1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015

77 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 372,58 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢCPHẠM VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ HƯƠNG VINH THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015 LUẬN VĂN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

TẠI XÃ HƯƠNG VINH THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn khoa học:

ThS.BS HOÀNG THỊ BẠCH YẾN

Huế - 2016

Trang 2

Với tất cả tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học - Trường đại học Y Dược Huế Ban chủ nhiệm Khoa Y tế Công cộng và đặc biệt là quý Thầy, Cô bộ môn

Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm, Trường đại học Y Dược Huế đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Thư viện trường đại học Y Dược Huế.

Ban lãnh đạo xã Hương Vinh, cùng toàn bộ các trưởng thôn đã chấp thuận, cho phép tôi được tiến hành thu thập số liệu tại địa phương để hoàn thành nghiên cứu này.

Trưởng trạm y tế - Bác sĩ Phạm Thị Thu, cùng toàn bộ nhân viên y tế, các cộng tác viên dân số đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương.

Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các đối tượng nghiên cứu

đã hợp tác trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, nhờ những thông tin, số liệu của họ mà tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô – Th.s.Bs Hoàng Thị Bạch Yến - Cô đã tận tâm, tận lực dạy dỗ, truyền thụ kiến thức

đồng thời trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tư liệu và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng yêu thương sâu sắc đến tất cả bạn bè, người thân, những người đã luôn bên tôi, quan tâm, động viên giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như tài chính trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Huế, ngày 09 tháng 04 năm 2016

Phạm Văn Hiền

Trang 3

kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳluận văn nào khác Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Trang 4

(Cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới khuvực Tây Thái Bình Dương)

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2.Dân số người cao tuổi trên thế giới và việt nam 3

1.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 6

1.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 10

1.5 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 12

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14

2.3 Phương pháp nghiên cứu 14

2.4 Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu 16

2.5 Cách đánh giá và nhận định kết quả 20

2.6 Xử lý số liệu 21

2.7 Đạo đức nghiên cứu 21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 22

3.2 Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 24

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu 26

Chương 4 BÀN LUẬN 34

4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 34

4.2 Tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu 36

4.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu 38

KẾT LUẬN 44

KIẾN NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sựsống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vậnđộng Theo thời gian, sự gia tăng tuổi tác cùng với quá trình lão hóa, suy giảmchức năng và hoạt động của các hệ cơ quan khác thì chức năng dinh dưỡngnày cũng bắt đầu thay đổi [27], [57]

Lão hóa tác động đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa ở người cao tuổi Khituổi càng cao niêm mạc miệng ngày càng mỏng đi, số lượng thần kinh vị giáctrên lưỡi cũng mất dần, kèm theo đó là giảm tiết dịch vị của dạ dày và lượngmen tiêu hóa ở gan góp phần làm ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa và hấp thụthức ăn [43]

Bên cạnh sự suy giảm chức năng, hoạt động của các hệ cơ quan thìngười cao tuổi thường hay mắc các bệnh mãn tính [22]

Một chế độ dinh dưỡng tốt bao gồm cung cấp đầy đủ năng lượng,protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước là cần thiết cho người cao tuổi,làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình lãohóa như bệnh tim mạch, loãng xương và tiểu đường [41]

Già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, theo dự báo dân sốcủa Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ởViệt Nam sẽ chạm ngưỡng 10,0% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân sốViệt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 Tiếp đó,cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bướcvào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100vào năm 2032 [16]

Mặc dù vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi là hết sức cần thiếtnhưng ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả của một số

Trang 7

nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi ở một số tỉnh thành gầnđây cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao: 24,2%tại An Giang (2009), 27,5% tại Bến Tre (2011) và Nam Định (2012) là25,7%, cùng song hành với tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân -béo phì ở người cao tuổi cũng tăng cao một cách đáng ngại, theo các nghiêncứu trên thì tỉ lệ thừa cân - béo phì tương ứng là 14,4%, 28,0% và 9,2% [19],[21], [25].

Điều kiện kinh tế hộ gia đình người cao tuổi nước ta còn khó khăn, theothống kê năm 2008 khoảng 43% người cao tuổi nước ta vẫn đang làm việc vớicác công việc khác nhau, nhưng đa số vẫn trong lĩnh vực nông nghiệp vớimức thu nhập còn thấp và bấp bênh

Đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người cao tuổi thay đổi nhanh chóng Tỉ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm nhanh, trong khi tỉ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hoặc chỉ có

vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể Có thể chính những yếu tố trên đây đã tác động đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi [16].

