Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sự thay đổi giá trị sản xuất của kinh tế...55 4.3.5.2.. Tứ Hạ có vai trò là trung tâm chínhtrị - kinh tế -
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa Tài Nguyên Đất & Môi trường Nông nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Trúc
Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Đình Huy
Thời gian thực tập : Từ 05/01 đến 08/05/2015
Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bộ môn : Quản lý Tài nguyên và môi trường
Năm 2015
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của phường Tứ Hạ năm 2013 37
Bảng 4.2 Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp tại phường Tứ Hạ 38
Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp tại phường Tứ Hạ 40
Bảng 4.4 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở đô thị 42
Bảng 4.5 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh 43
Bảng 4.6 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất có mục đích công cộng 44
Bảng 4.8 Một số thông tin về việc thu hồi đất của các nhóm điều tra 46
Bảng 4.12: Diện tích đất nông nghiệp của các nhóm hộ 46
Bảng 4.10 Tình hình thu nhập bình quân hàng năm của các nhóm hộ 48
Bảng 4.11 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích 50
Bảng 4.12 Tác động đến việc làm và thu nhập của người dân trong các nhóm điều tra 52
Bảng 4.13 Diện tích đất đai giai đoạn 2005 – 2013 54
Bảng 4.14 Cơ cấu kinh tế của phường Tứ Hạ giai đoạn 2005 – 2014 56
Bảng 4.15 Tình hình lao động của phường Tứ Hạ giai đoạn 2005 – 2014 58
Trang 4DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đất đai năm 2013 của phường Tứ Hạ 36Biểu đồ 4.2 Cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp 39Biểu đồ 4.3 Cơ cấu các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp 40Biểu đồ 4.4 Đất nông nghiệp của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất nông nghiệp 47Biểu đồ 4.5 Cơ cấu kinh tế các ngành của phường Tứ Hạ giai đoạn 2005 – 201457Biều đồ 4.6 Cơ cấu lao động của phường Tứ Hạ qua các năm 2005 - 2013 59
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 3
2.1.1 Đất đai 3
2.1.1.1 Khái niệm về đất và đất đai 3
2.1.1.2 Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 3
2.1.2 Đất nông nghiệp 4
2.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp 4
2.1.2.2 Đặc điểm đất nông nghiệp 4
2.1.2.3 Phân loại đất nông nghiệp 4
2.1.2.4 Vai trò của đất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 5
2.1.3 Đất phi nông nghiệp 5
2.1.3.1 Khái niệm đất phi nông nghiệp 5
2.1.3.2 Phân loại đất phi nông nghiệp 6
2.1.3.3 Vai trò của đất phi nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 6
2.1.4 Đô thị 7
2.1.4.1 Khái niệm đô thị 7
2.1.4.2 Phân loại và phân cấp quản lý đô thị 8
2.1.4.3 Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 8
2.1.5 Đô thị hóa 9
2.1.5.1 Khái niệm về đô thị hóa 9
Trang 72.1.5.2 Đặc điểm đô thị hóa 9
2.1.5.3 Vai trò của đô thị hóa 9
2.1.5.4 Tính tất yếu của quá trình đô thị hóa 10
2.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu 11
2.2.1 Tình hình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam 11
2.2.1.1 Tình hình đô thị hóa trên thế giới 11
2.2.1.2 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam 12
2.2.2 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 14
2.2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm chuyển đổi đất ở một số nước trên thế giới14 2.2.2.2 Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam .17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.3 Nội dung nghiên cứu 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1 Phương pháp phân tích SWOT 20
3.4.2 Phương pháp sử dụng bản đồ 20
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
4.1.1.1 Vị trí địa lý 21
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 22
4.1.1.3 Khí hậu 22
4.1.1.4 Thủy văn 23
Trang 84.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 23
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
4.1.2.1 Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội của phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà 25
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực 27
4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 28
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà 31
4.1.3.1 Thuận lợi 31
4.1.3.2 Khó khăn 32
4.2 Thực trạng đô thị hóa hiện nay của phường Tứ Hạ 32
4.2.1 Dân số 32
4.2.2 Lao động 33
4.2.3 Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng 33
4.3 Tác động của đô thị hóa đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013 34
4.3.1 Một số chủ trương, chính sách về chuyển đổi đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu 34
4.3.2 Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 36
4.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của phường Tứ Hạ năm 2013 36
4.3.2.2 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở đô thị giai đoạn 2005 – 2013 .41 4.3.2.3 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2005 – 2013 42
4.3.2.5 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất có mục đích công cộng giai đoạn 2005 – 2013 43
4.3.3 Tác động của đô thị hóa đến các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp 44
4.3.3.1 Phân tích số liệu điều tra nhóm hộ nghiên cứu 44
4.7 Một số thông tin về nhóm hộ nghiên cứu 45
Trang 94.3.3.2 Sự thay đổi về sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp 46 4.3.3.2 Tác động đến việc làm và thu nhập 52 4.3.3.4 Tác động đến đời sống 53 4.3.4 Tác động của quá trình biến động đất nông nghiệp đến việc quản lý và sử dụng đất đai 53
Trang 104.3.4.1 Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản đã được ban hành 53
4.3.4.2 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất .54
4.3.4.3 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 54
4.3.5 Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 55
4.3.5.1 Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sự thay đổi giá trị sản xuất của kinh tế 55
4.3.5.2 Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 56
3.4.3.2 Tác động của quá trình chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến xã hội 57
4.3.5.4 Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động 58
4.3.4.5 Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến môi trường 59
4.4 Đề xuất giải pháp phát triển đô thị và sử dụng đất theo hướng bền vững 60
4.4.1 Trong công tác quản lý đất đai 60
4.4.2 Về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế 61
4.4.3 Về cơ chế, chính sách xã hội 61
4.4.4 Chính sách phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất 62
4.4.5 Giải pháp về môi trường 62
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC
Trang 11PHẦN 1
MỞ ĐẦU1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp truyền thống và chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu sử dụng đất, nhưng do quá trình phát triển kinh tế xã hội mà diệntích đất nông nghiệp đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất theoquy hoạch sử dụng đất được duyệt bằng quyết định hành chính khi người sửdụng đất có yêu cầu Chính phủ nước ta quan tâm bảo vệ diện tích đất nôngnghiệp từ khi công nghiệp hóa, đô thị hóa mới bắt đầu Tuy nhiên diện tích đấtnông nghiệp bị thu hồi chính thức trong khoảng 10 năm qua đã là hơn 3000 km2.Phường Tứ Hạ là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành vàphát triển của thị xã Hương Trà Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử,phường Tứ Hạ vẫn không ngừng phát triển Tứ Hạ có vai trò là trung tâm chínhtrị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật, là động lực phát triển của thịTrong quá trình phát triển, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, phường Tứ
Hạ đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, từ một địa phương thuần nông,nguồn thu chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp đã trở thành địaphương có cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó đẩy mạnh phát triển công nghiệp,xây dựng, dịch vụ là hướng mũi nhọn Quá trình đô thị hóa trong những nămqua đã dẫn đến việc nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp khác nhaunhư: Xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư, các công trình
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác,… Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng củaquá trình đô thị hóa đến việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang đất phinông nghiệp của phường là việc cần thiết, tạo cơ sở cho việc hoạch định cácchính sách sử dụng đất nói riêng và chính sách phát triển kinh tế, xã hội nóichung, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững và lâu dài
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất
và Môi trường nông nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo ThS Lê Đình
