TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệpKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI : Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI :
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng ở xã Hương Phong- Thị Xã Hương Trà- Tỉnh Thừa Thiên Huế
Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Hoàng Lớp : Quản Lý Đất Đai – 45B Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường thị
xã Hương Trà Thời gian thực tập : Từ ngày 05/01 đến 08/05/2015 Giáo viên hướng dẫn : Ths Trần Trọng Tấn
Bộ môn : Quy hoạch và Kinh tế đất
Trang 2Năm 2015
Trang 3Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin chân thànhcảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nôngnghiệp, Trường ĐHNL Huế trong suốt 4 năm của khóa học đã tận tình truyềnđạt kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn rất sâu sắc đến thầy giáo Th.s Trần TrọngTấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực tậpvừa qua
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các anh, các chị phòng Tài nguyên
và Môi trường thị xã Hương Trà Lãnh đạo và cán bộ UBND thị xã Hương Trà,UBND xã Hương Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp đúng thời gian
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp
Do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa cao nên việc thựchiện đề tài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhậnđược sự giúp đỡ, góp ý kiến và sự thông cảm của quý thầy cô
Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy giáo, cô giáo sức khỏe dồi dào!Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Phạm Minh Hoàng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ YÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 4
2.1.1 Đất nông nghiệp 4
2.1.1.1 Khái niệm chung về đất đai 4
2.1.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 4
2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến khí hậu và các hiện tượng có liên quan .6
2.1.3.1 Biến đổi khí hậu 6
2.1.3.2 Nước biển dâng 7
2.1.3.3 Không khí lạnh 7
2.1.3.4.Mưa phùn 7
2.1.3.5 Thiên tai 7
2.1.3.6 Bão 7
2.1.3.7 Lũ lụt 8
2.1.3.8 Hạn hán 8
2.1.3.9 Lốc 8
2.1.3.10 Rủi ro 8
2.1.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 8
2.1.4.1 Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo ngành 9
2.1.4.2 Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo vùng 10
2.1.4.3 Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu với các nước phát triển và đang phát triển .10
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 11
Trang 52.2.1 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu trên thế giới 11
2.2.1.1 Băng-la-đét 11
2.2.1.2 Trung Quốc 13
2.2.2 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu tại Việt Nam 16
2.2.2.1 Biểu hiện về nhiệt độ 17
2.2.2.2 Biểu hiện về lượng mưa 18
2.2.2.3 Diễn biến mực nước biển 19
2.2.2.4 Diễn biến của các yếu tố khác 20
2.2.2.5 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 20
2.2.2.6 Kịch bản biến đổi khí hậu được khuyến nghị sử dụng 25
2.2.3 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 26
2.2.4 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với thị xã Hương Trà 28
2.3 Khả năng canh tác đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của Thị xã Hương Trà 28
2.4 Khả năng nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của Thị xã Hương Trà 29
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đối tượng nghiên cứu 31
3.2 Phạm vi nghiên cứu 31
3.3 Nội dung nghiên cứu 31
3.4 Phương pháp nghiên cứu 31
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu tài liệu 31
3.4.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 31
3.4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 32
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu, chọn điểm 32
3.4.3 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 32
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu 33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
Trang 64.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hương Phong, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 34
4.1.1.Điều kiện tự nhiên 34
4.1.1.1 Vị trí địa lý 34
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 35
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết 35
4.1.1.4 Thủy văn 36
4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 36
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 38
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 38
4.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 41
4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 43
4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 45
4.1.3.1 Thuận lợi 45
4.1.3.2 Khó khăn 46
4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hương Phong năm 2014 46
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Hương Phong 46
4.2.2 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong 48
4.2.2.1 Tình hình chung 48
4.2.2.2 Hạ tầng vùng nuôi 51
4.2.2.3 Kỹ thuật nuôi 52
4.2.2.4 Phương thức và thực trạng sản xuất 54
4.3 Những thay đổi của khí hậu ở xã Hương Phong trong vòng 20 năm trở lại đây (1994 – 2014) 55
4.3.1 Thay đổi về nhiệt độ 55
4.3.2 Thay đổi về lượng mưa 58
4.3.3 Thay đổi về tần suất và cường độ của thiên tai (bão, lũ lụt,…) 61 4.4 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
Trang 7của bà con xã Hương Phong 63
4.4.1 Tác động do nhiệt độ tăng 63
4.4.2 Tác động do mưa trái mùa với tần suất cao vào mùa hè 64
4.4.3 Tác động do các hiện tượng bão, lũ thất thường 65
4.4.4 Tác động do nước biển dâng 67
4.5 Đề xuất một số loại hình nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu 70
4.5.1 Nuôi xen ghép nhiều đối tượng thủy sản trong cùng một ao nuôi 70
4.5.2 Nuôi cá lồng 72
4.5.3 Chuyển đổi một phần diện tích nuôi kém hiệu quả sang các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 73
4.6 Các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu 74
4.6.1 Giải pháp về giống 74
4.6.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng vùng nuôi 75
4.6.3 Giải pháp về môi trường 76
4.6.4 Giải pháp về vốn 76
4.6.5 Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất 77
4.6.6 Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa 77
4.6.7 Giải pháp về tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật 78
4.6.8 Giải pháp về chính sách 78
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.2 Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ước tính tốc độ nước biển dâng và triều dâng ở Trung Quốc 13
Bảng 2.2 Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ của Trung Quốc 14
Bảng 2.3 Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu và trung bình cho cả nước 18
Bảng 2.4 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) 21
Bảng 2.5 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 22
Bảng 2.6 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) 22
Bảng 2.7 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) 23
Bảng 2.8 Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 24
Bảng 2.9 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) 24
Bảng 2.10 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 Kịch bản biến đổi khí hậu được khuyến nghị sử dụng 25
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi xã Hương Phong năm 2014 39
Bảng 4.2 Lượng giống thủy sản thả nuôi năm 2014 xã Hương Phong 40
Bảng 4.3 Sản lượng thủy sản thu hoạch năm 2014 xã Hương Phong 40
Bảng 4.4 Tình hình dân số xã Hương Phong năm 2013 42
Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hương Phong năm 2014 47
Bảng 4.6 Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy sản qua các năm từ 2009 – 2014 50
Bảng 4.7 Thống kê đối tượng và giống thả từ các năm từ 2009 – 2014 53
Bảng4.8 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm giai đoạn1994 – 2014 56
Bảng 4.9 Tổng lượng mưa tháng và năm giai đoạn 1994 – 2014 59
Trang 9Biểu đồ 4.3 Biểu đồ thể hiện tổng lượng mưa năm giai đoạn 1994 – 2014 61Bảng 4.10 Số cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Bình – Thừa Thiên Huế 62Bảng 4 11 Tần suất (%) số cơn bão ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế 62Bảng 4.12 Ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản ở Hương Phong 63Bảng 4.13 Ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôi trồng thủy sản 64Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đến nuôi trồng thủy sản 66Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản 67Bảng 4.16 Thống kê diện tích bị nhiễm mặn qua các năm từ 2009 – 2014 69Bảng 4.17 Hình thức nuôi trồng thủy sản qua các năm từ 2011 – 2014 xãHương Phong 70Bảng 4.18 Hạch toán kinh tế các hộ tham gia mô hình nuôi xen ghép qua cácnăm 2012 – 2013 xã Hương Phong 72
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 xã Hương Phong 48Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1994 – 2013 58Biểu đồ 4.4 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồngthủy sản 63Biểu đồ 4.5 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôitrồng thủy sản 65Biểu đồ 4.6 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đếnnuôi trồng thủy sản 66Biểu đồ 4.7 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôitrồng thủy sản 68Biểu đồ 4.8 Biểu đồ thể hiện diện tích bị nhiễm mặn qua các năm từ năm 2009 – 2014 69Biểu đồ 4.9 Biểu đồ thể hiện hình thức nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phongqua các năm từ 2011 – 2014 71
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Diễn biến nhiệt độ tại các trạm khí tượng Việt Nam 17Hình 2.2 Diễn biến nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam 50 năm qua 19
Trang 12BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới
BĐKH : Biến đổi khí hậu
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 13PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, cóđường bờ biển dài 126km có nhiều thế mạnh trong phát trển kinh tế nói chung
và nuôi trồng thủy sản nói riêng Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với diệntích hơn 22.000 ha mặt nước trải dài trên 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền,Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc), là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có hệsinh thái đa dạng, phong phú, là nơi sinh tồn của hàng nghìn loài thủy sinh cógiá trị kinh tế cao và là nguồn sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân sinh sống trênsông nước và ven bờ với các hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủyhải sản,…
Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của các huyện ven pháTam Giang, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh và chuyểnhóa mạnh từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi với mật độ thấp sang nuôicông nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi với mật độ cao… diện tích nuôi trồng thủysản tăng lên nhanh chóng từ các hoạt động khai hoang lấn phá, chuyển đổi đấtnông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Do nuôi trồng thủy sản làmột hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con tiến hành một cách ồ ạt,không theo quy hoạch
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất do biến đổikhí hậu gây ra Theo các nhà khoa học, cường độ mưa lớn làm cho nồng độmuối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặcbiệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do khôngchống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh
tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặcmất hẳn Thay đổi nhiệt độ còn làm dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng,vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của các loài vi sinh vật gây hại ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất nôngnghiệp nhất là nuôi trồng thủy sản
Hương Phong là một xã nhỏ của thị xã Hương Trà nằm dọc theo vùng bờbiển tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích tự nhiên 1.570 ha và khoảng10.000 dân sinh sống Hai phần ba ranh giới của xã được bao quanh bởi sông
Trang 14Hương và phá Tam Giang nên tác động của các yếu tố thiên tai lên cuộc sống,hoạt động canh tác và nuôi trồng thủy sản là rất lớn, rất rõ ràng Đời sống ngườidân địa phương chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác,nuôi trồng thủy sản, những hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khíhậu, thời tiết.
Với tổng diện tích mặt nước 668.9 ha xã có tiềm năng rất lớn trong khaithác và nuôi trồng thủy sản Đây được xem như là ngành kinh tế chính theo kếhoạch và định hướng phát triển của xã Nuôi tôm là hoạt động nuôi trồng thủysản chính và là một hoạt động sinh kế quan trọng mang lại lợi nhuận kinh tế caonhưng cũng dễ gặp rủi ro và tổn thất khi dịch bệnh xảy ra Người dân địaphương đang phải đối mặt với những khó khăn do bệnh tôm gây nên, ô nhiễmnước, dụng cụ đánh bắt hủy diệt và giá cả không ổn định Trong những năm gầnđây nhiều hộ nuôi tôm thâm canh đã bị dịch bệnh và thua lỗ nặng do các yếu tốthời tiết, khí hậu thay đổi và thiên tai xảy ra thường xuyên Nuôi tôm nói riêng
và nuôi trồng thủy sản nói chung chịu tác đông rất lớn bởi các yếu tố môi trườngnhất là nhiệt độ, lượng mưa, thiên tai, bão lũ,…
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và
Môi trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế, sự hướng dẫn của Th.s
Trần Trọng Tấn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã Hương Phong- Thị Xã Hương Trà- Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục đích
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phong, thị xãHương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản
- Đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu tại xãHương Phong
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho đất nuôi trồngthủy sản tại xã Hương Phong
- Cũng cố các kiến thức đã được học
1.3 Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài đảm bảo độ chínhxác và có độ tin cậy cao
Trang 15- Số lượng mẫu điều tra phải đủ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu Thông tintrong mẫu phiếu phải rõ ràng, đầy đủ, đảm độ tin cậy và có tính khách quan, tínhđại diện cao
- Các loại hình sử dụng đất đề xuất phải có tính khoa học và tính thực tiễn
- Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình của địa phương và phải
có tính khả thi
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ YÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Đất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm chung về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như nhân
tố sinh thái (FAO, 1976) Theo FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinhhọc và tự nhiên của bề mặt trái đất ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiệu quả
sử dụng đất Như vậy đất được hiểu như tổng thể nhiều yếu tố bao gồm: Khí hậu,địa hình, đất, thổ nhưỡng, thảm thực vật tự nhiên, động vật, những biến đổi dohoạt động của con người.[ TS.Huỳnh Văn Chương, giáo trình Đánh giá đất, năm
