2.2.1. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu trên thế giới 2.2.1.1. Băng-la-đét
Băng-la-đét là một trong những vùng châu thổ lớn trên thế giới với địa hình thoải từ phía Bắc xuống phía Nam với 710 km đường bờ biển. Theo đánh giá của chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) năm 2007, mực nước biển dâng 1m sẽ nhấn chìm 18% diện tích đất, trực tiếp đe dọa 11% dân số, các đối tượng bị tổn thương nặng nhất là tài nguyên vùng ven biển, tài nguyên trong nước, nông nghiệp và đa dạng sinh học (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Nước biển dâng sẽ làm tăng khả năng xói lở (trong giai đoạn 1972 - 1987, đã có khoảng 196km2 cồn bị xói lở và tổng 11 cồn biến mất tại lưu cự sông Meghna. Giai đoạn 1973 – 1996, có 73.552 ha đất bị xói lở và chỉ có 10.628 ha được bồi tụ) (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Ngập lụt là một hiện tượng phổ biến ở Bănglađét, ảnh hưởng tới 80% diện tích lãnh thổ mà nguyên nhân có thể do lũ quét, mưa lớn, ngập lụt theo mùa và ngập lụt vùng ven biển do mực nước biển dâng kèm theo bão. Trong những nằm bình thường, 20 - 25% lãnh thổ bị ngập do nước sông dâng hoặc tắc nghẽn dòng chảy, xu thế này càng tăng do các cơn bão lớn trên Vịnh Bengal trong thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Ở Băng-la-đét, diện tích đất canh tác bị thu hẹp hàng năm là 100.000 ha, do đô thị hóa và phát triển các khu định cư. Với tốc độ mất đất này, kèm theo các nguy cơ nhiễm mặn và thoái hóa đất, nền nông nghiệp của Băng-la-đét chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Với một nước có địa hình thấp trũng như Bănglađét, thì các tác động của nước biển dõng là quỏ rừ ràng. Cỏc hoạt động sinh kế của người dõn và cỏc hệ sinh thái quan trọng bị ảnh hưởng. Nước biển dâng sẽ là mối đe dọa nghiêm
trọng đến sự tồn tại của Bănglađét. Chính vì vậy, chính phủ Bănglađét đã đề ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu các tác động của BĐKH và nước biển dâng. Các giải pháp này được chia thành hai nhóm, gồm nhóm ‘can thiệp” và nhóm “hỗ trợ” [12].
Nhóm các giải pháp “can thiệp” bao gồm: (NAPA, 2005)
-Thúc đẩy áp dụng nền canh tác vùng ven biển trong điều kiện độ mặn tăng.
-Thúc đẩy ngư nghiệp vùng ven biển thông qua ươm, nuôi, đa dạng hóa các thực tiễn nuôi các loài cá có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển Bănglađét.
-Xây dựng các khu nhà tránh lũ, thành lập trung tâm thông tin và hỗ trợ cho tình hình ngập lụt ngày càng tăng.
-Giảm thiểu tác động của BĐKH thông qua tái trồng rừng với sự tham gia của cộng đồng địa phương.
-Cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển nhằm giải quyết tình trạng nhiễm mặn gia tăng do nước biển dâng.
-Tăng tính “đàn hồi” của cơ sở hạ tầng đô thị và các ngành công nghiệp trước tác động của BĐKH như ngập lụt và bão.
Nhóm các giải pháp “hỗ trợ” bao gồm: (NAPA, 2005)
-Xây dựng năng lực về lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch, thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xung đột.
-Tìm kiếm các giải pháp về bảo hiểm trước các thảm họa về BĐKH.
-Lồng ghép thích ứng với BĐKH vào các chính sách và các chương trình trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
-Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học trở lên.
-Phổ biến thông tin chung về BĐKH và các giải pháp thích ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, các giải pháp ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm họa liên quan đến khí hậu.
-Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống mặn, ngập lụt nhằm hỗ trợ cho việc thích ứng trong tương lai.
-Tìm kiếm và phổ biến các tri thức và kinh nghiệm về thích ứng với khả năng của BĐKH.
