Đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 63 - 70)

Đánh giá về năng lực thích ứng của cộng đồng, chúng tôi dựa vào khung sinh kế nhƣ trình bày trong phần lý thuyết. Theo đó, chúng tôi sẽ đánh giá về 5 nguồn vốn của cộng đồng trong việc thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ đề cập sâu vào một số nguồn vốn đƣợc sử dụng liên quan tới trồng lúa

a. Vốn vật chất:

Bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà ngƣời sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế. Cơ sở hạ tầng tại 3 xã nghiên cứu tƣơng đối tốt. Hệ thống đƣờng liên thôn, liên xã đều đƣợc đầu tƣ tốt nhờ chƣơng trình Nông thôn mới. Hầu hết các tuyến đƣờng liên thôn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng xi măng. Việc đi lại dễ dàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân mua bán hàng hoá, nông sản cũng nhƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội. Kết quả phỏng vấn ngƣời dân cho thấy, hiện nay, do hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi, nên ngƣời dân có thể ở nhà là có thể dễ dàng giao bán nông sản do các thƣơng lái tới tận nhà thu mua.

Hệ thống hạ tầng xã hội khác nhƣ chợ, trạm y tế, điện... đều đƣợc đầu tƣ và đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Bên cạnh đó, hạ tầng cho nông nghiệp nhƣ kênh thuỷ lợi, trạm bơm tƣới tiêu cũng đƣợc đầu tƣ đầu đủ ở cả 3 xã nghiên cứu.

Những loại hàng hoá, dịch vụ hậu thuẫn cho sinh kế nhƣ các cây con giống, đặc biệt là các loại giống lúa mới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh... đƣợc chính quyền địa phƣơng giới thiệu thƣờng xuyên tới ngƣời nông dân. Hoặc các

56

loại hàng hoá này đƣợc chính các công ty giống cây trồng về tận cồng đồng tiếp thị và cung cấp.

Theo phỏng vấn của ngƣời dân, hệ thống hạ tầng tại các xã cũng bị hƣ hỏng nặng do trận lụt năm 2010 khiến 15/23 xã trong huyện bị ngập trắng. Tuy nhiên, sau đó hệ thống này đã đƣợc khôi phục nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ và đóng góp của ngƣời dân địa phƣơng.

Nhìn chung, nguồn vốn này chủ yếu là vốn của cộng đồng hơn là vốn của các hộ gia đình. Trong quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng này cũng có sự tham gia, đống góp bằng tiền và lao động của ngƣời dân địa phƣơng. Việc nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng có thể tập trung vào việc hỗ trợ nguồn vốn này.

b. Vốn tài chính.

Nguồn vốn này có thể hiểu là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế của mình. Theo báo cáo của các xã, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 của 3 xã này là khoảng 14 triệu VND/ngƣời/năm. Xã cao nhất là Khánh Lộc là 15,5 triệu VND/ngƣời/năm. Nguồn thu chính của ngƣời dân tại các xã này là từ chăn nuôi, trồng lúa, và xuất khẩu lao động. Nhìn chung, theo kết quả phỏng vấn ngƣời dân và chính quyền, ngƣời dân không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn, đặc biệt là nguồn vốn lớn để đầu tƣ vào sản xuất. Phần lớn nguồn vốn ngƣời dân tiếp cận theo các thứ tự sau:

i) Ngân hàng: Để tiếp cận nguồn vốn này, ngƣời dân phải có tài sản thế chấp hoặc có các kế hoạch rõ ràng và khả thi về một dự án/chƣơng trình mà ngƣời dân dự kiến làm. Nếu đƣợc chấp nhận thì Ngân hàng mới cho vay. Tuy nhiên, những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách vẫn đƣợc vay vốn từ Ngân hàng chính sách với những yêu cầu không quá khăt khe nhƣng nguồn vốn vay không nhiều, nên chỉ đủ để đầu tƣ vào sinh kế nhỏ l nhƣ chăn nuôi gà, lợn hoặc học nghề. Nếu để vay nhiều tiền để làm

57

trang trại thì phải thế chấp tài sản nhƣ Nhà cửa hoặc các tài sản có giá trị khác nhƣ ô tô...