2011, nhà xuất bản Trẻ]
Đất đai là một vạt đất được xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bềmặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chấtchu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong, bên dưới nó nhưkhông khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những hoạt động
từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnhhưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tươnglai.[ TS.Huỳnh Văn Chương, giáo trình Đánh giá đất, năm 2011, nhà xuất bản Trẻ]Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng vàtheo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt độngsản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người
Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí
cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên kinh
tế xã hội như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, động thực vật vàcác hoạt động sản xuất của con người
2.1.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, có thể hiểu “đất nông nghiệp” làtổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuấtchủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt,chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiêncứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp Nhóm đất nông nghiệp gồm các loạiđất như sau:
Trang 17- Đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
- Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đấtnuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.[20]
Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuấtnông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp: là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêuchuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất đangkhoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằmphục hồi rừng bằng hình thức tự nhiện là chính), đất để trồng rừng mới (đất đãgiao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩnrừng) Bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản,kinh doanh dịch vụ dưới tán rừng thì ngoài việc thống kê theo mục đích lâmnghiệp còn phải thống kê theo các mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản, sản xuất,kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đíchphụ thì thống kê cả hai mục đích phụ đó)
Đất nuôi trồng thuỷ sản: là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồngthủy sản; bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồngthủy sản nước ngọt
Đất làm muối: là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối
Đất nông nghiệp khác: là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính vàcác loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt khôngtrực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loạiđộng vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệmnông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo câygiống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp
Trang 182.1.3 Một số khái niệm liên quan đến khí hậu và các hiện tượng có liên quan
2.1.3.1 Biến đổi khí hậu
* Thời tiết – khí hậu
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác địnhbằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa
Khí hậu là trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hàng ngày về các yếu tố như nhiệt độ,
áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… và có tính thất thường thì khí hậu thể hiện sựthay đổi lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính ổn định
Như vậy, mặc dù có những cách hiểu khác nhau về thời tiết và khí hậu, songcác khái niệm đều chỉ chung được rằng: Thời tiết là tình trạng khí quyển nhất thời,không có tính ổn định theo thời gian, còn khí hậu là trạng thái trung bình nhiềunăm của thời tiết và có đặc tính ổn định cao Phạm vi của thời tiết được xem xétnhỏ hơn so với phạm vi của khí hậu
* Biến đổi khí hậu
BĐKH hiện nay trở thành một vấn đề toàn cầu, không riêng gì của bất kỳmột Quốc gia hay một thể chế xã hội nào, bởi vì ảnh hưởng của BĐKH hết sứcrộng lớn và tác động vào nhiều hoạt động kinh kế - xã hội cũng như đe dọa đến sựtồn vong của nhân loại
- Theo công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC):
“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là nhữngbiến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hạiđáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tựnhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặcđến sức khỏe và phúc lợi của con người” [14]
- Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC): “Biến đổi khí hậu
đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ sửdụng các phương pháp thống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là mộtthập kỷ hoặc lâu hơn Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thờigian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của conngười” [18]
- Biến đổi khí hậu là “sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bìnhhoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
Trang 19thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bêntrong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổithành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” [6].
2.1.3.2 Nước biển dâng
Là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồmtriều cường và nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thểcao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độcủa đại dương và các yếu tố khác [4]
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độdâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm( giai đoạn 1993 – 2008 ), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới.Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng 20 cm
2.1.3.3 Không khí lạnh
Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ qua Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất
là đợt không khí lạnh làm rét đậm, rét hạn kéo dài ở Bắc Bộ
2.1.3.4.Mưa phùn
Số ngày mưa phùn trung bình ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981 – 1990 vàchỉ còn gần 1 nữa ( 15 ngày/năm ) trong 10 năm gần đây
2.1.3.5 Thiên tai
Là hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể tạo ra các ảnh hưởng bất lợi
và rủi ro cho con người, sinh vật và môi trường Thiên tai có thể xảy ra ở mộtvùng, một khu vực nhất định nào đó (sấm sét, núi lửa…), một quốc gia (bão, lũ lụt,hạn hán…), một châu lục (động đất, đứt gãy địa chấn…), hoặc trên toàn thế giới(hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiện tượng El Nino, La Nina…) [4]
2.1.3.6 Bão
Là một nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè Đó là mộtvùng khí áp thấp gần tròn, có sức gió từ cấp 8 (17,2 m/s) trở lên còn những vùnggió xoáy có sức gió từ cấp 6, cấp 7 được gọi là áp thấp nhiệt đới; bán kính một cơnbão vào khoảng 200 - 300 km, các đường đẳng áp gần đồng tâm và dày sít nhau,gây ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s Trừ phần trung tâm của bão gọi làmắt bão lặng gió, còn toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy đi lên rất mãnh liệt.Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng nội tại khổng lồ Mây hình thành trongbão là những lớp mây rất dày, cho mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn Riêng vùngtrung tâm bão là một vùng gió rất yếu, thậm chí lặng gió và thường rất ít mây [1]
Trang 202.1.3.7 Lũ lụt
Là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau
đó giảm dần Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp, cường độmạnh, nước mưa tích lũy nhanh trên lưu vực sông, phá, ao, hồ… làm cho nướcsông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông, suối, nếu đấttại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ [10]
2.1.3.8 Hạn hán
Là hiện tượng lương mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàmlượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảysông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đấtgây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoáigây đói nghèo, dịch bệnh… Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ralàm hai loại là: hạn đất và hạn không khí
2.1.3.9 Lốc
Là những xoáy với hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục đến hàng trăm mét, thườngxảy ra nhanh và không lan rộng Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, thườngxảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản không dự báo được
2.1.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu và các tác động tiềm tàng của nó đang ngày càng nhậnđược nhiều sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu Các nghiên cứu khoa học ngàycàng đưa ra nhiều bằng chứng về các tác động của BĐKH đối với con người.BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, khu vực và các cộng đồngkhác nhau BĐKH gây ảnh hưởng đến 3 lĩnh vực: (i) kinh tế (bao gồm cácngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, côngnghiệp và xây dựng, du lịch), (ii) xã hội (sức khỏe con người) và (iii) môi trường(bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, hệ sinh thái và đadạng sinh học, chất lượng không khí) [9]
Trang 212.1.4.1 Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo ngành
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống trên phạm vitoàn thế giới Khi trái đất nóng dần lên, lượng mưa sẽ thay đổi và các hiện tượngthời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và cháy rừng cũng trở nên thường xuyênhơn Nước biển dâng sẽ gây ngập lụt và nhiễm mặn nguồn nước BĐKH đã,đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàncầu trên các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, năng lượng,nguồn nước, lương thực, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, và thương mại
Do phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm vớiBĐKH, nông nghiệp sẽ là ngành dễ bị tổn thương nhất trước tác động củaBĐKH Sự gia tăng nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ làm cho cáckhu vực thích hợp với sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, độ dài của mùa sinhtrưởng bị rút ngắn, từ đó năng suất nông nghiệp có thể bị giảm sút trên toàn thếgiới, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới, ngay cả khi có những thay đổi trong tậpquán canh tác Sự suy giảm năng suất nông nghiệp sẽ đe dọa vấn đề an ninhlương thực toàn cầu Ước tính rằng, mỗi năm có thể có hơn 3 triệu người bị chết
vì suy dinh dưỡng, khoảng 100 đến 400 triệu người có nguy cơ bị đói và khoảng
1 đến 2 tỷ người sẽ không có đủ nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt (Ngân hàngthế giới, 2010, tr.7) [9]
Bên cạnh nông nghiệp, các ngành/lĩnh vực khác cũng có nguy cơ bị ảnhhưởng bởi tác động của BĐKH Hạn hán gia tăng tại một số khu vực trong khimột số nơi khác có thể bị ngập lụt sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước.Đối với ngành thuỷ sản, các khu vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đều bị ảnhhưởng bởi sự thay đổi của khí hậu, dẫn đến sự thay đổi về giống loài, trữ lượng
và năng suất của nguồn lợi thuỷ sản Các ngành kinh tế then chốt ở vùng venbiển như du lịch và công nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng làmphá huỷ các tài sản du lịch và công nghiệp Nước biển dâng có nguy cơ làm phá
vỡ các công trình xây dựng dân dụng, các công trình giao thông, và các khu dân
cư Nhìn chung, các ảnh hưởng của BĐKH có thể dẫn tới những khủng hoảng vềsinh thái (suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên), kinh tế (thiệt hại về tàisản, mất các sinh kế) và xã hội (tạo ra những dòng người di cư khỏi các vùng bịảnh hưởng gây ra sự xáo trộn về trật tự xã hội) Những ảnh hưởng từ BĐKH sẽ
de doạ đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới [9]
Trang 222.1.4.2 Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo vùng
Các khu vực dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH là các đảonhỏ, các vùng châu thổ của các con sông lớn, dải ven biển và vùng núi, trong đóvùng ven biển là khu vực sẽ bị tổn thương nhiều nhất Các vùng duyên hải ngàycàng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão, ngập lụt, xâm thực bờ biển vànhững ảnh hưởng này đều có nguy cơ gây ra những tác động mang tính thảmhọa và không thể đảo ngược
Hàng triệu người ở các vùng ven biển đông dân cư và các quốc đảo, đặcbiệt là ở những vùng đất thấp trên các châu thổ của Châu Á và Châu Phi, sẽ bịmất nhà cửa, phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu và mất các sinh kế phụ thuộc vàotài nguyên thiên nhiên Các cộng đồng ven biển vốn đã nghèo sẽ phải gánh chịuthêm nhiều thiên tai và rủi ro gây tổn thất nghiêm trọng [9]
2.1.4.3 Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu với các nước phát triển và đang phát triển
Mặc dù BĐKH là một vấn đề toàn cầu nhưng những tác động của BĐKHkhông được san sẻ một cách công bằng giữa các quốc gia trên thế giới cũng nhưgiữa các khu vực trong một quốc gia Xét trên phạm vi toàn cầu, các nước cómức đóng góp rất khác nhau vào lượng phát thải chung mà đang làm gia tăng trữlượng khí nhà kính trong bầu khí quyển Mặc dù chỉ chiếm 13% dân số thế giớinhưng các nước giàu chiếm gần 50% lượng phát thải khí CO2 (UNDP, 2008,tr.7) Điều này cho thấy các nước phát triển được coi là thủ phạm chính gây raBĐKH nhưng họ có thể bị ảnh hưởng ít hơn các nước đang phát triển do có khảnăng thích ứng tốt hơn với BĐKH (Carew- Reid, 2008)
Các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhiều nhất (ước tính họ phảigánh chịu khoảng 75 - 80% chi phí tổn thất do BĐKH) trong khi lại có khả năngthích ứng kém hơn so với các nước phát triển do thiếu năng lực tài chính và thểchế để quản lý rủi ro khí hậu, cũng như lệ thuộc trực tiếp hơn vào các nguồn tàinguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu để tạo ra thu nhập và của cải Phần lớndân số ở các nước này sống tại những nơi dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH và có điềukiện kinh tế không ổn định (Ngân hàng hế giới, 2010)
Các nước đang phát triển phải gánh chịu chủ yếu các hậu quả của BĐKHngay cả khi họ đang thực hiện những nỗ lực xóa đói giảm nghèo và tăng trưởngkinh tế Với những nước này, BĐKH làm tăng khả năng dễ bị tổn thương, tànphá những thành tựu đã mất nhiều thời gian để gây dựng và phá hoại nghiêmtrọng những triển vọng phát triển Mực nước biển có thể dâng thêm 1m vào cuốithế kỷ này sẽ đe dọa hơn 60 triệu người và khối tài sản trị giá 200 tỷ đô la ở các
Trang 23nước đang phát triển Nhiệt độ trái đất ấm lên 20C có nghĩa là thu nhập đầungười hàng năm tại Châu Phi và Nam Á sẽ giảm thường xuyên từ 4 đến 5%/năm(trong khi tổn thất tối thiểu của các nước có thu nhập cao là khoảng 1%) Nhữngtổn thất này chủ yếu xuất phát từ các tác động trong nông nghiệp vốn là mộtngành quan trọng đối với nền kinh tế của cả châu Phi và Nam Á Chính vì vậy,việc thực hiện các mục tiêu phát triển hiên niên kỷ và đảm bảo một tương lai antoàn và bền vững sau năm 2015 đối với các nước đang phát triển sẽ còn khókhăn hơn nữa (Ngân hàng hế giới, 2010) [9].