Xuất phát từ những vấn đề trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu

“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại

xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015” vớinhững mục tiêu sau:

1 Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi tại xã Hương Vinh,thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đốitượng nghiên cứu

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm về người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT) Trước đây,người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiệnnay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ nàytuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” làthuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắnliền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [10]

Về mặt pháp luật: Luật người cao tuổi Việt Nam do Quốc Hội thông quangày 23/11/2009 đã nêu rõ: “Người cao tuổi là tất cả các công dân Việt Nam

từ 60 tuổi trở lên” [23]

1.1.2 Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấutrúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụngcác chất dinh dưỡng của cơ thể Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cânbằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừadinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng [30]

1.2.DÂN SỐ NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1 Trên thế giới

Theo số liệu của Quỹ dân số Liên hợp quốc năm 1980, số người từ độtuổi 60 trở lên trên thế giới là 378 triệu Sau 30 năm, con số này đã tăng lêngấp đôi (759 triệu) và ước tính đến năm 2050 con số này là 2 tỷ người

Trang 9

Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi, cứ 100 phụ nữ

từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thìchỉ có 61 nam giới [24]

1.2.2 Tại Việt Nam

Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ

60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017(Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỉ lệ dân số caotuổi ở Việt Nam là 9%.), tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giaiđoạn “già hóa” từ năm 2017 Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau haithập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số giàhóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032 [16]

Bảng 1.1 Chỉ số giới tính người cao tuổi tại Việt Nam

Chỉ số giới tính ở NCT Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như cácquốc gia khác trên thế giới cụ thể là chỉ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độtuổi ngày càng cao (Bảng 1.1) Nguyên nhân có thể lý giải cho xu hướng này

là nam giới cao tuổi thường có tỉ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùngnhóm tuổi [16]

1.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI 1.3.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông của Liên hợp quốc(FAO) đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI)

để đánh giá TTDD ở người trưởng thành [30]

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản thể hiện cân nặng theo chiều

Trang 10

cao thường được sử dụng để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), thừacân (TC) và béo phì (BP) ở người trưởng thành BMI của một người đượctính bằng trọng lượng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằngmét (kg/m2) Ví dụ, một người lớn nặng 70 kg và có chiều cao là 1,75 mét sẽ

có chỉ số BMI là 22,9 [55]

Bảng 1.2 Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Trang 11

Bảng 1.3 Phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người châu Á

Tỉ số vòng eo/vòng mông cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố mỡ Do

đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì Khi tỉ số vòngeo/vòng mông vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi là béotrung tâm Người ta còn nhận thấy số đo vòng eo thường không liên quan đếnchiều cao, có liên quan chặt chẽ đến BMI và tỉ số vòng eo/vòng mông và vìthế được coi như là một tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá khối lượng mỡ bụng

và khối lượng mỡ của toàn cơ thể Người ta nhận thấy các nguy cơ tăng lênkhi vòng eo ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ [30]

1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

1.4.1 Yếu tố sinh học

- Thay đổi về cảm giác

Những thay đổi cảm giác bao gồm suy giảm thị lực, tai nghe kém, giảmcảm nhận về mùi vị và hương vị Những thay đổi tổng thể diễn ra trong thờigian dài, không những ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng mà còn ảnh hưởngđến tình trạng sức khỏe của NCT

Những thay đổi về khứu giác và vị giác có thể ảnh hưởng đến sở thích

Trang 12

tiêu thụ các loại thực phẩm ở NCT Nếu thực phẩm có hương vị kém hấp dẫn

sẽ làm NCT cảm thấy khó tiếp nhận với loại thực phẩm đó

Khi có những thay đổi trong chế độ ăn uống như hạn chế lượng muối ăn,đường hoặc chất béo trong món ăn cũng có thể dẫn đến giảm lượng thức ăn ởNCT [45]

- Thay đổi về tiêu hóa

Một trong những yếu tố quyết định quan trọng của chế độ ăn uống đadạng trong cuộc sống của NCT là duy trì răng tự nhiên Tại Anh, 58% ngườicao tuổi ở độ tuổi 75 tuổi trở lên không có răng tự nhiên và ăn uống dựa vàorăng giả, những người này có xu hướng ăn ít trái cây và rau Vì vậy, trongkhẩu phần ăn thường thiếu một số vi chất dinh dưỡng như vitamin C [35]

Ở dạ dày, sự gia tăng của hormone cholecystokinin (CCK) cùng với tuổitác làm kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn tại dạ dày, nên NCT vẫn còn cảmthấy cảm giác no của bữa ăn trước đó cho đến bữa kế tiếp [47]

Các hoạt động bình thường của đường tiêu hóa diễn ra chậm chạp cộngvới những thay đổi chung của cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng.Tiết dịch tiêu hóa giảm rõ rệt, mặc dù vẫn đủ enzyme Do đó, NCT có nhiềukhả năng bị táo bón hơn người trẻ tuổi [45]

- Thay đổi về chuyển hóa cơ bản

Sự suy giảm khối cơ có thể làm giảm chuyển hóa năng lượng cơ bản Tỉ

lệ trao đổi chất giảm tỉ lệ tương ứng với sự suy giảm khối lượng cơ bắp Giảmnăng lượng chuyển hóa cơ bản, đặc biệt là ở nhóm tuổi 50 - 65 tuổi, góp phầnvào sự gia tăng mỡ trong cơ thể ở độ tuổi cao hơn [45]

Trong những người 65 tuổi trở lên, thay đổi hormone xảy ra trong quátrình lão hóa có thể gây ra sự tích tụ mỡ Lão hóa có liên quan với sự giảm tiếthormone tăng trưởng, giảm đáp ứng với hormone tuyến giáp, suy giảmtestosterone huyết thanh và kháng leptin [33]

Trang 13

1.4.2 Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến SDD bao gồm: tình trạng kinh tế nghèonàn không đủ khả năng để mua thực phẩm NCT sống cô đơn một mình,không có sự hỗ trợ từ người thân, gia đình và xã hội [40]

