4.4.1. Tác động do nhiệt độ tăng
Nhiệt độ tăng cao và thay đổi thất thường là yếu tố mà các hộ sản xuất nông nghiệp lo ngại nhất, vì các giống nuôi trồng đặc biệt là giống lúa và tôm là những loài hết sức nhạy cảm với mỗi biến động của môi trường nước, ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển.
Vào các tháng mùa hè khi nhiệt độ tăng cao vào ban ngày và giảm đột ngột vào ban đêm, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn lên đến >100C sẽ làm các giống cây trồng và thủy sản trong đồng ao bị sốc, vượt quá khả năng chống chịu, nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm cho cây trồng và nuôi trồng thủy sản chậm phát triển
Kết quả điều tra nông hộ cho thấy có đến hơn 80% số hộ dân được hỏi cho rằng nhiệt độ tăng cao và nắng nóng kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại lớn cho việc sản xuất nông nghiệp trong những năm trở lại đây.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản ở Hương Phong
Mức độ ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)
Nặng 45 75
Trung bình 10 16,67
Nhẹ 5 8,33
Không ảnh hưởng 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ) Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ tăng đến nuôi trồng thủy sản của bà con ở Hương Phong:
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản
Qua biểu đồ 4.4 cho thấy mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ tăng cao dẫn tới hiện tượng nắng nóng kéo dài gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con. Tỷ lệ ảnh hưởng nặng và trung bình chiếm ( hơn 90%).
Đây là tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp do biến đổi khí hậu gây ra ở Hương Phong.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê từ trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh thì nhiệt độ có xu hướng tăng cao vào mùa hè, đây cũng là khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm đối với bà con sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Bà con ngư dân ở đây thường thả nuôi vào khoảng thời gian từ 15/2 – 15/3 hằng năm. Các loại thủy sản đặc biệt là tôm sú sau khi thả nuôi từ 45 – 60 ngày là giai đoạn dễ xảy ra dịch bệnh. Nếu gặp thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và khả năng miễn dịch của tôm. Nếu nắng nóng trên 350C xảy ra trong nhiều ngày sẽ làm tôm chậm lớn, óp vỏ, thậm chí là bị chết.
Không những thế, nắng nóng làm nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng là môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật gây hại cho tôm phát triển và lây lan nên tôm dễ bị dịch bệnh trong khoảng thời gian này.
4.4.2. Tác động do mưa trái mùa với tần suất cao vào mùa hè
Nhiệt độ tăng cao và thay đổi thất thường là yếu tố mà các hộ nuôi thủy sản lo ngại nhất, vì các loài thủy sản đặc biệt là tôm sú là những loài hết sức nhạy cảm với mỗi biến động của môi trường nước, ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển.
Vào các tháng mùa hè khi nhiệt độ tăng cao vào ban ngày và giảm đột ngột vào ban đêm, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn lên đến >100C sẽ làm các loài thủy sản trong ao bị sốc, vượt quá khả năng chống chịu, nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm tôm chậm lớn, óp vỏ thậm chí là chết.
Kết quả điều tra nông hộ cho thấy có đến hơn 85% số hộ dân được hỏi cho rằng nhiệt độ tăng cao và nắng nóng kéo dài là nguyên nhân hàng đầu làm tôm cá bị chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho việc nuôi trồng trong những năm trở lại đây.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôi trồng thủy sản
Mức độ ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)
Nặng 44 73,33
Trung bình 13 21,67
Nhẹ 3 5
Không ảnh hưởng 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ)
Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân ở Hương Phong:
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôi trồng thủy sản
Qua Biểu đồ 4.5 ta thấy mức độ ảnh hưởng nặng và trung bình do mưa trái mùa gây ra đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản là khá lớn hơn 90%. Đây là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi do tôm cá thường bị hao hụt nhiều về số lượng nên gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí thức ăn cũng như diện tích mặt ao. Đặc biệt, là vào những tháng mùa hè khi nắng nóng kéo dài làm cho nhiệt độ tăng cao, mưa dông xảy ra bất ngờ khiến nhiệt độ giảm đột ngột, độ ẩm không khí tăng cao vượt ra khỏi ngưỡng chống chịu làm cho các loại thủy sản bị sốc và chết hàng loạt.
