng rất cần thiết

- Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

- Chú trọng cải thiện về môi trường

- Thực thi những chương trình XĐGN một cách có hiệu quả, phù hợp với địaphương

1.2.3 Kinh nghiệm rút ra cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam:

Qua kinh nghiệm XĐGN của các địa phương trong nước có thể rút ra một số bàihọc cho công tác XĐGN ở huyện Bắc Trà My như sau:

- Thứ nhất, cần có giải pháp huy động được mọi nguồn lực của địa phương, trước

hết phải phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng kết hợp với sự hỗtrợ đầu tư của Nhà nước, mở rộng quan hệ hợp tác kĩ thuật, tài chính cho XĐGN

- Thứ hai, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, các nguồn vốn vay phải được

đưa vào phát triển sản xuất, đồng thời tổ chức dạy nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật,hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo

- Thứ ba, có sự hỗ trợ cho các hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nghèo nói

riêng trong sản xuất, đảm bảo đầu vào ổn định, chi phí thấp, tìm kiếm thị trường đầu ra,

Trang 22

bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, xây dựng các quĩ bảo hiểm, quĩ phòng chống rủi

ro trong sản xuất để người nông dân yên tâm phát triển sản xuất

- Thứ tư, xã hội hóa chương trình XĐGN, thu hút mọi tổ chức, mọi nguồn lực

tham gia giải quyết, hoàn thành chương trình định canh, định cư, tái sản xuất cho ngườidân, tạo công ăn việc làm, môi trường sống cho dân di cư và hộ nghèo không có đất sảnxuất, đất ở

- Thứ năm, nâng cao tinh thần vươn lên thoát nghèo chính là định hướng để các

hộ nghèo tự lực vươn lên từng bước phát triển kinh tế hộ, thoát nghèo bền vững, khôngtrông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước Muốn làm được vậy, người nghèo cần đượctrang bị kiến thức, phương pháp phát triển kinh tế hộ để họ tự tin vươn lên trong cuộcsống

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY,

TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Các nhân tố ảnh hướng đến XĐGN ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

+ Huyện Bắc Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lývào khoảng: 15057' độ vĩ Bắc và 108009' độ kinh đông; cách trung tâm Tỉnh gần 50

km về hướng Tây Nam

Phía Đông giáp huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (tỉnh KonTum); Phía Tây giáp huyện Phước Sơn; Phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My; Phía Nam,Tây Nam, Đông Nam giáp các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông thuộc tỉnh Kon Tum.+ Địa hình phức tạp hầu hết đồi núi đất đốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chiacắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nông nghiệp phân tán,nhỏ lẻ

+ Diện tích tự nhiên: 82.543,62 ha, trong đó:

* Diện tích đất nông nghiệp là: 44.380 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.572ha; trong đó: đất trồng cây hằng năm là:2.315ha (đất trồng lúa: 1.463 ha); đất trồng cây lâu năm: 257 ha

+ Đất lâm nghiệp: 41.808 ha; trong đó: đất rừng sản xuất: 162 ha, đất rừng phònghộ: 41.646 ha

* Diện tích đất phi nông nghiệp: 849 ha

* Diện tích đất chưa sử dụng: 37.024ha

2.1.2 Lịch sử

+ Bắc Trà My từng là một phần của huyện Trà My cũ của tỉnh Quảng Nam Ngày

20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành nghị định số 72/2003/NĐ-CP, chia táchhuyện Trà My của tỉnh Quảng Nam thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My nhưngày nay

Trang 24

+Huyện Bắc Trà My có 13 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Trà My và 12 xã: TràĐông, Trà Dương, Trà Kót, Trà Nú, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui,Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka.

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Về sản xuất nông-lâm nghiệp: đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi theo hướng tăng cây công nghiệpquế Trà My, gần đây là cây keo, cây cau, cây mây Việc khai hoang, cải tạo đồngruộng được chú trọng, diện tích ruộng lúa nước không ngừng tăng lên, mỗi năm khaihoang tư 15-20ha; sản lượng lương thực cây có hạt hằng năm đạt kế hoạch đề ra Chănnuôi có sự phát triển, chuyển biến tích cực, tổng đàn gia súc gia cầm không ngừngtăng lên Song khó khăn hiện nay là sản xuất chủ yếu là lúa rẫy, năng xuất thấp, diệntích ruộng lúa nước rất hạn chế, chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.+ Đặc sản: Huyện Bắc Trà My là vùng trồng quế nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam

Do có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp: độ cao địa hình khoảng 400-800 mnên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, khí hậu nhiệt đới lại được đèo Hải Vân chắnhết gió lạnh thổi từ phía Bắc, rất thích hợp với cây quế, nên cây quế phát triển rất tốt ởcác xã Trà Tân, Trà Sơn, Trà Đốc Cây quế vùng này có hàm lượng tinh dầu rất cao.Ngoài Quế, Nam Trà My còn có một số dược liệu nổi tiếng khác , nấm Linh Chi, nấmLim Xanh, Sâm Nam