Số lượng các bữa ăn hàng ngày ít hơn, hàm lượng protein, các loại tráicây và rau quả trong chế độ ăn uống của NCT sống một mình làm gia tăngnguy cơ SDD so với những người sống cùng gia đình [50]

Năng lượng, protein, chất xơ và rất nhiều vi chất dinh dưỡng thấp hơntrong khẩu phần ăn của những NCT thu nhập thấp hơn [47]

Những NCT gặp khó khăn về kinh tế, chẳng hạn như nghèo hoặc có thunhập thấp, có thể không có khả năng mua đủ lượng thực phẩm Nhiều ngườiđau ốm kéo dài phải để dành tiền mua thuốc hoặc trả tiền nhà, điện, nước…hơn là mua thực phẩm Họ có thể mua thực phẩm rẻ tiền, quá hạn, hết chấtdinh dưỡng cốt sao cho khỏi đói [4]

1.4.3 Yếu tố lối sống, thói quen

- Hút thuốc lá

Hút thuốc làm tiêu hao khoảng 10% năng lượng trong 24 giờ Sự giatăng tiêu hao năng lượng nhiều hơn khi tập thể dục và sau khi ăn Hút thuốc lálàm tăng tiêu hao 10% năng lượng trong hoạt động trao đổi chất, tương ứngkhoảng 200 kcal mỗi ngày Nếu không có sự thay đổi lượng calo cung cấphằng ngày, sự gia tăng tiêu hao năng lượng do chất nicotine có thể dẫn đếnmất 10 kg trọng lượng cơ thể trong vòng một năm [46]

Nghiên cứu tại bệnh viện Southampton General và một bệnh viện cộngđồng nhỏ trong Hampshire (Bệnh viện New Forest Lymington) cũng chứngminh: tình trạng hút thuốc ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ngoạitrú là một yếu tố nguy cơ cho tình trạng SDD [48]

Trang 14

- Rượu

Bệnh nghiện rượu thường thấy ở NCT nhưng ít được phát hiện và công

bố Trung bình có 10% đến 14% NCT uống rượu nhiều: nam giới uống sớmhơn và nhiều hơn nữ giới gấp 5 lần

Rượu là một dạng carbohydrat, tích tụ trong gan nên làm bệnh tiểu

đường nặng thêm Rượu đưa đến kém dinh dưỡng, thiếu vitamin, đặc biệt làvitamin nhóm B, vì người nghiện rượu uống nhiều hơn ăn [4]

- Thói quen ăn uống

Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, gluxit, lipid trong thức

ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ Một khẩu phần không chỉ nhiềuchất béo mới gây BP mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây BP.Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn cácthức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ ),thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đếnnguy cơ bị BP [17]

Tuy nhiên, một số NCT do kiêng khem quá mức, không dám ăn bất kỳmột loại thực phẩm nào ngay cả cá hoặc sữa là loại thực phẩm rất cần cho nhucầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, dần dần dẫn đến SDD [14]

1.4.4 Hoạt động thể lực

Cấu tạo khối cơ bắp của cơ thể thay đổi theo hướng giảm dần khi tuổicàng cao Ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh và người già trên 80 tuổi thì nhữngthay đổi này càng diễn ra nhanh hơn [47]

Khối lượng khối cơ của cơ thể có vai trò chuyển hóa quan trọng bởi vì

cơ xương là nơi chuyển hóa glucoze lớn nhất và khối cơ liên quan đến sựdung nạp glucoze

Luyện tập thể dục là cách tốt nhất chống lại sự nặng bụng, duy trì khối

cơ, do đó có khả năng ngăn chặn hay thậm chí đảo lộn những ảnh hưởng xấu

Trang 15

do lối sống ít vận động gây ra Nếu duy trì hay làm tăng khối nạc bằng thểdục, thì có thể giữ vững mức năng lượng và dinh dưỡng ăn vào, giữ tỉ lệchuyển hóa cơ bản không thay đổi [28].

Người cao tuổi nên vận động tập thể dục như đi bộ, đi xe đạp, đi bơi,hoặc tập dưỡng sinh ít nhất 30 phút mỗi ngày [58]

1.4.5 Tình trạng sức khỏe và bệnh tật

Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thì nguyênnhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng

“bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh

do lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thayđổi lối sống dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình tăngtrưởng và phát triển kinh tế [16]

Ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, sự gia tăng các bệnh mãn tính liên quanđến quá trình lão hóa làm giảm hoạt động thể chất, cùng với đó là lối sốngtĩnh tại, giảm làm việc khi tuổi đã cao làm cho NCT dễ tăng cân hơn Ngoàiviệc có khó khăn với các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, NCT bị BP cónhiều khả năng không thể đi bộ được xa, đi mua sắm, hoặc tham gia vào cáchoạt động khác để tăng thêm chất lượng cuộc sống [33]

1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.5.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Aliabadi và cộng sự (2008) mô tả về TTDD của NCT (≥

60 tuổi) Iran cho thấy tỉ lệ NCT có nguy cơ SDD là 45,3% và tỉ lệ SDD là12,0% Nữ có nguy cơ SDD cao hơn nam NCT có trình độ học vấn thấp,sống một mình và ở vùng nông thôn có nguy cơ SDD cao hơn NCT có trình