Mưa trái mùa kết hợp với nắng nóng kéo dài là thách thức lớn nhất mà người nuôi trồng thủy sản ở Hương Phong đang phải đối mặt. Đây là hai yếu tố quyết định đến hơn 90% khả năng thành công của một vụ nuôi.
4.4.3. Tác động do các hiện tượng bão, lũ thất thường
Hương Phong là một xã bãi ngang ven biển, thấp trũng của thị xã Hương Trà và tỉnh Thừa Thiên Huế nên thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Hằng năm xã chịu tác ảnh hưởng của 2 – 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới cùng với khoảng 5 – 7 cơn lũ đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp.
Nuôi trồng thủy sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhất là bão, lũ gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Gió bão làm xói lở bờ bao khiến
các loài thủy sản trong ao thoát ra ngoài làm cho người nuôi bị thất thu, thậm chí là mất trắng. Mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân ở Hương Phong được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.14. Mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đến nuôi trồng thủy sản
Mức độ ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)
Nặng 16 26,66
Trung bình 34 56,67
Nhẹ 9 15
Không ảnh hưởng 1 1,67
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ) Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đến nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân ở Hương Phong:
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đến nuôi trồng thủy sản
Qua biểu đồ trên cho thấy bão, lũ thất thường cũng là một nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể đến nuôi trồng thủy sản tại đại phương. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng trung bình và nhẹ là chủ yếu chiếm tỷ lệ hơn 70%. Mức độ ảnh hưởng của bão, lũ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của mỗi năm, có năm mức độ thiệt hại lên đến hơn 90%.
Khi các cơn bão đổ bộ vào thường gây ra mưa lớn, lượng mưa khi bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế trung bình vào khoảng 200 – 300 mm/đợt, nếu kết hợp với không khí lạnh có thể tăng lên 500 – 600 mm/đợt gây ra các trận lũ lớn đổ về hạ lưu trong đó Hương Phong là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất. Nếu không có đầy đủ thông tin và kịp thời phòng tránh sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về người và tài sản đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản.
Trong cơn lũ thủy lịch sử năm 1999 hàng trăm ao nuôi tôm sú đến lúc cho thu hoạch của bà con ngư dân đã bị mất trắng do nước lũ cuốn trôi gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Do tâm lý chủ quan nên mặc dù tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm nhưng phần lớn bà con ngư dân vẫn không thu hoạch mà chờ cho giá tôm lên cao nên khi cơn lũ xảy ra đột ngột, mực nước dâng quá cao làm ngập đê bao, tôm thất thoát ra ngoài dẫn tới mất trắng.
Trong các năm 2009, 2010, 2011, 2012 nhiều cơn bão và lũ xảy ra liên tiếp trên địa bàn xã cũng gây thiệt hại đáng kể đến các ao nuôi thủy sản của người dân. Tuy nhiên, nhờ rút kinh nghiệm từ những năm trước nên bà con đã tiến hành thu hoạch sớm, nhờ vậy thiệt hại do mưa, bão giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 20 – 30%.
Bão, lũ bất ngờ còn làm xói lỡ đê bao, cuốn trôi ngư lưới cụ phục vụ sản xuất của bà con. Do nằm ở vị trí cuối sông Hương và sông Bồ nên hằng năm khi có lũ lớn xảy ra ở các ao nuôi trồng thủy sản cũng bị bồi lấp một lượng lớn đất phù sa từ thượng nguồn đổ về làm cho các ao hồ và hệ thồng cấp thoát nước ngày càng cạn gây khó khăn trong cấp thoát nước và nuôi trồng của bà con. Ngoài ra, nước mưa, nước lũ còn cuốn trôi phèn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải độc hại từ ruộng, vườn, khu dân cư chảy vào sông, kênh rạch rồi vào ao nuôi.
