1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xóa đói giảm nghèo ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

84 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

Chúng ta đều biết đòinghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổluôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, trật tự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: K44-KTCT

Huế, 5/2014

Trang 2

CĐ : Cố định

ESCAP : Ủy ban kinh tế xã hội châu Á và Thái Bình Dương

GDP : Thu nhập quốc dân bình quân đầu người

HDI : Chỉ số phát triển con người

NEP : Chính sách kinh tế mới

PTNN : Phát triển nông nghiệp

TC-CĐ-ĐH : Trung cấp - Cao đẳng - Đại học

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : Chương trình phát triển liên hiệp quốc

WB : Ngân hàng thế giới

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

XNTT : Xóa nhà tranh tre

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở mọiquốc gia Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đóinghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trongtình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũngkhác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém phát triển songkhoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoáhiện nay thì vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của mộtquốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế Việt Nam là mộttrong những nước có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc giaXĐGN là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tếkết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đóinghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến Chúng ta đều biết đòinghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổluôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninhchính trị không ổn định…

Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá(CNH-HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khoá khăn

và phức tạp hơn so với thời kỳ trước Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm giảmnhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùngphải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằmthực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Thị xã Hương Trà nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm gầnđây tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển rõ rệt qua các năm Tuy nhiên tỷ lệ hộnghèo của thị xã vẫn nằm ở mức cao so với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước Vấn

đề đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của thị xã Hương Trà như vậy,tỉnh thừa Thiên Huế , thị xã Hương Trà đã có những chính sách gì, bằng cách nào,thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn

Trang 8

định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộvươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo Đây là vấn đề rất bức thiết đối với thị xãHương Trà cần sớm được nghiên cứu giải quyết, xuất phát từ thực tiễn đó tôi nghiên

cứu đề tài: “ Xóa đói giảm nghèo ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế " làm

khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Nghèo đói là một hiện trạng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, cho nên vấn

đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văntốt nghiệp đã đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN), trong đó có các côngtrình như:

Các công trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ biên có:

- Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993);

- Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993);

- Xoá đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996);

- Xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997)

Về luận văn, luận án có các công trình sau:

- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xoá đói giảm nghèo ởnông thôn nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 1999;

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001;

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Lý: Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnhPhú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000;

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Bùi Khắc Hiền (2003): Thực trạng và những giảipháp xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề đói nghèo ở tầm vĩ

mô, dưới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên những năm gầnđây chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đói nghèo ở thị xã Hương Trà dướigóc độ kinh tế chính trị Vì vậy, đề tài mà tôi lựa chọn để nghiên cứu không trùng vớicác công trình nghiên cứu đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 9

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đói nghèo ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa ThiênHuế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả xóa đóigiảm nghèo ở thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn công tác XĐGN

- Phân tích ,đánh giá thực trạng đói nghèo và công tác XĐGN của thị xã Hương Trà

- Đề xuất những phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácXĐGN ở thị xã Hương Trà

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác XĐGN ở thị xã Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá công tác XĐGN của thị xãHương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 đến năm 2013, từ đó thấy rõ hơn vaitrò của công tác XĐGN , những vấn đề đặt ra và những giả pháp nâng cao hiệu quảcông tác XĐGN trên địa bàn thị xã trong thời gian tới

- Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2013

- Về không gian: Địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chung:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích vấn

đề một cách khoa học, khách quan

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp thu thập thông tin:

Lấy từ sách, báo, internet như: Tạp chí Cộng sản; báo pháp luật Từ các văn bản,văn kiện Đại hội Đảng, các báo cáo XĐGN thị xã Hương Trà, niên giám thống kê thị

xã Hương Trà

+ Phương pháp phân tích thống kê, chọn mẫu điều tra:

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân loại Căn cứ vào địahình của thị xã, tôi chọn 5 xã đại diện cho các vùng của thị xã Mặt khác, các xã,phường được chọn điều tra phải là những xã, phường điển hình về nghèo đói của thị xã.Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp tôi phân chia thành các nhóm, chọn ra nhữngvấn đề liên quan với nhau sau đó tính phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ

+ Phương pháp phân tích số liệu:

Số liệu điều tra sau khi đã được xử lý, tôi dùng các phương pháp phân tích số

Trang 10

liệu để đưa ra những nhận định về nghèo đói và công tác XĐGN ở thị xã Hương Trà

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo

- Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế

- Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xóa

đói giảm nghèo ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1 QUAN NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH NGHÈO ĐÓI 1.1.1 Quan niệm

- Năm 1993, Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương(ESCAP) đã đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau: " Nghèo đói là tình trạng một bộphận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đãđược xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tậpquán của các địa phương" [Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu á thái bình dương, Nxb khoa học hà nội, Hà Nội,1998, trang12]

- Quan niệm trên được xem là quan niệm chung nhất về nghèo đói, được nhiềunước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam

- Nếu phân tích cặp khái niệm "nghèo đói" thành hai khái niệm riêng "nghèo" và

"đói" thì có thể thấy cặp khái niệm này vừa có sự khác biệt về cấp độ, vừa có quan hệ

mật thiết với nhau

+ "Đói" là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ

năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống hàng ngày, do đó không đủ sức đểlao động và tái sản xuất sức lao động

+ "Nghèo" là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân hầu như

chỉ chi đủ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho nhu cầu ăn, phần tích lũy hầunhư không có Ngoài ra, các nhu cầu khác như ở, mặc, y tế, văn hóa, giáo dục, đi lại,giao tiếp chỉ được đáp ứng một phần rất ít ỏi

- Tóm lại, đói nghèo là hiện tượng, là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùytheo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương.Người nghèo sống mà không có được quyền tự do cơ bản, được lựa chọn và hànhđộng như những người khá giả hơn nghiễm nhiên được hưởng Họ không có đủ cái ăn,chỗ ở, không được đi học và chăm sóc sức khỏe Sự khốn cùng đẩy họ xa khỏi cuộcsống mà ai cũng muốn có, họ cũng luôn đứng trước những nguy cơ tổn thương dobệnh tật, những trục trặc kinh tế và thiên tai Họ còn phải chịu đựng sự đối xử tồi tệ

Trang 12

bởi những kẻ có của cải và không có quyền lực để tác động đến chính sách then chốt

có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Đó là tất cả các khía cạnh của đói nghèo

1.1.2 Phân loại

- "Nghèo" được phân thành hai dạng.

• Nghèo tuyệt đối (Absolute Poverty): là tình trạng bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được

xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địaphương[Ths Nguyễn Quang Phục (2006), tập bài giảng kinh tế phát triển, khoa Kinh

Tế Phát Triển, DHKT Huế, trang 40]

• Nghèo tương đối (Relative Poverty): là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới

mức trung bình của cộng đồng[Ths Nguyễn Quang Phục (2006), tập bài giảng kinh tế phát triển, khoa Kinh Tế Phát Triển, DHKT Huế, trang 41]

- "Đói" xét trong phạm trù kinh tế vật chất được chia làm hai dạng:

• Đói kinh niên: là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho tới thời ddiemr hiện tạiđang xét

• Đói gay gắt (cấp tính): là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất donhiều nguyên nhân như tai nạn, thiên tai, tại thời điểm đang xét

- "Đói" xét trong phạm trù đời sống tinh thần cũng chia làm 2 dạng là đói thông

tin và đói văn hóa

- Đặc điểm chủ yếu của người nghèo

- Nhân khẩu học của hộ:

Người nghèo phổ biến thuộc những hộ có quy mô gia đình lớn nhưng chỉ một,hai thế hệ trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ, các cặp vợ chồngtrẻ hoặc đang tuổi sinh đẻ lại không thực hiện được kế hoạch hoá gia đình trong lúcsản xuất của gia đình rất kém phát triển

- Trình độ văn hoá của chủ hộ:

Trong các hộ nghèo số chủ hộ có trình độ phổ thông trung học trở lên rất ít, chủyếu chỉ có trình độ từ phổ thông cơ sở trở xuống, thậm chí có nhiều chủ hộ còn mùchữ Người nghèo cơ bản không được đào tạo nghề, đây là điều đáng lo ngại nhất vớingười nghèo và là mối quan tâm của toàn xã hội

- Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tinh thần:

Mức độ chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ giàu không những chỉ biểu hiện ở thunhập hay chi tiêu mà còn thấy ở sự gia tăng khá nhanh khoảng cách về mức độ mua

Trang 13

sắm tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần, đa số các hộ nghèo vàngười nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Người nghèo thường dễ bị tổn thương:

Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thể hiện ở chỗ: những khó khăn độtbiến, rủi ro đến với gia đình, những cuộc khủng khoảng xảy ra đối với cộng đồng…thường gây thiệt hại rất lớn đối với những người đói nghèo, đó là nét đặc trưng rất cơbản của các xã hội khác nhau Những hộ gia đình nghèo chỉ có khả năng trang trải ởmức độ hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và nhu cầu thiết yếu khác, họ rất dễ bịtổn thương trước các yếu tố khác xảy ra, họ thường phải bỏ thêm chi phí không đáng

có hoặc bị giảm thu nhập vì khó tiếp cận các cơ hội của tăng trưởng kinh tế Đối với

hộ nghèo khi có một thành viên của gia đình bị ốm đau thì đó là một sự cố nghiêmtrọng, mà các hộ nghèo thường có người đau yếu do mức sinh hoạt thấp, vì vậy cuộcsống của các hộ nghèo thường gặp rất nhiều khó khăn

