Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hương Phong năm 2014 1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Hương Phong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 65)

Xã Hương Phong có diện tích tự nhiên 1.570 ha chiếm 3,03% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã Hương Trà, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 787,83 ha chiếm 50,18% diện tích tự nhiên, theo hiện trạng dến ngày 01/01/2014 cơ cấu các loại đất nông nghiệp của xã được phân bố như sau:

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hương Phong năm 2014

STT Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

cấu (%)

1. Đất nông nghiệp NNP 787,83 100,00

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 563,35 71,51

1.1.1. Đất trồng cây hằng năm CHN 563,35 71,51

1.1.1.1. Đất trồng lúa LUA 563,35 71,51

1.1.1.1.1. Đất chuyên trồng lúa nước LUC 563,35 71,51

1.2. Đất lâm nghiệp LNP 4,59 0,58

1.2.1. Đất rừng phòng hộ RPH 4,59 0,58

1.2.1.1. Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 4,59 0,58

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản NTS 219,89 27,91

1.3.1. Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 193,95 24,62 1.3.2. Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 25,94 3,29

1.4. Đất làm muối LMU - -

1.5. Đất nông nghiệp khác NKH - -

(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2014 xã Hương Phong) - Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của xã chủ yếu sử dụng để trồng các loại cây hằng năm đặc biệt là trồng lúa. Diện tích trồng lúa rất lớn với 563,35 ha chiếm 71,51% diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là chuyên trồng lúa nước.

- Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp chiếm diện tích rất nhỏ chỉ 4,59 ha chiếm 0,58% diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là đất rừng tự nhiên phòng hộ ở khu vực ven phá Tam Giang để phục vụ nuôi trồng thủy sản và giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lũ,… Hiện nay, xã đã và đang phối hợp với nhiều tổ chức và phòng TN&MT thị xã, UBND thị xã Hương Trà tổ chức trồng thêm một số diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Cồn Tè, và các hồ nuôi trồng thủy sản ven phá Tam Giang.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 219,89 ha chiếm 27,91% diện tích đất nông nghiệp, tập trung vào hai loại chính là nuôi thủy sản nước lợ và nuôi cá nước ngọt. Tôm sú được người dân thả nuôi trong các ao đầm nước lợ, tuy nhiên trong những năm gần đây, do lượng nuôi quá lớn không có quy hoạch đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, tình hình dịch bệnh trên

tôm diễn ra ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Hiện nay các hộ dân sử dụng đất nông nghiệp xen canh và thả nuôi tôm sú xen với một số loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao như: giống nếp, cua xanh, cá Dìa, cá Kình, cá Đối mục,… nhằm hạn chế rủi ro do dịch bệnh và cải tạo môi trường vùng sản xuất. Về hoạt động sử dụng đất nông chỉ phát triển trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường nên người dân tận dụng đất vườn đào ao thả cá và một phần từ việc nuôi xen canh lúa – cá. Ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp đem lại lợi nhuận khá cao tạo nguồn thu nhập lớn cho một số hộ dân, tuy nhiên dễ gặp rủi ro do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, tính chất của đất xấu và thời tiết khí hậu diễn biến bất thường.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 xã Hương Phong 4.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong

4.2.2.1. Tình hình chung

Nằm ở vị trí trung tâm của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, xã Hương Phong là vùng hợp lưu của các con sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu và của biển Thuận An nên ở đây hình thành hệ sinh thái nước lợ đặc biệt, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao và tạo nên sự đa dạng các loại thủy sản nuôi trồng.

Nghề nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là nuôi tôm sú bắt đầu ở Hương Phong từ rất sớm (năm 1986 – 1987) so với nhiều địa phương trong tỉnh, tuy nhiên trước năm 2000 diện tích nuôi chỉ giới hạn trong khoảng 120 ha, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ dân ven phá, nhờ nghề nuôi tôm mà nhiều hộ thủy diện ở các thôn Thuận Hòa và Vân Quật Đông có nghề để yên tâm tái định cư lâu dài.