4.4.4. Tác động do nước biển dâng
Hiện tượng nước biển dâng cũng là một trở ngại trong nuôi trồng thủy sản.
Theo kết quả điều tra nông hộ cho thấy, mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân ở Hương Phong được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.15. Mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản
Mức độ ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)
Nặng 1 1,67
Trung bình 10 16,67
Nhẹ 35 58,33
Không ảnh hưởng 14 23,33
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ) Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân ở Hương Phong:
Biểu đồ 4.7. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản
Qua bảng 4.15 và Biểu đồ 4.7 cho thấy, nước biển dâng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động nuôi trồng của người dân tuy nhiên mức độ ảnh hưởng nhẹ và không ảnh hưởng là chủ yếu chiếm đến hơn 80%.
Từ kết quả dự án nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản, năm 2020, nước biển sẽ dâng thêm 18 cm so với mức hiện nay và dâng cao 35 cm vào năm 2050. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khắc phục được vì diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên người nuôi tôm có thể nâng bờ bao, rào chắn để đối phó. Vì vậy, tác động do nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản là không lớn và không nguy hiểm.
4.4.4. Tác động do nước biển dâng
Thống kê diện tích nhiễm mặn qua các năm tại 2 hợp tác xã nông nghiệp là Thuận Hòa và Vân An cho thấy diện tích bị nhiễm mặn biến động qua các năm và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây đây, diện tích bị nhiễm mặn qua các năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.16. Thống kê diện tích bị nhiễm mặn qua các năm từ 2009 – 2014
Năm HTX NN Diện tích (ha) Toàn xã (ha)
2009 Thuận Hòa 7,3
Vân An 30,5 37,8
2010 Thuận Hòa 8,2
Vân An 41,7 49,9
2011 Thuận Hòa 9,3
Vân An 37,5 46,8
2012 Thuận Hòa 10,0
Vân An 45,0 55,0
2013 Thuận Hòa 10,3
Vân An 45,5 55,8
2014 Thuận Hòa 11,2
Vân An 47,7 58,9
(Báo cáo HTX NN Thuận Hòa và Vân An qua các năm từ 2009 – 2014) Tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã bị nhiễm mặn từ năm 2009 – 2014 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.8. Biểu đồ thể hiện diện tích bị nhiễm mặn qua các năm từ năm 2009 – 2014 Qua Bảng 4.16 và Biểu đồ 4.8 ta thấy diện tích bị nhiễm mặn có xu hướng ngày càng tăng. Đến năm 2014, diện tích trồng lúa của toàn xã là 998,92 ha trong đó có đến 58 ha bị nhiễm mặn chiếm tỷ lệ 5,8%. Diện tích bị nhiễm mặn tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như lũ lụt xảy ra muộn, hạn hán
kéo dài, triều cường dâng cao,… trong đó nguyên nhân quan trọng hàng đầu phải kể đến là sự gia tăng của mực nước biển. Nước biển đang có xu hướng tăng do hiện tượng băng tan trong khi đó các tuyến đê bao ngăn mặn không được chú ý đầu tư tôn tạo nên nước mặn có điều kiện xâm nhập vào khu vực trồng lúa nhất là các thửa ruộng nằm gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2009 – 2014 diện tích bị nhiễm mặn của toàn xã đã tăng lên 21,1 ha.
Diện tích đất bị xâm nhập mặn ở Hương Phong có sự gia tăng từ 2009 – 2014, điều đó chứng tỏ có sự tăng lên của mực nước biển, tuy nhiên sự gia tăng đó là không đáng kể và diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên những tác động của nó đối với nghề nuôi trồng thủy sản là không lớn và có thể phòng tránh được.
4.5. Đề xuất một số loại hình nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu