1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm)

103 743 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả Nguyễn Quang Ninh
Người hướng dẫn TS. Võ Thanh Sơn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại Luận văn Thạc sỹ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Khi thực hiện luận văn, một điều rất may mắn cho tôi là được tham gia vào dự án Áp dụng chuỗi giá trị để cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai ở tỉnh H

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN QUANG NINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH

KẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG

TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN QUANG NINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG

TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Thanh Sơn

Trang 3

Khi thực hiện luận văn, một điều rất may mắn cho tôi là được tham gia vào

dự án Áp dụng chuỗi giá trị để cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai ở tỉnh Hà Tĩnh do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững điều phối và thực hiện cùng với đối tác tại địa phương Tôi được kế thừa và học hỏi được từ các tài liệu nghiên cứu của các dự án quốc tế và trong nước về Biến đổi khí hậu, sinh kế cũng như các kiến thức liên quan Điều này giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả Tôi xin cảm ơn chính quyền và người dân các

xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Vượng Lộc cũng như các cán bộ của Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững đã hỗ trợ và cung cấp các thông tin cho tôi để hoàn thiện luận văn này Đặc biệt là TS Võ Thanh Sơn, người thầy đã dạy bảo, hướng dẫn tôi trong toàn bộ thời gian tôi viết Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Khoa Sau Đại Học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình tôi và bạn

bè, những người đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, tháng 4 năm 2015

Nguyễn Quang Ninh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi, không sao chép lại của người khác Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân, hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2015

Nguyễn Quang Ninh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

CHUƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 5

1.1.1 Một số khái niệm về biến đổi khí hậu 5

1.1.2 Nguyên nhân của BĐKH 6

1.1.3 Một số biểu hiện chính của BĐKH 6

1.1.4 Biến đổi khí hậu trên thế giới 6

1.1.5 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh 8

1.2 Tổng quan lý thuyết sinh kế 15

1.3 Những nghiên cứu tại Việt Nam 21

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Phương pháp tiếp cận 25

2.2 Các phương pháp nghiên cứu 25

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Can Lộc và các xã nghiên cứu 30

3.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình của huyện Can Lộc 30

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội các xã nghiên cứu 33

3.2 Biến đổi khí hậu tại huyện Can Lộc 37

3.3 Tác động của Biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân 44

3.4 Tác động đến hoạt động chăn nuôi và sinh kế khác 45

3.5 Tác động lên hoạt động trồng lúa 47

3.5.1 Tác động lên sản xuất lúa nói chung 47

3.5.2 Tác động lên năng xuất lúa 51

3.6 Đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng 55

3.6.1 Năng lực thích ứng với Biến đổi khí hậu của chính quyền huyện Can Lộc 62

3.6.2 Công tác ứng phó với thiên tai của người dân tại địa bàn nghiên cứu 64

3.7 Những kết quả chính và thảo luận 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

CROPWAT Mô hình tính toán nhu cầu nước của cây trồng

CBDRM Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

DFID Bộ Phát triển Quốc tế Anh

FAO Tổ chức Nông lương Quốc tế

GDP Thu nhập bình quân quốc nội

GSO Tổng cục Thống kê

ICASA Hiệp hội quốc tế nghiên cứu ứng dụng các mô hình nông

nghiệp IPCC Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

SLF Khung Sinh kế bền vững

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc

UBND Uỷ ban nhân dân

WMO Tổ chức Khí tượng thế giới

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.2 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so

với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản

10

Hình 1.3 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 so

với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản

11

Hình 1.4 Nhiệt độ trình bình năm tại Hà Tĩnh 13 Hình 1.5 Khung sinh kế bền vững (DFID 2003) 16 Hình 3.1 Xu hướng biến đổi nhiệt độ của năm 38 Hình 3.2 Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 6 38 Hình 3.3 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1977 -

thương

69

Hình 3.14 Mức độ thay đổi về năng lực thực hiện CBDRM 70

Trang 8

Hình 3.15

Mức độ thay đổi về năng lực ứng phó với thiên tai, BĐKH

71

Hình 3.16 Nguồn thông tin về BĐKH nhận được của người dân từ

chính quyền địa phương

72

Hình 3.17 Lý do người dân được tiếp cận nhiều hơn tới thông tin về

BĐKH và rủi ro thiên tai

Bảng 3.3 Loại hình sinh kế trong nông nghiệp có tiềm năng tăng

thu nhập theo đánh giá của người dân

35

Bảng 3.4 Đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết

đến sản xuất lúa ở huyện Can Lộc

Trang 9

MỞ ĐẦU

Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) Thực tế trong thập niên 2000 vừa qua, Việt Nam phải hứng chịu sự tác động theo chiều hướng gia tăng về cường độ lẫn số lượng các hiện tượng thiên tai có nguyên nhân do biến đổi khí hậu Được cho là có mức độ tổn thương cao nhất ở Việt Nam, nên nông nghiệp luôn phải chịu những thiệt hại hết sức nặng nề Theo thống kê của Ban Phòng chống lụt bão Trung ương và Tổng cục Thống kê (GSO) ước tính mỗi năm nước

ta tổn thất khoảng 14.500 tỉ đồng tương đương với 1.2% GDP cả nước, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 800 tỉ đồng Theo tính toán, sản lượng lúa xuân có nguy cơ giảm 1,2 triệu tấn; lúa mùa giảm 743,8 ngàn tấn; ngô giảm 500,4 ngàn tấn vào năm 2030, và Việt Nam sẽ là nước mất an ninh lương thực nếu không có giải pháp thích ứng kịp thời

Là một nước nông nghiệp, có đông dân số tham gia vào lĩnh vực này và chủ yếu sống ở vùng nông thôn, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm với các vấn đề môi trường, do đó ngành nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề nhất do BĐKH Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam đã có Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Khung chương trình hành động ứng phó với BĐKH Theo đó đối với nông nghiệp, mục tiêu là nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2009, Hà Tĩnh – một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc trung bộ, với địa hình hẹp và dốc, nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam – sẽ là một trong những

Trang 10

tỉnh dễ bị tổn thương bởi nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng

Theo đánh giá của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan chuyên môn, Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, được mệnh danh là "túi mưa chảo lửa" Một tỉnh được coi

là sẽ chịu nhiều tác động của Biến đổi khí hậu

Bên cạnh những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện nay, nông thôn Hà Tĩnh còn bộc lộ nhiều hạn chế: phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội còn yếu kém; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đổi mới cách thức sản xuất nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp; công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn Môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn Tỷ lệ hộ nghèo của Hà Tĩnh hàng năm giảm trung bình từ 3-3,5% nhưng vẫn ở trong nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất so với cả nước Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê tỉnh Hà tĩnh năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 35%, nếu tính cả hộ cận nghèo thì con số lên tới gần 50%

