Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 56)

4.1.1.Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Phong là một xã vùng bãi ngang ven biển, thấp trũng, giáp phá Tam Giang, nằm cách trung tâm thị xã Hương Trà 20 km, cách Thành phố Huế 12 km về phía Đông Bắc.

+ Phía Bắc giáp xã Hải Dương – thị xã Hương Trà + Phía Tây giáp xã Quảng Thành – huyện Quảng Điền + Phía Đông giáp thị trấn Thuận An – huyện Phú Vang

+ Phía Nam giáp xã Hương Vinh – thị xã Hương Trà và xã Phú Thanh – huyện Phú Vang.

Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ thị xã Hương Trà

XÃ HƯƠNG PHONG XÃ HƯƠNG

PHONG

Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.570 ha, gần 10,34 km chiều dài đường bờ ven phá thuộc hai thôn Thuận Hòa và Vân Quật Đông.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Hương Phong nằm trong địa hình đồng bằng ven biển, khá bằng phẳng, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng. Hướng dốc chính từ Tây Nam lên Đông Bắc, về phía sông Hương và phá Tam Giang, độ dốc địa hình <1%. Cao độ địa hình phổ biến (0,8÷1,5)m so với mực nước biển. Có những vùng gò cao (1,8÷2.5)m, thường là vùng nghĩa trang, nghĩa địa bao quanh các các điểm dân cư trong vùng. Do địa hình thấp, trũng nên xã Hương Phong thường xuyên bị úng ngập, lụt lội, bị chia cắt và cô lập vào mùa mưa bão.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Hương Phong nằm ở vị trí tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc, nên chịu ảnh hưởng khí hậu hai miền. Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã giống như của chung toàn Thị xã là 25,3ºC.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25,3ºC; tương đương với tổng nhiệt hàng năm khoảng 9.150ºC, số giờ nắng hàng nắng trung bình 5-6 giờ/ngày. Biên độ nhiệt giữ các tháng trong năm chênh lệch từ 7ºC đến 9ºC. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6,7,8; Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 40,1 độ C; Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12,1,2; Nhiệt độ thấp tuyệt đối năm: 10,2 độ C. Với nền nhiệt độ này, Hương Phong thường bị khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

- Mưa: Do địa hình đồng bằng ven biển nên có lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn so với vùng miền núi của tỉnh. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2500mm. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 9, kết thúc vào tháng 2 năm sau. Tháng 11 là thời gian mưa nhiều nhất, chiếm 30% lượng mưa cả năm. Do lượng mưa tập trung kết hợp triều cường khi có bão nên gây ngập úng tại Hương Phong.

- Độ ẩm, bốc hơi:

+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85%-86%.

+ Độ ẩm cao nhất: 89% vào tháng 9,10,11; Độ ẩm thấp nhất là 76% vào tháng 5, 6.

+ Lượng nước bốc hơi trung bình năm 977mm/năm; Lượng nước bốc hơi nhiều nhất là vào tháng 5 đến tháng 8; Lượng nước bốc hơi ít nhất là vào tháng 2.

- Gió bão:

+ Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính. Gió mùa Tây Nam gây khô hạn kéo dài, thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8. Gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa làm không khí lạnh ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn thường đạt 15 – 20m/s; trong gió mùa đông bắc đạt 30-40m/s.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã có 3 mặt tiếp giáp nước là sông Kim Đôi ở phía Tây, sông Bồ và sông Hương ở phía Nam, phá Tam Giang ở phía Bắc nên chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa bão cũng như triều cường, hằng năm lũ lụt và xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân trong xã.

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường a. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

Hương Phong có tổng diện tích đất tự nhiên 1.570 ha bao gồm 2 loại đất chính là: đất phù sa được bồi lắp và đất biến đổi do trồng lúa. Đất nông nghiệp 787,83 ha, chiếm 50,18% diện tích tự nhiên; trong đó đất trồng lúa 563,35 ha, đất lâm nghiệp 4,59 ha và đất nuôi trồng thủy sản 219,89 ha. Ngoài ra do tiếp giáp với Phá Tam Giang nên một phần đất ven phá nghèo dinh dưỡng có thể trồng cây lâm nghiệp. Đất phi nông nghiệp 762,3 ha, chiếm 48,55% diện tích tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng 89,19 ha chiếm 13,24% trong tổng diện tích phi nông nghiệp. Đất chưa sử dụng 20,01 ha chủ yếu là đất nhiễm mặn ven phá. Với quỹ đất tự nhiên như trên, Hương Phong có lợi thế so sánh về đất nông nghiệp, bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người cao, đất tương đối màu mỡ, thích hợp với cây lúa nước và lúa đặc sản địa phương, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 50,78% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn Thị xã. tuy nhiên một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là giảm diện tích đất nghĩa địa - hiện có 68,65 ha, tăng độ che phủ rừng.