1.1.3 Tiêu chí phân định nghèo đói

Khi đánh giá nước giàu, nghèo trên thế giới, giới hạn đói nghèo được biểu hiệnbằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP) Tuy nhiên, một

số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ căn cứ vào thu nhập thì chưa đủ căn cứ để đánh giá, vìvậy bên cạnh chỉ tiêu này tổ chức hội đồng phát triển Hải ngoại (ODC) đưa ra chỉ sốchất lượng cuộc sống (PQLI) để đánh giá, bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tuổi thọ

- Tỷ lệ xoá mù chữ

- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh

Gần đây tổ chức UNDP đưa thêm chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm 3chỉ tiêu:

- Tuổi thọ

- Thu nhập

- Tình trạng biết chữ của ngườu lớn

Như vậy chỉ tiêu đánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính khi kết hợp với các chỉ

số PQLI hay HDI thì chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu, nước nghèo chính xác hơn, khách quan hơn.

1.1.3.1 Cách phân định của thế giới

Trang 14

- Chuẩn nghèo là một chỉ tiêu phân biệt người nghèo với người không nghèo.Trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau về nghèo đói, tùy từng điều kiện cụ thể

mà mỗi nước lựa chọn một phương pháp xác định cho phù hợp

- Trong chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc năm 1997, Ngân hàng Thế giới(WB) đưa ra kiến nghị thang đo nghèo đói như sau:(lấy mức thu nhập năm 1990)+ Trên 25.000 USD/năm: Cực giàu

+ Từ 10.000 USD/năm đến dưới 10.000 USD/năm: Khá giàu

+ Từ 2.500 USD/năm đến dưới 10.000 USD/năm: Trung bình

+ Từ 500 USD/năm đến dưới 2.500 USD/năm: Nghèo

+ Dưới 500 USD/năm: Cực nghèo [Võ Quang Huy(2008), Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Vũ Quang- Tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học kinh tế huế]

- Theo WB tùy đặc điểm của từng quốc gia mà có tiêu chí đánh giá nghèo đóikhác nhau, những người được coi là nghèo đói khi có thu nhập như sau:

+ Các nước nghèo: dưới 0,5 USD/ngày

+ Các nước đang phát triển: 1 USD/ngày

+ Các nước thuộc Châu Mĩ La tinh và Caribe: 2 USD/ngày

+ Các nước Đông Âu: 4 USD/ngày

+ Các nước công nghiệp phát triển: 14,4 USD/ngày [Võ Quang Huy(2008), Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Vũ Quang- Tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học kinh tế huế]

- Dựa vào kết quả điều tra mức sống dân cư: WB đưa ra hai chuẩn nghèo

+ Chuẩn nghèo lương thực là lương thực thực phẩm phải đáp ứng nhu cầu dinhdưỡng với lượng calo là 2.100 Kcalo/người/ngày

+ Chuẩn nghèo chung là chuẩn nghèo bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm philương thực, cụ thể là:

• Từ năm 1981 chuẩn nghèo toàn cầu được áp dụng ở mức thu nhập 1USD/ngày/người

• Đến năm 2005 chuẩn nghèo toàn cầu được điều chỉnh ở mức thu nhập 1,25USD/ngày/người

• Đầu năm 2008 chuẩn nghèo toàn cầu được điều chỉnh ở mức thu nhập2USD/ngày/người

1.1.3.2 Cách phân định của Việt Nam

- Ở Việt Nam để đo tình trạng nghèo đói nhiều địa phương lấy tiêu chuẩn thu

nhập bình quân một khẩu trong 1 năm Một số nhà kinh tế lấy tiêu thức lương thựcbình quân nhân khẩu, gia đình nào có thu nhập bình quân dưới 30 kg gạo/khẩu/tháng

Trang 15

được coi là nghèo Một khung hướng khác lại lấy mức lương tối thiểu do Nhà nướcquy định làm chuẩn, người có mức sống nghèo khổ là người có thu nhập bình quânthấp hơn mức lương tối thiểu Các chuẩn mực trên có thể đúng với từng địa bàn cụ thểsong không thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi vùng trên phạm vi cả nước Vì vậy, đểchọn và phân loại hộ nghèo ở Việt Nam phải xem xét các đặc trưng cơ bản của nónhư: Thiếu ăn từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng khoán triền miên, vay nặnglãi, con em không có điều kiện đến trường (mù chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải chocon hoặc bản thân đi làm thuê để kiếm sống qua ngày Nếu đưa chuẩn mực này ra đểxác định thì rất dễ phân biệt hộ nghèo đói ở nông thôn.

Đối với hộ đói: Theo Bộ LĐTB&XH, trong giai đoạn hiện nay nếu thu nhập bìnhquân trong hộ đạt dưới 15kg gạo/người/tháng là đói Mấy năm trước đây đói thường điđôi với thiếu cân đối lương thực trên địa bàn, nhưng hiện nay hiện tượng đói ở một sốvùng không phải do thiếu cân đối lương thực trên địa bàn Như vậy, người đói là ngườikhông có lương thực dự trữ trong nhà và không có tiền để mua lương thực để sử dụnghàng ngày, mặc dù trên thị trường không thiếu lương thực

- Chuẩn đói nghèo chung của cả nước

+ Giai đoạn 2001-2005:

Mức chuẩn xác định nghèo đói chung cho các vùng trong cả nước tại Quyết địnhsố: 1143/2000/QĐ-LĐTB&XH ngày 01/11/2000 của Bộ LĐTB&XH quy định theomức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức dưới đây là nghèo

• Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo : 80.000.000đồng/người/tháng

• Vùng nông thôn đồng bằng : 100.000.000đồng/người/tháng

• Vùng thành thị : 150.000.000đồng/người/tháng

+ Giai đoạn 2006-2010:

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày08/07/2005 về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau:

Trang 16

Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 201.000 đồng/người/ thángđến 260.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo

Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 261.000 đồng/người/ tháng đến338.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011

về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -2015 như sau:

+ Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo cả nước

+ Có đủ nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo

Vì vậy, ở mỗi địa phương tuỳ tình hình thu nhập trên địa bàn mà đưa ra các

chuẩn mực khác nhau về nghèo đói Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chuẩn giai

đoạn 2014 – 2015 Cụ thể, hộ nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống Hộ cận nghèo thành phố là những hộ dân

có mức thu nhập bình quân từ trên 16 triệu đồng đến 21 triệu đồng/người/năm, như

vậy người nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh lại là có thể trở thành người giàu ở một sốvùng khác

1.2 NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA NGHÈO ĐÓI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.2.1 Nguyên nhân nghèo đói

Trang 17

Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nóichung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau.

1.2.1.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc

chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bommìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiếntranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trongmột thời gian dài Với khả năng kinh tế mỏng manh của các hộ gia đình nghèo trongkhu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của

họ Những vùng dễ bị lũ lụt, bão hoặc hạn hán thường có tỷ lệ hộ nghèo cao Đối vớinhững điạ phương kinh tế - xã hội (KT – XH) chậm phát triển nguy cơ nghèo cao hơn

so với địa phương có kinh tế phát triển Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ hộnghèo các vùng trong cả nước năm 2010 ở Đông Bắc là 14,39%, Tây Bắc là 27,30%, ,Bắc Trung Bộ là 16,04%, Tây Nguyên là 11,51% và Duyên hải miền Trung là 10,47%cao hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ (2,59%), Đồng bằng sông Cửu Long(7,32%) và Đồng bằng sông Hồng (5,43%) là những vùng có điều kiện thuận lợi đểphát triển kinh tế xã hội

Thứ hai, Khi một cộng đồng có tỷ lệ bệnh tật cao, sự thiếu vắng lao động cao,

năng suất giảm sút và sẽ có ít của cải được tạo ra Ngoài sự khổ cực, đau buồn và chếtchóc, bệnh tật còn là một nhân tố chính của sự nghèo đói, sự khỏe mạnh không chỉgiúp các cá nhân mà còn góp phần xóa đói nghèo Tai nạn lao động, tai nạn giaothông, thất nghiệp cũng là nguyên nhân làm cho người dân trở nên nghèo đói Nhữngrủi ro trong cuộc sống hay gặp phải trong khi không có các biện pháp phòng ngừa hữuhiệu, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro còn hạn chế

Thứ ba, sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông

nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quảxấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực củađất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lênđến hơn 700% năm

Thứ tư, việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các

tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất

Trang 18

Thứ năm, Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do

nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhànước Điển hình là giao thông vận tải và thông tin liên lạc Đặc biệt là ở các vùng núi,vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn, người dân khó tiếp cận với thị trường, khoa học kỹthuật, mở rộng sản xuất

