Các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu 1. Giải pháp về giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 90)

- Vận động nhân dân, các tổ chức đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống tập trung nhằm đảm bảo đủ số lượng giống để cung cấp cho bà con ngư dân trong xã, hạn chế việc đi mua giống từ các tỉnh khác về thả vừa khó kiểm soát được chất lượng lại có nguy cơ bị hao hụt về số lượng do không thể thích nghi với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng ở địa phương.

- Có kế hoạch xây dựng các trại ương tôm giống để cung cấp cho các hộ nuôi theo mô hình xen ghép nhiều loại thủy sản nhằm giảm thiểu rủi ro cho bà con do khi nuôi xen ghép bà con thường thả trực tiếp tôm post P15 mà không qua ương nên tỷ lệ hao hụt lớn. Tăng cường kiểm soát chất lượng con giống, hỗ trợ kiểm tra con giống trước khi thả bằng máy PCR nhằm phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng, vàng mang,…

- Tích cực nghiên cứu thí điểm và đưa các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh vào nuôi trồng như tôm rằn, cá Mú, cá Nâu,…

- Khuyến khích bà con ngư dân sử dụng các loại giống cua, cá tại địa phương nhằm hạn chế dịch bệnh và ảnh hưởng của môi trường nước khi có biến động mạnh về nhiệt độ, độ mặn, pH và các yếu tố môi trường khác.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về các cơ sở giống có uy tín để bà con lựa chọn đưa giống vào thả nuôi đảm bảo chất lượng.

- Có các cơ chế chính sách hỗ trợ con giống cho bà con khi có dịch bệnh xảy ra nhằm đảm bảo cho công tác nuôi trồng của bà con được kịp thời và phù hợp với khung lịch thời vụ hạn chế rủi ro do mưa, lũ vào cuối vụ.

4.6.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng vùng nuôi

- Tích cực huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép các dự án, huy động nguồn lực của các doanh nghiệp và nhân dân địa phương để đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông đến các khu vực ao nuôi tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nuôi trồng cũng như tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng hoàn chỉnh các công trình cấp thoát nước, các công trình thủy lợi, trạm bơm, hồ chứa nước, hệ thống kênh mương đến các ao nuôi,… nhằm cung cấp đủ nước vào mùa hè khi nắng nóng kéo dài và mực nước xuống thấp đến các ao, đảm bảo cho các loại thủy sản trong ao sinh trưởng phát triển bình thường. Đầu tư xây dựng các trạm bơm điện có công suất lớn thay cho các trạm bơm dầu có công suất nhỏ và đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước - thoát nước riêng biệt và có các biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra vùng đầm phá nhằm hạn chế ô nhiễm vùng nuôi cũng như tránh sự lây lan khi có dịch bệnh xảy ra.

- Nâng cấp, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống đê bao nhất là ở vùng ven phá Tam Giang, ở các hồ nuôi khó khăn trong việc xây dựng đê bao thì phải xây dung hệ thống lưới chắn, hàng rào kiên cố giúp hạn chế thất thoát khi triều cường dâng cao hay mưa lũ bất ngờ xảy ra,..

4.6.3. Giải pháp về môi trường

- Việc phát triển thủy sản bền vững phải đi đôi với công tác bảo vệ môi sinh thái và cải tạo môi trường vùng nuôi tránh gây ảnh hưởng xấu đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước.

- Nước thải phải được dẫn vào hệ thống kênh mương thải và được xử lý bằng các phương pháp thích hợp trước khi thải ra môi trường như phương pháp để lắng, lọc, dùng các chế phẩm sinh học, dùng hoá chất,…

- Tăng cường kiểm soát chất lượng giống trước khi thả vào ao nuôi, hạn chế các dịch bệnh phát sinh từ nguồn giống. Khi có dịch bệnh xảy ra, phải kịp thời khoanh vùng xử lý tại chỗ tránh để lây lan ra các vùng xung quanh; dùng các hóa chất để xử lý nước ở các ao nuôi bị bệnh và đảm bảo thời gian cách ly mới được phép thải ra môi trường, thu gom các xác chết trong ao mang đi chôn lấp, khử khuẩn bằng vôi bột.

- Sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có chất lượng tốt, hạn chế sử dụng các thức ăn tươi sống, ương thối đặc biệt là ở các ao nuôi hạ triều và nuôi cá lồng.