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu trên thế giới
2.2.1.1 Băng-la-đét
Băng-la-đét là một trong những vùng châu thổ lớn trên thế giới với địa hìnhthoải từ phía Bắc xuống phía Nam với 710 km đường bờ biển Theo đánh giácủa chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) năm 2007, mực nước biểndâng 1m sẽ nhấn chìm 18% diện tích đất, trực tiếp đe dọa 11% dân số, các đốitượng bị tổn thương nặng nhất là tài nguyên vùng ven biển, tài nguyên trongnước, nông nghiệp và đa dạng sinh học (Md Golam Mahabub sawar, 2005).Nước biển dâng sẽ làm tăng khả năng xói lở (trong giai đoạn 1972 - 1987,
đã có khoảng 196km2 cồn bị xói lở và tổng 11 cồn biến mất tại lưu cự sôngMeghna Giai đoạn 1973 – 1996, có 73.552 ha đất bị xói lở và chỉ có 10.628 hađược bồi tụ) (Md Golam Mahabub sawar, 2005)
Ngập lụt là một hiện tượng phổ biến ở Bănglađét, ảnh hưởng tới 80% diệntích lãnh thổ mà nguyên nhân có thể do lũ quét, mưa lớn, ngập lụt theo mùa vàngập lụt vùng ven biển do mực nước biển dâng kèm theo bão Trong những nằmbình thường, 20 - 25% lãnh thổ bị ngập do nước sông dâng hoặc tắc nghẽn dòngchảy, xu thế này càng tăng do các cơn bão lớn trên Vịnh Bengal trong thời gian
từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau (Md Golam Mahabub sawar, 2005)
Ở Băng-la-đét, diện tích đất canh tác bị thu hẹp hàng năm là 100.000 ha, do đôthị hóa và phát triển các khu định cư Với tốc độ mất đất này, kèm theo các nguy cơnhiễm mặn và thoái hóa đất, nền nông nghiệp của Băng-la-đét chắc chắn sẽ bị ảnhhưởng nghiêm trọng trong tương lai (Md Golam Mahabub sawar, 2005)
Với một nước có địa hình thấp trũng như Bănglađét, thì các tác động củanước biển dâng là quá rõ ràng Các hoạt động sinh kế của người dân và các hệsinh thái quan trọng bị ảnh hưởng Nước biển dâng sẽ là mối đe dọa nghiêm
Trang 24trọng đến sự tồn tại của Bănglađét Chính vì vậy, chính phủ Bănglađét đã đề racác giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu các tác động của BĐKH và nước biểndâng Các giải pháp này được chia thành hai nhóm, gồm nhóm ‘can thiệp” vànhóm “hỗ trợ” [12].
Nhóm các giải pháp “can thiệp” bao gồm: (NAPA, 2005)
- Thúc đẩy áp dụng nền canh tác vùng ven biển trong điều kiện độ mặn tăng
- Thúc đẩy ngư nghiệp vùng ven biển thông qua ươm, nuôi, đa dạng hóacác thực tiễn nuôi các loài cá có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biểnBănglađét
- Xây dựng các khu nhà tránh lũ, thành lập trung tâm thông tin và hỗ trợcho tình hình ngập lụt ngày càng tăng
- Giảm thiểu tác động của BĐKH thông qua tái trồng rừng với sự tham giacủa cộng đồng địa phương
- Cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển nhằm giải quyếttình trạng nhiễm mặn gia tăng do nước biển dâng
- Tăng tính “đàn hồi” của cơ sở hạ tầng đô thị và các ngành công nghiệptrước tác động của BĐKH như ngập lụt và bão
Nhóm các giải pháp “hỗ trợ” bao gồm: (NAPA, 2005)
- Xây dựng năng lực về lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch, thiết kếxây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xung đột
- Tìm kiếm các giải pháp về bảo hiểm trước các thảm họa về BĐKH
- Lồng ghép thích ứng với BĐKH vào các chính sách và các chương trìnhtrong các ngành, các lĩnh vực khác nhau
- Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học trở lên
- Phổ biến thông tin chung về BĐKH và các giải pháp thích ứng cho cáccộng đồng dễ bị tổn thương, các giải pháp ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhậnthức về các thảm họa liên quan đến khí hậu
- Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống mặn, ngậplụt nhằm hỗ trợ cho việc thích ứng trong tương lai
- Tìm kiếm và phổ biến các tri thức và kinh nghiệm về thích ứng với khảnăng của BĐKH
2.2.1.2 Trung Quốc
Trang 25Trung Quốc cũng là nước nằm trong danh sách 20 nước có đông dân sốsống ở các vùng ven biển có độ cao chưa đến 10m so với mực nước Trong 50năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5 mm/năm Mực nước biểndâng cao ở các địa phương có sự khác biệt lớn, trong đó có ảnh hưởng của cáchoạt động kiến tạo địa chất và hoạt động do con người, các vùng đồng bằng venbiển và châu thổ các con sông lớn nằm trên đới địa chất bị ảnh hưởng lớn bởi tảitrọng của các công trình xây dựng cao tầng dày đặc và hoạt động bơm hút nướcngầm quá mức
Bảng 2.1 Ước tính tốc độ nước biển dâng và triều dâng ở Trung Quốc
Gia tăng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và tầng ngập nước là mộthậu quả khác của nước biển dâng, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước ngọt
Trang 26và gia tăng đất nhiễm mặn tại các vùng đồng bằng ven biển (Fan Daidu và LiCongxian, 2006).
Các nhà khoa học Trung Quốc dự báo: tại cửa sông Trường Giang, nếumực nước biển dâng 0,44m vào năm 2050, ranh mặn 0,1 - 0,5 sẽ xâm nhập sâuhơn 3km trong mùa lũ, nước biển dâng 0,96m vào năm 2100, ranh mặn 0,1 -0,5% sẽ xâm nhập sâu hơn 6 - 8km Vào mùa khô nếu nước biển dâng 0,8m ranhmặn này sẽ tiến sâu vào đất liền hàng chục km (Zhu Jianrong, Wu Hi, ShenHuanting, 2006)
Mực nước biển dâng cao gây ra những xáo động các hệ sinh thái Hiện nay,diện tích các khu rừng ngập mặn ở Trung Quốc là 250 nghìn km2 Nhiệt độ và
độ mặn chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bổ của các khu rừngngập mặn Nhiệt độ tăng có xu thế làm các khu rừng ngập mặn chuyển dịch vềphía Bắc (Zhu Jianrong, Wu Hi, Shen Huanting, 2006)
Bảng 2.2 Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ
của Trung Quốc
Khu vực
Nước biển dâng 30cm Nước biển dâng 1m Thiệt hại
Ước tính Năm 2000
Thiệt hại Ước tính Năm 2030
Thiệt hại Ước tính Năm 2000
Thiệt hại Ước tính Năm 2030
Châu thổ sông Châu Giang 22,6 56 104,4 262,5Châu thổ sông Trường Giang
với bờ biển Giang Tô và phía
Bắc bờ biển Chiết Giang
3,8 9,6 655,6 1599,5
Châu thổ sông Hoàng Hà và
Bờ biển Laizhou và Bột Hải 109,4 274,6 118,1 296,5
hệ sinh thái vùng ven biển (NAPA, 2005)
Trang 27* Nông nghiệp
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tiếp tục mở rộng trìnhdiễn các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước Cải thiện các hệ thông tưới tiêu vàthoát nước
- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, chọnlọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn,chịu nhiệt độ cao
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới, công nghệ sinh học
* Tài nguyên nước
Tăng cường quản lý tài nguyên nước, thích ứng hài hòa giữa thiên nhiên vàmôi trường trong quản lý tài nguyên nước, tăng cường xây dựng đê, kè, thựchiện thống nhất quản lý nguồn tài nguyên nước thông qua lồng ghép quản lý lưuvực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài nguyên nước thông qualồng ghép quản lý lưu vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tàinguyên nước, thay đổi cách thức sử dụng nước truyền thống