1.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, thiếu

hiểu biết, không có điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trình độ họcvấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phinông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn đinh hơn Mặt khác dokiến thức hạn chế họ không có khả năng phân tích thị trường để có định hướng sảnxuất kinh doanh những sản phẩm mang lại thu nhập cao

Thứ hai, qui mô hộ gia đình lớn, bởi qui mô hộ gia đình ảnh hưởng đến nhiều

yếu tố KT – XH Những hộ gia đình sinh nhiều con, đẻ dày một mặt sẽ hạn chế sức laođộng của người mẹ, mặt khác lại phải tốn thêm một khoản chi phí để nuôi con nhỏ,chưa kể đến việc sức khỏe của người mẹ cũng bị ảnh hưởng khi sinh nhiều, đẻ dày.Sinh đẻ không có kế hoạch làm qui mô gia đình tăng và tỷ lệ người ăn theo cao là mộtnguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ

Thứ ba, đối với hộ gia đình có thu nhập thấp, trong nền kinh tế ngày nay càng

phát triển thì thu nhập của họ chỉ đủ chi tiêu cho các khoản sinh hoạt hàng ngày Vìthế họ không đủ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc nếu có thì nguồn vốn quá

eo hẹp, manh mún Thiếu thốn để đầu tư sản xuất kinh doanh cũng là nguyên nhânkhiến cho các hộ nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và không có động lực

để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó

Thứ tư, chi tiêu không có kế hoạch, không tính toán cũng là nguyên nhân chủ quan

gây nên nghèo đói Chi tiêu không có kế hoạch dẫn đến thường thiếu ăn trong nhữngtháng giáp hạt Để đảm bảo nhu cầu sống và sản xuất tiếp theo họ phải vay mượn có khiphải vay nặng lãi Điều đó làm cho khó khăn của họ ngày càng khó khăn hơn

Thứ năm, một nguyên nhân về chủ quan của hộ nghèo đó là do trong gia đình có

người mắc tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, con cái quậy phá, gia đình bất ổn Vấn

đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trục tiếp đến thu nhập và chi tiêu của hộ

Trang 19

nghèo, một mặt họ phải chịu gánh nặng mất đi thu nhập từ lao động, một mặt gánhchịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp làm họrơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Thứ sáu, Sự phụ thuộc bắt nguồn từ việc cộng đồng chỉ được coi như là bên tiếp

nhận viện trợ Trong ngắn hạn, viện trợ rất quan trọng với sự sống còn của cộng đồngnhưng trong dài hạn, viện trợ chỉ dẫn họ đến cái chết và tất nhiên sự nghèo đói liênmiên.Người ta tin rằng khi một người, một cộng đồng quá nghèo đến nỗi họ không thể

tự giúp chính mình và phải phụ thuộc vào sự gúp đỡ của người khác là tất yếu Thái độ

đó, niềm tin đó là nhân tố bào chữa lớn nhất duy trì những điều kiện tồn tại cho sự phụthuộc xã hội luôn quan tâm đến người nghèo, họ thường được hỗ trợ về vật chất cũngnhư các dịch vụ khác để có thể thoát nghèo Thế nhưng một số người nghèo lại ỷ vào

sự giúp đỡ đó, đã lười lao động, không chịu khó, muốn bao cấp, từ đó họ không có ýthức vươn lên thoát nghèo gây nên nghèo đói và hiện tượng “tái nghèo‟

1.2.2 Hậu quả

Thứ nhất, nghèo đói làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân Một trong

những đặc trưng cơ bản của nghèo đói là tình trạng không đảm bảo nhu cầu lươngthực, thực phẩm dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư,đặc biệt là nhóm phụ nữ, trẻ em nghèo Tình trạng suy dinh dưỡng dẫn đến hậu quảnghiêm trọng trong tương lai của người nghèo, đó là tình trạng sức khỏe yếu kém vàbệnh tật, tuổi thọ giảm sút Mặt khác, các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môitrường sống không thuận lợi, họ phải sống trong các ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo, thiếunước sạch, công trình vệ sinh không đảm bảo và không có điện sinh hoạt

Thứ hai, nghèo đói làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Nghèo đói thường đi với

tình trạng sức khỏe yếu kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất manh mún, lạc hậu dẫntới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm làm ra không cao, khó cạnh tranhtrên thị trường, nền kinh tế kém phát triển Để có thể tăng trưởng kinh tế ổn định vàbền vững thì XĐGN là một nội dung có ý nghĩa quan trọng

Thứ ba, nghèo đói làm gia tăng các tệ nạn xã hội và bất bình đẳng xã hội Các tệ

nạn như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS gia tăng và trở thành “dịch bệnh” nhức nhốitrong xã hội Tỷ lệ phạm tội và mắc các bệnh cao thường xẩy ra ở những người nghèo

và ở các khu dân cư ổ chuột, cũng như đa phần các trẻ em và những người lang thang

Trang 20

đường phố có xuất thân từ những gia đình nghèo.

Thứ tư, nghèo đói làm tăng quy mô dân số Điều này được thể hiện rõ ở nước

nghèo, kém phát triển và trong từng hộ gia đình nghèo Đa số hộ nghèo thường cóđông con, đặc biệt là con nhỏ và khoảng cách độ tuổi của chúng là ngắn Điều này cóthể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cần nhiều lao động, không có điều kiện tiếpcận dịch vụ y tế kế hoạch hóa gia đình, tập quán lạc hậu với suy nghĩ “trọng namkhinh nữ”, “trời sinh voi sinh cỏ”, vị thế của người phụ nữ trong gia đình không đượccoi trọng và nhất là nhận thức của người nghèo về vấn đề này còn chưa cao Tuy nhiên

có thể thấy rõ và ngay trước mắt là việc gia tăng đói nghèo đi kèm với gia tăng dân số

sẽ gây nên nhiều áp lực cho xã hội, gia tăng bất bình đẳng giới

Thứ năm, nghèo đói là một trong những nguyên nhân gây nên suy thoái và ô

nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu Đa số những người nghèo, vì hạn chế về nhậnthức hoặc do phải mưu sinh để tồn tại, họ thường làm những công việc độc hại, gâyảnh hưởng đến sức khỏe cũng như môi trường, khai thác, đánh bắt cạn kiệt tài nguyênrừng, biển, chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ

1.2.3 Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết

vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam Trước mắt là xóa đói, giảm hộnghèo; lâu dài là xóa sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một

xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

XĐGN không chỉ đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động màphải tạo ra động lực tăng trưởng tại chủ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo XĐGNkhông đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng

có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồngđều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và đảm bảo sự ổn định chogiai đoạn “cất cánh” Trên góc độ cá nhân và gia đình thì tình trạng nghèo đói tạothành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói › trình độ văn hoá thấp › thu nhập thấp ›

ăn uống không đầy đủ › sức khoẻ kém › năng suất lao động thấp › làm không đủ

ăn › vay mượn, nợ nần chồng chất › nghèo đói; cứ quấn lấy những người nghèo mà

họ không biết phá vỡ mắt xích nào để thoát ra được Nhìn vào đó ta có thể thấy rằngnghèo đói có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hưng, thịnh của quốc gia, chúng có mối

Trang 21

quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên XĐGN thường phải áp dụng một hệ thống các giảipháp trong thời gian dài thì mới có được kết quả chắn chắn và bền vững.

- Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo

+ Một là, xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế: XĐGN có mối quan

hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển Nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ tác độngtích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững, tạo thêm thu nhậpchính đáng cho người dân, ổn định cuộc sống và hạn chế các tệ nạn xã hội, bảo vệ môitrường sinh thái

+ Hai là, xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội: XĐGN nhằm nâng cao

chất lượng cuộc sống cho người dân, giúp họ có quyền và cơ hội tiếp cận và hưởng thụcác dịch vụ xã hội khác nhau, có điều kiện và tiếng nói trong việc tham gia vào cáccông việc của đoàn thể, chính quyền, đối với những vấn đề của Nhà nước thì “dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó phát huy quyền làm chủ của mỗi người dân, đểnước ta thực sự là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”

+ Ba là, xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội: đói nghèo

dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo là hiện tượng có tác động trực tiếp đến bất bình đẳng

xã hội, tạo ra tâm lý bất bình đối với sự phân hóa giàu nghèo, có nguy cơ dẫn đến phânhóa giai cấp, đe dọa tình hình ổn định chính trị, xã hội và chệch hướng xã hội chủnghĩa Cùng với xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường là sự thương mại hóa các lĩnhvực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo khó có thể tiếp cận Vì thế, họ không đượchưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ có quyền được hưởng dẫn đến tình trạngngười dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào chế độ; tạo ratâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu kiện” và những “điểm nóng” với những diễnbiến phức tạp về an ninh xã hội Do đó việc thực hiện có hiệu quả các chính sáchXĐGN sẽ khắc phục được những tồn tại trên, củng cố lòng tin của người dân vào sựlãnh đạo của Đảng, Nhà nước và vào chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng

+ Bốn là, xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá: XĐGN làm giảm sự phân

hóa giàu nghèo, giảm ngăn cách giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, từ đó thắt chặt mốiliên kết giữa các nhóm dân cư trong xã hội XĐGN hiệu quả nâng cao dân trí, đời sốngvăn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc XĐGN giúp trình độ dân trí, đờisống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao; giá trị bản sắc văn hoá các dân

Trang 22

tộc được giữ gìn, phát huy Sự nghiệp giáo dục miền núi tiếp tục phát triển Có sựchuyển biến đáng kể về đầu tư,quy mô và chất lượng dạyvà học Hệ thống thiết chếvăn hoá thông tin đang từng bước được đầu tư Nhiều hoạt động văn hoá của bà condân tộc thiểu số được khôi phục, phát triển như: lễ hội đâm trâu, lễ hội làm mùa, lễ hộicầu may, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các tỉnh, thành trên cả nước hằng nămđều tổ chức liên hoan ngày hội Văn hoá Thể thao các dân tộc thiểu số, góp phần tíchcực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, thể thao các dân tộc thiểu số, tạo nênmột hoạt động văn hoá sôi nổi, vui tươi, lành mạnh Đây là một yếu tố tích cực có tácđộng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố cơ bản trong việc đảmbảo an ninh chính trị của mỗi quốc gia.

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.3.1 Nhận thức của người dân

Người dân trên cả nước nói chung và địa bàn Hương Trà nói riêng có trình độhọc thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phinông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn đinh hơn Mặt khác dokiến thức hạn chế họ không có khả năng phân tích thị trường để có định hướng sảnxuất kinh doanh những sản phẩm mang lại thu nhập cao Việc việc tiếp cận của ngườidân cũng như việc các cán bộ công tác XĐGN phổ biến chủ chương, chính sách củaĐảng và Nhà nước gặp nhiều hạn chế

Đa số người dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác XĐGN nên một số bộ phậnngười dân còn trông chờ, ỷ lại chờ chính quyền địa phương thực hiện mà không chủđộng đi trước thực hiện Bên cạnh đố cũng lo lắng đối với hộ nghèo khi có một thànhviên của gia đình bị ốm đau thì đó là một sự cố nghiêm trọng, mà các hộ nghèo thường

có người đau yếu do mức sinh hoạt thấp, vì vậy cuộc sống của các hộ nghèo thườnggặp rất nhiều khó khăn

1.3.2 Chủ trương chính sách của nhà nước

Ngay từ khi nước ta mới dành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đãquan tâm ngay đến nhiệm vụ chống đói nghèo Người coi đói nghèo là một thứ “giặc”như “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” Người khẳng đinh phải làm sao cho dân ai cũng

Trang 23

có cơm ăn áo mặc, ai cũng được mặc ấm, ai cũng được học hành Người chủ trương:

“Làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàuthêm” [Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội trang 65] Tưtưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt trong quá trình xâydựng CNXH, nhất là thời kỳ đổi mới Trong văn kiện Đại hội IX, Đảng ta khẳng định:

“Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo” Mục tiêuChiến lược XĐGN thời kỳ 2001 – 2010 do Đại hội đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2010

về cơ bản không còn hộ nghèo Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảmnghèo” [Đảngcộng sản Việt Nam (2001)), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội] Báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng cũngkhẳng định: “Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân là giàu theo pháp luật,thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo ; phấn đấu không còn hộđói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh số hộ giàu; từng bước xây dựng gia đình, cộngđồng và xã hội phồn vinh” [” [Đảngcộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội]] Nghị quyết Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sáchgiảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảmbảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khókhăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bìnhkhá trở lên Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàunghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị” Mục tiêu giảm nghèo

từ 2011 đến 2020 do Đại hội đề ra là: “Giảm nghèo bền vững là một trong những trọngtâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện vàtừng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi,vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùngnghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,các dân tộc và các nhóm dân cư” Cụ thể cần đạt được: “Thu nhập của hộ nghèo tănglên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèogiảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người nghèo đượccải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở;người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng

Trang 24

kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tậptrung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như:giao thông, điện, nước sinh hoạt” [Đảngcộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội]

1.3.3 Quá trình thực hiện các chính sách

Từ năm 1992, các hoạt động XĐGN đã được thực hiện như một mục tiêu quốc gia.Đến năm 1998, XĐGN đã thực sự trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia(CTMTQG) Trong nông nghiệp, nông thôn – nơi tập trung phần lớn hộ nghèo, Chínhphủ đã thực hiện các chính sách giao đất, giao rừng cho nông dân kết hợp với việc cungứng tín dụng thông qua quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, sau đó Ngân hàng phục vụ ngườinghèo, và nay là Ngân hàng chính sách xã hội cùng với Ngân hàng nông nghiệp và Pháttriển nông thôn là hai tổ chức tài chính chính thức cung cấp tín dụng cho nông dân

Để tập trung nguồn lực, hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện vàmôi trường XĐGN bền vững, ngày 14-1-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 5/1998/QĐ – TTg về quản lý các CTMTQG, theo đó XĐGN được nânglên thành 1 trong 7 CTMTQG Ngày 23-7-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 133/1998/QĐ – TTg phê duyệt CTMTQG XĐGN giai đoạn 1998 – 2000,chương trình này nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ ngườinghèo sản xuất, tăng thu nhập, XĐGN Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trìnhnày ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng

Ngày 4-5-2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các CTMTQG giai đoạn

2001 – 2005 Từ đây các hoạt động XĐGN được lồng ghép them chương trình hỗ trợviệc làm, trở thành CTMTQG về XĐGN và hỗ trợ việc làm Mục tiêu của chươngtrình này là: phấn đấu đến năm 2005 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạnnày) của Việt Nam xuống còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5 – 2% (khoảng

28 – 30 vạn hộ/năm), không để tái đói kinh niên, đảm bảo cho các xã nghèo có đủ cơ

sở hạ tầng thiết yếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, nước sinhhoạt, chợ)

Phấn đấu mỗi năm có từ 1,4 – 1,5 triệu việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp

ở khu vực thành thị xuống còn dưới 6% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nôngthôn lên 80% năm 2005 Nội dung của chương trình bao gồm các chính sách hỗ trợ

Trang 25

người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo về: y tế, giáo dục, chính sách an sinh xã hội, miễnthuế sử dụng đất nông nghiệp, trợ giúp nhà ở, công cụ lao động, đất sản xuất và đặcbiệt là vốn tín dụng

Như vậy, CTMTQG về XĐGN giai đoạn 2001 – 2005 đã được nâng cao hơn cả

về lượng và cả chất, những tồn tại, thiếu sót của các chính sách và việc thực hiện côngtác XĐGN của giai đoạn 1998 – 2000 đã được chỉnh lý, sửa đổi và rút kinh nghiệm.Tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ mà nước ta đã cam kết

{-Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg Về việc ban hành

chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.} Chính phủ đã phê duyệtchương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010 theo Quyết đinh số20/2007/QĐ – TTg ban hành ngày 05/02/2007 Mục tiêu cụ thể của chương trình làgiảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 -11% năm 2010, thu nhập củanhóm hộ nghèo tăng từ 1,45 lần so với năm 2005 và 50% số xã đặc biệt khó khăn vùngbãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn Chương trình sẽ

áp dụng với những đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xãnghèo, ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộnghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt) Đến năm 2010, đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hảiđảo cơ bản xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định, 6 triệulượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi, thực hiện khuyến nông – lâm – ngư,chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho 4,2 triệu lượt người nghèo, miễn,giảm học phí học nghề cho 150 nghìn người nghèo, 100% người nghèo được Nhànước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm y tếthanh toán theo quy định, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trườnghọc cho 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học, tập huấnnâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp,trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở, hỗ trợ để xóa nhà tạm cho 500 nghìn hộ nghèo,phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý Bên cạnh đó, CTMTQGgiảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia quá trìnhxây dựng, triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo tính dân chủ, công khai và minh

Trang 26

bạch Nhà nước hỗ trọ trực tiếp người nghèo các chi phí về giáo dục, dạy nghề, chi phí

y tế [-Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về Chương trình

mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.]

Trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án,chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảmnghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a củachính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác Nguồn lực đề thực hiệncông tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước

mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoànkinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chínhbản thân người nghèo Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợngười nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạođiều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồnnhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèotriển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hànhnhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứngyêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chínhsách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữacác bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả [-Thủ tướng Chính phủ (2011),

Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015].