- Tài nguyên nước:

Được bao quanh bởi sông Bồ, sông Hương, sông Kim đôi và phá Tam Giang nên Hương Phong có tài nguyên nước dồi dào. Tổng diện tích đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 506,7 ha, chiếm 32,27% diện tích tự nhiên. Nhờ có công trình đập ngăn mặn Thảo Long và các công trình thủy lợi, thủy điện đầu nguồn và sự điều tiết nước hợp lý nên đã hạn chế được phần lớn tình trang nước

mặn thâm nhập và ngập úng hằng năm. Nuồn nước dồi dào, nhưng khu vực ven phá và cửa sông nước ngầm thường bị nhiễm mặn.

- Tài nguyên rừng:

Xã Hương Phong chỉ có 4,59 ha rừng ngập mặn, chiếm 0,292% diện tích đất tự nhiên, rừng ngập mặn rú Chs có tính đa dạng sinh học cao, đây là bức tường xanh giúp giảm thiểu thiên tai, bảo vệ đê điều và tăng khả năng ứng phó với tác động của thay đổi khí hậu.

- Tài nguyên khoáng sản:

Theo kết quả thăm dò của Đoàn địa chất 708 năm 1979 - 1980 và năm 1995 ở độ sâu 120 - 178 m tại thôn Thanh Phước có mỏ nước khoán thiên nhiên Sunfua hydro lưu lượng nguồn 3,47l/s tương đương 300m3/ ngày, nhiệt độ 43 - 540/c. Trên địa bàn còn có nguồn cát lòng sông làm vật liệu xây dựng nhưng khối lượng cát khai thác hạn chế vì ảnh hưởng sạt lở bờ sông Hương.

-Tài nguyên biển và đầm phá:

Ở vào vị trí cửa sông và gần cửa biển Thuận An nên có điều kiện khai thác ngư trường rộng lớn 2.600m2. Có nguồn lợi từ hệ đầm phá Tam Giang lưu giữ một nguồn gen khá phong phú với hơn 600 loài; trong đó có hơn 43 loài rong có thể làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất Agar hoặc làm phân bón; 12 loài tôm, 17 loài cua và nhiều loại thân mềm có giá trị khác; có 200 loài cá, trong đó có 23 loài có giá trị thương phẩm cao.

-Tài nguyên du lịch - văn hóa

Được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan ven phá Tam Giang và ven sông Hương, sông Bồ; có rừng ngập mặn duy nhất của tỉnh ; nằm trên trục Quốc lộ 49B, gần cảng biển Thuận An - Cầu Hai gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng. Trên địa bàn Hương Phong còn có quần thể đình chùa, miếu mạo... bố trí ven sông Hương tại thôn Thanh Phước, đặc biệt là đền thờ tượng thần SiVa, miếu họ trương đang đề nghị công nhận di tích văn hóa; tại trung tâm Rú cá có miếu thờ Thánh mẫu được nhân dân sùng kính. Nếu được đầu tư thích đáng thì các cảnh quan, truyền thống tốt đẹp có thể trở nên hấp dẫn và cuốn hút khách du lịch, tạo ra cơ sở cho phát triển dịch vụ và du lịch.

Quá trình phát triển lâu dài đã tạo cho người dân xã Hương Phong có những sắc thái riêng như nếp sống, truyền thống địa phương và phương thức sản xuất> Quá trình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đã hun đúc nên tính kiên cường, cần kiệm, cần cù của người dân.

b. Cảnh quan môi trường

Hương Phong có 3 mặt tiếp giáp sông (sông Kim Đôi, sông Bồ, sông Hương) và phá Tam Giang, dân cư phân bố dọc theo các con sông tạo nên một cảnh quan môi trường sông nước đẹp.

Hiện nay môi trường đầm phá đã có nhiều dấu hiệu ô nhiễm từ các phương tiện giao thông thủy và các hoạt động đánh bắt thủy sản chưa được xử lý kịp thời đã gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp như: đắp đê lấn phá, chắn sáo, chắn đập ngăn mặn, các công trình thủy lợi,… ảnh hưởng đến lưu lượng và khả năng lưu thông, thoát nước làm tăng tốc độ bồi lấp đầm phá. Các hoạt động đánh bắt hủy diệt trong đầm phá như dùng xung điện, thả lừ,… làm cho các loài sinh vật thủy sinh trong hệ đầm phá bị tiêu diệt.