Huy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trang 121.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình đô thị hóa trên địa bàn phường Tứ Hạ
- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình chuyển đổi sửdụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn phường Tứ Hạ
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị về việc sử dụng đất hợp lý, góp phầnquản lý sử dụng đất bền vững
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Những tài liệu, số liệu thu thập, thừa kế, thống kê được phải đầy đủ,chính xác, có tính pháp lý cao
- Nắm rõ các thông tin chi tiết quá trình đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứucũng như các kiến thức chuyên môn liên quan phục vụ nghiên cứu đề tài
- Các phương pháp nghiên cứu đã đề ra phải được sử dụng trong việcnghiên cứu đề tài
- Các số liệu điều tra, thu thập để phục vụ cho đề tài phải mang tínhkhách quan, trung thực, chính xác và đầy đủ
- Những đề xuất giải pháp, kiến nghị phải dựa trên tình hình thực tiễn củađịa bàn nghiên cứu, có tính khả thi cao và phù hợp với xu hướng của thời đại
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Đất đai
2.1.1.1 Khái niệm về đất và đất đai
- Khái niệm về đất:
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá
và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất là lớp mặt tơixốp của lục địa có khả năng sinh ra sản phẩm của cây trồng Đất là lớp phủ thổnhưỡng, là một vật thể tự nhiên mà nguồn gốc của hợp thể tự nhiên đó là do hợpđiểm của bốn thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủyquyển và sinh quyển Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển cótính thường xuyên và cơ bản [7]
- Khái niệm về đất đai:
Luật đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầucủa môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sởkinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng Việc phân loại đất ở Việt Namtheo hai cách: Phân loại đất theo thổ nhưỡng (theo khoa học đất) và phân loạitheo mục đích sử dụng đất Từ 1/7/2004 theo quy định của Luật đất đai 2003,đất đai được chia thành 3 loại: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa
sử dụng [6]
2.1.1.2 Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá: Đất đai là kho tài nguyênkhoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt: Đất đai là điều kiện vật chất chungnhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượnglao động (cho môi trường để tác động như: Xây dựng nhà xưởng, bố trí máymóc, làm đất ) vừa là phương tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dùng đểgieo trồng, nuôi gia súc )
- Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống: Đất đai
là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các
Trang 14môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bào tồn giống cho thực vật,động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất
- Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư
- Đất đai là địa bàn xây dựng các cơ sở, văn hóa, xã hội, an ninh và quốcphòng [7]
2.1.2 Đất nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển bền vững, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [7]
2.1.2.2 Đặc điểm đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ýchí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, làđiều kiện tự nhiên của lao động
- Đất nông nghiệp có sự cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trítrong sử dụng (khi sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác)
- Đất nông nghiệp có sự giới hạn về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế
về số lượng, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặtđịa cầu
- Đất nông nghiệp có độ phì nhiêu: Đất đai không đồng nhất về chất lượng,hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá
- Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong ngành nôngnghiệp: Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai
- Đất nông nghiệp có khả năng tăng tính sản xuất: Đất đai là tư liệu sảnxuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động của thời gian) Nếu biết sử dụnghợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng,ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sửdụng đất [7]
2.1.2.3 Phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Ðiều 13 Luật đất đai 2003 nhóm đất nông nghiệp bao
Trang 15doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở [6].
2.1.2.4 Vai trò của đất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Cung cấp lương thực, thực phẩm: Thực tế cho thấy rằng xã hội càng ngàyphát triển thì yêu cầu lương thực và thực phẩm ngày càng tăng nhanh Loạihàng hóa chỉ có thể được cung cấp thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: Thông qua quá trình sản xuất đấtnông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản
- Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế: Đất nông nghiệp tạo ra các sản phẩmnông sản Một phần các sản phẩm này dùng để xuất khẩu Như vậy thông quaviệc xuất khẩu nông sản, đất nông nghiệp đã góp phần cung cấp ngoại tệ chonền kinh tế
- Sử dụng đất nông nghiệp góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường: Việc
sử dụng đất nông nghiệp đúng và hợp lý sẽ góp phần bảo vệ và cải tạo chấtlượng lượng đất Bên cạnh đó còn góp phần tăng độ che phủ, giảm hiện tượngxói mòn, rửa trôi nhờ vậy sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ đất, bảo vệ môitrường [7]
2.1.3 Đất phi nông nghiệp
Trang 162.1.3.1 Khái niệm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nôngnghiệp bao gồm: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩatrang, nghĩa địa, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đấtphi nông nghiệp khác [7]
2.1.3.2 Phân loại đất phi nông nghiệp
Theo quy định của Ðiều 13, Luật đất đai năm 2003 nhóm đất phi nôngnghiệp bao gồm các loại đất:
- Ðất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tạo đô thị
- Ðất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp
- Ðất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
- Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu côngnghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, đất sử dụng chohoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
- Ðất sử dụng vào mục đích công cộng gồm: Đất giao thông, thủy lợi, đấtxây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đấtxây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của chính phủ
- Ðất có các cơ sở tôn giáo sử dụng
- Ðất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ
- Ðất làm nghĩa trang, nghĩa địa
- Ðất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng [6]
2.1.3.3 Vai trò của đất phi nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong đời sống con người, đất phi nông nghiệp có những vai trò sau:
- Là nơi cư trú của con người: Trên mặt đất, con người xây dựng nhà ở,thành phố, làng mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó
- Là nơi con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất đểphục vụ cho cuộc sống của con người
- Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá cho con người, cung cấp các loại
Trang 17quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá,gạch, làm đồ gốm)…
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vậtchất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người Đất phi nông nghiệp vàcùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất
để hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, là nguồn lực cơ bản để tiến hànhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế [7]
Trang 182.1.4 Đô thị
2.1.4.1 Khái niệm đô thị
Đô thị là một khu vực cư trú của loài người, đối với mỗi quốc gia và vùnglãnh thổ (vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, huyện,…) đô thị có quy mô diện tích nhỏ sovới toàn vùng nhưng trình độ phát triển của đô thị mạnh về nhiều mặt và có vaitrò quan trọng đối với các vùng xung quanh
Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cưsinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nôngnghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùnglãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nộithị, ngoại thị của thị xã, thị trấn
Căn cứ Điều 6 của Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/05/2009 củaChính phủ quy định về việc phân loại đô thị và thông tư số 34/2009/TT – BXDngày 30/09/2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết về một số nội dung của Nghịđịnh 42/2009/NĐ - CP, một đơn vị hành chính để được gọi là đô thị khi có cáctiêu chuẩn cơ bản sau:
- Chức năng đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành,cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm củavùng trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nướchoặc một vùng lãnh thổ nhất định
- Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên, baogồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu vực nội thị và khu vựcngoại thị
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại
đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tậptrung của thị trấn, tối thiểu là 2.000 người/km2
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành,nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động
- Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng kỹthuật và hệ thống công trình hạ tầng xã hội:
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: nhà ở, công trình dịch vụ, y tế, vănhóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và các công trình phục vụlợi ích công cộng khác
Trang 19+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cấp điện và chiếusáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, xử
lý các chất thải, nghĩa trang, thông tin, bưu chính viễn thông
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Việc xây dựng phát triển đô thị phải theoquy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, cáctuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinhthần của dân cư đô thị, có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểumang ý nghĩa quốc tế, quốc gia và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.Đối với những đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy
mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêuchuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đảm bảo tối thiểu 70% mức tiêu chuẩnquy định so với các loại đô thị tương đương
2.1.4.2 Phân loại và phân cấp quản lý đô thị
- Phân loại đô thị
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.+ Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nộithành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc
+ Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nộithành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc, đô thị loại I, loại II
là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành
+ Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nộithành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị
+ Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.+ Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xâydựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn [2]
2.1.4.3 Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, làsản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật vàvăn hóa
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát
Trang 20triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học
kỹ thuật của khu vực và trên thế giới
Đô thị luôn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển, dẫn dắt các cộngđồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ văn hóa
2.1.5 Đô thị hóa
2.1.5.1 Khái niệm về đô thị hóa
- Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị, là sự hình thànhnhanh chóng các điểm dân cư trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Đô thịhóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình pháttriển
- Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước nên đô thị hóathường được coi là sự công nghiệp hóa
- Đô thị hóa không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà ảnh hưởngcủa nó tới phạm vi toàn cầu [9]
2.1.5.2 Đặc điểm đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa thể hiện ở 3 đặc điểm chắnh:
- Tăng nhanh dân số thành thị
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Số lượng các thành phố có trên 1 triệu người ngày càng nhiều Hiện naytoàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dânvượt quá 5 triệu người
- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị được phổbiến rộng rãi và có ảnh hưởng đến đời sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt [9]
2.1.5.3 Vai trò của đô thị hóa
- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế Cơcấu lao động trong xã hội thường được phân theo 3 khu vực:
+ Khu vực I, khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản thuộc địa bàn nôngthôn Trong quá trình đô thị hóa khu vực này giảm dần
+ Khu vực II, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trong
Trang 21quá trình đô thị hóa, khu vực này phát triển không ngừng về số lượng và chấtlượng Sự phát triển của nó mang tính quyết định trong quá trình đô thị hóa
Trang 22+ Khu vực III, khu vực dịch vụ, quản lý và nghiên cứu khoa học Khu vựcnày phát triển cùng với sự phát triển của đô thị, nó góp phần nâng cao chấtlượng trình độ đô thị hóa.
Tóm lại, ba khu vực lao động trên biến đổi theo hướng giảm khu vực I,phát triển số lượng và chất lượng ở khu vực II, III nhằm thỏa mãn nhu cầu sảnxuất ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng cao của cuộc sống
- Đô thị hóa làm số dân sống trong đô thị ngày càng tăng Đây là yếu tốđặc trưng nhất của quá trình đô thị hóa Dân cư sống trong khu vực nông thôn sẽchuyển thành dân cư sống trông đô thị, lao động chuyển từ hình thức lao độngkhu vực I sang khu vực II, III, cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệpsang lao động công nghiệp, dịch vụ
- Đô thị hóa gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu côngnghiệp, làm thay đổi cục diện sản xuất, phương thức sản xuất
- Đô thị hóa tạo ra hệ thống không gian đô thị Cùng với sự phát triển cáctrung tâm đô thị, các khu dân cư với nhiều loại quy mô đã tạo thành các vành đai
đô thị, các chùm đô thị và các vành đai, các chùm đô thị này đều phát triển
- Đô thị hóa góp phần phát triển trình độ văn minh của quốc gia nói chung
và văn minh đô thị nói riêng Đô thị hóa phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các
cơ sở văn hóa, giáo dục, phát triển sự giao lưu trong nước và nước ngoài Đô thị
là điều kiện để tiếp nhận nền văn minh thì từ bên ngoài và phát triển nền vănminh trong nước [18]
2.1.5.4 Tính tất yếu của quá trình đô thị hóa
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyểnbiến từ nền kinh tế xã hội bằng con đường phát triển thương mại, dịch vụ, tiểuthủ công nghiệp, xây dựng phát triển và tăng trưởng thì đều gắn liền với ĐTH
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trìnhcông nghiệp hóa TBCN và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nềnkinh tế theo hướng hiện đại hóa Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xuhướng tất yếu của sự phát triển
ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình chungcủa mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thểđảo ngược của sự phát triển xã hội
Quy mô dân số ngày càng tăng, đòi hỏi phải đáp ứng cả về mặt vật chất vàtinh thần như: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí,… góp phầnđẩy nhanh tốc độ ĐTH
Trang 23Nhu cầu vật chất ngày càng tăng lên tỷ lệ với mức tăng thu nhập, đòi hỏi
cơ sở hạ tầng phải đáp ứng đủ Từ đó nảy sinh nhu cầu ĐTH, phát triển kinh tếđáp ứng nhu cầu cuộc sống con người
2.1.5.5 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống xã hội
- Ảnh hưởng tích cực: Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độtăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làmthay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hônnhân ở các đô thị…
- Ảnh hưởng tiêu cực: Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa,không phù hợp cân đối với quá trình đô thị hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nôngthôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực Trong khi
đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố càng phát triển, điều kiện sinhhoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đếnnhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội [9]
2.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Tình hình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình đô thị hóa trên thế giới
Đô thị hóa phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu làm tăng số lượng các đôthị lớn, tăng nhanh dân số đô thị và tỷ lệ thị dân Hiện nay, xu hướng phát triểncủa thế giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu bao gồm các đô thị(hành tinh bê tông) Đến thế kỉ XXI, khi dân số đạt mức ổn định, thì số dân cưnông thôn thật là nông dân sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi Dân số đô thị thế giới
2005 đạt tới 47% tổng dân số, ước tính đến 2025 là 61%
Vào năm 1900, đã có 220 triệu cư dân thành thị (chiếm 13%) trên toàn thếgiới Những thành phố đông dân nhất thế giới thuộc về Bắc Mỹ và Châu Âu.Cuối thế kỷ XX chỉ có 3 thành phố Tôkyo, New York và Los Angeles là nhữngthành phố công nghiệp
Trong năm 2011 trên thế giới có 796 khu dân cư đô thị có từ 500.000người trở lên, 205 khu dân cư đô thị có từ 2.000.000 người trở lên, 65 khu dân
cư đô thị có từ 5.000.000 người trở lên, 27 siêu thành phố với dân số 10.000.000người được xác định Các siêu thành phố từ 10 triệu dân trở lên sẽ tiếp tục pháttriển, hầu hết mọi người sẽ sống trong các đô thị cỡ trung từ 500.000 người hoặc
ít hơn
Trang 24Sự gia tăng dân số đô thị thế giới hiện nay chủ yếu tập chung ở các nướcđang phát triển Năm 1990 quá nữa dân số đô thị thế giới (61%) tập trung ở cácnước đang phát triển.