1.3.4 Điều kiện tự nhiên

Mang những đặc điểm chung về địa hình phức tạp của Thừa Thiên Huế cũng nhưcác tỉnh miền Trung; đất đai của Hương Trà bị chia cắt mạnh bởi nhiều hệ thống sôngsuối và đồi núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn Với điều kiện như vậy gâynhiều bất lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn toàn huyện Với điều kiện khí hậu khắc nhiệt của khí hậu - thời tiết nên diễn ra nhiều thiêntai trên địa bàn toàn huyện, cái nắng nóng gay gắt vào mùa hè và những trận lũ khủngkhiếp gây tang thương, thiệt hại lớn cho người dân nơi đây

Trang 27

Điều kiện tự nhiên của địa phương như vậy đã gây khó khăn trong việc thực hiệncác giải pháp XĐGN, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước gặp nhiều khó khăn.

1.3.5 Môi trường bị tàn phá CHỨNG MINH

Ở nước ta, mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là một nhân tốtrực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đói nghèo Ở đây chỉ nêu lên mấy mặtchủ yếu:

Trước hết, tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp Kết quả là làmbệnh tật gia tăng đối với công nhân và dân cư trong vùng Những chi phí cho chữa trịbệnh tật khiến người lao động nghèo thêm

Thứ hai, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu không những đưa đến mực nướcbiển dâng cao, xâm chiếm nhiều diện tích đất đai để sinh sống (Việt Nam là một trongnăm nước chịu tác động trước tiên), mà còn gây ra những trận hạn hán, lũ lụt trầmtrọng, xói mòn bờ biển, bờ sông, phèn hóa đất đai nông nghiệp Những tai họa gần này

sẽ làm tăng sự đói nghèo về mức độ và phạm vi

1.3.6 Nhân khẩu

Người nghèo phổ biến thuộc những hộ có quy mô gia đình lớn nhưng chỉ một,hai thế hệ trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ, các cặp vợ chồngtrẻ hoặc đang tuổi sinh đẻ lại không thực hiện được kế hoạch hoá gia đình trong lúcsản xuất của gia đình rất kém phát triển

1.3.7 Sự hạn chế về năng lực tổ chức quản lý của bộ máy nhà nước các cấp

Đây là nhân tố tác động không nhỏ đến mức độ đói nghèo, nhưng thường bị bỏqua và chậm đổi mới Xét trên toàn cảnh, tác động của nhân tố tổ chức, quản lý củacác cấp đến đói nghèo có mức độ khác nhau, ở những thời gian khác nhau, được thểhiện tập trung ở mấy mặt sau đây:

Thứ nhất, tính chất và mức độ “hành chính quan liêu” trong các cấp đã ảnhhưởng đến giải quyết vấn đề đói nghèo, thực hiện những chủ trương, chính sách xóađói, giảm nghèo trong thời gian qua biểu hiện ở các hoạt động:

- Cứu trợ dân nghèo trong các đợt thiên tai bão lụt ở một số nơi rất chậm trễ, làmdiện đói nghèo kéo dài và lan rộng

Trang 28

- Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định có những lệch lạc, dựa vào quan hệthân quen đưa vào diện nghèo những hộ không nằm trong tiêu chí nghèo, thậm chí bớtxén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng Những sai phạm này thường ở cấpchính quyền cơ sở và thị xã.

- Chất lượng xây dựng các luật kinh tế, xã hội còn thấp so với thực tiễn, nên “dễthông qua nhưng khó thi hành” ở cấp vĩ mô Quy trình làm luật hiện nay chỉ coi trọngmặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật mà không đòi hỏi giải trình vềmặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặt thanh tra, kiểm soát Vì vậy đã có nhữngtrường hợp bất khả thi, hoặc dễ “lách luật” và lạm dụng Đây là hạn chế của cấp vĩ mô.Mặt khác, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai các dự ánkinh tế – xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên các dự ánkhông có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài Hiện nay, chỉ sốICOR quá cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tăng trưởng và đói nghèo

Tính chất hành chính quan liêu trong quản lý vĩ mô gây lãng phí ở tầm quốc giacòn do nôn nóng muốn làm tất cả, không có ưu tiên và bước đi phù hợp Cách làmnặng về số lượng (người ta nói do bệnh thành tích theo tư duy nhiệm kỳ) không chỉgây lãng phí lớn, mà còn để lại nhiều vấn nạn cả về kinh tế và xã hội

Hơn nữa tình trạng tham nhũng tác động không chỉ đến chất lượng và hiệu quảphát triển, mà còn trực tiếp đến đời sống nhân dân Hiện tượng tham nhũng xuất hiện

cả trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế, thậm chí cả trong dự án xóa đói, giảm nghèo,cùng với những tác động tiêu cực của các dự án xây dựng, nhất là các dự án sử dụngnhiều đất đai, làm cho vấn đề đói nghèo và ổn định xã hội khó giải quyết Nguy cơ vàhậu quả nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng là những người này đang trở thành lựclượng “nội xâm”, coi thường luật pháp và vô trách nhiệm

Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm và chưathật sự quan tâm đúng mức về công tác XĐGN – Xóa nhà tranh tre cho hộ nghèo Vìvậy việc điều tra khảo sát đánh giá phân loại xác định hộ nghèo, số hộ nghèo đang ởmái nhà tranh tạm bợ chưa chính xác; các giải pháp thực hiện đề ra thiếu cụ thể; giảiquyết các chế độ chính sách ưu tiên cho người nghèo có nơi làm chưa tốt, do đó chưatạo được đồng thuận trong nội bộ nhân dân

Trang 29

1.3.8 Tăng trưởng kinh tế phiến diện

Vấn đề đói nghèo, về khách quan, là sản phẩm tất yếu của một mô hình kinh tếnhất định Khi một mô hình kinh tế đã cạn kiệt tiềm năng phát triển, thì dù có cố gắngcủa chính quyền cũng không thể giải quyết tốt vấn đề đói nghèo

Nước ta đã chuyển sang mô hình công nghiệp hóa từ nhiều năm nay Đó là môhình kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, dựa vào đầu tư nướcngoài để xuất khẩu nhằm tăng trưởng nhanh ở một nước nông nghiệp lạc hậu, môhình ấy có vai trò nhất định ở giai đoạn khởi động nền kinh tế thị trường, nhưng nếukéo dài thời gian thực hiện mô hình ấy chỉ lo tăng trưởng số lượng thì những vấn đề xãhội sẽ phát sinh và tăng lên, thể hiện ở vấn đề đói nghèo trở nên nghiêm trọng, phânhóa giàu nghèo mở rộng khoảng cách nhanh chóng, lối sống trong xã hội xuất hiệnnhiều vấn nạn mới

Do kéo dài mô hình công nghiệp hóa chạy theo tăng trưởng số lượng, nên hiệnnay nước ta tuy thực hiện chính sách XĐGN đạt những kết quả nhất định, nhưng vấn

đề đói nghèo trên thực tế ở cả khu vực chính thức lẫn khu vực phi chính thức vẫn cònnhiều điểm cần quan tâm nghiên cứu

Chính sách tiền lương thấp hiện nay còn được các doanh nghiệp trong nước và đầu

tư nước ngoài lấy đó để làm căn cứ để trả lương cho người lao động, chứ không dựa vàonăng suất, chất lượng, hiệu quả công việc Những nhược điểm trong quản lý nhà nước

đã bị các doanh nghiệp khai thác làm cho người lao động ngày càng đói nghèo

Nhìn tổng quát, tác động của tăng trưởng kinh tế một cách phiến diện đến đóinghèo có nguyên nhân sâu xa từ việc duy trì quá lâu mô hình công nghiệp hóa đã lỗithời ở thời đại hiện nay, còn nguyên nhân trực tiếp là bệnh thành tích theo nhiệm kỳcủa bộ máy quản lý Thực tiễn cho thấy, giải quyết vấn đề đói nghèo phải gắn liền vớiđổi mới mô hình kinh tế với đổi mới tư duy và phương pháp quản lý

1.4 KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.4.1 Kinh nghiệm XĐGN của một số tổ chức quốc tế

Cuộc đấu tranh tấn công nghèo đói đang là vấn đề toàn cầu rất cấp bách của xãhội loài người, là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay.Chính vì thế, XĐGN trước tiên là thuộc về trách nhiệm của Chính phủ các nước, bêncạnh đó các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),

Trang 30

Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP)giữ những vai trò quan trọng hỗ trợ, giúp các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo đói.Biện pháp quan trọng được các tổ chức quốc tế thường dùng là chu cấp cáckhoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình XĐGN Đây làmột biện pháp trực tiếp và có nhiều yếu tố tích cực nên hạn chế được lãng phí và thamnhũng của các quan chức trung gian.

Tiếp theo là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển, Hội nghịthượng đỉnh RIO năm 1992 đã đề ra một công ước chung, theo đó viện trợ phát triểncho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ 3 cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sảnphẩm xã hội của các quốc gia công nghiệp phát triển với một mục tiêu đóng góp vàoviệc giảm số người nghèo trên thế giới

Một biện pháp nữa là tập trung vào các giải pháp giãn nợ, giảm nợ đối với nhữngquốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến nỗi mất khả năng trả nợ Trong số các sự kiện liênquan đến việc này, trước hết phải kể đến các hội nghị thường niên của WB và IMF về

xử lý nợ cho các nước nghèo, các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Luân Đôn, Pari tại hộinghị ở Oa-Sinh-Tơn tháng 10/1996 đã quyết định giảm ít nhất 5,6 tỷ USD nợ củakhoảng 20 nước nghèo nhất thế giới và đến những năm gần đây con số giảm nợ đã lênđến hàng chục tỷ USD

Các biện pháp thường giải quyết những vấn đề phát sinh lớn như: bảo hiểm, thiếtlập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo hiểm và Nhà nước vào những thiệt hạilớn do thiên tai gây ra Ngoài ra, còn có hoạt động của các tổ chức nhân đạo như Hộichữ thập đỏ quốc tế, UNICEP…cũng thường tổ chức các hoạt động nhân đạo, tiêmchủng mở rộng, cung cấp nước sạch, hướng các hoạt động vào người nghèo, lấy ngườinghèo làm trung tâm, đối tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ

1.4.2 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới

1.4.2.1 Kinh nghiệm XĐGN của Malaxia

- Chính sách Kinh tế mới (NEP) với chiến lược XĐGN được chính phủ Malaxia

để ra trong '' Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất - OPPI '' (1971-1990) Đây là kế hoạchtrong vòng 20 năm, nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, chuyển hướng côngnghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa vào sản xuất, lấy xuất khẩu làmđộng lực chính để tăng trưởng kinh tế Thời kỳ thực hiện NEP, nền kinh tế Malaxia

Trang 31

luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao (7,8% giai đoạn 1970 -1980 ,5,9% giai đoạn 1980-1990) ,môi trường xã hội ổn định, sự bất bình đẳng sắc tộc giảm bớt, đời sống dândân được cải thiện đáng kể (GDP bình quân đầu người tăng nhanh từ 390 USD (1970)lên 1.680 USD (1980) và 2.700 USD (1990), gấp 7 lần trong vòng 20 năm Thành tựu

to lớn này cũng có góp phần đáng kể trong chiến lược XĐGN được thực hiện NEP

- Chính sách phát triển quốc gia (NDP) với chiến lược XĐGN giai đoạn những

năm 1991 -2000 Kết quả bước đầu từ năm 1991 - 1997 trước khi xảy ra cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ (7-1997) có thể thấy tình hình rất khả quan

+Tỷ lệ người nghèo giảm rất nhanh từ 17,1% năm 1990 xuống còn 9,6% năm

1995 và chỉ còn 6,8% năm 1997

+Tỷ lệ người nghèo ở thành thị và nông thôn đều giảm mạnh, đặc biệt là ở khuvực thành thị ( từ 7,5% xuống còn 2,5%) và nông thôn ( từ 21,8% giảm xuống còn11,8%) Tỷ lệ nghèo khốn cùng cũng giảm đáng kể ( từ 4,0% giảm xuống 1,4%) + Vào tháng 7-1997 khủng hoảng tiền tệ Thái Lan xảy ra gây ảnh hưởng khôngnhỏ tới Malaixia trong đó có vấn đề nghèo khổ, nhưng Malaixia đã có những thay đỏi ,

bổ sung phù hợp với hoàn cảnh Trên thực tế trong cuộc khủng hoảng đã làm tỷ lệnghèo đói gia tăng thêm 1,2% ( từ 6,8% lên 8%) và chủ yếu rơi vào hộ gia đình củathành thị

- Bài học kinh nghiệm lớn nhất từ công cuộc XĐGN ở Malaixia là XĐGN đượcthực hiện gắn liền với tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập Ở quốc gia nào cũngvậy, để tiêu diệt tận goc đói nghèo thì phải phát triển kinh tế, lấy tăng trưởng kinh tếlàm động lực mạnh mẽ và hiệu quả nhất để XĐGN, nhưng đi kèm với tăng trưởngkinh tế phải có những cơ chế, chính sách để bảo đảm cho những lợi ích từ việc tăngtrưởng cũng như thu nhập được phân phối một cách công bằng, rộng rải và để thựchiện được đều này thì Malaixia đẫ lấy dân làm gốc

1.4.2.2 Kinh nghiệm XĐGN của Thái lan

- Thái Lan đã vạch ra nhiều kế hoạch phát triển và các chính sách để XĐGNnhưng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1982-1986) khác hơn với 4 kế hoạch phát triểnlần trước đó là trọng tâm chú ý là đối tượng không được hưởng nhiều nguồn lợi từphát triển dựa trên 5 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc 1: tập trung vào những khu vực nông thôn lạc hậu, thiệt thòi

+ Nguyên tắc 2: các dịch vụ xã hội sẽ chỉ cấp đến cho mức dân sinh, đáp ứng nhu

Trang 32

cầu tối thiểu trong đời sống người dân.

+ Nguyên tắc 3: phát triển nguồn nhân lực để họ có thể tự giúp mình thoát nghèo.+ Nguyên tắc 4: chọn những kỹ thuật và giải pháp công nghệ đơn giản và ít tốnkém để tất cả các vùng bị thiệt thòi và các đối tượng đói nghèo đều có thể áp dụng.+ Nguyên tắc 5: khuyến khích chính đối tượng tham gia vào quá trình giải quyêtcác vấn đề cho chính họ [Ths Võ Thị Thu Nguyệt Xóa Đói Giảm Nghèo ở Malaixia

Và Thái Lan Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam, trang 117]

- Các nỗ lực lớn của chính phủ trong các kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch 5 nămlần 5 đã giúp cho Thái Lan XĐGN và tạo công an việc làm cho nông thôn trên cả nước

có hiệu quả

Đối với Thái Lan tỉ lệ nghèo là 30% dân số trong thập kỷ 80 đến năm 1996 giảmxuống còn 3% (13 triệu người) bởi chính phủ Thái Lan thực hiện một số biện pháp sau:

- Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật

tư giá rẻ, chất lượng tốt

- Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, Ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãisuất thấp (3% năm) và cho nông dân dùng thóc để thế chấp Khi thóc được giá ngườidân bán thóc và hoàn vốn cho Ngân hàng

- Thái Lan áp dụng mô hình phát triển chính sách quốc gia gắn liền với chínhsách phát triển nông thôn thông qua việc hình thành và phát triển xí nghiệp ở làng quênghèo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng trung tâm dạy nghề ở nông thôn

để giảm bớt nghèo khổ với sự hoạt động của: Ban phát triển nông thôn (IBIRD), Tổchức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (CDA) Theo báo cáo trình Chính phủtháng 6/2003 của Uỷ ban quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (NESDP) năm 2001 TháiLan vẫn còn 8,2 triệu người nghèo, 80% số này sống ở nông thôn Tháng 11/2003Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch 6 năm xoá đói nghèo, theo đó Thái Lan hướngquan tâm vào nông nghiệp, nông thôn và thị trường nội địa Thực hiện chương trình

"Mỗi làng một sản phẩm" Chính phủ đang tìm kênh phân phối, lưu thông hàng hoágiúp nông dân tiệu thụ sản phẩm Theo kế hoạch này, bước đầu 8 trong 76 tỉnh đượcchọn để thí điểm, người dân tại đó được yêu cầu đăng ký và trình bày hoàn cảnh đểcác cơ quan chức năng xem xét, hỗ trợ Tạm thời, việc giải quyết dự kiến phân theobảy nhóm: nông dân không có đất, người không có nhà ở, người làm ăn bất chính, nạn

Trang 33

nhân từ những vụ bị lừa đi lao động nước ngoài, sinh viên hoàn cảnh gia đình khókhăn, người bị vỡ nợ và người thu nhập thấp thiếu nhà ở.

- Các giải pháp cụ thể của Thái Lan nhằm xóa đói giảm nghèo là thiết thực vàcần được duy trì liên tục Mặc dù Thái Lan đã được đánh giá là nước phát triển ở trình

độ trên trong khu vực, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với đói nghèo đã đượctriệt tiêu Việt Nam đã và đang thực hiện các chủ trương, chính sách và thực hiện cácbiện pháp cụ thể, đồng bộ trong XĐGN, trong đó có những bài học rút ra từ nhữngkinh nghiệm thực tiễn của Thái Lan

1.4.2.3 Kinh nghiệm XĐGN của Trung quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có khoảng 250 triệu ngườinghèo (năm 1978) Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa ra chương trình xoáđói giảm nghèo với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số nghèo còn 125triệu, đến năm 1995 còn 65 triệu Cuối năm 2010, dân số nghèo khó của Trung Quốc

đã giảm xuống tới 26,88 triệu người (Tính theo mức chuẩn xóa đói giảm nghèo ở 1274

tệ cuối năm 2010, dân số nghèo khó của Trung Quốc 26,88 triệu người Năm 2011, Trung ương quyết định lấy 2300 đồng Nhân dân tệ thu nhập ròng bình quân đầu người nông dân làm mức chuẩn xóa đói giảm nghèo cấp Quốc gia Việc công bố mức chuẩn mới này đã khiến số lượng và diện che phủ dân số nghèo khó của Trung Quốc nâng từ 26,88 triệu năm 2010 lên tới 128 triệu người hiện nay)

Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của Quốc Vụ việnNhân dân Trung Quốc ngày 25/12, Trung Quốc đã có những bước tiến quan trọngtrong việc thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, đặc biệt từ năm 2010 đến 2012, số dân nghèo

ở khu vực nông thôn Trung Quốc giảm mạnh tới gần 67 triệu người

Theo đó, tỷ lệ người nghèo tại nông thôn giảm từ 17,2% xuống còn 10,2%; thunhập bình quân đầu người của nông dân tại các huyện trọng điểm tăng từ 3.273 Nhândân tệ (NDT) lên đến 4.602 NDT, bình quân mỗi năm tăng 18,6%

Cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo khó tiếp tục được hoàn thiện Năm 2012, tạicác thôn, huyện trọng điểm của Trung Quốc có tỷ lệ đường thảm nhựa và kiên cố hoáđến các trung tâm huyện đạt 92,8%, điện sinh hoạt đạt 98,8% và điện thoại đạt 92,2%.Công tác xã hội tại các vùng nghèo khó cũng đạt được sự tiến bộ đáng kể Giáodục phổ cập ở nông thôn cũng được tăng cường, công tác xóa mù chữ cho tầng lớp

Trang 34

thanh niên có chuyển biến tích cực Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ đến trường của trẻ

em độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi tại các huyện trọng điểm đạt 97%; tỷ lệ mù chữ, bán mùchữ của thanh niên là 8,9%, so với năm 2010 giảm 1.4 điểm phần trăm Thúc đẩynhanh việc kiện toàn hệ thống dịch vụ y tế tại cơ sở, có 98% hộ nông dân tham gia môhình mới “Nông thôn với y tế” Dịch vụ văn hóa công cộng tại vùng nghèo khó tiếptục được tăng cường

Trong 2 năm (2010-2012) vừa qua, Trung Quốc đã triển khai toàn diện việc thựchiện công tác xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ mới, đồng thời nhắm đúng các khuvực đặc thù để triển khai các chính sách hỗ trợ Công tác xóa đói, giảm nghèo trongcộng đồng vì thế luôn được chú trọng và đạt được những thành tựu mới

- Những năm trước đây Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để dảm bảo tất

cả những người lao động động đều có việc làm với 1 hệ thống giúp người lao động đều

có việc làm Trung Quốc đã áp dụng chính sách kết hợp với những văn phòng giới thiệuviệc làm với 1 hệ thống giúp người lao động động có được việc làm Cung cấp nhữngdịch vụ tư vấn về công việc, vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn được chính phủTrung quốc ưu tiên thực hiện Trung Quốc đã đặt ra những chương trình thí điểm nhằmchuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn

và Trung Quốc đã thu được kết quả to lớn, sản xuất ngày càng phát triển

- Trong những năm gần đây trong việc tập trung phát triển kinh tế thì TrungQuốc đã dành lượng lớn nhân lực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo đểgiải quyết vấn đề nghèo đói Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành côngnghiệp địa phương như: phát triển công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch từ laođộng động nông nghiệp sang lao động động công nghệp Riêng vùng sâu vùng xaChính phủ Trung Quốc chủ trương kết hợp khai thác tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ

sở hạ tầng, phát tiển ngành nghề của địa phương, phòng chốn dịch bệnh, phổ cập giáodục, nâng cao trình đọ văn hoá, trình độ kỹ thuật cho người lo động, khống chế mức tăngdân số, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái

1.4.3 Kinh nghiệm XĐGN của một số địa phương

1.4.3.1 Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Quảng Ninh

Là một tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế theo hướng côngnghiệp - thương mại, dịch vụ và du lịch, không để cái khó, cái nghèo cản trở mục tiêu

Trang 35

phát triển kinh tế của tỉnh, Quảng Ninh đã chớp mọi thời cơ, vận dụng linh hoạt các cơchế chính sách nhằm giảm nghèo thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới Tỷ

lệ hộ nghèo đã giảm từ 4,89% năm 2011 xuống còn 3,69% cuối năm 2012

Một kinh nghiệm quý của Quảng Ninh đó là tỉnh đã biến chủ trương xóa đóigiảm nghèo thành hành động chung của toàn xã hội, trong gần 3 năm qua, nhiều địaphương trong toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hoạt động thật sự có ý nghĩa, cósức lan tỏa, khơi gợi tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, nhiều môhình sản xuất theo hướng hàng hóa tại các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực,đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giảmnghèo, tập trung nguồn lực đầu tư, lồng ghép và hỗ trợ triển khai các mô hình dự ánphát triển kinh tế gắn với đặc thù của từng địa phương Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ trựctiếp giúp vùng nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo, tổng số tiền chi cho an sinh

xã hội từ ngân sách năm 2012 ước đạt 1.093,8 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2011.Điển hình là các mô hình kinh tế giảm nghèo tại huyện Đông Triều, với sự hỗtrợ, phối hợp với các đơn vị quân đội và các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký hỗ trợ,giúp đỡ những hộ nghèo Tính đến hết năm 2012 đã có trên 2 tỷ đồng cùng hàng ngànngày công lao động giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các mô hình phát triểnkinh tế hộ gia đình như: nuôi nhím, nuôi bò sữa… nhờ đó chỉ tính riêng trong năm

2012 toàn huyện đã giúp đỡ thoát nghèo được 620 hộ, cận nghèo thoát trên 500 hộ, sovới chỉ tiêu đạt 155% kế hoạch của tỉnh (620 hộ/400 hộ)

Còn tại Ba Chẽ, ban đầu chỉ có 1-2 hộ trồng mía, nấm linh chi, đến nay với sựvào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, mô hình này đã được nhân rộng ra toànhuyện giúp trên 300 hộ thoát nghèo, giảm từ 1.624 hộ nghèo đầu năm 2012 xuống còn1.324 hộ vào cuối năm 2012 Trong khi đó, tại huyện Đầm Hà, với nguồn vốn hỗ trợ

từ chương trình xây dựng nông thôn mới cho phát triển sản xuất, huyện đã hỗ trợ trên

400 triệu đồng tiền giống và phân bón cho các hộ gia đình trồng mía với diện tích trên43ha Cây mía tím đã cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, lãi 90-100 triệu đồng/ha,tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện, tăng giá trị thunhập trên một đơn vị diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân

Trang 36

Nhờ đó, năm 2012 toàn huyện đã giảm từ 1.359 hộ nghèo xuống còn 1.003 hộ, hộ cậnnghèo giảm từ 892 hộ xuống còn 751 hộ.

Có thể thấy ở Quảng Ninh, ý nghĩa của công tác xóa đói giảm nghèo đã đượcbiểu hiện rõ nét; Không chỉ có sự tham gia quyết liệt của các cấp chính quyền địaphương Đặc biệt, cần ghi nhận sự vào cuộc tích cực của nhiều DN trên địa bàn tỉnhthông qua việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ cho chương trình xây dựngnông thôn mới Điển hình như: Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long ủng hộ 14.300tấn xi măng chi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; Công ty Cổ phầnđầu tư xây dựng Việt Long triển khai dự án rau an toàn tại huyện Quảng Yên với sựtham gia của 540 hộ dân; Công ty Than Khe Chàm tiêu thụ hơn 300 tấn gạo cho nôngdân huyện Đông Triều; Công ty TNHH Thuấn Quỳnh - huyện Hải Hà thu mua 10 tấnchè tươi/ngày của của 1.000 người dân tại 9 xã trên địa bàn huyện Hải Hà… Ngoài ra,các DN còn đầu tư xây dựng chợ dân sinh, hỗ trợ xây dựng khuôn viên nhà văn hóa,giúp hộ nghèo xây dựng nhà, đào tạo cho hàng trăm lao động nông thôn…

Theo ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh: Điều quan trọng củachương trình nông thôn mới mà Quảng Ninh hướng đến là giúp người dân nâng caođời sống vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo môi trường, nguồnlực, cơ chế nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề để người nghèovươn lên thoát nghèo bằng chính bàn tay, khối óc, mảnh đất, ruộng vườn của họ Qua

đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

1.4.3.2 Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Nghệ An

Chương trình mục tiêu, dự án của Chính phủ (dự án 134 và 135) hỗ trợ đồng bàodân tộc miền núi Đến nay, Nghệ An đã có hơn 50.000 hộ dân nghèo có cơ hội để pháttriển kinh tế, xoá đói giảm nghèo

Cũng nhờ chương trình này, tỷ lệ nghèo đói vùng dân tộc và miền núi đã giảm từ40,13% (năm 2006) xuống còn 23% (năm 2010); từ chỗ sản xuất tự cung và tự cấp,nay đã có nguyên liệu nhập cho các nhà máy chế biến trong nước và xuất khẩu; thu hútcác doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng12,3% (năm 2006) lên 29,1% (năm 2010)

Chương trình 134 hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng, xâydựng công trình nước sinh hoạt, tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân ổn định cuộc