* Đối với các vùng ven biển
- Xây dựng và sửa đổi các luật và các quy định liên quan, đưa ra các quyđịnh quản lý cụ thể ở cấp vùng phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường Biển, LuậtQuản lý các vùng biển của Trung Quốc và phù hợp với từng địa phương
- Nâng cao năng lực về giám sát quan trắc môi trường biển và cảnh báosớm Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hệ thống đối phó với các thảm họ dothủy triều ở các vùng ven biển
- Ngăn ngừa khai thác quá mức nguồn nước ngầm và sụt lún ở các vùngven biển bằng việc thực hiện các giải pháp tái nạp nước ngầm nhân tạo tại cáckhu vực có mực nước ngầm hạ thấp và sụt lún nền đất
- Áp dụng giải pháp sử dụng nguồn nước ngọt từ các sông và hồ chứa đểlàm loãng và ngăn nước mặn, nước lợ xâm nhập tại các vùng cửa sông
- Nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ các thành phố ven biển, các dự án lớn và cảngbiển, các dự án lớn và cảng biển
Trang 28* Rừng và hệ sinh thái
- Tăng tốc việc sửa đổi các luật bảo vệ rừng, luật bảo vệ động vật hoang dã,
dự thảo luật bảo tồn thiên nhiên và các quy định về bảo vệ đất ngập nước nhằmđưa ra một cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc cải thiện phục hồi chức năng củarừng và các hệ sinh thái để thích ứng với BĐKH
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ bảo vệ và phục hồi các
hệ sinh thái biển, trong đó chú trọng đến nuôi trồng, cấy ghép và phục hồi khurừng ngập mặn ven biển
- Tăng cường khả năng bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng và hệsinh thái tự nhiên hiện có
- Tăng cường triển khai và ứng dụng công nghệ bảo vệ và khôi phục đadạng sinh học, công nghệ giám sát tài nguyên rừng và các hệ sinh thái rừng.Nâng cấp mạng lưới giám sát và hệ thống quản lý nhằm tăng cường khả năng dựbáo, cảnh báo sớm và khả năng ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp [12]
2.2.2 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khuvực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hìnhthiên tai, hằng năm nước ta chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm thiệthại về người và của vô cùng to lớn Đặc biệt trong những năm qua, thiên tai xảy
ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tàisản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường.Trong 12 năm gần đây (1996 - 2008), các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt
lở đất, úng ngập hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người
và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.600 người, giá trị thiệt hại về tài sảnước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm
Số liệu khí hậu của 161 trạm trên đất liền và 10 trạm trên các đảo đã được
sử dụng để đánh giá xu thế diễn biến khí hậu ở Việt Nam trong 50 năm qua(1958-2007) Các trạm được sử dụng trong tính toán là các trạm có chuỗi số liệuquan trắc ít nhất là quá nửa tổng số năm trong thời kỳ nêu trên [21]
Có thể tóm tắt các biểu hiện chính của BĐKH ở Việt Nam trong 100 nămqua như sau:
Trang 292.2.2.1 Biểu hiện về nhiệt độ
Hình 2.1 Diễn biến nhiệt độ tại các trạm khí tượng Việt Nam
Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đãtăng khoảng 0,10C qua mỗi thập kỷ Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hètăng khoảng 0,1- 0,30C/thập kỷ Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các thángđầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa
Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt
độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trênphạm vi cả nước trong 50 năm qua Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn sovới vào mùa hè và các vùng có nhiệt độ tăng nhanh hơn là Tây Bắc, Đông Bắc
Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,50C/50 năm) Khu vựcNam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn sovới các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,90C/50 năm) Tính trung bình cho
cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta tăng lên 1,20C trong 50 năm qua Nhiệt độtháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,50C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta.Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,650C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ,Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn mức tăng nhiệt
độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,50C/50 năm.Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,560Ctrong 50 năm qua
Trang 30Một điểm đáng lưu ý là tuy mức độ tăng của nhiệt độ mùa đông vẫn caohơn so với nhiệt độ mùa hè, nhưng sự chênh lệch không rõ rệt trong lục địa, chỉkhoảng 0,20C Rõ ràng, vai trò của biển đã làm giảm mức tăng nhiệt độ ở cáckhu vực này [30].
Bảng 2.3 Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí
hậu và trung bình cho cả nước
Vùng khí hậu
Số lượng trạm
Nhiệt độ ( 0 C) Lượng mưa (%)
Tháng 1
Tháng 7
Trung bình năm
Thời
kỳ 5
12-Thời
kỳ 10
5-Tổng lượng năm
Đông Bắc Bộ 33 1,5 0,5 0,6 0 -9 -7Đồng bằng Bắc Bộ 42 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11Bắc Trung Bộ 26 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3Nam Trung Bộ 11 0,6 0,4 0,3 20 20 20Tây Nguyên 12 0,9 0,4 0,6 19 9 11
TB cả nước 161 1,2 0,4 0,56 7 -5 -2
Nguồn : [13] 2.2.2.2 Biểu hiện về lượng mưa
Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và cácthời kỳ Riêng trong hai thập kỷ gần đây, lượng mưa năm ở Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà Nẵng có xu hướng tăng lên.Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa giảm đi vào tháng 7,tháng 8 và tăng lên vào tháng 9, 10, 11 Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảmmột nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn
15 ngày mỗi năm trong thập kỷ 19912000 Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 4) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc vàtăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Lượng mưa mùamưa nhiều (tháng 5-10) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắcnước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 nămqua Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưamùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu
Trang 31-phía Bắc Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều vàlượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, khoảng 20%trong 50 năm qua [21].