Đối với địa bàn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, thiên tai thường xuyên xảy

ra và cũng gây ảnh hưởng lớn tới sinh kế, đặc biệt là trồng lúa của người nông dân Tuy nhiên, người dân và chính quyền địa phương chưa có những biện pháp phù hợp để thích ứng với các hiện tượng thời tiết thiên tai này Chính vì vậy em

mong muốn thực hiện đề tài với tiêu đề “Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí

hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh

Hà Tĩnh” Việc lựa chọn huyện Can Lộc là do huyện này có những đặc điểm

Trang 11

kinh tế, xã hội đại diện cho cả tỉnh như có rừng, có đồng bằng, gần biển và là

b Đánh giá được khả năng thích ứng của người dân và chính quyền địa phương về thích ứng với BĐKH trong sinh kế nông nghiệp

c Đưa ra một số khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao sinh kế cho người dân, tại địa bàn nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là những tác động của BĐKH ảnh hưởng đến sinh kế - trong nông nghiệp như thế nào?; Cộng đồng có thể làm gì trong hoạt động sinh kế để thích ứng với BĐKH

Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là những tác động của BĐKH

và khả năng thích ứng của cộng đồng đối với BĐKH Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã Khánh Lộc, Vượng Lộc và Vĩnh Lộc của huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh Ba xã này được lựa chọn vì đây là những xã thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai, xã có đặc trưng có cả đồng bằng, núi mang đặc trưng của huyện Can Lộc

Phạm vị nghiên cứu chủ yếu đề cập đến sinh kế trong nông nghiệp bởi vì sinh kế trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (68%) trong 4 nguồn sinh kế chính của các xã này gồm: sinh kế từ nông nghiệp; sinh kế từ kinh doanh dịch vụ; sinh kế từ xuất khẩu lao động/lao động tự do tại các thành phố; sinh kế từ lương/công nhân Trong sinh kế nông nghiệp, thì sinh kế từ trồng lúa nước chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 90% lao động và là nguồn sinh kế đảm bảo an ninh lương thực của địa phương

Trang 12

Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 Đây

là thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu Tuy nhiên, các số liệu thống kê, đặc biệt là thống kê về thời tiết, thiên tai được thu thập và nghiên cứu trong vòng khoảng 30 năm trở lại đây

Với mục tiêu như trên, em mong muốn có thể:

 Cung cấp một số bằng chứng khoa học về những tác động của BĐKH đến trồng lúa tại huyện Can Lộc

 Nhận biết được tác động của BĐKH, khả năng và các nguồn lực (5 nguồn vốn: vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn con người, vốn vật chất) của cộng đồng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và khả năng thực hiện các hoạt động sinh kế của người dân tại địa bàn nghiên cứu

 Đưa ra được các đề xuất khả thi để có thể ứng phó với biến đổi khí hậu một cách bền vững trong phát triển kinh tế

Luận văn này được chia làm ba chương như sau:

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả và thảo luận: Nội dung chương này là phân tích, thảo

luận kết quả sự tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng

Trang 13

CHUƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu

1.1.1 Một số khái niệm về biến đổi khí hậu

BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo” [21]

Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất

định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa, mây…[21]

Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung

bình thống kê và các cực trị đo được hoặc qua trắc được của các yếu tố hoặc hiện tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài thường là hàng chục năm [21]

Tính dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH là mức độ của một hệ

thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH [21]

Ứng phó với BĐKH là những hoạt động của con người nhằm thích ứng

và giảm nhẹ với BĐKH [21]

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người

đối với hoàn cảnh hoặc là môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng

bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [21]

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ

phát thải khí nhà kính [21]

Cộng đồng: Cộng đồng được hiểu là một nhóm người sống trong một

môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau

Trang 14

1.1.2 Nguyên nhân của BĐKH

Biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tượng trái đất ấm lên Có hai quan điểm về sự ấm lên của trái đất là các quá trình tự nhiên và dưới sự tác động của con người Hiện nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao cho rằng trong những thập niên gần đây những hoạt động với mục đích phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Những lĩnh vực này đã tiêu tốn nguồn năng lượng khổng lồ

và gia tăng phát thải khí nhà kính (CO2) vào bầu khí quyển, gây ra biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu (Al Gore, 2006)

Tóm lại, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đó là các bể hấp thụ khí nhà kính tạo sinh khối như, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác

1.1.3 Một số biểu hiện chính của BĐKH

Có nhiều yếu tố để nhận định biểu hiện BĐKH Tuy nhiên, xét theo khí tượng thủy văn thì BĐKH được biểu hiện gồm các yếu tố sau:

- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên;

- Lượng mưa thay đổi;

- Mực nước biển tăng lên do sự tan băng ở 2 đầu cực trái đất, ở các đỉnh núi và sông băng;

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất, độ bất thường

và có thể cả cường độ tăng lên [21]

1.1.4 Biến đổi khí hậu trên thế giới

Một vấn đề môi trường mang tính chất nghiêm trọng và được thế giới quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là biến đổi khí hậu, rất nhiều các bằng chứng

Trang 15

như nhiệt độ tăng nhanh trùng mới tốc độ tăng của nồng độ khí nhà kính trong

kỷ nguyên công nghiệp; băng tan nhanh ở Greenland và hai cực; số lượng và mức độ khốc liệt của các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp các khu vực trên thế giới, đã đặt ra một thử thách lớn nhất đối với loài người trong thế

kỷ 21

Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc đo đạc các trị số về khí hậu chở nên chính xác và có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH trong hơn một thế kỷ qua Những số liệu cho thấy xu thế chung là từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể Kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007)

Hình 1.1: Biến động nhiệt độ toàn cầu

Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO 2 – Nguồn IPCC

Hiện tượng mưa cũng có những biến động đáng kể, tăng 5 - 10% trong thế kỷ 20 trên lục địa bán cầu Bắc và giảm ở một số nơi, tuy xu thế không rõ rệt như nhiệt độ Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở các vĩ độ trung bình và cao của bán cầu Bắc Cùng với xu thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự phân bố các dị thường

Trang 16

hiện hàng loạt kỷ lục về nhiệt độ cao nhất và thấp nhất Khoảng 20 năm gần đây, người ta đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO

Thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc ) và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn v.v ) gia tăng Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Hội nghị các Bên Công ước khí hậu ở Cancun tháng 12/2010, các hiện tượng thời tiết cực đoan lớn nhất trong năm 2010 là: Nắng nóng lịch sử gây cháy rừng, hạn hán ở Liên Bang Nga, Ukraina, Bêlarut và một

số nước khác ở Châu Âu; Mưa lớn, lũ lụt ở Pakistan, Nêpan, Trung Quốc, các nước vùng Ban căng (châu Âu), Việt Nam…; giá rét ở Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc…; Hiện tượng Lanina mạnh nhất trong vòng 30 năm qua Trong 6 tháng đầu năm 2011, tố lốc kinh hoàng xảy ra ở Mỹ làm chết hơn 500 người, bị thương 750 người; Hạn hán nặng nhất trong vòng 50 năm qua xảy ra ở miền trung của Trung Quốc, ảnh hưởng đến 34 triệu người, trong khi đó mưa lớn và

lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở 2 tỉnh phía Nam là Quý Châu và Hồ Nam làm 6 nghìn người phải sơ tán Theo tổ chức Oxfam (Anh), trong 9 tháng đầu năm

2010, có 21 nghìn người trên thế giới đã chết vì lũ, lụt và hạn hán, gấp đôi cùng

kỳ năm 2009

1.1.5 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh

Trong thập kỷ vừa qua, diễn biến thiên tai ở Việt Nam diễn ra rất bất thường, các đợt nắng nóng, rét đậm rét hại chưa từng có; mưa lớn, lũ lụt xảy ra thường xuyên; nhiều cơn bão mạnh xuất hiện và có đường đi phức tạp…đã gây thiệt hại về kinh tế và con người rất lớn đối với nước ta Những nghiên cứu gần đây cho thấy các hiện tượng thiên tai bất thường và hiếm xảy ra phù hợp với xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra phức tạp và ngày một khốc liệt hơn

Về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng: Về nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,5 – 0,7 o

C trong khoảng 50 năm qua Trong

Trang 17

3 thập kỷ gần đây, 1981 – 2010, số đợt không khí lạnh qua Bắc Bộ giảm rõ rệt, trung bình từ 29 đợt/năm xuống còn 24 đợt/ năm Trong thời kỷ 1960 – 2007, số cơn bão hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập kỷ Số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226 cơn/thập kỷ, số bão ảnh hưởng đến khu vực phía Nam tăng lên Số ngày mưa phùn trung bình năm ở phía Bắc giảm rõ rệt, từ 35,8 ngày trong thập kỷ 1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong 10 năm gần đây Biến động của lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa qua không nhất quán, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống Trên lãnh thổ, xu thế biến động của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực Vấn đề nước biển dâng trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình tăng 2,5 - 3,0cm/1 thập kỷ

a) Kịch bản khí hậu Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ của Chương trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, năm 2009 Bộ tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam dựa trên kịch bản phát thải khí nhà kính và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) Kịch bản là một nhân tố quan trọng của quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu Tuy nhiên kịch bản năm 2009 chỉ chi tiết đến vùng khí hậu và vùng biển của Việt Nam, trong khi đó yêu cầu thực tiễn cần có kịch bản chi tiết tới cấp tỉnh và nhỏ hơn Kịch bản mới năm 2011 cập nhập bổ sung dữ liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới để đưa ra các kịch bản chi tiết hơn, có cơ sở khoa học phù hợp với thực tiễn Các dữ liệu từ các trạm khí tượng, trạm hải văn, dữ liệu vệ tinh, số liệu mô phỏng của các mô hình được khai thác một cách tối đa để đưa ra kịch bản có mức độ chi tiết đến tỉnh và nhỏ hơn

Trang 18

Kịch bản năm 2011 xây dựng dựa trên phương pháp chi tiết hóa thống kê;

mô hình hoàn lưu khí quyển toàn cầu AGCM của Viện nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản (MRI); mô hình khí hậu khu vực PRECIS của Vương quốc Anh; các phần mềm thống kê SDSM của Hoa Kỳ; SIMCLIM của New Zealand cũng được dùng làm công cụ xây dựng kịch bản Các kịch bản được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu bao gồm: Kịch bản phát thải thấp B1; kịch bản phát thải trung bình (B2,A1B); kịch bản phát thải cao (A2,A1FI) Kết quả như sau [1]:

Nhiệt độ

- Theo kịch bản phát thải thấp:Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,6 – 2,2o

C trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam Nhìn chung, nhiệt

độ phía Bắc tăng nhanh hơn phía Nam

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2 – 3o

C trên phần lớn lãnh thổ Khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị tăng nhanh nhất

- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2,5 – 3,7o

C

(a) Kịch bản B1 (b) Kịch bản B2 (c) Kịch bản A2

Hình 1 2 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với giai

đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE

Trang 19

Hình 1.3 Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 so với giai

đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE

Một số cực trị khí hậu

- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế lỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng 2 – 3,2oC; nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 2 – 3,2oC

Trang 20

Nước Biển Dâng

- Theo kịch bản phát thải thấp B1: Cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Viêt Nam, mực nước biển dâng khoảng 49 – 64 cm

- Theo kịch bản phát thải trung bình B2: Cuối thế kỷ trung bình toàn dải ven biển mực nước dâng 57 – 73 cm, khu vực Ca Mau, Kiên Giang có mức tăng cao hơn so với các khu vực khác

- Theo kịch bản phát thải cao A1FI: Trung bình toàn dải ven biển mực nước dâng tư 78 – 95 cm, khu vực Cà Mau, Kiên Giang có thể tăng tối đa

105 cm

b) Biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Theo đánh giá của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan chuyên môn, Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, được mệnh danh là "túi mưa chảo lửa" Từ số liệu khí tượng, thủy văn hơn 40 năm qua cho thấy những biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai đối với khu vực Hà Tĩnh là khá rõ, cụ thể:

Sự gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình thập kỷ 2000 – 2009 so với 30 -

50 năm trước tăng phổ biến từ 0,5 – 0,80

C, thuộc nhóm cao nhất của Việt Nam Trước kia nhiệt độ cao nhất ở đây là 37- 380C nhưng nay là 40 - 410

C, thậm chí

có năm lên tới 430

C Nhiệt độ cao kèm theo gió Lào nóng kéo dài (từ tháng 7) làm cho đất đai bị khô nóng, lượng nước bốc hơi lớn nên những nơi hạn trước đây chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng thì nay đã tới 4-5 tháng, thậm chí từ

3-2004 đến nay hạn hán trên đất Hà Tĩnh diễn ra 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8) Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào năm 2100 nhiệt độ trung

ở tỉnh Hà Tĩnh tăng 3,60

C so với năm 1964 [20]

Trang 21

Hình 1.4: Nhiệt độ trình bình năm tại Hà Tĩnh

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)

Chế độ mưa diễn ra thất thường: Mưa có sự biến động lớn cả không gian

và thời gian xuất hiện cũng như cường độ Thời gian mưa không nhiều nhưng cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét với mực nước lên cao và cường suất lũ lớn Hiện tượng mưa dầm trong vài thập kỷ gần đây ít khi xuất hiện như trước đây Mùa mưa trong thập kỷ gần đây thường xuất hiện muộn và kết thúc sớm hơn trước Từ 2003 đến nay, số cơn mưa và tổng lượng mưa giảm hẳn nhưng cường