độ học vấn cao, vùng thành thị và sống với gia đình [34]

Nghiên cứu của Torres LH và cộng sự (2008 - 2009) trên 900 NCT tạiCampinas, Brazil, cho kết quả NCT (≥ 60 tuổi) không có răng nanh hoặc

Trang 16

không mang răng giả có nhiều nguy cơ bị SDD (tỷ số chênh (OR) = 3,94) vàTC/BP (OR = 2,88) Nam giới (OR = 0,56) và những người không sử dụngthuốc để điều trị bệnh (OR = 0,41) ít có khả năng bị TC/BP NCT hút thuốc(OR = 2,62) có nhiều nguy cơ bị SDD NCT với thu nhập trung bình từ 3,1đến 5 lần mức chuẩn (OR = 1,69) có nhiều khả năng bị TC/BP (một mứcchuẩn tương đương 126,88 USD) so với nhóm thu nhập thấp hơn [54].

Nghiên cứu Iftikhar Alam và cộng sự (2011) trên 526 NCT nam giới tại Pakistan cho kết quả tỉ lệ BP, TC và SDD lần lượt là 13,1%, 3,1%và 10,8% Nhóm tuổi từ 60 đến 70 tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất trong mẫu nghiên cứu chiếm 8,6%, sau đó là nhóm 70 đến 80 tuổi là 4,0% và nhóm trên 80 là 0,6% [42].

Nghiên cứu của Indeks Jisim Tubuh và cộng sự tại Malaysia (2012) tỉ lệSDD ở NCT (≥ 60 tuổi) là 17,4% (BMI <18,5 kg/m2), tỉ lệ TC/BP (BMI ≥ 25kg/m2) là 28,4% Tỉ lệ SDD (20,7%) và TC/BP (35,6%) ở nữ giới cao hơnnam giới với tỉ lệ là 15,4% và 24,2% với p < 0,05 [43]

Nghiên cứu của Dwit Tessfamichael và cộng sự (2014) tại Ethiopia chokết quả tỉ lệ SDD là 21,9% Nhóm NCT không biết đọc, biết viết có khả năng

bị SDD cao gấp 2,7 lần nhóm biết đọc, biết viết Nữ giới có nguy cơ SDD caogấp 3 lần so với nam giới Nhóm NCT có điều kiện kinh tế nghèo có nguy cơSDD cao gấp 1,8 lần so với nhóm giàu [53]

1.5.2 Nghiên cứu trong nước

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2001) chothấy cả hai tình trạng SDD và TC tồn tại song song ở NCT lần lượt là 21,4%

và 17,8% Nam giới và người trên 80 tuổi là đối tượng có nguy cơ SDD Tỉ lệSDD ở nam giới 26,4% và ở nữ là 18,0%, vùng ngoại thành có tỉ lệ SDD caohơn so với vùng nội thành với tỉ lệ là 28,3% so với 8,4% [8]

Theo Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm (2009) thì tỉ lệ SDD của tất cảbệnh nhân là 21,5% Tỉ lệ SDD theo BMI của bệnh nhân > 65 tuổi cao hơngần 2 lần so với tỉ lệ này ở bệnh nhân < 65 tuổi (p<0,05) [12]

Trang 17

Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và cộng sự (2009) tại Tân Châu - AnGiang thì tỉ lệ SDD là 24,2% Nhóm ≥ 80 tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất 33,7%.TC/BP chiếm 14,4% Tỉ lệ TC/BP cao nhất ở nhóm 60-69 tuổi (19,7%) Kếtquả nghiên cứu cho thấy NCT nam SDD (26,6%) cao hơn nữ (22,3%) Ngoài

ra, NCT có thói quen ăn một bữa chính trong ngày có nguy cơ SDD gấp 2,61lần NCT ăn hai bữa chính trong ngày (p < 0,05) [25]

Nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) tại Mỏ Cày – Bến Tre, tỉ lệ SDDcủa NCT chiếm 27,5%, tỉ lệ TC/BP là 28,0% Tỉ lệ béo trung tâm là 21,0%.Nhóm tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất là trên 80 tuổi chiếm 38,1%, nhóm dưới 70tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất chiếm 35,0% Nữ có tỉ lệ TC/BP là 31,4% caohơn so với tỉ lệ TC/BP của nam là 17,4% Nam có tỉ lệ SDD là 41,3% cao hơn

so với nữ 22,8% Nhóm hiện đang hút thuốc lá có tỉ lệ SDD cao gấp 1,8 lần sovới nhóm không hút thuốc lá [19]

Kết quả nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng của NCT xã Hải Toàn,huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2012” của Trần Thị Phúc Nguyệt,Nguyễn Văn Khiêm cho thấy, tỉ lệ SDD ở NCT chiếm 25,7%, nhóm nữ giới(28,0%) cao hơn nam giới (21,2%) Tỉ lệ TC của NCT 9,2% chung cho cả 2giới, tỉ lệ TC nhóm nữ giới (10,0%) cao hơn nhóm nam giới (7,7%), khônggặp trường hợp nào BP cho cả 2 giới [21]