a) (b)
Hình 2.2 Diễn biến nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam 50 năm qua
2.2.2.3 Diễn biến mực nước biển
Ở Việt Nam có 3 trạm hải văn có số liệu nhiều năm là Hòn Dấu (HảiPhòng), Sơn Trà (Đà Nẵng) và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu):
- Thủy triều ở Hòn Dấu có chế độ nhật triều ngày lên xuống một lần cóbiên độ lớn (4,0 – 4,5m) và có thời gian quan trắc dài (từ 1961 đến 2006)
- Thủy triều ở Sơn Trà có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần cóbiên độ nhỏ (1,0 – 2,0m)
- Thủy triều ở Vũng Tàu có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần cóbiên độ lớn (4,0 – 4,5 m), tài liệu thu thập được từ 1982 đến 2007
*Biến trình mực nước trung bình:
- Ở Hòn Dấu trong vòng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau(1984 – 2001) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là58,5mm Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3mm/năm Dùng quan hệ H18năm ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7mm
- Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 – 2007) mực nước biển trung bình
18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999)
là 34,4 mm Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm Dùng quan hệ H18nam ~ Tthì trung bình mỗi năm gia tăng 4,7mm
Trang 32* Biến trình mực nước cao nhất:
- Ở Hòn Dấu mực nước lớn nhất trung bình trong 18 năm (1989 – 2006)cao hơn mực nước trung bình lớn nhất 18 năm (1962 - 1982) là 120mm, trungbình mỗi năm gia tăng 5mm Mực nước lớn nhất theo quan hệ H18nam ~ T tăngtrung bình 3,4 mm mỗi năm
- Ở Vũng Tàu mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơnmực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 46,7 mm, trung bình mỗinăm gia tăng 5,8mm Dùng quan hệ Hmax18nam ~ T thì mực nước lớn nhất trungbình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm(1982- 1999) là 6,2mm mỗi năm [6]
2.2.2.4 Diễn biến của các yếu tố khác
Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam về cơ bản phù hợp với xu thế BĐKH đã
và đang diễn ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực
a Không khí lạnh
Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ qua Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất
là đợt không khí lạnh làm rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1-2 năm
2008 ở Bắc Bộ [12]
b Bão
Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn Quỹ đạobão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn,nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn [12]
c Mưa phùn
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ
1981-1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây [12]
d Mực nước biển
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy, tốc
độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thếgiới Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng20cm [12]
2.2.2.5 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch
Trang 33bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phátthải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phátthải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (A2).
Các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho 7vùng khí hậu ở Việt Nam là Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ Thời kỳ dùng làm cơ sở để sosánh là 1980 - 1999
a) Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cảcác vùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăngnhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam
+ Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trungbình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ
1980 – 1999 trong khoảng 1,6 - 1,90C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng íthơn, chỉ khoảng 1,1 - 1,40C
Bảng 2.4 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7
ĐB Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6Bắc Trung Bộ 0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9Nam Trung Bộ 0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,3 1,4 1,4
Nguồn : [13]
+ Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độtrung bình năm có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ởđồng bằng Bắc Bộ, 2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ởTây Nguyên và 2,00C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999
Trang 34Bảng 2.5 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5
ĐB Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0
Bảng 2.6 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2)
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2
ĐB Bắc Bộ 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1Bắc Trung Bộ 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4Tây Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6
Nguồn : [13]
b) Về lượng mưa
Trang 35Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta,đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưanăm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
+ Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ XXI, lượng mưa năm
có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
và từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ
1980 - 1999 Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm từ 3 - 6% ở cácvùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phíaNam có thể giảm tới 7 - 10% so với thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa các thángcao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc vàNam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời
ĐB Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0
Nguồn : [13]
+ Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ XXI, lượngmưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ,Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trungbình thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm từ
4 - 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung
Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới
10 - 15% so với thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa các tháng cao điểm của mùamưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ,còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%
Bảng 2.8 Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
Trang 36phát thải trung bình (B2)
Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3
ĐB Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5
Nguồn : [13]
+ Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ XXI, lượng mưa năm
có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc,Đông Bắc, 10% ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ
và 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽgiảm từ 6 - 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở BắcTrung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam
Bộ có thể giảm tới 13 - 22% so với thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa các thángcao điểm của mùa mưa sẽ tăng 12 - 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc vàNam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ khoảng 1 - 2%
Bảng 2.9 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2)
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3Đông Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3
ĐB Bắc Bộ 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1Bắc Trung Bộ 1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,9
Nguồn : [13]
c) Nước biển dâng
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản
Trang 37phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thảicao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao chothấy, vào giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 28 - 33 cm vàđến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng thêm 65 - 100 cm so với thời kỳ
1980 - 1999
Bảng 2.10 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 Kịch bản
biến đổi khí hậu được khuyến nghị sử dụng
Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100
Nguồn : [13] 2.2.2.6 Kịch bản biến đổi khí hậu được khuyến nghị sử dụng
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyếnnghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trungbình (B2) Theo đó, có thể tóm tắt như sau:
+Vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,30C so với trungbình thời kỳ 1980 – 1999 Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,80C ở cácvùng khí hậu khác nhau Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộtăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam Tại mỗi vùng thìnhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè
+ Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậucủa nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặcbiệt là ở các vùng khí hậu phía Nam Tính chung cho cả nước, lượng mưa nămvào cuối thế kỷ XXI tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980 - 1999 Ở các vùng khíhậu phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.+ Vào giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30 cm vàđến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời
kỳ 1980 - 1999 [13]
2.2.3 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Khí hậu là một bộ phận quan trọng hợp thành của môi trường của một lãnh
Trang 38thổ Nó có quan hệ trực tiếp tới mọi đối tượng kinh tế và xã hội Biến đổi củakhí hậu toàn cầu dẫn đến những thay đổi khu vực trước hết là cơ chế gió mùa,hiện tượng ENSO và các hoàn lưu địa phương khác.