- Khuyến khích người nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học như chế phẩm Bã trầu, chế phẩm PB, BIO,… để xử lý môi trường trong quá trình nuôi hạn chế sử dụng các hóa chất, các loại thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và chất lượng sản phẩm.

- Có các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt ở vùng đầm phá như dùng xung điện, lừ,…tiến tới việc quy định mắc lưới cũng như thời gian khai thác cụ thể theo từng mùa vụ.

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, khai thác vùng nuôi bền vững có hiệu quả, tích cực cải tạo môi trường ao nuôi cũng như giảm mật độ nuôi một cách hợp lý.

- Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn sẽ góp phần cải thiện môi trường, cung cấp nơi trú ẩn cho các loài thủy sản cũng như điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác hại do bão lũ gây ra đối với các ao nuôi thủy sản nói riêng và đời sống của người dân trong vùng nói chung.

4.6.4. Giải pháp về vốn

- Tạo điều kiện để bà con ngư dân có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp, giúp bà con đầu tư xây dựng kiên cố hệ thống đê đập, hàng rào, lưới chắn bảo vệ, đầu tư mua giống và thức ăn, mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc nuôi trồng.

- Hỗ trợ bà con nuôi chuyên tôm mua sắm dàn quạt để trang bị trong các ao nuôi giúp giảm nhiệt độ và cung cấp đủ ôxy cho tôm trong mùa nắng nóng tránh để tình trạng tôm sắp cho thu hoạch bị chết hàng loạt như những năm vừa qua.

- Thành lập quỹ dự phòng rủi ro nhằm kịp thời hỗ trợ cho bà con khi có dịch bệnh xảy ra để bà con mua các hóa chất dập dịch cũng như mua giống để đầu tư cho vụ nuôi mới được kịp thời.

- Đề nghị các cơ quan chức năng, các cấp có thẫm quyền xem xét, giảm, giãn nợ và lãi suất cho các hộ nuôi bị dịch bệnh hay bị mất mát do thiên tai, bão lũ,…

4.6.5. Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất

- Cú kế hoạch theo dừi kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả, chọn những con giống khỏe mạnh, sạch bệnh để đưa vào thả nuôi.

- Trong quá trình nuôi cần tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp giải giải quyết.

- Vận động bà tuyên truyền để bà con ngư dân chấp hành đúng khung lịch thời vụ theo chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Phòng Kinh tế thị xã nhằm hạn chế dịch bệnh và rủi ro do thiên tai, mưa bão,…

- Hướng dẫn ngư dân cải tạo ao hồ, chăm sóc quản lý ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật. Khi có dịch bệnh xảy ra phải kịp thời báo cáo với UBND xã và các cơ quan ban ngành có liên quan để có biện pháp xử lý thích hợp tránh để dịch lây lan. Kiên quyết xử lý nặng đối với các trường hợp cố tình không báo và để dịch bệnh lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh.

- Tổ chức quản lý sản xuất và quản lý dịch bệnh có khoa học, phân vùng sản xuất theo từng đối tượng nuôi và hình thức nuôi như vùng nuôi chuyên tôm sú, vùng nuôi theo hình thức xen ghép hoặc nuôi chuyên canh, nuôi bán chuyên canh, nuôi quảng canh,…

- Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh tại các vùng nuôi chuyên tôm, hạn chế sự tiếp xúc từ bên ngoài vào các khu vục này; có biện pháp xây dựng tường rào và trồng cây xanh tại vành đai cách ly giữa các khu vực nuôi cũng như trong các ao nuôi.

4.6.6. Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa

- Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa tại các vùng nuôi tập trung nhằm tích tụ đất nuôi trồng thủy sản hạn chế phân chia manh mún tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tổ chức sản xuất cũng như đầu tư phát triển.

- Vận động các hộ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nằm gần khu vực nuôi trồng thủy sản thường bị nhiễm mặn do triều cường chuyển sang hình thức xen canh lúa – cá hoặc chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản.

- Có phương án quy hoạch khu vực nuôi trông thủy sản tập trung và chuyên môn hóa cao để đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất, tập hợp những hộ có kinh nghiệm và có khả năng tài chính vào nuôi trồng tại những khu vực này nhằm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

4.6.7. Giải pháp về tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật

- Tiếp nhận các phương pháp xử lý nước tiên tiến, hiệu quả nhằm vận hành hệ thống xử lý nước tập trung tại các vùng hạ triều ô nhiễm giúp cải thiện môi trường nước cũng như hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.

- Phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, Trung tâm khuyến Nông – Lâm – Ngư tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh, Phòng Kinh tế thị xã và các ban ngành có liên quan tổ chức xây dựng các mô hình thí điểm, các dự án mẫu; tập huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng cho bà con; phối hợp với chớnh quyền địa phương, cỏc HTX thủy sản thường xuyờn kiểm tra theo dừi và hướng dẫn bà con nuôi trồng có hiệu quả.

- Nghiên cứu và đưa các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu thủy văn của địa phương vào nuôi trồng.

4.6.8. Giải pháp về chính sách

- Có các cơ chế chính sách để hỗ trợ cho người dân khi có dịch bệnh xảy ra giúp người dân tháo gỡ khó khăn và ổn định sản xuất.

- Sớm có quy hoạch về nuôi trồng thủy sản tại địa phương, sắp xếp lại các vùng nuôi và đẩy mạnh đầu tư sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa.

- Tăng cường phối hợp giữa các HTX thủy sản và các Chi hội Nghề cá tại điạ phương để có biện pháp bảo vệ khai thác có hiệu quả nguồn lợi trên vùng đầm phá cũng như bảo vệ và gìn giữ môi trường vùng nuôi

- Ban hành các quy định, quy chế về nuôi trồng thủy sản và tuyên truyền đến từng ngư dân để bà con biết và thực hiện.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, rút ra một số kết luận sau:

- Xã Hương Phong có diện tích tự nhiên 1.570 ha chiếm 3,03% tổng diện tích tự nhiên của thị xã Hương Trà, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 787,83 ha chiếm 50,18% diện tích tự nhiên và diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 219,89 ha chiếm 27,91% diện tích đất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

- Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nuôi trồng của bà con ngư dân ở địa phương trong đó, nhiệt độ tăng, mưa trái mùa với tần suất lớn, mực nước biển dâng, bão, lũ thất thường là các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất.

- Nhiệt độ tăng cao nhất là vào mùa hè, đây cũng là thời gian chính trong vụ nuôi của người dân nên làm cho các loài thủy sản trong ao bị sốc, vượt quá khả năng chống chịu, nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm tôm chậm lớn, óp vỏ thậm chí là chết hàng loạt.

- Mưa lớn và kéo dài nhất là vào mùa nắng nóng làm độ mặn của nước trong ao giảm đột ngột, vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm, cua khiến chúng mất cân bằng, bị sốc và có thể chết. Việc kéo dài tình trạng độ mặn thấp dưới 10‰ còn khiến tôm, cua chậm lớn và không thể lột vỏ. Nhiều loài cá cũng rất nhạy cảm với với sự thay đổi độ mặn trong ao, nếu độ mặn giảm đột ngột từ 3‰

– 5‰ có thể làm cho cá Kình, cá Dìa chết hàng loạt vì đây là những loài cá rất nhạy cảm với độ mặn.

- Tần suất cũng như cường độ của bão lũ và áp thấp nhiệt đới thay đổi thất thường, khó dự báo là một trở ngại lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Thiên tai xảy ra có thể gây thiệt hại lớn về vật nuôi và các tài sản khác của người dân nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời cũng như có các biện pháp phòng tránh. Các ao nuôi trồng thủy sản thường phân bố ở các khu vực ven phá Tam Giang nên thủy sản trong ao rất dễ bị nước cuốn trôi dẫn tới nguy cơ mất trắng; bão, lũ còn gây sạt lỡ đê bao, cuốn trôi ngư lưới cụ và các dụng cụ sản xuất làm thiệt hại lớn cho bà con ngư dân.

Tuy nhiên, nhờ rút kinh nghiệm từ các năm trước nên khi tôm cá đạt kích cỡ thương phẩm bà con tiến hành thu hoạch sớm hoặc thu tỉa nên thiệt hại cũng đã giảm đáng kể chỉ còn 20 – 30% so với trước đây.

- Hiện tượng nước biển dâng cũng là một trở ngại trong quá trình nuôi, nước biển dâng cao có thể làm mất một phần diện tích, làm tăng chi phí đầu tư và nguy cơ rủi ro thất thoát khi có triều cường xảy ra. Tuy nhiên, hiện tượng này thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên có thể khắc phục được và có thể tận dụng những điều kiện thuận lợi do nó mang lại để nuôi cá lồng ven phá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w