Theo nghiên cứu của Đỗ Thanh Giang (2012) tại Thái Bình tỉ lệ SDDcủa NCT là 26,3%, tỉ lệ TC/BP (BMI ≥ 23) là 20,6%, tỉ lệ béo trung tâm củađối tượng là 28,2% Cân nặng và chiều cao của nam đều cao hơn nữ và ởnhóm tuổi càng cao thì cân nặng và chiều cao trung bình càng giảm [6]

1.5 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

- Vị trí địa lý: Xã Hương Vinh nằm về phía Đông của thị xã Hương Trà,cách thị trấn Tứ Hạ 15 km, cách trung tâm Thành phố Huế 4 km về phía Bắc

- Xã có diện tích tự nhiên là 721 ha chiếm 1,35 % diện tích tự nhiên củathị xã Hương Trà Xã được chia làm 08 thôn và 01 đội, gồm: Thế Lại

Trang 18

Thượng, Bao Vinh, Địa Linh, La Khê, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, TriềuSơn Đông, Thủy Phú và 12B.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Hương Vinh là một xã nằm ở vị trí trung gian giữa thành phố Huế và các đôthị vệ tinh như Tứ Hạ, Thuận An, có các trục đường giao thông quan trọng nhưtỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8B đi qua nên xã có điều kiện phát triển dịch vụ du lịch và tiểuthủ công nghiệp Theo thống kê năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của xã

là 22,9 triệu đồng/người/năm Tỉ lệ hộ nghèo năm 2013 là 3,95%

- Y tế

Trạm y tế xã ở gần trục đường giao thông của xã, có diện tích 2500 m2,tổng số cán bộ: 08 người, có 10 phòng chức năng, có nguồn nước sinh hoạt vànhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định Trạm y tế

xã đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2008, đến nay vẫn duy trì giữ vững đạtchuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020

Trang 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Hương Vinh, thị

xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế vào thời điểm điều tra

Tiêu chuẩn lựa chọn

Người cao tuổi có hộ khẩu và thường xuyên sinh sống tại khu vựcnghiên cứu, tự nguyện tham gia, hợp tác, trí tuệ còn minh mẫn có thể tham giaphỏng vấn được

Tiêu chuẩn loại trừ

Người cao tuổi bị các khuyết tật trên cơ thể không thuận lợi cho đốitượng để tiến hành đo chỉ số nhân trắc như gù, cụt chân, các trường hợp điđứng khó khăn hay không đi đứng được

Người cao tuổi quá già yếu, khiếm thính, khiếm thị, đang điều trị bệnhnặng không thể tham gia nghiên cứu

Người cao tuổi mắc các bệnh lý không thể trả lời phỏng vấn (như

Alzheimer, rối loạn tâm thần…) hoặc từ chối tham gia nghiên cứu

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu: xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh ThừaThiên Huế

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/04/2016

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng

Trang 20

d là độ chính xác của nghiên cứu, chọn d = 0,05.

Cỡ mẫu của nghiên cứu là: n =

Ước lượng khoảng 10% từ chối phỏng vấn hoặc lý do nào đó không tiếpcận được đối tượng nghiên cứu

Vậy tổng cỡ mẫu của nghiên cứu là n = (294 * 10%) + 294 = 325 NCT

Bước 3: Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu gửi cho Trưởng trạm y

tế và Trưởng thôn Sau đó phân nhóm các đối tượng theo đơn vị tổ dân số đểtiến hành thu thập số liệu

Trang 21

2.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đánh giá TTDD: Sử dụng phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng để thuthập cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông của đối tượng nghiên cứu.Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn

để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến TTDD

2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu

Các điều tra viên sẽ được tập huấn về mục đích, cách tiến hành phỏng vấn, cách đo các chỉ số nhân trắc trước lúc tiến hành điều tra

Điều tra viên sẽ đến hộ gia đình thực hiện phỏng vấn để thu thập thông tin và tiến hành đo chỉ số nhân trắc tại hộ gia đình

2.4.3 Kỹ thuật đo chỉ số nhân trắc

- Cân nặng: Sử dụng cân sức khỏe Tania, có độ chia chính xác đến 0,1

kg Sau khi cân được 10 lần, cân được kiểm tra lại độ chính xác bằng cáchcân với một vật đã biết trọng lượng trước đó Các đối tượng khi cân phải mặc

áo quần gọn nhẹ, không mang dép, không đội mũ và cầm bất cứ vật gì Đốitượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân

bổ đều hai chân Cân được đặt vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vịtrí cân bằng ở số không Người đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khicân thăng bằng, ghi số theo kg với 1 số thập phân (0,1 kg) [31]

- Đo chiều cao đứng: dùng thước cuộn lưỡi thép Stanley có chiều dài 3mét, có điểm bấm giữ cố định và có độ chia đến milimet Đối tượng bỏ dép,

mũ, khăn trùm đầu, đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường Tư thếđứng sao cho gót chân, bắp chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng ápsát vào tường (6, 7, 12, 13, 14), mắt nhìn thẳng về phía trước theo đường nằmngang (8), hai tay bỏ thõng hai bên mình (hình 2.1) Dùng thước dẹt đặt lênđỉnh cao nhất của đầu, song song với mặt đất, đánh dấu vị trí trên tường giao

Trang 22

nhau với thước Dùng thước cuộn lưỡi thép đo chiều cao từ mặt đất đến điểmđánh dấu, ghi lại chiều cao theo đơn vị centimet và một số lẻ [31].