Do các vụ nuôi từ 1999 – 2002 liên tục được mùa nên chỉ trong 2 năm 2001 – 2002, diện tích nuôi tôm tăng rất nhanh, đến cuối năm 2002 diện tích nuôi tôm đã tăng lên 215 ha và phát triển ổn định cho đến nay. Quá trình phát triển của nghề nuôi tôm ở Hương Phong có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Từ năm 1996 – 2002: Đây là giai đoạn phát triển, nuôi có hiệu quả, sản lượng và năng suất tăng khá đều qua các năm. Năm 2002, năng suất bình quân đạt 650kg tôm sú/ha, là một trong những vùng nuôi trọng điểm có năng suất cao trong toàn tỉnh.

- Từ năm 2003 – nay: Là giai đoạn nghề nuôi tôm gặp khó khăn, năng suất, hiệu quả sản xuất ngày càng giảm sút, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tăng, năm 2005, 2007, 2009 dịch bệnh xảy ra ở Hương Phong làm cho năng suất bình quân nuôi chuyên tôm chỉ còn dưới 250 kg tôm sú/ha và người nuôi bị thiệt hại nặng.

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, nhờ chuyển từ hình thức nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép với các đối tượng khác như cua, cá Dìa, cá Kình, cá Đối Mục, cá Rô Phi,… nên người nuôi ít gặp rủi ro hơn. Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy sản trong 8 năm gần đây từ 2009 – 2014 như bảng sau:

Bảng 4.6. Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy sản qua các năm từ 2009 – 2014

Năm Diện tích (ha)

Tổng SL (Tấn)

Sản lượng (Tấn) Năng suất bình quân (tấn/ha)

Rảo Cua Cá các

loại Tổng Rảo Cua Cá các

loại

2009 194,6 98,0 45,0 15,5 17,5 20,0 0,502 0,231 0,080 0,089 0,102

2010 183,1 129,8 37,5 35,0 27,3 31,8 0,707 0,194 0,191 0,149 0,173

2011 206,8 119 ,0 30,0 35,0 27,0 27,0 0,603 0,145 0,196 0,131 0,131

2012 209,0 211,9 52,7 54,4 49,7 55,1 1,014 0,252 0,260 0,238 0,264

2013 227,7 432,1 16,8 30 20,3 15 1,897 0,074 0,132 0,090 0,066

2014 212,8 476,8 34,6 43 29,5 29,7 2,241 O,163 0,202 0,139 0,140

(Nguồn: Báo cáo tổng kết UBND xã Hương Phong năm 2009 – 2014)

Qua bảng trên cho thấy, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ít thay đổi qua các năm và tăng nhanh trong năm 2012. Tuy nhiên, đã giảm mạnh trong năm 2013 do nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến môi trường nuôi làm cho nhiều loại tôm cá nuôi bị chết và đã có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014 nhờ người dân đã có quyết tâm, đầu tư vốn, đầu tư thời gian, nhân lực chăm sóc tốt diện tích thả nuôi. Thời tiết đầu vụ nuôi tương đối thuận lợi, tuy nhiên về cuối vụ nuôi thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến môi trường nuôi làm cho các đối tượng nuôi chậm phát triển phải thu hoạch sớm. Nên đã không đạt được thu hoạch như năm 2012.

4.2.2.2. Hạ tầng vùng nuôi

Cả xã có 304 ao nuôi tôm trong đó gồm 40 ao nuôi cao triều và 264 ao nuôi hạ triều. Kích thước, diện tích ao nuôi không đồng nhất, có những ao kích thước nhỏ dưới 2.000 m2 nhưng cũng có những ao rất lớn trên 5.000 m2, cụ thể:

- Ao có diện tích dưới 5.000 m2: có 37 ao, đây chủ yếu là những ao dùng để ươm tôm giống trước khi thả nuôi nhưng nằm rải rác, đa số không có hệ thống cấp thoát nước riêng.

- Ao có diện tích từ 5.000 m2 - 10.000 m2: có 126 ao, là những ao nằm trong đê, đa số đã được cấp quyền sử dụng đất và không vi phạm về luật Đê điều.

- Ao có diện tích trên 10.000 m2: có 141 ao, đa số là các ao do xã cho người dân địa phương đấu thầu với thời hạn 5 năm/lần để sản xuất nuôi trồng thủy sản và một số ao do người dân tự khoanh nuôi theo chính sách lấn phá.

Đặc điểm ao hồ: Đối với các ao nuôi tôm trong đê có độ sâu không lớn, từ 0,8 – 1,4 mét, các ao ngoài đê nằm ven phá có độ sâu không giống nhau, ao nằm gần bờ có độ sâu thấp càng xa bờ độ sâu càng tăng có nơi độ sâu trên 2 mét.