2.2.1.2. Trung Quốc
Trung Quốc cũng là nước nằm trong danh sách 20 nước có đông dân số sống ở các vùng ven biển có độ cao chưa đến 10m so với mực nước. Trong 50 năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5 mm/năm. Mực nước biển dâng cao ở các địa phương có sự khác biệt lớn, trong đó có ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo địa chất và hoạt động do con người, các vùng đồng bằng ven biển và châu thổ các con sông lớn nằm trên đới địa chất bị ảnh hưởng lớn bởi tải trọng của các công trình xây dựng cao tầng dày đặc và hoạt động bơm hút nước ngầm quá mức
Bảng 2.1. Ước tính tốc độ nước biển dâng và triều dâng ở Trung Quốc ĐVT: cm Năm Tốc độ nước biển dâng Tốc độ thủy chiều dâng
2010 4 5
2030
Thấp 7 14
Trung bình 14 27
Cao 26 49
2050
Thấp 12 23
Trung bình 25 47
Cao 44 81
2100
Thấp 30 56
Trung bình 59 108
Cao 96 175
(Nguồn: [12]) Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của mực nước biển dâng là gia tăng xói lở bờ biển. Xói lở bờ biển diễn ra mạnh nhất khi lượng phù sa giảm dưới mức tới hạn hoặc hoàn toàn không được cung cấp, mà điển hình là châu thổ sông Hoàng Hà ở phía Bắc tỉnh Giang Tô. Bờ biển khu vực này đã lùi vào sâu 20km và 14.000km2 đồng bằng châu thổ sông đã bị nhấn chìm kể từ năm 1885 khi sông Hoàng Hà được chuyển hướng về vịnh Bột Hải ở phía Đông Bắc tỉnh Sơn Đông. Gần 70% bờ biển dạng bùn của Trung Quốc đang bị nước biển xâm thực do nước biển dâng, giảm phù sa sông, khai thác cát và các công trình xây dựng không hợp lý ở vùng ven biển (Fan Daidu và Li Congxian, 2006).
Gia tăng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và tầng ngập nước là một hậu quả khác của nước biển dâng, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước ngọt
và gia tăng đất nhiễm mặn tại các vùng đồng bằng ven biển (Fan Daidu và Li Congxian, 2006).
Các nhà khoa học Trung Quốc dự báo: tại cửa sông Trường Giang, nếu mực nước biển dâng 0,44m vào năm 2050, ranh mặn 0,1 - 0,5 sẽ xâm nhập sâu hơn 3km trong mùa lũ, nước biển dâng 0,96m vào năm 2100, ranh mặn 0,1 - 0,5% sẽ xâm nhập sâu hơn 6 - 8km. Vào mùa khô nếu nước biển dâng 0,8m ranh mặn này sẽ tiến sâu vào đất liền hàng chục km (Zhu Jianrong, Wu Hi, Shen Huanting, 2006).
Mực nước biển dâng cao gây ra những xáo động các hệ sinh thái. Hiện nay, diện tích các khu rừng ngập mặn ở Trung Quốc là 250 nghìn km2. Nhiệt độ và độ mặn chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bổ của các khu rừng ngập mặn. Nhiệt độ tăng có xu thế làm các khu rừng ngập mặn chuyển dịch về phía Bắc (Zhu Jianrong, Wu Hi, Shen Huanting, 2006).
Bảng 2.2. Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ của Trung Quốc
Khu vực
Nước biển dâng 30cm Nước biển dâng 1m Thiệt hại
Ước tính Năm 2000
Thiệt hại Ước tính
Năm 2030
Thiệt hại Ước tính
Năm 2000
Thiệt hại Ước tính Năm 2030
Châu thổ sông Châu Giang 22,6 56 104,4 262,5
Châu thổ sông Trường Giang với bờ biển Giang Tô và phía Bắc bờ biển Chiết Giang
3,8 9,6 655,6 1599,5
Châu thổ sông Hoàng Hà và
Bờ biển Laizhou và Bột Hải 109,4 274,6 118,1 296,5 (Nguồn [12]) Các giải pháp thích ứng và đối phó với BĐKH đặc biệt là nước biển dâng của Trung Quốc:
Trung Quốc đã đưa Chiến lược quốc gia thích ứng với BĐKH, chiến lược này đưa ra nhiều giải pháp thích ứng, trong đó có các giải pháp liên quan đến các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều gồm nông nghiệp, tài nguyên nước, rừng và các hệ sinh thái vùng ven biển (NAPA, 2005).
* Nông nghiệp
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tiếp tục mở rộng trình diễn các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước. Cải thiện các hệ thông tưới tiêu và thoát nước.
- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, chọn lọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu nhiệt độ cao.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới, công nghệ sinh học.
* Tài nguyên nước
Tăng cường quản lý tài nguyên nước, thích ứng hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường trong quản lý tài nguyên nước, tăng cường xây dựng đê, kè, thực hiện thống nhất quản lý nguồn tài nguyên nước thông qua lồng ghép quản lý lưu vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài nguyên nước thông qua lồng ghép quản lý lưu vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài nguyên nước, thay đổi cách thức sử dụng nước truyền thống.
* Đối với các vùng ven biển
- Xây dựng và sửa đổi các luật và các quy định liên quan, đưa ra các quy định quản lý cụ thể ở cấp vùng phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường Biển, Luật Quản lý các vùng biển của Trung Quốc và phù hợp với từng địa phương.
- Nâng cao năng lực về giám sát quan trắc môi trường biển và cảnh báo sớm. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hệ thống đối phó với các thảm họ do thủy triều ở các vùng ven biển.
- Ngăn ngừa khai thác quá mức nguồn nước ngầm và sụt lún ở các vùng ven biển bằng việc thực hiện các giải pháp tái nạp nước ngầm nhân tạo tại các khu vực có mực nước ngầm hạ thấp và sụt lún nền đất.