Trang 37

sống, chấm dứt tình trạng du canh, du cư

Sau 05 năm thực hiện các chính sách, đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu

số không ngừng được tăng lên, thu nhập bình quân năm từ 4,5 triệu đồng/người (2007)lên 7 triệu đồng/người (2010) 100% số xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ

sở và các cụm trung học, bán trú, nội trú, số phòng học đã được kiên cố hoá trên 70% Nghệ An đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phấnđấu đến năm 2015 vùng dân tộc và miền núi không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuốngdưới 10%, không còn xã đặc biệt khó khăn

Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảmnghèo và Nghị quyết chuyên đề của BCH Đảng bộ Thị xã Quảng Trị (khóa IV) vềcông tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn ( 2009 – 2011), các cấp, các ngành, các cơquan, đơn vị trên địa bàn Thị xã đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết; huy độngđược lực lượng đông đảo của các tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia và thực hiện cóhiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ( XĐGN ) trên địa bàn

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, các cấp, các ngành trên địa bàn Thị xã

đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thực hiện chínhsách XĐGN của Đảng và Nhà nước sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớpnhân dân Bên cạnh đó, công tác điều tra hộ nghèo được tiến hành khảo sát hàng nămđảm bảo tính chính xác, khách quan và đúng quy trình Trên cơ sở đó, các cấp, cácngành xây dựng chương trình hành động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện giúp chongười nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững Theo đó, hàng năm, việc hướngdẫn cách làm ăn cho người nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ làm nhà ởcho hộ nghèo và cho vay vốn tín dụng ưu đãi được các cấp, các ngành quan tâm đúngmức Thông qua, các nguồn vốn vay, các Ngân hàng tín dụng trên địa bàn, đặc biệt làNgân hàng CSXH Thị xã đã tạo điều cho các hộ nghèo vay hàng chục tỷ đồng với lãisuất ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình

1.4.3.3 Kinh nghiệm XĐGN của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ đó, đại bộ phận nhân dân đã nhận thức rõ tráchnhiệm của mình trong việc vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no Nhờvậy, công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn ( 2006-2011) đã đạt được mục tiêu, chỉtiêu đề ra là phấn đấu hàng năm giảm được từ 40-60 hộ nghèo; hầu hết các hộ nghèo

Trang 38

không còn ở nhà dột nát tạm bợ và 100% cháu trong độ tuổi (từ mầm non đến THPT)được đi học, hộ nghèo khi ốm đau được ưu đãi trong khám chữa bệnh Tỷ lệ hộ nghèohàng năm giảm, năm 2006 Thị xã có 332 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,45%; năm 2007 có

248 hộ chiếm 6,2%; đầu năm 2008 có 190 hộ chiếm 4,8% Năm 2008, khi Thị xã thựchiện mở rộng địa giới hành chính, toàn thị xã số hộ nghèo tăng lên có 376 hộ nghèochiếm 8,24%, đến năm 2009 có 358 hộ nghèo chiếm 6,5%; năm 2010 thị xã có 284 hộnghèo chiếm 5,07% Đầu năm 2011 căn cứ theo chuẩn nghèo mới, thị xã có 384 hộnghèo, chiếm tỷ lệ 6,78% (tăng so với đầu năm 2010 là 100 hộ), đến đầu năm 2012 thị

xã còn 315 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,47% Việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo có hiệuquả đã tác động tích cực đến chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa cơ sở, đồng thời góp phần vào sự phát triển KT-XH, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn Bà con nông dân mạnh dạn thựchiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác XĐGN trên địa bàn vẫncòn một số tồn tại hạn chế Tỷ lệ hộ nghèo khá cao (5,47%) Kết quả công tác XĐGNchưa thực sự vững chắc, số hộ nghèo mới và số tái nghèo hàng năm vẫn còn Một bộphận người nghèo chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân, có tâm lý ỷ lại,chây lười không chịu khó vận động, thiếu quyết tâm vươn lên để xóa đói nghèo Mặtkhác, do những điều kiện khách quan là địa bàn thị xã nằm trong vùng thường xuyênchịu tác động bất lợi của thời tiết, hạn hán, bão lụt; chịu hậu quả nặng nề của chiếntranh; đất sản xuất bị thu hẹp, nên cũng gây không ít khó khăn cho những người nghèotrong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình

1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hương Trà

Qua kinh nghiệm XĐGN của các nước, các địa phương trong nước, có thể rút ramột số bài học cho công tác XĐGN ở thị xã Hương Trà như sau:

- Một là, sự nghiệp xóa đói giảm nghèo là của toàn Đảng, toàn dân Do đó, cần

có sựnỗ lực của tất cả mọi người, trước hết là những cơ quan tổ chức chịu trách nhiệmtrong các chủ trương, chính sách đó Nâng cao và thống nhất về nhận thức trách nhiệmcủa các cấp ủy Đảng chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, từ các cấp lãnh đạo đếnquần chúng nhân dân

- Hai là, cần phải xây dựng một bộ máy có đủ năng lực trình độ, nhiệt tình trong

Trang 39

tốt, thực hiện với các công cụ chính sách một cách hiệu quả Hệ thống chính sách, cơchế phù hợp, kế hoạch rõ ràng, chỉ đạo thực hiện cụ thể tại từng xã, thôn, bản và đếntừng hộ Các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược thường có

sự liên quan tới nhiều cấp, ngành, đoàn thể Do đó cần có sự phối kết hợp đồng bộ hợp

lý giữa các bộ ngành, tổ chức đoàn thể Xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm trongthực thi và quản lý các chương trình xóa đói giảm nghèo

- Ba là, tăng nguồn lực đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo Tăng khả

năng huy động vốn tại thị xã Hương Trà Ưu tiên vốn tín dụng cho vùng cao vùng sâu,vùng đặc biệt khó khăn, tăng tính bền vững cho xóa đói giảm nghèo Quy hoạch, sắpxếp dân cư bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ làm ăn tốt , có kinh nghiệm sản xuất với các

hộ cần sự giúp đỡ để họ có thể giúp nhau Triển khai tổ chức thực hiện chương trìnhmột cách linh hoạt nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả Nâng cao vai trò quản lý, kiểm tracủa ban chỉ đạo chương trình, tránh tình trạng vai trò của ban chỉ đạo bị lu mờ Nhanhchóng kịp thời nắm bắt thông tin, tiến độ thực hiện chương trình, có báo cáo sơ kếttổng kết hoạt động nhanh chóng, thường xuyên để có những bài học kinh nghiệm.Lồng ghép và có các kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp, tránh trùng lặp để đạt đượchiệu quả Đa dạng hóa nguồn lực, trước tiên là phát huy nguồn lực tại chỗ, huy độngnguồn lực trong cộng đồng, mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tàichính cho xóa đói giảm nghèo

- Bốn là, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm

nghèo Tuyên truyền thông tin về các chương trình chính xác, cụ thể, dễ hiểu để tạonhận thức đúng đắn cho những đối tượng được hoặc không được hưởng chính sách hỗtrợ xóa đói giảm nghèo Chuẩn hóa các tiêu chí để xác định chính xác các đối tượngđược hưởng chính sách xóa đói giảm nghèo Trong xét duyệt đối tượng tại địa phươngcần có sự minh bạch, công bằng tổ chức điều tra, xác định hộ nghèo, quản lý chắc các

hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp

- Năm là, phát huy dân chủ, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia đóng góp ý

kiến cho quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo

- Sáu là, có các giải pháp về đầu ra sản phẩm trong sản xuất mà người nghèo làm

ra Xây dựng cơ sở hạ tầng cần phù hợp với từng địa phương, tránh thất thoát lãng phínguồn lực

Trang 40

Tóm lại, chương trình xóa đói giảm nghèo phải sát thực với tình hình kinh tế, văn

hóa, xã hội của địa phương, không thể áp dụng một cách dàn trải, đồng nhất một cáchcứng nhắc

Ngày đăng: 05/06/2014, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2001
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2006
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2011
9. Th.S Nguyễn Quang Phục (2006), Tập bài giảng kinh tế phát triển, khoa KTPT, Đại học kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng kinh tế phát triển
Tác giả: Th.S Nguyễn Quang Phục
Năm: 2006
11. -Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg về Chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005
Tác giả: -Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2001
12. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg Về việc ban hànhchuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2005
13. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về Chương trình mụctiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2007
14. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1752/CT-TTg Về việc ban hành Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 1752/CT-TTg Về việc ban hành Chuẩnnghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
1. Chi cục thống kê Hương Trà, Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2012 Khác
2. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 Khác
6. Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội trang 65 Khác
7. Nguyễn Quang Trường (2007), nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Huế Khác
8. Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu á thái bình dương, Nxb. khoa học hà nội, Hà Nội,1998, trang12 Khác
10. Ths. Võ Thị Thu Nguyệt. Xóa Đói Giảm Nghèo ở Malaixia Và Thái Lan Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam, trang 117 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.6: Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu - xóa đói giảm nghèo ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.6 Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu (Trang 53)
Bảng 2.8: Tình hình thu chi và nguồn thu của các hộ nghèo. - xóa đói giảm nghèo ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.8 Tình hình thu chi và nguồn thu của các hộ nghèo (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w