Hằng năm, vào tháng 7 đến tháng 8 bèo từ các con sông theo dòng nước trôi về cửa biển, bị dồn lại sinh sôi nảy nở gây cản trở dòng chảy và bốc mùi hôi hưởng đến môi trường và sức khỏe của nhân dân.

Nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp không được xử lý mà thải trực tiếp vào hệ thồng sông, kênh mương mang theo các chất độc hóa học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc BVTV,…) và các chất hữu cơ làm ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm ở địa phương.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tình hình kinh tế của xã năm 2014 diễn ra trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, giá cả thị trường diễn biến bất thường, dịch bệnh trên các cây trồng và vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế, vốn đầu tư cho các hoạt động của người dân còn hạn chế,… Với quyết tâm cao của Đảng bộ và chính quyền địa phương, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân nên nhiều chỉ tiêu đề ra đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng “Nông nghiệp – Dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm qua đạt 11,6 %.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Về sản xuất nông nghiệp

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND thị xã Hương Trà, sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, TT HĐND xã, UBND xã đã tập trung chỉ đạo điều hành các HTX sản xuất nông nghiệp thực hiện tốt lịch thời vụ, bố trí giống xác nhân trên 98%, chuẩn bị các

phương tiện máy móc làm đất, thủy lợi, thủy nông và điều hành gieo trồng đúng khung lịch, làm tốt công tác dự tính dự báo phòng trừ sâu bệnh…

Với thời tiết diễn biến thuận lợi cho sản xuất, người dân chăm sóc cây lúa tốt nên năm 2014 là năm được mùa đối với sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt:

+ Về sản xuất lúa:

Diện tích gieo trồng là 998,92 ha, tăng 23,22 ha so với năm 2013.

Năng suất bình quân: 65,9 tạ/ha.

Tổng sản lượng: 6.582,828 tấn, đạt 121.9 % kế hoạch, tăng 1.455,128 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Do công tác chỉ đạo, điều hành của UBND đối với hoạt động của các HTX có chuyển biến, chủ dộng chỉ đọa các HTX hoạt động có hiệu quả, người dân làm tốt khâu sản xuất giống lúa xác nhận.

- Chăn nuôi:

Hầu hết tổng đàn gia súc, gia cầm đều có su hướng giảm mạnh. Nguyên nhân giảm mạnh do giá bán ra thấp trong khi đó giá thức ăn và dịch bệnh tăng cao nên người dân không đầu tư.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi xã Hương Phong năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014

Đàn trâu Con 450 360

Đàn bò Con 44 33

Đàn lợn Con 2.500 2.400

Đàn gia cầm Con 110.000 100.000

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014 của UBND xã Hương Phong) Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm được chú trọng, phần lớn người dân chấp hành tốt công tác tiêm phòng; ý thức của người dân về phòng chống dịch bệnh được nõng lờn rừ rệt, tỷ lệ tiờm phũng cho đàn gia sỳc gia cầm đạt cao từ 96% nhưng còn tình trạng một số thú t viên chưa tận tâm, nhiệt tình trong công tác công viêc. Một số hộ chưa chấp hành viaacj tiêm phòng, xử lý vệ sinh môi trường ở khu vực chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh chưa có hình thức xử lý cương quyết.

- Nuôi trồng thủy sản:

Ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm qua và năm 2014 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm, thiếu vốn để đầu tư sản xuất,…

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các dự án hỗ trợ đầu tư về kỹ thuật, nguồn lực nên đã khích lệ, động viên nhân dân nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn, cải tạo ao hồ, triển khai đúng lịch thời vụ, con giống thả nuôi phần lớn đã qua kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng.

Số hộ tham gia nuôi: 159 hộ

Tổng diện tích thả nuôi: 212,8 ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,80 ha so với năm 2013.