- Áp dụng giải pháp sử dụng nguồn nước ngọt từ các sông và hồ chứa để làm loãng và ngăn nước mặn, nước lợ xâm nhập tại các vùng cửa sông.
- Nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ các thành phố ven biển, các dự án lớn và cảng biển, các dự án lớn và cảng biển.
* Rừng và hệ sinh thái
- Tăng tốc việc sửa đổi các luật bảo vệ rừng, luật bảo vệ động vật hoang dã, dự thảo luật bảo tồn thiên nhiên và các quy định về bảo vệ đất ngập nước nhằm đưa ra một cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc cải thiện phục hồi chức năng của rừng và các hệ sinh thái để thích ứng với BĐKH.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển, trong đó chú trọng đến nuôi trồng, cấy ghép và phục hồi khu rừng ngập mặn ven biển.
- Tăng cường khả năng bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên hiện có.
- Tăng cường triển khai và ứng dụng công nghệ bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học, công nghệ giám sát tài nguyên rừng và các hệ sinh thái rừng.
Nâng cấp mạng lưới giám sát và hệ thống quản lý nhằm tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo sớm và khả năng ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp [12].
2.2.2. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai, hằng năm nước ta chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Đặc biệt trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường.
Trong 12 năm gần đây (1996 - 2008), các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.600 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.
Số liệu khí hậu của 161 trạm trên đất liền và 10 trạm trên các đảo đã được sử dụng để đánh giá xu thế diễn biến khí hậu ở Việt Nam trong 50 năm qua (1958-2007). Các trạm được sử dụng trong tính toán là các trạm có chuỗi số liệu quan trắc ít nhất là quá nửa tổng số năm trong thời kỳ nêu trên [21].
Có thể tóm tắt các biểu hiện chính của BĐKH ở Việt Nam trong 100 năm qua như sau:
2.2.2.1. Biểu hiện về nhiệt độ
Hình 2.1. Diễn biến nhiệt độ tại các trạm khí tượng Việt Nam
Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,10C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1- 0,30C/thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa.
Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và các vùng có nhiệt độ tăng nhanh hơn là Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,50C/50 năm). Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,90C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta tăng lên 1,20C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,50C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta.
Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,650C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,50C/50 năm.
Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,560C trong 50 năm qua.
Một điểm đáng lưu ý là tuy mức độ tăng của nhiệt độ mùa đông vẫn cao hơn so với nhiệt độ mựa hố, nhưng sự chờnh lệch khụng rừ rệt trong lục địa, chỉ khoảng 0,20C. Rừ ràng, vai trũ của biển đó làm giảm mức tăng nhiệt độ ở cỏc khu vực này [30].
Bảng 2.3. Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu và trung bình cho cả nước
Vùng khí hậu
Số lượng
trạm
Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (%) Tháng
1
Tháng 7
Trung bình năm
Thời kỳ 12-
5
Thời kỳ 5- 10
Tổng lượng năm
Tây Bắc 19 1,4 0,3 0,5 6 -6 -2
Đông Bắc Bộ 33 1,5 0,5 0,6 0 -9 -7
Đồng bằng Bắc Bộ 42 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11
Bắc Trung Bộ 26 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3
Nam Trung Bộ 11 0,6 0,4 0,3 20 20 20
Tây Nguyên 12 0,9 0,4 0,6 19 9 11
Nam Bộ 18 0,8 0,4 0,6 27 6 9
TB cả nước 161 1,2 0,4 0,56 7 -5 -2
Nguồn : [13]
2.2.2.2. Biểu hiện về lượng mưa
Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Riêng trong hai thập kỷ gần đây, lượng mưa năm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà Nẵng có xu hướng tăng lên.
Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa giảm đi vào tháng 7, tháng 8 và tăng lên vào tháng 9, 10, 11. Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1991-2000. Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 - 4) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5-10) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu
phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, khoảng 20%
trong 50 năm qua [21].
a) (b)
Hình 2.2. Diễn biến nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam 50 năm qua 2.2.2.3. Diễn biến mực nước biển
Ở Việt Nam có 3 trạm hải văn có số liệu nhiều năm là Hòn Dấu (Hải Phòng), Sơn Trà (Đà Nẵng) và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu):
- Thủy triều ở Hòn Dấu có chế độ nhật triều ngày lên xuống một lần có biên độ lớn (4,0 – 4,5m) và có thời gian quan trắc dài (từ 1961 đến 2006).
- Thủy triều ở Sơn Trà có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ nhỏ (1,0 – 2,0m).
- Thủy triều ở Vũng Tàu có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ lớn (4,0 – 4,5 m), tài liệu thu thập được từ 1982 đến 2007.
*Biến trình mực nước trung bình:
- Ở Hòn Dấu trong vòng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau (1984 – 2001) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là 58,5mm. Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3 mm/năm. Dùng quan hệ H18năm ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7mm.
- Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 – 2007) mực nước biển trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Dùng quan hệ H18nam ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 4,7mm.