Theo dự đoán dân số đô thị của Liên hợp quốc, dân số đô thị thế giới năm
2025 sẽ tập trung ở các nước đang phát triển gấp 4 lần ở các nước phát triển vàtrong thời gian ngắn có thể đạt tới con số hơn 4 tỷ người vào năm 2025 Trongkhi đó dân số đô thị ở các nước kinh tế phát triển tăng lên chậm, chỉ tăng từ 881triệu 1990 lên 1177 triệu năm 2025
Tuy nhiên, trong số đó còn có 47 quốc gia kém phát triển nhất là nhữngnước ở trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu có tốc độ đô thị hóa thấp, năm
1970 tỷ lệ thị dân đạt có 13%, đến năm 1990 là 20% với 103 triệu dân đô thị, tốc
độ gia tăng trung bình là 4,95%/ năm
Đô thị hóa là không thể tránh khỏi, không thể dừng lại vậy nên vì lợi ích
và xu thế nhân loại, để phát triển trên thế giới phải chuẩn bị cho quá trình đô thịtăng vọt [20]
2.2.1.2 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặcbiệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam Nền kinh tế càng phát triển thìquá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh Đô thị hóa góp phầnđẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinhnhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân mất đất, phươngpháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân,…
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có thể khái quát thành 3 thời kì với nhữngđặc trưng nổi bật của mỗi một thời kì ứng với biến đổi nhất định về bộ mặt đôthị
- Thời kì trước năm 1945
Đô thị trong thời kì này mang đặc trưng của chế độ phong kiến, thuộc địa.Quy mô của đô thị còn nhỏ hẹp và cơ sở hạ tầng chưa phát triển
Khi thực dân Pháp chưa xâm chiếm nước ta, đô thị chủ yếu là thành, phủcủa vua chúa, là trung tâm hành chính, thương mại trên cơ sở những thành lũy,lâu đài Đô thị lúc này chịu sự chi phối rất lớn bởi nền kinh tế nông nghiệp tựnhiên và tự cung tự cấp Những manh mún về sản xuất hàng hóa và buôn báncòn rất nhỏ lẻ Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của đô thị
Trang 25Nửa đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Namthông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại
và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam Để phục vụ cho mụcđích của mình chúng khai thác, bóc lột mọi thứ Xây dựng những điểm giaothông quan trọng, xây dựng thành phố mới Đô thị Việt Nam giai đoạn nàymang hơi hướng đậm nét của Pháp, giữ vai trò là trung tâm hành chính, nơi trúngụ của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến Chính điều này đã làm thayđổi hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống của Việt Nam Cơ
sở hạ tầng được đầu tư, thành phố được mở rộng Năm 1933, Hải Phòng đã trởthành một thành phố cảng sầm uất, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có mức tăngđột ngột về dân số kể từ năm 1943
Thời kì 1945 – 1975
Có thể xem giai đoạn này là đặc biệt trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.Trong giai đoạn này, đất nước đang bị chia cắt làm hai miền, do vậy, đô thị hóa
ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau
- Miền Bắc: Vào năm 1954, miền Bắc bước vào thời kì khôi phục và pháttriển đất nước, dân số đô thị chiếm 7,4% Đến năm 1960: 8,9% Năm 1965:9,8% Năm 1972: 10,5% Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vàoquá trình CNH XHCN CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH.Năm 1965, tỷ lệ ĐTH đạt tới 17,2% Dân cư ở các thành phố, thị xã cũ di tảnnay trở về làm ăn, buôn bán và sinh sống Ngoài các thành phố, thị xã cũ cònphát triển thêm nhiều thành phố công nghiệp mới như: Việt Trì, Thái Nguyên,thành phố cảng được mở rộng và phát triển
- Miền Nam: Đang trong chiến tranh, bị bọn thực dân đàn áp, khủng bố,đặc biệt là chiến tranh bình định nông thôn của đế quốc Mỹ và chính quyền taysai Sài Gòn làm cho nông dân miền Nam phải chạy vào thành phố tị nạn Đâycòn được gọi là “đô thị hóa cưỡng bức” chính điều này làm cho tỷ lệ dân số đôthị miền Nam tăng từ 10% năm 1960 lên 30% vào đầu những năm 1965
Từ giữa năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến haiquá trình “giải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong đóquá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến21,5% vào năm 1975
Thời kì sau năm 1975
Đất nước thống nhất, bước vào thời kì khôi phục đất nước trên tất cả cáclĩnh vực, phát triển công nghiệp hóa đất nước Các thành phố và đô thị trong cả
Trang 26nước từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng hoạt động sản xuất Dướitác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo hướng thị trường thì cơ cấukinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫucủa đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.
Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong nhữngnăm gần đây tình hình CNH – HĐH đang diễn ra mạnh mẽ Tốc độ ĐTH ở ViệtNam đang diễn ra khá nhanh: 18,5% (năm 1989), 20,5% (năm 1979), 23,65%(năm 1999) và 25% (năm 2004) Về số lượng đô thị, năm 1990 cả nước mới cókhoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 649 đô thị, trong đó: 2 đô thị cóquy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn đến 3 triệungười, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị cònlại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [19]
Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới.ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:
Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đấtnông nghiệp Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khucông nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn hađất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng đất
Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải,đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử
lý chất rắn…
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước
- Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích cảitạo đô thị
- Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằngcông nghệ thích hợp
2.2.2 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
2.2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm chuyển đổi đất ở một số nước trên thế giới
* Trung Quốc
Trung Quốc là nước dân chủ nhân dân có dân số đông nhất thế giới(1.339.700.000 người – Số liệu thống kê tháng 4/2011) Trong hơn 20 năm cảicách kinh tế, mức tăng trưởng thu nhập của Trung Quốc đạt 9,7% năm, được
Trang 27xếp vào nước có mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, khoảng 250 triệu ngườidân Trung Quốc đã được đưa lên khỏi mức đói, nghèo Trong kỳ tích đó, nôngnghiệp đã đóng một phần quan trọng, không chỉ giải quyết tốt các nhu cầu thiếtyếu mà nó còn tạo ra cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp hóa.