2.1.4 Cơ sở hạ tầng

+ Hiện tại tất cả xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã; 13/13 đơn vị hành chính

có điện thắp sáng; các công trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống kênh mương, hệ thống nướcsinh hoạt được xây dựng mới và tu bổ thường xuyên; xây dựng mới 09/13 trụ sở làmviệc xã, trụ sở của các cơ quan, đơn vị đều được xây mới.Đường nhựa được cải thiệntới các thôn thuộc các xã đặc biệt

2.1.5 Dân số và đời sống nhân dân

+ Dân số: Dân số toàn huyện là 42.461 người (tính đến thời điểm tháng 6/2013),chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Ca dong chiếm 54,49%, Xêđăng chiếm 35,40%,Bhnoong chiếm 7,11%, Kinh chiếm 2,84%, Cor chiếm: 0,09% và các dân tộc khácchiếm 0,07%; Dân cư phân tán, mật độ dân số bình quân: 47 người/km2

Trang 25

+ Tình hình đời sống nhân dân: Đời sống đồng bào các dân tộc huyện còn rấtnhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫymột vụ Tình trạng đói giáp hạt còn xảy ra ở nhiều nơi Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.

2.1.6 Văn hóa giáo dục

+ Toàn huyện có 28 đơn vị trường học (trong đó: có 8 trường THCS Bán trú cụm

xã, 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, 01 trường phổ thông trung học, 14 trườngTiểu học, 14 trường mẫu giáo, 13 trường THCS) và 01 trung tâm giáo dục thườngxuyên - hướng nghiệp; Đội ngũ giáo viên có 947 người; Toàn huyện có 13/13 xã hoànthành chương trình phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và chống mù chữ, 13/13 xã hoànthành chương trình phổ cập Trung học cơ sở

+ Về đội ngũ cán bộ xã: phần lớn có kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo cơ bản;trình độ văn hóa hầu hết thong qua đại học hệ tại chức Hiện nay, huyện đang phối hợptriển khai mở các lớp đào tạo chuyên môn, chính trị, các lớp bồi dưỡng về thực hiệnchương trình 135 cho đội ngũ cán bộ xã từ nguồn kinh phí 30a và các nguồn kinh phíkhác để đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn mới

+ Về phủ sóng truyền thanh - truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc: do điềukiện miền núi cao, địa hình phức tạp nên sóng phát thanh, truyền hình của đài tỉnh, đàikhu vực không phủ sóng được Vì vậy, hằng năm bằng nhiều nguồn vốn khác nhauHuyện đã hỗ trợ cho các thôn, nóc hệ thống Parabol + ti vi để phục vụ cung cấp thôngtin cho đồng bào Mạng lưới thông tin liên lạc đáp ứng được yêu cầu, điện thoại có tại13/13 Trung tâm thị trấn và mạng điện thoại Vinaphone, Mobiphone, Viettel, đã phủsóng tại huyện và một số xã lân cận

+ Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đượctăng cường và củng cố Chỉ tiêu huấn luyện và tuyển quân hằng năm đạt 100% Lựclượng dự bị động viên của huyện không ngừng được củng cố và phát triển cả về sốlượng và chất lượng, đạt 100% so với tổng biên chế; xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ đạt 2,62% so với dân số; đã có 13/13 xã tổ chức diễn tập tác chiến khu vực phòngthủ theo cơ chế 02/BCT của Bộ Chính trị Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổquốc được thường xuyên duy trì và phát triển, góp phần giữ vững ổn định chính trị,trật tự an toàn xã hội đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Trang 26

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm – khoáng sản, các vùng giáp ranh vớihuyện bạn, tỉnh bạn.

2.2 Tình hình nghèo đói và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu

số khác di cư vào địa bàn huyện sinh sống

Bên cạnh đó, Qua số liệu thống kê của phòng LĐ - TB&XH huyện Bắc Trà Mycung cấp thì tình hình biến động của các hộ nghèo năm 2009 đến 2013 được phân tíchtheo bảng 1.1 như sau:

Bảng 1: Tình hình đói nghèo của đồng bào thiểu số huyện Bắc Trà My

Nguồn: phòng LĐ – TB&XH huyện Bắc Trà My

Biểu đồ 1: Tình hình đói nghèo của đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My

Ngày đăng: 05/06/2014, 11:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình đói nghèo của đồng bào thiểu số huyện Bắc Trà My - xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam
Bảng 1 Tình hình đói nghèo của đồng bào thiểu số huyện Bắc Trà My (Trang 24)
Bảng 2: Tỉ trọng sản xuất theo ngành nghề của các hộ nghèo năm 2013 - xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam
Bảng 2 Tỉ trọng sản xuất theo ngành nghề của các hộ nghèo năm 2013 (Trang 26)
Bảng 3: Thực trạng nhà ở huyện Bắc Trà My Nă - xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam
Bảng 3 Thực trạng nhà ở huyện Bắc Trà My Nă (Trang 27)
Bảng 5 : Thực trạng đời sống sinh hoạt cơ bản và tình trạng vay vốn của hộ nghèo - xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam
Bảng 5 Thực trạng đời sống sinh hoạt cơ bản và tình trạng vay vốn của hộ nghèo (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w