Giống thả nuôi năm 2014:

Bảng 4.2. Lượng giống thủy sản thả nuôi năm 2014 xã Hương Phong

Giống Số lượng Kích thước

Tôm sú 9,0 triệu con P15

Cá Kình 114 vạn con 1x2cm

Cua 5,6 vạn con 1x2mm

Cá các loại 3,7 vạn con Cá đối mực 1,88 vạn con

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014 của HTX Hương Phong) Sản lượng thu hoạch: Tổng thu 476,8 tấn, đạt 95,18% kế hoạch, trong đó:

Bảng 4.3. Sản lượng thủy sản thu hoạch năm 2014 xã Hương Phong Loại thủy sản Sản lượng (tấn) So với kế hoạch

(%)

So với năm 2011 (tấn)

Cua xanh 29,5 142,00 Tăng 22,40

Tôm rào 43 108,80 Tăng 19.40

Cá các loại 11,3 102,90 Tăng 10.10

Tôm sú 34,6 131,00 Tăng 22,70

Đánh bắt tự nhiên 340 82,00 Giảm 78,40 tấn

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014 của HTX Hương Phong)

Các hoạt động của các dự án như: dự án SRD hỗ trợ về kinh phí, tập huấn cho người dân kỹ thuật nuôi tiên tiến; dự án Jica hỗ trợ cho 10 hộ dân nuôi xen ghép tôm – cua – cá mỗi hộ 2.000.000 đồng. Các mô hình nuôi ếch giống, ếch thương phẩm bắt đầu được khởi động với những tín hiệu lạc quan.

b. Phát triển các lĩnh vực dịch vụ

Toàn xã có 465 hộ kinh doanh dịch vụ. Hoạt động thương mại tiếp tục được duy trì và phát triển, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động dịch vụ được chú trọng tăng cường, các chợ được quan tâm đầu tư tu sửa, nâng cấp; hệ thống giao thông đi lại được chỉnh trang, mở rộng. Đã triển khai có hiệu quả lợi thế vùng đầm phá để phát triển các dịch vụ ăn uống, du lịch như khu vực kinh doanh dich vụ ăn uống ở Cồn Tè, khu du lịch Rú Chá, bước đầu đã tạo được thương hiệu.

Đang tập trung lập thủ tục quy hoạch khu du lịch dịch vụ Cồn Tè – Rú Chá, hướng đến mở rộng các loại hình dịch vụ - du lịch nhằm khai thác những tiềm năng lợi thế ở địa phương cũng như tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

c. Phát triển sản xuất của các ngành nghề TTCN

Hoạt động các ngành nghề vẫn duy trì phát triển, giải quyết việc làm ổn định và thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương. Một số ngành nghề hoạt động ổn định và cho thu nhập khá như nghề xây dựng, nghề mộc dân dụng. Xã có 1 doanh nghiệp xây dựng hoạt động có hiệu quả.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Công tác dân số kết hợp lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được duy trì thường xuyên. Kết quả, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,31%, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 76,1%, tăng 0,7%. Tuy nhiên, việc giảm tỷ xuất sinh hằng năm chưa được vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng.

Theo số liệu thống kê đến năm 2013, dân số toàn xã là 9.973 người với 2.195 hộ gia đình (quy mô hộ: 4,5 người/hộ), trong đó: Nam giới 5.024 người, chiếm 50,38% dân số toàn xã; Nữ giới 4.949 người, chiếm 49,62% dân số toàn xã. Mật độ dân số trung bình trong toàn xã là 635 người/km2.

Bảng 4.4. Tình hình dân số xã Hương Phong năm 2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1

Tổng số nhân khẩu Người 9.973

Số nam Người 5.024

Số nữ Người 4.949

2 Mật độ dân số Người/km2 635

3 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,31

4 Tổng số hộ Hộ 2.195

5 Quy mô hộ Người/hộ 4,5

(Nguồn : Báo cáo chính thức dân số Hương Trà năm 2013) b. Lao động và việc làm

Những năm gần đây, nguồn lao động của xã tăng lên đáng kể; toàn xã hiện có 4.788 người trong độ tuổi lao động, chiếm 48,4% tổng dân số.

Lao động phân theo các ngành nghề như sau:

- Số lao đông trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là 1.523 người, chiếm tỷ lệ 31,8%

- Số lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ là 302 người, chiếm tỷ lệ 6,3%

- Số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 2.226 người, chiếm tỷ lệ 46,5 %

- Số lao động trong các ngành nghề khác là 737 người, chiếm tỷ lệ 15,4%

Trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm 5 – 7% tổng số lao động.

Nhìn chung, lao động trong độ tuổi của xã Hương Phong khá dồi dào, đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên, do tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, phần lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, các ngành dịch vụ chưa phát triển nên chưa phát huy hết lợi thế của xã.

c. Thu nhập và mức sống

Trong những năm qua, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, đến nay có trên 98,8% hộ sử dụng điện, 98% hộ sử dụng nước máy, 100% hộ có tivi và các phương tiện nghe nhìn khác. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 28 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã theo chuẩn mới đến cuối năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w