Hình 2.1 Tư thế đo chiều cao đứng

Nguồn: Viện dinh dưỡngViệt Nam [31].

- Vòng eo và vòng mông: dùng thước dây không giãn có chiều dài 1,5mét và có độ chia đến milimet Đối tượng đứng thẳng ở tư thế thoải mái, kếtquả đo ghi theo centimet (cm) và làm tròn một số lẻ (0,1 cm) Vòng eo làvòng bé nhất ở bụng đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn cuối và đỉnh màochậu trên mặt phẳng ngang Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông [3]

2.4.4 Biến số nghiên cứu

- Nhóm biến số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: +Nhóm tuổi: phân thành 3 nhóm là 60 – 69, 70 – 79, 80 tuổi trở lên + Giới:phân định thành nam và nữ

Trang 23

+ Tôn giáo: gồm các tôn giáo là Thiên chúa giáo, Phật giáo, không theotôn giáo và tôn giáo khác Do đặc điểm TTDD có liên quan đến chế độ ănchay nên khi phân tích mối liên quan chia làm hai nhóm là theo Phật giáo vàkhông theo Phật giáo.

+ Trình độ học vấn: là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáodục quốc dân mà người đó đã theo học gồm các nhóm: mù chữ, tiểu học,trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trở lên

+ Nghề nghiệp hiện tại gồm: nội trợ, ở nhà; làm ruộng, rẫy; làm thuê;buôn bán và nhóm nghề khác Khi phân tích mối liên quan thì dựa vào nghềnghiệp để xác định tình trạng làm việc ở NCT gồm:

• Có làm việc: là đối tượng còn làm các công việc như làm ruộng, rẫy,làm thuê, buôn bán và làm các nghề khác

• Không làm việc: là các đối tượng như ở nhà, nội trợ, thất nghiệp

vợ/chồng Khi phân tích mối liên quan chúng tôi chia lại làm hai nhóm như sau:

• Có vợ/chồng

• Khác bao gồm: độc thân, ly thân/ly dị và góa vợ/chồng + Hoàn cảnhsống bao gồm:

• Sống một mình: hiện tại không sống chung với ai

• Sống với vợ/chồng: đối tượng chỉ sống với vợ hoặc chồng, không sốngchung với con cháu

• Sống với con/cháu: đối tượng chỉ sống với con cháu không sống chungvới chồng hoặc vợ

• Sống với vợ/chồng và con/cháu: đối tượng hiện đang sống cùngvợ/chồng và con/cháu

Khi phân tích mối liên quan thì hoàn cảnh sống của đối tượng được chialàm hai nhóm là sống một mình và sống cùng người thân (sống với vợ/chồng,sống với con/cháu, sống với vợ/chồng và con/cháu)

Trang 24

+ Đánh giá tình trạng kinh tế dựa trên đánh giá của địa phương, loại nhà

ở và các phương tiện sinh hoạt trong gia đình

• Nghèo: dựa theo phân loại đánh giá của địa phương bao gồm các đốitượng được xếp hộ nghèo và cận nghèo

• Trung bình: các đối tượng không được địa phương xếp vào hộ nghèo

và cận nghèo, nhà vách ván hay tường gạch, lợp tôn hay mái ngói, có một vàiphương tiện sinh hoạt trong gia đình như: xe máy, ti vi,…

• Khá giả: các đối tượng có nhà mái bằng, nhà tầng, tường gạch, có đầy

đủ các phương tiện sinh hoạt trong gia đình như: xe máy, ti vi, tủ lạnh, ghếsalon, tủ trưng bày…

- Nhóm biến số lối sống, thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu.+ Hút thuốc lá gồm:

• Đang hút thuốc lá: đối tượng có hút thuốc lá với bất kỳ số lượng nàotrong vòng 12 tháng qua [26]

• Đã từng hút thuốc lá: đối tượng đã từng hút thuốc lá trước đây, hiện tạikhông hút thuốc lá với bất kỳ số lượng nào trong vòng 12 tháng qua

• Không hút thuốc: đối tượng chưa bao giờ hút thuốc lá

+ Sử dụng rượu bia gồm:

• Có sử dụng rượu bia: là đối tượng có sử dụng hằng ngày, mỗi ngày sửdụng nhiều hơn 2 cốc (một cốc chuẩn = 340 ml bia hoặc 45 ml rượu mạnhhoặc 150 ml rượu vang) [4]

• Không sử dụng rượu bia: đối tượng hoàn toàn không sử dụng hoặc chỉ

sử dụng thỉnh thoảng khi đi đám tiệc hoặc sử dụng < 1 lần/tuần

+ Tập thể dục gồm:

• Có tập thể dục: tập thể dục ≥ 30 phút/ngày và ít nhất 3 ngày/tuần

• Không tập thể dục: không tập thể dục hoặc tập thể dục dưới 30phút/ngày và dưới 3 ngày/tuần [18]

Trang 25

+ Sức khỏe răng miệng (SKRM) gồm:

• Có vấn đề SKRM: là khi đối tượng trả lời như mất răng, đau, ê buốt khi

ăn, mang răng giả, khô miệng, khó cảm nhận mùi vị thức ăn,…

• Bình thường

+ Số bữa ăn bao gồm: < 3 bữa, 3 bữa, > 3 bữa [29]