Nhiều yếu tố khí hậu, thiên tai khí tượng mà tiêu biểu là ảnh hưởng của bão
có những thay đổi Một hệ quả khác không thể không đề cập của biến đổi khíhậu toàn cầu là sự dâng lên của mực nước biển Tất cả những thay đổi đó, tấtyếu sẽ tác động không nhỏ đến vùng biển và duyên hải Việt Nam, trong đó cóThừa Thiên Huế Đánh giá những tác động này, trên cơ sở những dự báo biếnđổi khí hậu toàn cầu và khu vực là hết sức cần thiết cho việc xây dựng các chiếnlược ứng phó
Dựa trên những kết quả nghiên cứu gần đây ở trong và ngoài nước kết hợpvới việc phân tích nguồn số liệu quan trắc của một số trạm khí tượng thủy văn ởThừa Thiên Huế, có thể nhận xét như sau:
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ những năm 70 đến nay hầu nhưkhông tăng, trong khi đó nhiệt độ trong những tháng mùa hè có xu thế giảm rõrệt Với tốc độ giảm từ 0,1 – 0,2/thập kỷ, ngược với tình hình chung của cảnước Nhiệt độ trung bình năm không có xu thế tăng giảm rõ rệt, tuy nhiên cũngthấy nhiệt độ trung bình của thập kỷ 90 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,1 – 0,4
oC Các mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong 30 năm qua Các kỷlục nhiệt độ thấp nhất thấp hơn so với 30 năm trước đó nhưng không thấp hơnnhiệt độ thấp nhất trong thập kỷ 30
b) Mưa, lũ
Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ:bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 20, 40 và 90 là những thập kỷmưa ít như 30, 70 và 80 Do vậy những dị thường đã gây ra lũ lụt và xảy ra xen kẽnhau ngày càng nhiều hơn Nếu như những năm 1928, 1953, 1975, 1983 và 1999
là những năm lũ lụt lớn thì những năm 1977, 1993 - 1994, 1997 - 1998 bị hán hánnghiêm trọng Những năm bị hạn thường là những năm có hiện tượng El Nino vànhững năm lũ lụt nhiều có liên quan đến hiện tượng La Nina
Số liệu thống kê cũng cho thấy lượng mưa tháng lớn nhất và lượng mưa ngàylớn nhất có xu thế tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là lượng mưangày 2/11/1999 là 978mm và lượng mưa tháng 11/1999 là 2.452mm, là những trị
số đạt kỷ lục trong vòng 100 năm nay Cường độ mưa tăng kéo theo hiện tượng lũquét và sạt lỡ đất xảy ra thường xuyên hơn Mặt khác cường độ mưa tăng làm cho
Trang 39những trận lũ trong những thập kỷ gần đây ngày càng ác liệt hơn.
c) Bão
Bão là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam, trong
đó có Thừa Thiên Huế Số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam có xu thế tăng trongnhững năm gần đây Riêng đối với Thừa Thiên Huế trong những thập kỷ 70 và
80 số cơn bão tăng mạnh nhưng trong thập kỷ 90 thì có xu thế giảm
Trong thời kỳ 1891 – 2000 (110 năm), trung bình mỗi năm có 4,74 cơn bão
và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam và 0,79 cơn ảnh hưởng đến Thừa ThiênHuế, nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002 thì số cơn ảnh hưởng đến ViệtNam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế là 0,87 cơn
d) Mực nước biển
Theo số liệu thống kê của Nguyễn Ngọc Thụy và Bùi Đình Khước, quaphân tích số liệu mực nước biển tại Hòn Dấu và Vũng Tàu từ năm 1957 đến naycho thấy rõ xu thế tăng lên của mực nước biển là có thực với mực nước dângcao 2,3mm/năm ở ven các đồng bằng lớn ở Việt Nam trong khoảng 40 năm qua.Đối với vùng ven biển miền Trung cũng thấy xu thế tăng lên của mực nướcbiển, tuy nhiên mức độ nhỏ hơn Theo tính toán của các tác giả đến năm 2010mực nước biển Đông có thể cao hơn mực nước biển của năm 1990 từ 3 đến15cm Dựa vào nguồn số liệu hiện có, kết quả phân tích nêu trên đã phản ánhnhững nét đặc thù của biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế Từ những phân tíchtrên có thể đưa ra một số nhận định cho những thập kỷ tiếp theo như sau:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Thừa Thiên Huế trong những thập
kỷ qua không có dấu hiệu tăng lên rõ rệt tuy nhiên trong những thập kỷ gần đâythường xảy ra nhiều đợt nắng nóng hoặc rét đậm
+ Lượng mưa trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên Huế có những thay đổi Cường
độ mưa sẽ tăng khoảng 5 - 10% Những dị thường dẫn đến lũ lụt, hạn hán, xâmnhập mặn sẽ nhiều hơn
+ Ảnh hưởng của bão tăng ít, mùa bão có thể đến sớm hơn và kết thúcmuộn hơn Cường độ bão có thể mạnh thêm, thể hiện qua tốc độ gió mạnh vàcường độ mưa lớn
+ Dòng chảy lũ có xu thế tăng do cường độ mưa tăng
+ Mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30-90cm đến cuối thế
kỷ này so với hiện nay
Trang 40Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của 4-5 trận lũtrên báo động II và 2,3 trận lũ trên báo động III Những năm chịu ảnh hưởngcủa La Nina số lượng lũ tăng lên và đỉnh lũ cao hơn rõ rệt như những năm
1975, 1995, 1998 và 1999 Trong khi đó những năm chịu ảnh hưởng của hiệntượng El nino ít lũ hơn và đỉnh lũ thấp như các năm 1982, 1987, 1991, 1994
và 1997 [13], [14]
2.2.4 Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với thị xã Hương Trà
Hương Trà là một thị xã có diện tích lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế có tìnhhình phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa nông nghiệp đẩy mạnh phát triểncông nghiệp và dịch vụ Đồng thời, đây là địa phương có địa hình chia cắt trảidài với 3 vùng sinh thái rõ rệt là vùng đồi núi, vùng đồng bằng và bán sơn địa,vùng đầm phá và ven biển Vùng đồng bằng và đầm phá ven biển của HươngTrà là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậugây ra Với vị trí giáp biển và nằm ở vùng hạ lưu của các con sông lớn như sông
Bồ, sông Hương nên hằng năm ở khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởngnghiêm trọng do mưa bão gây ra Mỗi năm thiệt hại do mưa bão gây ra lên đếnhàng chục tỷ đồng Trong khi đó, ở vùng đồi núi thì đất đai nghèo dinh dưỡng,nắng nóng thường xuyên xảy ra vào mùa hè nên nguy cơ xảy ra hạn hán là rấtlớn Vì vậy, Hương Trà là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn do biếnđổi khí hậu gây ra ở Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung
2.3 Khả năng canh tác đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của Thị xã Hương Trà
Cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực theo hướng phát huy lợi thế từngvùng Đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thích ứng với BĐKH.Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 2,25%/năm Cơ cấu thuậtvào sản xuất, nhất là cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa để nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm, góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởngkinh tế và giảm nghèo
- Trồng trọt: Các loại cây trồng tiếp tục được mùa, phát triển khá toàn diện.
Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm 10.475,3 ha đạt 100,05% kếhoạch Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 6.290 ha, đạt 98,9% kế hoạch.Diện tích cây thực phẩm 1.110,1 ha, đạt 100,92% so kế hoạch Diện tích câycông nghiệp ngắn ngày 1.152,8 ha, đạt 101,12% so kế hoạch và chiếm 11%trong cơ cấu cây trồng, tăng 0,21% so năm 2013
Một số cây trồng chủ yếu:
+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 6.065 ha, đạt 98,77% kế hoạch,