Trong vòng 21 năm tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản lượngnông nghiệp bình quân của Trung Quốc đạt 6,5% mức cao nhất đạt được năm
1984 là 12,3% vượt qua tốc độ phát triển trung bình của thế giới trong thời gian
đó Năm 1999, sản lượng nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng về mọi mặt, sảnlượng lương thực, bông và hạt có dầu lần lượt là 508,39 triệu tấn, 3,83 triệu tấn
và 26,012 triệu tấn, tăng tương ứng 66,7%, 76,7% và 400% so với năm 1978.Nhờ đó, tình trạng thiếu hụt triền miên các sản phẩm nông nghiệp chính cuốicùng đã chấm dứt Vấn đề thiếu hụt lương thực đã từng gây khó khăn cho nôngdân Trung Quốc hàng trăm năm qua, cuối cùng đã được giải quyết
Số lượng doanh nghiệp ở thành phố tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế nông nghiệp Năm 1987, giá trị sản lượng bình quân củakhối doanh nghiệp thành phố đã vượt các trang trại, năm 1990, các doanhnghiệp thành phố đã thu về 13 tỉ USD từ xuất khẩu, bằng 23,8 giá trị bình quânquốc gia về ngoại tệ thu được từ xuất khẩu Hàng ngàn thành phố đóng vai tròquan trọng trong việc xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, thu nhậpròng bình quân đầu người của nông dân đã tăng từ 134 nhân dân tệ vào năm
1978 lên 2.210 nhân dân tệ vào năm 1999
Hiện Trung Quốc đã ở giai đoạn có thể thúc đẩy xây dựng nông nghiệphiện đại vì có nhiều điều kiện thuận lợi trong đó về tổng thể đã có thể thực hiện
“lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”
Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở TrungQuốc đã làm cho đất canh tác của nông dân giảm đi đáng kể, hiện nay đất canhtác bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 mức bình quân trên thếgiới Vì vậy, cần có chính sách và giải pháp phù hợp và hạn chế tối đa việcchuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm tạo sự hài hòa,không mất cân đối trong quá trình phát triển của đất nước [9]
* Nhật Bản
Nhật Bản là nước tiến hành cải cách sớm nhất ở Châu Á, quá độ từ nềnphong kiến tiểu nông với tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn lên công nghiệp hóaTrong nông nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp được Nhật Bản coi là
Trang 28biện pháp hàng đầu ngay từ thế kỷ IXX, không giống như các nước phương tây
áp dụng công nghệ thu hút nhiều vốn, mà Nhật Bản chú trọng các công nghệ thuhút lao động và tiết kiệm đất như kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật lai tạo giống, cách
sử dụng phân bón nên năng suất cây trồng nâng cao, hạ tầng nông nghiệp rấtđược quan tâm và cùng với đó là việc ban hành các chính sách khuyến khíchphát triển sản xuất đã tạo ra động lực thúc đẩy nông dân áp dụng khoa học côngnghệ tăng năng suất cây trồng Đất đai được chia cho mọi nông dân tạo nên tầnglớp nông dân sở hữu nhỏ ruộng đất
Thành công to lớn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản đó là thực hiệnchính sách phi tập trung công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thônlàm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phinông nghiệp trong thu nhập của cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 là29%, năm 1990 là 85%), năm 1990 phần thu nhập từ phi nông nghiệp cao hơn5-6 lần phần thu từ nông nghiệp
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp hàng hóa hiện đại hàng đầu thế giới,tuy mức tăng dân số khá thấp (0,7 - 1,5%), nhưng đất đai chật hẹp, tài nguyênthiên nhiên nghèo nàn, chính vì thế mà chính phủ Nhật Bản đã có chính sáchphù hợp trong phát triển công nghiệp như phát triển các ngành công nghiệp thuhút lao động, phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn và từ
đó đã làm cho thu nhập từ phi nông nghiệp từ nông thôn tăng nhanh và đã giảiquyết được một lượng lớn lao động ở nông thôn
Đến đầu thập kỷ 1970, Nhật Bản hoàn thành công nghiệp hóa và hướngkinh tế sang dịch vụ hóa, các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển sang đầu tư ranước ngoài và đã gặt hát được nhiều thành công rất to lớn [9]
* Đài Loan
Đài Loan là nước cộng hòa với diện tích tự nhiên 36.000 km2, dân số là 23triệu người Cuối những năm của thập niên 60, kinh tế nông nghiệp Đài Loan đãđạt đến điểm huy động hết lao động sẵn có ở nông thôn Thu nhập của nông hộđược bổ sung một phần lớn từ thu nhập phi nông nghiệp, chính sách phân phốithu nhập công bằng ở nông thôn được thực hiện, hiện tượng phân hóa giàunghèo cơ bản được giải quyết, cơ giới hóa được áp dụng rộng rãi trong nôngnghiệp, sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng lên, xuất khẩu nông sảnphát triển
Trong quá trình công nghiệp hóa, Đài Loan đã không tránh khỏi những
Trang 29vướng mắc đó là: sản xuất nông nghiệp phải hướng tới chất lượng và giá trị caonhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và tạo ra sức cạnh tranh trên thịtrường quốc tế, song phải đảm bảo cho thu nhập của nông dân theo kịp các lĩnhvực khác của nèn kinh tế, chuyển lợi nhuận từ công nghiệp sang nông nghiệp.Trước tình hình đó, Đài Loan đã tiến hành cuộc “cải cách ruộng đất lần thứ hai”vào năm 1981 Với mục tiêu mở rộng quy mô nông trại, cùng với các chínhsách: hợp tác sản xuất, áp dụng các kỷ thuật mới như cơ khí hóa, tự động hóatrong sản xuât nông nghiệp.