+ Thói quen sử dụng thức ăn ngọt:

• Có sử dụng thường xuyên là đối tượng có sử dụng các loại đồ uống,các loại thức ăn ngọt ≥ 4 lần/tuần

• Không sử dụng thường xuyên là đối tượng không sử dụng hay chỉ thỉnhthoảng sử dụng các loại đồ uống, thức ăn ngọt khi có đám tiệc hay lễ hội hoặc

- Phân loại TTDD ở đối tượng nghiên cứu theo cơ quan của Tổ chức Y

tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO - WHO) để phù hợp hơnvới người Việt Nam [56]

- Ngoài ra để đánh giá thêm tình trạng BP chúng tôi cũng tiến hành đánhgiá thêm tỉ số vòng eo/vòng mông theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡngViệt Nam để xác định tỉ lệ béo trung tâm ở đối tượng nghiên cứu

- Xác định một số yếu tố liên quan đến TTDD bao gồm:

+ Xác định mối liên quan giữa TTDD với một số đặc điểm nhân khẩuhọc ở đối tượng nghiên cứu như nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, tôn giáo,tình trạng kinh tế, làm việc, hôn nhân và hoàn cảnh sống

Trang 26

+ Xác định mối liên quan giữa TTDD với lối sống, thói quen ăn uống ởđối tượng nghiên cứu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, tập thể dục, số bữa

ăn, sức khỏe răng miệng và thói quen ăn ngọt

+ Xác định mối liên quan giữa TTDD với tình hình điều trị bệnh tật ởđối tượng nghiên cứu

2.7 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành khi có sự chấp thuận của trạm y tế và chính quyền địa phương

Đối tượng phỏng vấn được giải thích cụ thể về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu Đối tượng được hỏi ý kiến và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.Các thông tin thu thập được lưu trữ, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mụcđích nghiên cứu khoa học

Trang 27

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

CỨU 3.1.1 Nhóm tuổi, giới, tôn giáo và trình độ học vấn

Bảng 3.1 Thông tin về nhóm tuổi, giới, tôn giáo và trình độ học vấn

ở đối tượng nghiên cứu

Trang 28

trình độ học vấn là mù chữ và tiểu học (79,4%).

Trang 29

3.1.2 Tình trạng kinh tế, nghề nghiệp hiện tại và hôn nhân

Bảng 3.2 Thông tin về tình trạng kinh tế, nghề nghiệp hiện tại

và hôn nhân ở đối tƣợng nghiên cứu

Phần lớn NCT có điều kiện kinh tế trung bình (61,5%), tỉ lệ người nghèo

và khá giả gần tương đương nhau

Đa số NCT hiện tại đang ở nhà, làm nội trợ chiếm 68,9%, tỉ lệ NCT làmruộng, rẫy chiếm 17,6%

Phần lớn NCT có vợ/chồng (65,2%), tỉ lệ góa vợ/chồng là 33,2%, một tỉ

lệ nhỏ NCT đang ly thân/ly dị và độc thân

Trang 30

3.1.3 Hoàn cảnh sống

Sống một mình 8.9 Sống với vợ/chồng và con/cháu 31.1

Nhận xét:

Cân nặng và chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,9 (kg)

và 155 (cm), trong đó cân nặng và chiều cao trung bình của nam lớn hơn nữ

Trang 32

3.2.2 Tình trạng dinh dƣỡng ở đối tƣợng nghiên cứu.

Bảng 3.4 Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng nghiên cứu theo BMI Tình trạng dinh dƣỡng Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Trang 34

3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.3.1 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với nhóm tuổi

Bảng 3.5 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với nhóm tuổi

và thấp dần ở nhóm tuổi cao hơn Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

3.3.2 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính

Bảng 3.6 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính

Trang 35

3.3.3 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và trình độ học vấn

Bảng 3.7 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và trình độ học vấn

3.3.4 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tôn giáo

Bảng 3.8 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tôn giáo

Trang 36

3.3.5 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng kinh tế

Bảng 3.9 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng kinh tế

Nhóm NCT có điều kiện kinh tế nghèo có tỉ lệ SDD cao nhất (33,3%) và

tỉ lệ TC/BP thấp nhất (20,0%) Ngược lại, nhóm có điều kiện kinh tế khá giả

có tỉ lệ TC/BP cao nhất (36,9%) và tỉ lệ SDD thấp nhất (15,4%) Sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

3.3.6 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng làm việc

Bảng 3.10 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng làm việc

Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:

Trang 37

0,05).