Hầu hết các ao nuôi hạ triều ngoài đê, đáy ao nhiều mùn bã hữu cơ, mặt đê và hệ số mái nhỏ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đê đập các ao nuôi thường được đắp bằng đất, thiếu độ bền vững, lại thường xuyên đối mặt với mưa bão nên dễ hư hỏng, rò rỉ do cua, còng đào hang ở chân đê,… đã hạn chế việc cải tạo ao, xử lý ao trước khi nuôi, cũng như thay nước, cấp nước trong quá trình nuôi trồng.

Tất cả ao nuôi trên địa bàn xã đều không có hệ thống lắng lọc, xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Hệ thống kênh mương cấp, thoát nước còn rất nhiều hạn chế.

- Thôn Vân Quật Đông, do số lớp ao không nhiều nên việc cấp thoát nước của các ao không gặp trở ngại nhưng hệ thống kênh mương ngày càng nhỏ và cạn không đảm bảo lưu thông nước.

- Thôn Thuận Hòa do phát triển sớm nên công tác quy hoạch hệ thống cấp thoát nước ban đầu chưa được chú trọng đúng mức, hệ thống kênh mương cấp thoát nước càng vào bên trong vùng nuôi càng nhỏ và cạn, các cống đầu nguồn không đảm bảo lượng nước cấp cho vùng nuôi gây nên tình trạng ô nhiễm cục bộ cho những ao phía trong. Hệ thống mương cấp nước nội vùng nhất là ở khu vực Bàu Lát, Bàu Hạ, Bàu Cụ không hợp lý làm cho việc cấp và thoát nước những ao hồ kế tiếp bên trong khó khăn, dễ gây ô nhiễm khi có dịch bệnh xảy ra.

4.2.2.3. Kỹ thuật nuôi

Sau hơn 15 năm phát triển tuy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng nhìn chung trình độ kỹ thuật nuôi và khả năng thâm canh của người dân vẫn còn hạn chế, một số hộ nuôi còn tùy tiện, chủ quan, bảo thủ trong việc quản lý ao nuôi, chọn giống, quản lý thức ăn, quản lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh,… Việc tuân thủ khung lịch thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, phòng trừ dịch bệnh vẫn chưa được coi trọng.

Về loại hình nuôi: Trước năm 2005 chủ yếu là nuôi chuyên canh tôm sú, sau những đợt dịch bệnh xảy ra liên tiếp vào các năm 2005, 2007 làm người dân thua lỗ nặng. Đến năm 2008, mô hình nuôi xen ghép ở địa phương được thực hiện, qua theo dừi nhận thấy đõy là mụ hỡnh nuụi phự hợp nờn nú bắt đầu phỏt triển mạnh từ năm 2009, đến nay số hộ nuôi xen ghép chiếm tỷ lệ hơn 90% số hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Hương Phong.

Về đối tượng nuôi: Các đối tượng nuôi hiện nay là tôm sú, tôm rảo, cua xanh, cá Kình, cá Dìa, cá Đối mục, cá Rô phi,…

Về mật độ nuôi: vẫn cao hơn nhiều so với mật độ nuôi xen ghép được khuyến cáo là khoảng 6 con/m2. Thống kê mật độ và đối tượng nuôi được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.7. Thống kê đối tượng và giống thả từ các năm từ 2009 – 2014

STT Đối tượng giống thả 2011 DT 206 ha 2012 DT 209 ha 2013 DT 227 ha 2014 DT 212 ha Giống Mật độ Giống Mật độ Giống Mật độ Giống Mật độ 1 Tôm sú P15 14,8tr 7,18c/m2 14,8tr 7,18c/m2 14,8tr 7,18c/m2 11,2tr 6c/m2 2 Cua giống 1 – 3 cm 0,12tr 0,05c/m2 0,12tr 0,05c/m2 0,12tr 0,05c/m2 0,71 0,34c/m2 3 Cá Kình 1 – 3 cm 0,45tr 0,21c/m2 0,45tr 0,21c/m2 0,45tr 0,21c/m2 0,5tr 0,24c/m2 4 Tôm rảo tự nhiên 2tr 0,97c/m2 2tr 0,97c/m2 2tr 0,97c/m2 2tr 0,96c/m2 5 Mật độ bình quân 17,37 8,4c/m2 17,37 8,4c/m2 17,37 8,4c/m2 15,69 7,5c/m2