Mặt khác, quá trình đô thị hóa và tập trung hóa các đô thị lớn một cách hợp
lý nên hầu hết nông dân ở lại nông thôn và có được thu nhập ổn định từ côngnghiệp địa phương, chính vì thế đã tạo ra được cân bằng giữa nông thôn vàthành thị, có thể nói Đài Loan đã thành công trong chủ trương “ly nông bất lyhương” [9]
2.2.2.2 Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam
* Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới hơn 70% số dân là nông dânnhưng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế Theo số liệuthống kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nông nghiệp với dân số 86 triệungười (số nông dân ước tính hơn 60 triệu người) Đất giành cho trồng lúa là 4,1triệu ha, bình quân mỗi nông dân có khoảng 480 m2 đất canh tác [10]
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắp nơi trên đấtnước ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh… Điều này dẫn đến quátrình chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp Muốn thực hiệnđược quá trình này, Nhà nước phải thu hồi đất của người đang sử dụng đất và tổchức thực hiện việc tái định cư, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng KhiNhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án đó đã làm thay đổi đời sống kinh
tế, xã hội và môi trường của khu vực đó và làm ảnh hưởng đến cuộc sống củangười dân
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tínhriêng giai đoạn từ năm 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồitrên cả nước lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp),tính bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị thu hồi [10]
Trang 30Đáng chú ý, việc thu hồi đất đã tác động hưởng tới đời sống của 627.495
hộ dân với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người bị ảnh hưởng Trong đó,đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều hộ bị ảnh hưởng với trên 300.000 hộ, tiếpđến là Đông Nam Bộ 108.000 hộ… Một số địa phương có số hộ nông dân bị thuhồi lớn như: Hà Nội có số hộ bị thu hồi lớn nhất với 138.291 hộ, tiếp đến là TP HCM52.094 hộ, Bắc Ninh 40.944 hộ, Hưng Yên 31.033 hộ, Đà Nẵng 29.147 hộ [10]
Một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích chủyếu phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa
và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập trung, xây dựng sân gôn…
Như vậy, trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam diện tích đất nông nghiệp bịthu hồi rất lớn Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nôngnghiệp ở nước ta đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực và tạo điều kiện đểphát triển đô thị, công nghiệp, cơ sở hạ tầng nhưng làm nảy sinh nhiều vấn đềcần giải quyết [10]
Trang 31PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ tập trung vào các đối tượng nghiên cứubao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa của phường Tứ
Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Quỹ đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của phường Tứ Hạ, thị xãHương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian và địa bàn nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiêncứu tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian số liệu: Đề tài sẽ sử dụng số liệu từ năm 2005 đến năm
2014 để tiến hành nghiên cứu
- Phạm vi thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ 05/01/2015 đến08/05/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của phường Tứ Hạ về các vấn đề điềukiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất,…
- Nghiên cứu thực trạng chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệptrên địa bàn phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu những tác động của quá trình chuyển đất nông nghiệp sangđất phi nông nghiệp gồm tác động đến sinh kế, tác động đến quản lý và sử dụngđất và các tác động khác
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất phù hợpvới quá trình đô thị hóa của địa bàn nghiên cứu
Trang 323.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu tài liệu thứ cấp
Đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin tài liệu dưới dạng các số liệu,bảng biểu, báo cáo tại các ban ngành có liên quan đến đề tài như các thông tintài liệu về điều kiện tự nhiên, các số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội,tình hình quản lý sử dụng đất, tài liệu bản đồ,…
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để có các kết luận chính xác về sự tác động của sự chuyển đất nông nghiệpsang đất phi nông nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất, đềtài sẽ tiến hành phỏng vấn 33 hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địabàn nghiên cứu bằng bảng hỏi được xây dựng sẵn
3.4.1 Phương pháp phân tích SWOT
Là công cụ được sử dụng để đánh giá việc chuyền đất nông nghiệp sang đấtphi nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu về các vấn đề:
- Điểm tốt, tích cực ( Điểm mạnh)
- Điềm tiêu cực, không tốt ( Điểm yếu)
- Khả năng cải thiện ( Cơ hội)
- Các hạn chế ( Các rào cản, mối đe dọa…).
Trang 33PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Tứ Hạ là trung tâm huyện lỵ Hương Trà, là điểm dân cư đô thịquan trọng nằm dọc trục quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 17 km về phía Bắc.Phường có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội của toàn vùng phía BắcHuế, có quốc lộ 1A đi qua dài 3,92 km, sông Bồ chảy qua dài 5,04 km, đườngtỉnh lộ 16 dài 2,98 km Phường Tứ Hạ nằm ở phía Bắc thị xã Hương Trà, có vịtrí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp sông Bồ
- Phía Tây giáp phường Hương Văn, Hương Vân – thị xã Hương Trà
- Phía Đông giáp sông Bồ
- Phía Nam giáp phường Hương Văn, thị xã Hương Trà
Hình 4.1 Vị trí vùng nghiên cứu
Trang 344.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Phường Tứ Hạ có địa hình tương đối bằng phẳng, do quá trình bồi tụ phù
sa của sông Bồ đất đai tương đối màu mỡ, thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam,nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng gò đồi và đồng bằng Địa hình chủ yếu làđồng bằng, nằm trên cao độ trung bình là 6m, cao độ khống chế tối thiểu củatoàn phường là 6m (6m là không bị ngập lụt) và cao độ thay đổi từ khu vực vensông Bồ lên vùng gò đồi phía Tây của phường
- Cao độ thấp nhất: +2,00 m
- Khu ruộng trũng có cốt cao từ: +3,00 - 5,00 m
- Khu dân cư ven sông bồ có cốt cao từ: +5,00 - 6,00 m
- Khu trung tâm phường có cốt cao từ: +5,00 - 9,00 m
- Khu gò đồi phía Tây của phường: +10,00 - 13,00 m
- Cao độ cao nhất: +13,00 m
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của phường chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa,mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnhhưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Nam và miền Bắc Mùa đông chịu ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khô nóng
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 25,20C nhưng biên độ nhiệt daođộng khá lớn, nhiệt độ cao nhất là 41,80C và nhiệt độ thấp nhất 10,50C, tổng tíchnhiệt năm 9.1500C Số giờ nắng trung bình năm là 1.952 giờ
Chế độ nhiệt mùa đông do ảnh hưởng của khí hậu đoàn cực đới, không khílạnh từ phía Bắc tràn xuống làm nhiệt độ không khí giảm Nhiệt độ trung bìnhcác tháng mùa đông là 23,40C
Chế độ nhiệt mùa hạ từ tháng 4 trở đi nhiệt độ tăng lên khá rõ rệt là thời kỳgió Tây Nam hoạt động mạnh Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ khoảng28,50C
+ Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung vàotháng 8 và kết thúc gần cuối tháng 12 hàng năm Lượng mưa cao nhất thườngtập trung vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, vào những tháng này thường hayxảy ra lũ lụt và lượng mưa giai đoạn này chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm Sốngày mưa bình quân hàng năm là 153 ngày
Trang 35Lượng mưa trung bình năm: 2.95,5mm.