độ và lượng mưa mỗi trận lại tăng mạnh, cá biệt có khi lượng mưa của một trận

đạt tới 500-800mm kèm theo lốc xoáy gây lũ nghiêm trọng Ví dụ, trong năm

2008 này từ 14/4 đến 15/8 không hề có trận mưa nào nhưng trong tháng 10/2010 mưa với lượng mưa có khi lên trên 400mm, Tháng 8 năm 2007, cơn

bão số 2 xuất hiện đã gây mưa to, ở một số nơi lên đến 1000 mm [20]

Hiện tượng nước biển dâng, lấn: Đặc biệt, nguy hại hơn là sự gia tăng

của hiện tượng xâm thực bờ biển và nước biển lấn sâu vào các sông Đến nay, nước biển đã lấn sâu vào các con sông hơn 10 km nữa và hiện tượng nước biển dâng cũng cao hơn 10 năm trước từ 10 – 20cm Theo kịch bản biến đổi khí hậu

do Bộ tài nguyên Môi trường xây dựng mực nước biển trung bình ở Hà Tĩnh có thể tăng 65 cm vào năm 2050, 75 cm vào năm 2070 và dự tính đến năm 2100 có

BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM TẠI HÀ TĨNH

(Từ năm 1964 đến 2009)

y = 0.0214x - 18.536

22,0 22,5 23,0 23,5 24,0 24,5 25,0 25,5 26,0

Trang 22

143,9 km 2 do nước biển dâng Với diện tích này, Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị

ngập do nước biển dâng xếp thứ tư trong cả nước sau đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa Thiên Huế

Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan tăng lên cả tần xuất và mức độ:

+ Các trận bão đến sớm hơn và kéo dài hơn, trước đây mùa mưa bão thường xuất hiện vào tháng 9 – 11 Thời gian gần đây, mùa mưa bão thường đến sớm hơn và kéo dài hơn (từ tháng 8-12) Đặc biệt là cơn bão lũ kép lịch sử tháng 9-10/2010 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho người dân

+ Các đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài hơn so với những năm trước Nhiệt độ cao tuyệt đối từ 39 - 40 độ C, có nơi lên đến trên 40 độ C Nhiệt độ cao kèm theo gió Lào đã làm cho đất đai khô nóng, lượng nước bốc hơi lớn, dẫn đến hạn hán kéo dài Trước đây hạn hán chỉ diễn ra trong vòng từ 2-3 tháng, nay đã kéo dài 3-4 tháng, có nơi, có năm hạn hán diễn ra trong suốt 5- 6 tháng, khô cạn cục bộ và thiếu nước nghiêm trọng trong mùa hè Trong 10 năm trở lại đây nhiều kỷ lục về gió tây khô nóng được thiết lập

+ Gia tăng những đợt rét đậm, rét hại kéo dài như mùa đông xuân 2008 –

2009 với nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua (khoảng 7 độ C)

Những hiện tượng thiên tai, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực tự nhiên của vùng đất này, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp và an ninh lương thực, đồng thời xóa đi nhanh chóng các thành quả về xóa đói giảm nghèo của Hà Tĩnh Đối với nông nghiệp, có tác động lớn đến năng suất, thời vụ gieo trồng, tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm Trong thời gian qua, hiện tượng mất trắng mùa màng xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất nông nghiệp Thiên tai, Biến đổi khí hậu còn tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, cơ cấu giống, tăng chi phí sản xuất, phá vỡ cơ sở hạ tầng sản

Trang 23

xuất, môi trường bị phá hủy… Lũ lụt làm cho người dân không gieo cấy được

vụ lúa mùa Theo thống kê Văn phòng thường trực Phòng chống lụt bão (PCLB) tỉnh Hà Tĩnh cho thấy từ năm 2002 đến nay bão, lũ đã làm 146 người

chết, 251 người bị thương, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá, nhiều cơ sở hạ tầng

1.2 Tổng quan lý thuyết sinh kế

Sinh kế: Trong luận văn này chúng tôi sử dụng định nghĩa sinh kế

của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) năm 1999: “Sinh kế bao gồm các khả

năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất, xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”

Trang 24

Sinh kế bền vững (SLF): Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết

được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên [3] Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc

SLF là chữ viết tắt của Sustainable Livelihoods Framework (Khung Sinh

kế Bền vững) do Bộ Phát triển Hải ngoại Anh Quốc – DFID (Department For International Development, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người dân

Hình1.5 Khung sinh kế bền vững (DFID 2003)

nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc

-Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hoá)

Các chiến lược SK

-Các tác nhân

xã hội (nam,

nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường

- Đa dạng -Sinh tồn hoặc tính bền vững

Các kết quả SK

-Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầy đủ hơn -Giảm khả năng tổn thương

-An ninh lương thực được cải thiện

-Công bằng xã hội được cải thiện

-Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên -Giá trị không sử dụng của

tự nhiên được bảo vệ

Trang 25

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật

chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại:

- Vốn nhân lực: Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và

sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ

- Vốn tài chính: Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng

nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế

- Vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất,

nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ

- Vốn vật chất: Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa

vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình

- Vốn xã hội: Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực

xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế

Khung SLF là một công cụ giúp hiểu về sinh kế, mục đích áp dụng khung sinh kế bao gồm:

- Mục đích chung nhất của khung SLF là giảm nghèo;

- Hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo;

- Giúp định ra các ưu tiên hành động;

- Giúp tìm ra chiến lược sinh kế phù hợp;

- Sử dụng khung sinh kế bền vững trong quá trình đánh giá tính tác động của thiên tai

Trang 26

Khung sinh kế bền vững có thể được thay đổi cho phù hợp với từng bối cảnh cụ thể Tuy nhiên, khi nói tới Khung sinh kế bền vững, có thể được khái quát thành một số điểm chính dưới đây.