6 Tổng sản lượng 119,0 tấn 211,9 tấn 432,1 tấn 476,8 tấn

7 Năng suất bình quân 557 kg/ha 1014 kg/ha 1897 kg/ha 2241 kg/ha

(Nguồn: Báo cáo tổng kết UBND xã Hương Phong năm 2009 – 2014)

Qua bảng 4.7 ta thấy:

- Mật độ giống thả vẫn còn cao (từ 7,5 – 10 con/m2) so với quy trình kỹ thuật được khuyến cáo, tuy nhiên mật độ thả đang có xu hướng giảm dần qua các năm.

-Với mô hình nuôi xen ghép các đối tượng khác nhau, năng suất bình quân và hiệu quả sản xuất không tỷ lệ thuận với tổng lượng giống thả mà phụ thuộc vào cơ cấu giống thả.

- Trong cơ cấu giống thả thì tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất cho thấy người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng tôm sú là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2.2.4. Phương thức và thực trạng sản xuất

Phương thức sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản ở Hương Phong cũng như với tất cả các vùng nuôi trên địa bàn Thừa Thiên Huế chủ yếu là đơn vị hộ gia đình. Đối với hầu hết các người dân ở các khu vực ven phá Tam Giang ở xã Hương Phong, sau các vụ tôm thua lỗ nặng vào các năm 2009, 2010 nguồn vốn để đầu tư nuôi tôm vượt quá khả năng của người dân. Nguồn vốn chủ yếu là vay từ Ngân hàng và vay với lãi suất cao theo thỏa thuận ở trong dân. Do vậy khi nợ ngân hàng ngày càng chồng chất, người dân càng khó khăn hơn, không có vốn để tiếp tục sản xuất, nên việc tuân thủ quy trình kỹ thuật cũng như bảo đảm chất lượng con giống, thức ăn rất hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả sản xuất đã thấp nay lại càng bấp bênh hơn, môi trường vùng nuôi đã xấu ngày càng thêm ô nhiễm.

Công tác quản lý môi trường vùng nuôi còn nhiều bất cập, việc hình thành các tổ chức hợp tác để cùng nhau bảo vệ môi trường chung, giúp nhau trong sản xuất còn nặng hình thức, thiếu kinh phí để tổ chức hoạt động, năng lực còn hạn chế; tình trạng mạnh ai người đó làm, dấu diếm khi có dịch bệnh xảy ra, ao này lấy nước thải của ao khác còn phổ biến.

Trong thời gian qua, các Chi hội nghề cá, các HTX thủy sản hoạt động đã có nhiều cố gắng như định hướng đối tượng nuôi cho bà con, tạo quỹ hỗ trợ rủi ro,… Song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên bộ máy hoạt động chưa mạnh, mối quan hệ giữa các thành viên chưa thật sự gắn kết, việc báo cáo, chia sẻ thông tin về dịch bệnh thiếu kịp thời, chưa trung thực còn dấu bệnh, chưa phối hợp cùng nhau trong việc kiểm soát con giống và dịch bệnh trong quá trình nuôi, việc thành lập quỹ dự phòng rủi ro còn khiêm tốn và khó huy động nguồn kinh phí.

Nghề nuôi tôm ở Hương Phong đã phát triển qua nhiều năm nhưng công tác quản lý đất đai mặt nước mới được xem xét trong những năm gần đây, công tác quy hoạch còn yếu và thiếu, chỉ mang tính hình thức chưa tập trung vào những vấn đề bức xúc tại địa phương, việc lấn chiếm, đào ao nuôi trồng thủy sản mang tính tự phát, manh mún. Đặc biệt, trong những năm nuôi tôm đạt kết quả cao tình trạng xây dựng hồ ao tùy tiện, hệ thống kênh mương thủy lợi chưa được đầu tư tương xứng với nhịp độ phát triển đã làm tăng các nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, dịch bệnh ngày càng tăng cao đặc biệt là các bệnh môi trường.

4.3. Những thay đổi của khí hậu ở xã Hương Phong trong vòng 20 năm trở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w