Trang 38

3.3.7 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng hôn nhân Bảng 3.11 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng hôn nhân

3.3.8 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hoàn cảnh sống

Bảng 3.12 Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hoàn cảnh sống

Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:

Người cao tuổi sống một mình có tỉ lệ SDD (31,0%) cao hơn so với NCTđang sống cùng người thân (20,6%) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Ngày đăng: 06/09/2016, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Hoàng Văn Ngoạn(2009), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, đại học Huế, (52) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liênquan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Hoàng Văn Ngoạn
Năm: 2009
21. Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Văn Khiêm(2012), “ Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi ở xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2012”, Tạp chí y học dự phòng, XXIV(7), tr.158 – 159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinhdưỡng của người cao tuổi ở xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Địnhnăm 2012”, "Tạp chí y học dự phòng
Tác giả: Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Văn Khiêm
Năm: 2012
22. Đỗ Gia Phan(2010), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe
Tác giả: Đỗ Gia Phan
Nhà XB: Nhà xuất bản Hộitiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Năm: 2010
25. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Phước Hải, Lê Văn Khoa(2009), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang năm 2009”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 7(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tìnhtrạng dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang năm2009”, "Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm
Tác giả: Phạm Thị Tâm, Nguyễn Phước Hải, Lê Văn Khoa
Năm: 2009
26. Trần Thị Hồng Thu(2014), Chẩn đoán lệ thuộc chất gây nghiện, website:Truyền thông vì sức khỏe tâm thần cộng đồng - Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, truy cập ngày 05/10/2015, tại trang web http://www.maihuong.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chẩn đoán lệ thuộc chất gây nghiện
Tác giả: Trần Thị Hồng Thu
Năm: 2014
27. Nguyễn Thị Minh Thuỷ(2005), Giáo trình dinh dưỡng người, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dinh dưỡng người
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Thuỷ
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Cần Thơ
Năm: 2005
28. Trường Đại học Y Dược Huế(2013), Giáo trình Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm 2, Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn Thực phẩm, khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược Huế, tr.11, 92tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dinh dưỡng – An toànThực phẩm 2, Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn Thực phẩm
Tác giả: Trường Đại học Y Dược Huế
Năm: 2013
30. Viện dinh dưỡng(2015), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng, Website Viện dinh dưỡng, cập nhật ngày: 04/03/2015, truy cập ngày 06/10/2015, tại trang web http://www.viendinhduong.vn/news Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõităng trưởng
Tác giả: Viện dinh dưỡng
Năm: 2015
31. Viện dinh dưỡng(2015), Kỹ thuật đo nhân trắc, Website: Viện dinh dưỡng, cập nhật ngày 19/08/2011, truy cập ngày 28/09/2015, tại trang web http://www.viendinhduong.vn/news Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật đo nhân trắc
Tác giả: Viện dinh dưỡng
Năm: 2015
32. Hoàng Ngọc Vĩnh(2000), “Về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần con người Huế”, Tạp chí triết học, 4(116), 43.B. TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sốngvăn hóa tinh thần con người Huế”, "Tạp chí triết học
Tác giả: Hoàng Ngọc Vĩnh
Năm: 2000
33. Ann Mabe Newman, DSN, APRN, CNE(2009), “Obesity in Older Adults”, The online journal of issues in Nursing, 14 (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Obesity in OlderAdults”, "The online journal of issues in Nursing
Tác giả: Ann Mabe Newman, DSN, APRN, CNE
Năm: 2009
34. Aliabadi, et al(2008), “Prevalance of malnutrition in free living elderly people in Iran: a cross sectional study”, Asia Pac J Clin Nutr, 17(2), pp.285- 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalance of malnutrition in free living elderlypeople in Iran: a cross sectional study”, "Asia Pac J Clin Nutr
Tác giả: Aliabadi, et al
Năm: 2008
35. British nutrition foundation, older adult, access on 06/03/2016, from https://www.nutrition.org.uk/nutritionscience/life/olderadults.html?limit=1&amp;start Sách, tạp chí
Tiêu đề: older adult
36. Clarissa De Matos Nascimento, et al(2011), “Estado nutricional e fatores associados em idosos do Municớpio de Viỗosa, Minas Gerais, Bras”, Cad. Saúde Pública, 27(12 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estado nutricional e fatoresassociados em idosos do Municớpio de Viỗosa, Minas Gerais, Bras”,"Cad. Saúde Pública
Tác giả: Clarissa De Matos Nascimento, et al
Năm: 2011
37. Danielle Maher, Student Nurse and Carol Eliadi EdD, “Malnutrition in the Elderly: An Unrecognized Health Issue”, RN journal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malnutrition inthe Elderly: An Unrecognized Health Issue”
39. Evelyn G. Duffy, NP, Malnutrition in Older Adults, Deciphering a Complex Syndrome, access on 01/12/2015, from http://nurse- practitioners-and-physician assistants.advanceweb .com/Article/Malnutrition-in-Older-Adults.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malnutrition in Older Adults
24. Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge International)(2012), Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, báo cáo tóm tắt, New York Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Tư thế đo chiều cao đứng - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Hình 2.1. Tư thế đo chiều cao đứng (Trang 22)
Bảng 3.3. Thông tin về chỉ số nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.3. Thông tin về chỉ số nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu (Trang 30)
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng nghiên cứu theo BMI Tình trạng dinh dƣỡng - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng nghiên cứu theo BMI Tình trạng dinh dƣỡng (Trang 31)
Bảng 3.6. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính TTDD - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.6. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính TTDD (Trang 32)
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hoàn cảnh sống TTDD - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hoàn cảnh sống TTDD (Trang 35)
Bảng 3.13. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hút thuốc lá TTDD - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.13. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hút thuốc lá TTDD (Trang 36)
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và sử dụng rƣợu bia TTDD - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và sử dụng rƣợu bia TTDD (Trang 36)
Bảng 3.18. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và thói quen ăn ngọt TTDD - Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
Bảng 3.18. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và thói quen ăn ngọt TTDD (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w