Thứ nhất, khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh

kế Đó là: (1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (2) Các chiến lược mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; (3) Các thể chế, chính sách và

tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được; (4) Các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; (5) Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ [16]

Thứ hai, khung phân tích này lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm của

sự phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển Trước đó, Chambers đã lập luận rằng các nghiên cứu và thực hành phát triển nông thôn ở các quốc gia thuộc thế giới thứ Ba phải đặt người nghèo lên vị trí số một ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô Vì cho đến đầu những năm 1980, vấn đề đói nghèo ở nông thôn vẫn thường được những “k bên ngoài” (các nhà nghiên cứu, giới thực hành và các quan chức) nhận thức và hiểu không đúng về mức độ “giàu có” của người nghèo hay về bản chất bị che giấu của đói nghèo Chambers cho rằng cần đặt những người nghèo ở nông thôn lên vị trí số một để nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và từ đó có những hành động giảm nghèo một cách thực tế

hơn [16]

Thứ ba, khung phân tích này thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và quá trình

có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng chúng đều ảnh hưởng đến sinh kế Ngoài ra, khung phân tích sinh kế bền vững được coi là một tiếp cận toàn diện trong phân tích về sinh kế và đói nghèo, vì nó thừa nhận con người không sống cô lập trong một khu vực hay cộng đồng nào và nhấn mạnh rằng các nghiên cứu cần phải nhận dạng các cơ hội và hạn chế liên quan đến sinh kế ở các góc độ: khu vực, cấp độ và lĩnh vực Nghĩa là: (1) Áp

Trang 27

dụng phân tích sinh kế xuyên khu vực, lĩnh vực và các nhóm xã hội; (2) Thừa nhận và hiểu được nhiều ảnh hưởng đến con người; (3) Công nhận nhiều tác nhân; và (4) Công nhận nhiều chiến lược mà con người sử dụng để bảo đảm sinh kế của mình và nhiều kết quả mà họ theo đuổi [16]

Như vậy, khung phân tích này kết nối vĩ mô và vi mô Ban đầu, các nghiên cứu

về sinh kế và đói nghèo thường nhấn mạnh đến phân tích các thể chế và quá trình ở cấp vi mô (hộ gia đình, cộng đồng), sau đó khung phân tích sinh kế bền vững nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hai cấp độ vi mô và vĩ mô Vì những người thực hành phát triển ở cấp vi mô nhận thấy có những cách hay lĩnh vực

mà các chính sách, cấu trúc và quá trình ảnh hưởng đến sinh kế và các hoạt động ở cấp cơ sở Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách lại sử dụng các phân tích sinh kế vi mô để hoạch định hay điều chỉnh chính sách và thể chế [16]

Thứ tư, sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp cận

các loại vốn, hay tài sản vốn Ở đây, có hai khái niệm trung tâm của khung phân

tích này Một là “sinh kế” (livelihood), một khái niệm thường được hiểu và sử

dụng theo nhiều cách và ở những cấp độ khác nhau Nhưng một câu hỏi quan trọng được đặt ra là thế nào là một sinh kế bền vững khi khái niệm sinh kế đang ngày càng trở nên quan trọng trong các thảo luận và phân tích về phát triển Việc định nghĩa thế nào là một sinh kế bền vững trong một bối cảnh cụ thể vẫn còn phải bàn luận, nhưng nhìn chung, một sinh kế được coi là bền vững khi nó

có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [16] Hai là khái niệm “vốn”

(capital) Khung phân tích sinh kế bền vững cho rằng con người sử dụng các

loại vốn mình có để kiếm sống Ngầm ẩn trong khung phân tích này là một lý thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để

đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: vốn vật chất (physical

Trang 28

capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con

người (human capital) và vốn tự nhiên (natural capital) Đây là những loại vốn

mang ý nghĩa của cả đầu vào và đầu ra [16]

Thứ năm, khung phân tích này nói riêng và các tiếp cận sinh kế bền vững nói

chung có cả điểm mạnh và yếu Về điểm mạnh, Caronline Moser đã khái quát thành ba điểm chính, đó là: (1) Một tiếp cận lấy con người làm trung tâm, khung phân tích này đã làm chuyển đổi cách thức hành động nhằm bao hàm cả các quá trình tham gia và các nhóm liên ngành; (2) Trọng tâm xuyên lĩnh vực của nó cho phép người sử dụng bàn đến tất cả các vấn đề chính sách liên quan đến người nghèo ở từng lĩnh vực trong khi vẫn bao quát được các vấn đề tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính, thị trường và công bằng liên quan đến an ninh cá nhân; và (3) Tiếp cận liên ngành có nghĩa là khung phân tích này không hàm ý

cư dân nông thôn đều là nông dân, mà thay vào đó, nó công nhận nhiều thực thể

xã hội với nhiều nguồn thu nhập khác nhau (Moser, 2008, tr 55)

Tuy nhiên, khung phân tích này cũng có một số điểm yếu, quan trọng nhất là: (1) Ở cấp độ tổ chức, việc khung phân tích nhấn mạnh đến đa lĩnh vực làm cho việc áp dụng trở nên khó khăn hơn; (2) Ở cấp độ chính trị, nó chưa chú ý đúng mức và vì thế chưa lý giải được các quan hệ giới, chính trị, thị trường; và (3) Khung phân tích này trong thực tế khó có thể giải thích một cách hiệu quả sự kết nối giữa vi mô và vĩ mô, hoặc ở cấp độ vĩ mô thì con người sử dụng các loại vốn để kiếm sống và thoát nghèo như thế nào

Khi những hạn chế này ngày càng lộ rõ, khung phân tích sinh kế bền vững đã được điều chỉnh ở một số điểm nhằm nâng cao tính hiệu quả của nó Cụ thể là, sau 5 năm đưa vào ứng dụng, cả DFID và UNDP đã không còn chỉ nhấn mạnh đến phân tích sinh kế bền vững mà bao gồm cả các vấn đề xã hội Trong khi đó, một số học giả đã sửa đổi khung phân tích Miranda Cahn nhận định rằng khung phân tích này chủ yếu tập trung vào châu Á và châu Phi, trong khi khu vực Thái Bình Dương có nhiều điểm khác biệt về văn hóa và truyền thống Cahn cho rằng

Trang 29

việc áp dụng khung sinh kế bền vững vào khu vực Thái Bình Dương cần kết hợp với các yếu tố văn hóa, truyền thống (bao gồm giới), vì hai yếu tố này có tác động quan trọng đến sinh kế dưới nhiều góc độ khác nhau Do đó, định nghĩa thông thường về sinh kế cần được điều chỉnh cho phù hợp với khu vực hoặc từng chương trình/dự án Ví dụ như một số cách tiếp cận mới tiếp cận dựa

trên các quyền (rights-based approach) hay cách tiếp cận dựa vào tài sản (assets-based approach)

Từ những phân tích của các học giả trên cho thấy, mặc dù khung sinh kế bền vững của DFID được sử dụng rộng rãi những những cần những điểm chưa phù hợp và việc áp dụng khung này vào thực tế tại từng vùng, từng địa phương cũng cần phải linh hoạt

Hiện nay khung sinh kết của DFID cũng đang được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích nghèo đa chiều Khái niệm nghèo đa chiều được sử dụng ngày càng rồng rãi trong các báo cáo chính thức của các tổ chức phát triển như Ngân hàng Thế giới, hay Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Theo đó, nghèo đói không chỉ được đánh giá theo tiêu chí thu nhập/chi tiêu – tức là nghèo đơn chiều mà còn theo các chiều khác như điều kiện môi trường, cơ hội và khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội, các dịch vụ cơ bản, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giảm rủi ro trong cuộc sống