Lượng mưa lớn nhất năm: 4.937mm
Lượng mưa tối thiểu năm: 1.882mm
+ Chế độ gió: Chế độ gió diễn biến theo mùa và được phân thành 2 mùa rõ rệt:Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, vận tốcgió trung bình 3 – 4 m/s (cực đại là 9 m/s)
Gió Đông Bắc ẩm lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theokhông khí lạnh Tốc độ gió trung bình 3,5 – 4 m/s (cực đại 10 m/s), tháng 1 làthời kỳ gió Đông Bắc hoạt động mạnh nhất
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 và thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10,tần suất bão trung bình năm khoảng 0,4 trận/năm
+ Độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân năm là 84,5%, độ ẩm thấp tuyệt đối
là 15% Tính chất của các dòng không khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên 2thời kỳ khô và ẩm khác nhau, mùa đông độ ẩm lớn và là thời kỳ mưa nhiều nhất.Với thời tiết khí hậu nêu trên phường Tứ Hạ có điều kiện tương đối thuậnlợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới đặc biệt là cây ăn quả và cây côngnghiệp ngắn ngày Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều thường gây ralụt lội và hạn hán do đó cần thiết phải có các giải pháp tích cực về chọn giống vàthủy lợi nhằm bảo đảm chủ động tưới tiêu về mùa vụ và tiêu úng về mùa lũ
4.1.1.4 Thủy văn
Hệ thống thủy văn phân bố đều, sông Bồ đổ vào phá Tam Giang trước khi
đổ ra biển, dòng sông ngắn, dốc, phần hạ lưu quanh co và cửa thoát ra biển hẹp.Sông Bồ đi qua ranh giới phía Tây và phía Bắc của phường có chiều dàikhoảng 5,04 km, lưu lượng dòng chảy 4.000 m3/s có ảnh hưởng trực tiếp đếnchế độ thủy văn của khu vực phường nhất là khu đất ven sông - làng về phíaTây Mùa mưa nước lớn, dòng chảy mạnh, nước dâng nhanh và thường gây ra lũlụt ở khu vực dọc sông Bồ
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Trang 36thịt nhẹ, thịt trung bình được phân bố ở những khu vực bằng phẳng Loại đấtnày thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các loại cây lương thực,thực phẩm.
Trên loại đất phù sa, các chỉ tiêu về tính chất hóa học đất trong những nămgần đây đều thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho sản xuất nông nghiệpđặc biệt là độ pH đất Việc thay đổi độ chua theo hướng tăng dần theo các năm
là hậu quả của việc sử dụng phân đạm với liều lượng lớn, nhất là không cân đốivới lân và xem nhẹ vai trò của phân hữu cơ Cùng với độ pH đất, các chỉ tiêu về
độ phì cũng giảm nên làm giảm khả năng canh tác của đất và sự phục hồi độ phìđất là điều không thể thực hiện trong thời gian ngắn
+ Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):
Loại đất này được phát triển trên đá mẹ granit, trầm tích và đá biến chất, đáphong hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, tỷ lệ mùn cao nhưng phân giảichậm, lân và kali nghèo Đất có khả năng trồng cây công nghiệp ngắn ngày nhưlạc, mía, hồ tiêu, cây ăn quả
+ Nhóm đất biến đổi do trồng lúa (Lp):
Đây là loại đất phù sa rất thích hợp cho trồng lúa, có tầng đất khá dày, đấtđai tương đối màu mỡ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình vàcát pha hàng năm được bồi đắp phù sa bởi sông Bồ Loại đất này chủ yếu tậptrung ven sông Bồ
b Tài nguyên nước
Sông Bồ bắt nguồn từ khe Quaoxin và Rào Căn dài 25 km chảy theo hướngTây Nam - Đông Bắc ra sông Hương và phá Tam Giang Chiều rộng trung bình
là 250 m, diện tích lưu vực là 680 km2 Về mùa lũ nước thường dâng cao từ 3 - 5
m, lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 4.000 m3/s, lưu lượng kiệt là 5 m3/s.Nói chung nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa phong phú, trữ lượngnước rất lớn luôn cung cấp đủ nước tưới cho đồng ruộng, nước sinh hoạt vàcông nghiệp
c Tài nguyên rừng
Trên địa bàn phường Tứ Hạ có 86,61 ha đất lâm nghiệp, chiếm 10,24%diện tích tự nhiên chủ yếu là rừng trồng sản xuất
d Tài nguyên nhân văn
Trải qua mấy trăm năm định cư, con người Hương Trà nói chung và Tứ Hạ
Trang 37nói riêng đã hình thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Bắc Trung Bộ.Nằm trong dải đất miền trung anh hùng, Tứ Hạ rất giàu truyền thống cách mạng
và đang nối tiếp truyền thống xưa chuyển mình hòa nhập vào sự đổi mới củaĐảng, của thị xã, tỉnh và đất nước
Trên địa bàn phường chủ yếu là người Kinh sinh sống và điều kiện sinhhoạt đời sống hàng ngày đều dựa các nghề như dịch vụ, các ngành nghề , Người dân ở đây có trình độ tương đối cao, số người ở trong độ tuổi laođộng chiếm tỷ lệ khá cao thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội của phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà
Phường Tứ Hạ là trung tâm chính trị, văn hóa, và an ninh quốc phòng củatoàn thị xã Hương Trà Những năm qua nền kinh tế của phường đã có nhữngbước phát triển mạnh, đời sống vật chất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ngàycàng được nâng cao Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu
tư, phát triển tương đối hoàn thiện như hệ thống đường giao thông, trạm y tế,trường học,…
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 19%/năm Cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng trưởng nhanh, tỷ trọng ngành dịch vụ
và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng (GDP) Tỷtrọng ngành dịch vụ chiếm 45%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 38%
và nông lâm – thủy sản chiếm 17% Tổng giá trị gia tăng đạt được gần 177,45 tỷđồng, bình quân thu nhập đầu người 19,61 triệu đồng/người/năm (tương đương1.060 USD/người)
Phường Tứ Hạ có điều kiện phát triển kinh tế tổng hợp: “Dịch vụ - côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp” Mạng lưới thương mại, dịch vụthời gian qua phát triển khá nhanh với sự lớn mạnh của trung tâm huyện, đã hìnhthành các siêu thị và các cửa hàng dịch vụ được đầu tư theo hướng tiếp cậnphương thức văn minh, hiện đại Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệpquy mô ngày càng được mở rộng với nhiều ngành nghề đa dạng, tập trung mạnhvào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất hàngtiêu dùng, may mặc Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảmnhanh do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhưng nhờ đã tập trung chỉđạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất nên vẫn đạt kết quả khá Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm –thủy sản đạt bình quân 12,1%/năm
Trang 38Trong tương lai phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở thúc đẩychuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp – nông nghiệp” Phát huy tối đa nội lực, huy động mọi nguồn lực để tậptrung đầu tư cao hơn cho phát triển dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.
Dân số: Theo niên giám thống kê năm 2014 tổng dân số của phường Tứ
Hạ là 8.607 người, mật độ dân số 1018,10 người /km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là 1,36% Người dân chủ yếu là dân tộc Kinh
Dịch vụ:
Trong năm qua, các hoạt động dịch vụ có lợi thế như tài chính ngân hàng,giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, văn hóa, ăn uống giải khát, nhà trọ,nhà nghĩ, khách sạn tăng trưởng khá Hoạt động thương mại duy trì tốc độ tăngtrưởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng, chợ Tứ Hạ hoạt động ổn định, phục vụtốt nhu cầu mua bán của nhân dân Với sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp,các ngành, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụtrên địa bàn Đến nay, trên địa bàn phường có 25 doanh nghiệp, tăng 01 doanhnghiệp và 706 hộ kinh doanh dịch vụ, tăng 07 hộ so với năm 2012 Giá trị sảnxuất ngành dịch vụ ước đạt: 211,29 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch, tăng19,2% so với năm 2012
Lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
CN – TTCN tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, UBND Phườngtích cực phối hợp với các ngành của Thị xã làm tốt công tác GPMB giao đất xâydựng Nhà máy may công nghiệp Vinatex Hương Trà, Nhà máy gạch khôngnung tại cụm công nghiệp, đồng thời phối hợp tạo điều kiện cho công ty TNHHHello quốc tế Việt nam triển khai dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tứ Hạ.Tranh thủ nguồn vốn khuyến công, phối hợp với các ngành thị xã mở các lớp tậphuấn chuyển giao KHKT - CN, khởi sự doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhântrên địa bàn nhằm trang bị kiến thức, mở rộng sản xuất các ngành nghề tiểu thủcông nghiệp, tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương Đến nay trên địabàn có 38 doanh nghiệp, tăng 03 doanh nghiệp so với năm 2012 Giá trị sản xuấtngành CN-TTCN ước đạt 201,42 tỷ đồng, đạt 100,15% so với kế hoạch, tăng21,4% so với năm 2012
Trang 394.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
a Khu vực kinh tế dịch vụ
Các hoạt động thương mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, đáp ứngnhanh và đầy đủ các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, phục vụ tốt hơn đời sốngnhân dân Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao hơn tốc độ trong bình quânchung của nền kinh tế và đạt 19,4%/năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanhthu dịch vụ bình quân 5 năm tăng khoảng 17% Mạng lưới thương mại, dịch vụthời gian qua phát triển khá nhanh, đã hình thành các siêu thị và các cửa hàngdịch vụ được đầu tư theo hướng tiếp cận phương thức văn minh, hiện đại Hoạtđộng của các lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng, bưu chính viễn thông, vậntải, y tế, thể dục thể thao đều có bước phát triển khá Các chi nhánh ngân hàng
và bảo hiểm được mở rộng quy mô và phát triển mạng lưới giao dịch, dịch vụvận tải có bước phát triển đột phá với sự ra đời của công ty TNHH Lucks – An,công ty cổ phần vận tải Trường Sơn, bước đầu đã xuất hiện các cơ sở dịch vụkhám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn
b Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 55,6 tỷ đồng, tăng bình quân 22,4%/năm.Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quy mô ngày càng được mở rộngvới nhiều ngành nghề đa dạng, tập trung mạnh vào các lĩnh vực sản xuất vật liệuxây dựng, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc Các sản phẩmcông nghiệp có mức tăng trưởng khá như: nhang xuất khẩu đạt 42.000 thùng,tăng bình quân 11%/ năm, khí oxy – nitơ 115.000 bình, tăng bình quân 21,25%/năm Thời gian qua đã đưa ra thị trường thêm nhiều sản phẩm mới như: Bột tréttường, gạch siêu nhẹ, các sản phẩm bao bì nhựa, khăn giấy cao cấp Côngnghiệp phát triển nhanh nhờ đã phối hợp thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư.Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Tứ Hạ được phê duyệt quy hoạch xâydựng năm 2004, đến nay đã có 8 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy và đãlấp đầy 100% diện tích và đang triển khai quy hoạch mở rộng để đáp ứng nhucầu đầu tư phát triển sản xuât công nghiệp trên địa bàn Ngoài ra, phường đãphối hợp tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề, hỗ trợ xúc tiến doanh nghiệp để pháttriển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp góp phần nâng cao thu nhập và giải quyếtviệc làm cho lao động
Trang 40c Khu vực kinh tế nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh do quá trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa nhưng nhờ đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên vẫn đạt kếtquả khá Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp đạt bình quân12,1%/năm Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 300 ha, giảm 15 ha Cơcấu cây trồng đã chuyển theo hướng giảm diện tích gieo trồng cây lương thực,cây chất bột có cũ để tăng cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và hoamàu có giá trị kinh tế cao
Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 111,9 tạ/ha, tăng 5,10 tạ/ha, sản lượnglương thực có hạt 950 tấn, tăng 30 tấn Năng suất các loại cây trồng khác đềutăng cao Đặc biệt, đã cải tạo thâm canh xây dựng các mô hình nhà vườn với38,8 ha các loại cây ăn quả có giá trị như cây măng cụt, thanh trà, mãngcầu, Giá trị trên một ha canh tác 48,5 triệu đồng Chăn nuôi gia súc, gia cầm đãđược khôi phục và phát triển nhanh Nuôi trồng thủy sản được duy trì diện tích9,5 ha, phát triển nuôi cá lồng trên sông cung cấp hàng năm 20 tấn cá cho đô thị
và khu công nghiệp Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52,08% trong giá trị sản xuấtnông – lâm nghiệp
4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a Giao thông
Phường Tứ Hạ có hệ thống giao thông tương đối phát triển và hoàn chỉnhthông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đô thị hóa và là cửa ngõ phía Bắc củathành phố Huế bao gồm các tuyến đường:
- Đường quốc lộ 1A (cách mạng Tháng 8) dài 3,92 km đi ngang qua địabàn phường với mặt đường thảm nhựa
- Đường tỉnh lộ 16 (đường Độc lập) dài 2,98 km và đường dọc sông Bồ dài5,04 km đã được bê tông và rải cấp phối 100%
- Đường trung tâm, đường ngõ phố, đường kiệt hầu như đã được giải tỏa
mở rộng trong đó có khoảng 80% đường đã được bê tông và nhựa hóa
- Đường liên khu vực và đường thôn xóm là 26 km đã bê tông hóa trên70% còn lại đã mở rộng theo quy hoạch và cấp phối hóa (nền đường từ 3,7 - 6m) Bê tông hóa mặt đường 1,5 m và 3 m theo phương thức Nhà nước và nhândân cùng làm