Các xã được nghiên cứu trên địa bàn huyện Can Lộc có sinh kế chủ yếu

là từ nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi Chúng tôi sẽ phân tích việc sử dụng 5 nguồn vốn trong cộng đồng trong việc thích ứng với Biến đổi khí hậu trong chương III - Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1.3 Những nghiên cứu tại Việt Nam

Cũng giống như các nhà khoa học trên thế giới, các tổ chức và các nhà khoa học ở Việt Nam cũng tiến hành rất nhiều những nghiên cứu lên quan đến tác động của BĐKH đến nông nghiệp cụ thể như:

Trang 30

Trong báo cáo “Tác động của BĐKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam” của Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển – Khoa Kinh tế – Đại học Copenhagen kết hợp với Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới – Đại học Liên hợp quốc Trong phần đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam đã dùng các mô hình trồng trọt “Clicrop” mô phỏng tác động của BĐKH đến năng suất cây trồng dựa vào kịch bản BĐKH đến năm 2050 Kết quả cho thấy, BĐKH làm giảm sản lượng cây trồng nhưng không nhiều Đối với hầu hết các mùa vụ, giảm sản lượng trung bình khoảng dưới 5% Sản lượng có thể tăng nhưng không tăng đối với tất cả các loại cây trồng Việc giảm sản lượng hơn 10% cũng có thể xảy ra ở một số loại cây nhưng những kết quả như vậy chỉ ở một vài kịch bản

Báo cáo “Tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam” của Tổ chức nông lương quốc tế - FAO trong dự án “Nâng cao Năng lực để tăng cường phối hợp và tích hợp hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong Nông nghiệp trong các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam” Kết quả báo cáo: Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng cây trồng, và do

đó rút ngắn chu kỳ tăng trưởng của thực vật Nhiệt độ 1o

C sẽ tương ứng với chu

kỳ tăng trưởng bị rút ngắn từ 5 đến 8 ngày đối với cây Lúa gạo, hoặc từ 3 đến 5 ngày đối với khoai tây và đậu tương; Nhu cầu nước cho nông nghiệp có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần vào năm 2100 so với năm 2000 Đồng thời, rủi ro ngày càng tăng của hạn hán nghiêm trọng và tình trạng thiếu nước tưới; Có khả năng gia tăng các loại sâu bệnh hại mùa màng khi lượng mưa tăng; Theo kịch bản trung bình trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng mùa vụ có thể bị thay đổi từ 5 đến

20 ngày trên mức trung bình đối với cầy trồng theo mùa, cây gieo hạt có thể muộn từ 20 đến 25 ngày; Cây trồng nhiệt đới có xu thế phát triển lên vùng cao hơn từ 100 đến 550 m dịch chuyển lên 100 đến 120 km về phía Bắc Do mực nước biển dâng, đất canh tác trên toàn quốc sẽ được giảm đáng kể Sản lượng lúa có thể giảm một vài triệu tấn Hàng triệu người sống ở các vùng thấp sẽ

Trang 31

buộc phải nâng cao hoặc phải di dời, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế địa phương và quốc gia [10]

Theo nghiên cứu “Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa

ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” Trong Tạp chí Khoa học và Phát triển

2010 Tập 8 – Số 6 – Trang 975 đến 982, của các tác giả Đoàn Văn Điếm, Trương Đức Trí và Ngô Tiền Giang Các tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình hóa, cụ thể là dùng phần mềm mô phỏng cây trồng DSSAT phiên bản 4.0.2 của ICASA mô phỏng năng suất giống lúa IR60 theo ba kịch bản BĐKH là B1, B2 và A2, từ năm 2020 đến 2100 Kết quả cho thấy, năng suất lúa chịu thác động mạnh mẽ, với kịch bản phát thải cao A2 lúa vụ xuân có thể giảm từ 41,8% vào năm 2020 đến 71% vào năm 2100 Trong vụ mùa, mức giảm thấp hơn từ 7% vào năm 2020 đến 41 % vào những năm cuối thế kỷ XXI Đặc biệt là năng suất của lúa vụ mùa có xu thế giảm sự chênh lêch so với lúa vụ xuân [9]

Theo nghiên cứu “Ứng dụng mô hình Cropwat đánh giá năng suất lúa vùng đê bao tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn” trong tạp chí khoa học 2012 – số 24a – trang 187 đến 197, của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh, Văn Phạm Đăng Trí và Nguyễn Hiếu Trung thuộc Đại học Cần Thơ Nghiên cứu đã

sử dụng mô hình Cropwat của FAO để tính toán năng suất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu theo kịch bản Kết quả cho thấy: Theo kịch bản A2 và B2 nhiệt

độ tăng lần lượt là 0,9o

C và 0,7 oC năng suất lúa vụ đông xuân giảm lần lượt là 1,35% và 1,50%; đối với vụ hè thu nhiệt độ tăng 0.9 o

C, 1oC lần lượt theo kịch bản B2 và A2 thì năng suất lúa lại cho kết quả tăng 0,16% và 0,22% Kết luận của tác giả cho rằng, năng suất lúa trong tương lai sẽ giảm do lượng mưa giảm

và nhiệt độ tăng theo kịch bản BĐKH và ảnh hưởng của hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa là không đáng kể Do các yếu tố khí tượng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau Do vậy việc nghiên cứu sự phụ thuộc của năng suất với các yếu tố khác như độ ẩm, thời gian nắng, tốc độ gió, CO2 N2 là cần thiết [8]

Trang 32

Theo báo cáo “Phân tích tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam

đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” trong dự án tăng cường năng lực BĐKH cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng đã đưa ra nhưng kết quả nghiên cứu về thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp trước thiên tai trong giai đoạn thập niên 90 và 2000; đưa ra cảnh báo về sự giảm năng suất của cây trồng; mất đất do nước biển dâng

Với rất nhiều những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nông nghiệp của các nhà khoa học và các tổ chức, nhưng nhìn chung có một số đặc điểm chung của các nghiên cứu đó là:

- Thống kê thiệt hại trong nông nghiệp trước tác động của thiên tai trong quá khứ

- Nghiên cứu sự phụ thuộc của năng suất và quá trình sinh trưởng của cây trồng thông qua các mô hình trồng trọt, trong điều kiện thời tiết khí hậu tương lai dựa trên kịch bản BĐKH

- Đánh giá tác động do xâm nhập mặn và nước biển dâng trong tương lai

dự vào kịch bản nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 33

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp tiếp cận

- Biến đổi khí hậu (nguyên nhân, biểu hiện, tác động và ứng phó) liên quan tới nhiều lĩnh vực của tự nhiên và kinh tế xã hội trong mối tương tác nhân quả lẫn nhau Vì vậy, nghiên cứu - triển khai ứng phó với BĐKH phải dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành theo các cấp tác động: địa phương, quốc gia và quốc tế (tiếp cận từ trên xuống)

- BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng miền, địa phương Những giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH phải được dựa trên những đặc trưng về tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa của từng vùng miền (tri thức bản địa) và cần coi trọng tiếp cận từ dưới lên trên

- Cách tiếp cận khung sinh kế của DFID cũng được áp dụng để xem xét về cách thích ứng của cộng đồng

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp và công cụ sau để thu thập các thông

tin cho luận văn:

a Thu thập và kiểm tra chéo thông tin

Bối cảnh kinh tế-xã hội, văn hóa, nghèo đói / bất bình đẳng, năng lực thể chế và nhận thức của người dân liên quan đến các vấn đề về sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai là rất khác nhau giữa các xã/thôn xóm và các nhóm đối tượng Chúng tôi chỉ có thể khảo sát một số thôn/xóm, nhóm đối tượng trong một thời gian khá ngắn Những thách thức của các phát hiện chung (mang tính đại diện) đối lập với các trường hợp nghiên cứu điển hình (theo bối cảnh cụ thể) luôn luôn tồn tại trong bất kỳ nghiên cứu, đánh giá nào

Trang 34

Chúng tôi phân tích và đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và chính xác nhất trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp và xác minh với các đối tượng, đồng thời kiểm tra chéo thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau

Vì vậy, việc kết hợp nhiều phương pháp là rất quan trọng (các phương pháp có sự tham gia như các cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, quan sát, họp tổng kết và tham vấn hai chiều, cùng với đánh giá sâu từ các báo cáo/ dữ liệu của của địa phương)

b Công cụ thu thập thông tin

Nhiều công cụ được sử dụng để thu thập các thông tin định tính và định lượng Các công cụ thu thâp thông tin bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.Trong khi khảo sát bằng bảng hỏi được dùng ngẫu nhiên đối với các

hộ gia đình Thảo luận nhóm tập trung hướng vào các nhóm đối tượng cụ thể, bao gồm các tổ nông dân tham gia mô hình sinh kế tại địa phương, ban chủ nhiệm nhóm sinh kế bền vững, các nhóm kinh doanh liên xã, nhóm công tác dự

án huyện, xã, xóm, v.v Trong các đối tượng được phỏng vấn, phụ nữ và những nhóm yếu thế đều được lựa chọn vào mẫu khảo sát

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kinh tế xã hội của các

xã, của huyện Can Lộc, các số liệu thống kê và các nghiên cứu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu này

Đối với số liệu thống kê về khí tượng

Hiện nay, tại huyện Can Lộc không có trạm quan trắc khí tượng do đó chúng tôi xem xét sử dụng số liệu trạm khí tượng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và

có đặc điểm khí hậu tương đồng Chúng tôi sử dụng số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thành phố Vinh vì khoảng cách từ trạm khí tượng này tới 3 xã nghiên cứu khoảng 15km về Bắc Do hạn chế về nguồn lực và các số liệu thống kê, chúng tôi sử dụng các số liệu thống kê từ năm 1977 đến 2007 Phương trình hồi

Trang 35

quy tuyến tính để xem xét xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại Vinh từ năm 1977 đến 2007 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các số liệu thống kê, các báo cáo từ các đơn vị hữu quan về các hậu quả của các hiện tượng thời tiết

cực đoan trong những năm gần đây trên địa bàn

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng để thu thập các thông tin từ người dân trong cộng đồng Tổng số bảng hỏi là 207 bảng để phỏng vấn đại diện các hộ gia đình của 6 thôn của 3 xã Tại mỗi xã, có 2 thôn được chọn ngẫu nhiên Từ các thôn này, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 30 hộ để phỏng vấn bảng hỏi dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn Tổng số có 180 bảng hỏi, tuy nhiên, có một số bảng hỏi được làm dự phòng nên tổng số bảng hỏi đã xử lý là 207 bảng

Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm tập trung được thực hiện với nhóm cá nhân để có được các thông tin về các khía cạnh cụ thể có liên quan đến tác động của BĐKH và năng lực thích ứng của cộng đồng Tổng cộng có 19 cuộc thảo luận nhóm với các đối tượng sau:

- Cán bộ xã

- Cán bộ thôn

- Đội ngũ tuyên truyền viên

- Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người già, hộ nghèo)

- Nhóm phụ nữ, những người thuờng xuyên tham gia các hoạt động sinh

kế trong nông nghiệp

- Nhóm người già, những người có nhiều hiểu biết về thiên tai, khí hậu tại địa phương Vì những đối tượng này sống lâu năm tại địa phương, đã có những trải nghiệm về thiên tai tại địa phương

Trang 36

Phương pháp này được thực hiện ở các thôn được khảo sát để bổ sung các thông tin cho quá trình đánh giá Những thông tin quan sát bao gồm: Điều kiện

hạ tầng kỹ thuật tại các xã trong việc phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH; Cơ sở vật chất của các hộ gia đình dễ bị tổn thương bởi BĐKH; Những công cụ, phương tiện mà các hộ gia đình thường sử dụng khi ứng phó với thiên tai

d Đối tượng thu thập thông tin

Chúng tôi đã (i) thảo luận, (ii) phỏng vấn sâu, (iii) khảo sát qua bảng hỏi tại cả 3 xã nghiên cứu: Các đối tượng này được chọn để thu thập thông tin vì đây là những đối tượng hiểu biết rõ nhất về những tác động của BĐKH trên địa bàn và cũng là nhóm đối tượng tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế và đang thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH tại địa phương

+ 10 thành viên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Can Lộc + 11 thành viên, những người đang tham gia trực tiếp một số mô hình sinh kế đang thực hiện tại địa phương

+ 46 Thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của 3 xã

+ 13 thành viên Nhóm phát triển kinh doanh liên xã

+ 27 thành viên Tổ phòng chống lụt bão của 6 xóm

+ 207 nông dân của 6 xóm trong 3 xã

+ 12 thành viên Ban chủ nhiệm nhóm nông dân ở 6 xóm

Trang 37

e Các phương pháp phân tích số liệu

Đối với số liệu định tính: được tổng hợp, sàng lọc và phân loại theo từng chủ đề theo mục đích nghiên cứu

Đối với số liệu định lượng (bảng hỏi bán cấu trúc) được phân tích và xử

lý trên phần mềm SPSS 16.5 để tính toán các tần xuất của các biến và tương

quan giữa các biến

Trang 38

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Can Lộc và các xã nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình của huyện Can Lộc

Theo số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Can Lộc và Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện Can Lộc năm 2012 cho thấy các đặc điểm sau: [17]

a Vị trí địa lý

Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên: 30.128,33ha Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 19.460,24ha,

+ Đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha,

+ Đất chưa sử dụng: 3.077,74ha

Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, về phía bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị

xã Hồng Lĩnh, phía tây bắc giáp huyện Đức Thọ, phía tây nam giáp huyện Hương Khê, phía nam giáp huyện Thạch Hà, phía đông và đông nam giáp huyện Lộc Hà Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330 km, cách thành phố Vinh khoảng 30 km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15 km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km

b Đặc điểm địa hình

Can Lộc là một huyện đồng bằng bán sơn địa, vừa có núi và vừa có đồng bằng Lịch sử tự nhiên của Can Lộc gắn với lịch sử tự nhiên của tỉnh Từ lịch sử kiến tạo tự nhiên của cả tỉnh để tìm hiểu cảnh quan tự nhiên của huyện Can Lộc, trong đó, địa hình là yếu tố quan trọng bậc nhất Cũng như nhiều huyện khác trong tỉnh, ngoài những đặc điểm chung vốn có, địa hình huyện Can Lộc ít nhiều còn có những dáng dấp riêng

Trang 39

Trên địa bàn huyện Can Lộc được tự nhiên kiến tạo đủ cả đồi núi, các loại hình đồng bằng và bờ biển Các yếu tố địa hình ấy mang tính tổng hợp, tạo cho vùng đất huyện nay thêm đa dạng và phong phú, ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hoạt động kinh tế, xã hội cũng như sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân bản địa

Đồng bằng huyện nằm gọn giữa hai triền núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh Gần như cân đối giữa địa phận huyện, theo hướng đông nam, một dải sông Nghèn chạy dọc từ đầu đến cuối huyện, tạo cho đại thế huyện này có mặt bằng nhiều bậc, nhiều tầng có độ chênh lòng máng, vừa có tác dụng trữ nước ươm bùn, giữ

độ phì đồng ruộng, vừa dễ gây hạn hán, úng lụt thất thường, “chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn”

Hai dãy núi lớn, phóng xuống đồng bằng nhiều quả núi nhỏ bé, tạo thành một quần thể núi với tầm cỡ, dáng vóc không giống nhau, phân bố không đều Hai hệ thống khe xuất phát từ hai dãy núi lớn, dồn nước xuống dòng sông, hình thành một mặt bằng “gân lá” giúp cho giao lưu đường sông khá thuận lợi Sông, núi, khe giao hòa, chằng chịt, chúng đã tham gia phân cắt đồng bằng huyện thành những mảnh hẹp

c Đặc điểm tài nguyên

* Tài nguyên đất:

- Tổng diện tích tự nhiên: 30.128,33ha,

Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 19.460,24ha,

+ Đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha,

+ Đất chưa sử dụng: 3.077,74ha

* Tài nguyên Nước:

Trang 40

Can Lộc là một huyện có nhiều hồ đập, sông suối đã tạo ra trữ lượng nước mặt lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản cũng như thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân Đó là đập Cù Lây (Thuần Thiện) có sức chứa: 8 triệu m3 nước, đập Nhà Đường (Thiên Lộc), đập An – Hùng (Tùng Lộc), Hồ Cửa Thờ – Trại Tiểu (Đồng – Mỹ Lộc) có sức chứa: 16 triệu m3 nước, sông Nghèn

d Đặc điểm kinh tế - xã hội

Can Lộc được biết đến là vùng trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh Chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, vịt, cá Tuy nhiên, với địa hình vùng trũng "chưa mưa đã ngập và chưa nắng đã hạn" nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp vừa thấp lại bấp bênh Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện là 24,46 %, cận nghèo là 14,79% (năm 2010)

Tổng quy mô dân số là: 126.199 người theo đặc điểm tự nhiên và xã hội phân bố như sau:

- Thành thị và nông thôn: Vùng thành thị gồm thị trấn Nghèn với dân số: 12.734 người, vùng nông thôn bao gồm 22 xã còn lại với dân số 113.465 người,

- Đồng bằng và miền núi: Địa bàn huyện Can Lộc có 9 xã thuộc vùng núi thấp với tổng dân số: 52.245 người, vùng đồng bằng còn lại gồm 14 xã với tổng

số dân: 73.954 người,

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. SRD, 2011. Các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu: Kinh nghiệm tại một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Dự án “Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự”. Hà Nội. 94 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự
34. Moser, Caroline (2008), “Assets and livelihoods: A framework for asset- based social policy”, in: Assets, livelihoods, and social policy, edited by Caroline Moser and Anis A. Dani, The World Bank, pp. 43-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assets and livelihoods: A framework for asset-based social policy
Tác giả: Moser, Caroline
Năm: 2008
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Khác
3. CARE, 2009. Khung khái niệm về sinh kế bền vững. Hà Nội 2009. 48 trang Khác
4. CARE và VUSTA, 2009. Cẩm nang tập huấn về phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và khóa tập huấn Dự ánENABLE. Hà Nội 2009. 51 trang Khác
5. CARE, 2007. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số điển hình làm tốt. 40 trang Khác
6. CARE, Oxfam và World Vision, 2010. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của các tổ chức CARE, Oxfam và World Vision. Việt Nam, 2010. 44 trang Khác
7. CECI và Live&Learn, 2011. Các bài học kinh nghiệm và điển hình về quản lý rủi ro thiên tại dựa vào cộng đồng ở vùng cao Việt Nam. Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại Việt Nam (JANI). 26 trang Khác
8. Đại học Cần Thơ,2012. Ứng dụng mô hình Cropwat đánh giá năng suất lúa vùng đê bao tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi của các yếu tố khí tƣợng thủy văn. 197 trang Khác
9. Đoàn Văn Điếm, Trương Đức Trí và Ngô Tiền Giang, 2010. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010 Tập 8 – Số 6 Khác
12. Lê Văn Thăng, Nguyễn Đình Huy, Hồ Ngọc Anh Tuấn, Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng trũng thấp tỉnh Thừa Thiên Huế Khác
13. Lê Anh Tuấn, Trần Thị Kim Hồng, 2012. Đánh giá tổn thương và khả năng thích nghi ở hộ gia đình trước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vực thuộc quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ Khác
14. NGO (CCWG), 2011. Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc). Nhóm công tác biến đổi khí hậu (CCWG) và Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG). Hà Nội. 116 trang Khác
15. NGO (CCWG), 2011. Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc). Nhóm công tác biến đổi khí hậu (CCWG) và Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG). Hà Nội. 116 trang Khác
16. Nguyễn Văn Sửu, Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. Tạp chí Dân tộc học, số 2-2010, tr. 3-12 17. Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc, Báo cáo tình hình phát triển nôngnghiệp, 2012. Can Lộc Khác
20. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh. Thực trạng và một số giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh, 2012 Khác
21. Trương Quang Học (chủ biên), 2011. Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
22. UNDP, 2009. Các chiến lƣợc thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam.Tóm tắt chính sách xây dựng khả năng phục hồi. Hà Nội. 11 trang Khác
23. UBND huyện Can Lộc. Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w