ii) Tiết kiệm của gia đình: Nguồn vốn này thƣờng có ít và cũng ít có gia đình có khả năng tiết kiệm từ hoạt động nông nghiệp nếu đầu tƣ nhỏ l . Thực tế cho thấy, ngƣời dân thƣờng tiết kiệm từ các hoạt động chăn nuôi hoặc bán các sản phẩm nông nghiệp nhƣ lúa dƣ thừa để đầu tƣ vào các hoạt động sinh kế khác. Quá trình tích luỹ thƣờng kéo dài nhiều năm mới đủ nguồn vốn để phát triển sinh kế. Bên cạnh đó, một điểm đáng lƣu ý là nguồn tiền tiết kiệm từ của nhiều hộ gia đình không phải từ hoạt động trong nông nghiệp mà từ các hoạt động xuất khẩu lao động hoặc đi làm ăn xa tại các thành phố. Tại cả 3 xã này có phong trào đi xuất khẩu lao động tại Châu Phi và một số nƣớc trong khu vực hoặc tại các thành phố lớn nên các gia đình này cũng có thêm nguồn kinh phí tiết kiệm.

iii)Vay mƣợn từ anh em họ hàng, hàng xóm: Nguồn vốn vay này thƣờng ít

có gia đình có cơ hội tiếp cận do không phải gia đình nào cũng có anh em họ hàng sẵn sàng cho vay để làm ăn.

Một điều chúng tôi nhận thấy trong quá trình nghiên cứu là không có hộ gia đình nào vay vốn để đầu tƣ cho hoạt động trồng lúa mà họ chỉ đầu tƣ cho các hoạt động sinh kế có khả năng sinh lời cao nhƣ chăn nuôi bò, vịt, xuất khẩu lao động... Điều đó cho thấy, trồng lúa là hoạt động không đƣợc ƣu tiên đầu tƣ và là hoạt động không sinh lời mặc dù ngƣời dân vẫn phải bám lấy hoạt động này do đây là hoạt động sinh kế “chắc chắn” nhất. Mặc dù trong trồng lúa, ngƣời dân vẫn phải đầu tƣ một khoản nhất định nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu... nhƣng những nguồn tiền đầu tƣ cho hoạt động đó không nhiều và thƣờng là nguồn tiền tiết kiệm của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, cũng theo ngƣời dân cho biết, do hoạt động trồng lúa có lợi nhuận rất thấp hoặc không có, hơn nữa lại chịu rủi ro bởi thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lụt, bão nên ngƣời dân không đầu tƣ vào đó. Thậm chí, nhiều hộ gia đình đang cố gắng duy trì trồng lúa để “giữ đất”

58

c. Vốn xã hội

Có thể hiểu đó là các nguồn lực xã hội mà con ngƣời sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lƣới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng. Chúng tôi nhận thấy rằng, khi nói tới vốn xã hội thì ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng gần nhƣ không hiểu và biết về thuật ngữ này. Tuy nhiên, khi nói tới các quan hệ xã hội, các mạng lƣới hiện có trong xã hội và các mối quan hệ trong cộng đồng thì họ dễ dàng chia s về những điều đó. Vì vậy, vốn xã hội ở đây cần đƣợc hiểu theo bản chất của nó chứ không phải là khái niệm của vốn xã hội.

Kết qủa khảo sát cho thấy, hầu hết cá hộ gia đình đều có thành viên tham gia vào các nhóm, đoàn thể trong cộng đồng. Theo kết quả khảo sát cho thấy, có tới 95% hộ gia đình có tham gia ít nhất vào một trong các đoàn thể tại địa phƣơng. Sự tham gia vào các đoàn thể này đã giúp nguời nông dân có thêm cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hoặc các thông tin mới. Bởi vì tại các xã này, nhiều hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, tập huấn mô hình sinh kế đều đƣợc thực hiện thông qua các nhóm, đoàn thể này.

Hình 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào các đoàn thể/nhóm tại địa phƣơng

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

0 20 40 60 80 100

Hội phụ nữ Đoàn thanh niên

Hội người

cao tuổi Hội Nông dân

Hội cựu chiến binh Tổ/nhóm khác 82 23 57 80 18 15

59

Ngoài việc tham gia các nhóm, đoàn thể kể trên, các hộ gia đình cũng tham gia vào các hoạt động khác nhƣ các mô hình, các tổ chăn nuôi hoặc các nhóm tự quản. Những hoạt động này cũng giúp các hộ gia đình có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật trong việc phát triển sinh kế.

Nhƣ vậy, có thể thấy, trong hoạt đông trồng lúa, dù ngƣời dân có nhiều vốn xã hội, tham gia nhiều mạng lƣới, nhóm thì những lợi ích từ nguồn vốn này cũng chủ yếu là chia s thông tin, chia s cơ hội liên danh, liên kết không chỉ trong trồng lúa mà ở những hoạt động sinh kế khác. Ví dụ, tham gia hội nông dân, ngƣời dân không chỉ có cơ hội tiếp cận về các thông tin về giống lúa mới, các loại phân bón phù hợp mà còn có thể tiếp cận các thông tin nhƣ đi xuất khẩu lao động hoặc học tập, tham quan các mô hình sinh kế “không phải là trồng lúa”

d. Vốn con người

Vốn con ngƣời đƣợc hiểu nhƣ là các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức kho tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con ngƣời theo đuổi các chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con ngƣời là số lƣợng và chất lƣợng lao động của hộ và loại vốn này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (nhƣ các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục...)

Chúng tôi tìm hiểu về trình độ học vấn của chủ hộ gia đình cho thấy, phần lớn những ngƣời đƣợc hỏi có trình độc cấp 1 (30%) và cấp 2 (45%)

60

Hình 3.10: Trình độ học vấn của chủ hộ

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Theo quan điểm của chúng tôi, đối với ngƣời nông dân, đặc biệt là những ngƣời sống nhờ trồng lúa thì trình độ học vấn không phải là yếu tố quan trọng. Đối với họ, vốn con ngƣời trong trồng lúa đó là sức kho , là kinh nghiệm trong canh tác lúa, là số ngƣời có khả năng lao động trong lĩnh vực này. Thực tế, những kinh nghiệm dân gian trong nông nghiệp đƣợc đúc kết qua truyền miệng chứ không phải qua việc đào tạo tại các nhà trƣờng.

Có một thực tế chúng tôi nhận thấy là lực lƣợng lao động có sức kho tốt lại không sinh sống tại địa phƣơng. Lực lƣợng này lại đi xuất khẩu lao động hoặc đi tìm việc làm ở các thành phố khác nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dƣơng... . Những ngƣời ở lại cộng đồng thƣờng là ngƣời già, phụ nữ và tr em. Do vậy, thực tế, quy mô các hộ gia đình này là khoảng 4,7 ngƣời/hộ nhƣng số ngƣời bình quân thƣờng xuyên sống tại nhà chỉ có 3,6 ngƣời. Chúng tôi cho rằng, nguồn vốn con ngƣời trong nông nghiệp, mà cụ thể là trong trồng lúa tại các địa phƣơng này cũng không dồi dào.

e. Vốn tự nhiên

Có thể hiểu đó là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai. Tại các xã nghiên cứu, không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên nào để

4 30 45 15 6 Không đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3

61

tạo lên sinh kế, trong đó có nông nghiệp. Nguồn vốn tự nhiên chủ yếu của ngƣời dân ở đây là đất nông nghiệp. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa của ngƣời dân đang có xu hƣớng thu hẹp do sự ra tăng dân số. Tính trung bình, mỗi ngƣời có 0,06-0,07 ha/ngƣời. Nhƣ vậy, gần nhƣ không có cơ hội để tăng diện tích đất trồng lúa cho các hộ gia đình. Điều đó có nghĩa, nguồn vốn tự nhiên của cộng đồng rất hạn chế. Hơn nữa, cho dù diện tích diện tích trồng lúa theo đâu ngƣời tăng lên cũng không chắc chắn rằng ngƣời dân sẽ đầu tƣ vào trồng lúa do hiệu quả không cao nhƣ chúng tôi đã phân tích ở phần “tác động đến năng suất lúa”.

Nhận xét:

- Cộng đồng đều có các nguồn vốn trên, tuy ở các mức độ nhiều – ít khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đối với ngƣời nông dân, đặc biệt là ngƣời trồng lúa thì nguồn vốn tự nhiên – đất nông nghiệp gần nhƣ không có khả năng phát triển thêm

- Vốn con ngƣời đƣợc coi là tiềm năng nhất trong họat động trồng lúa đó là sức lao động, số ngƣời trong hộ gia đình có khả năng tham gia hoạt động lao nông nghiệp tại các địa phƣơng cũng đã giảm đi so với trƣớc đây do một bộ phận đáng kể thanh niên đi xuất khẩu lao động hoặc đi làm ăn xa tại các thành phố lớn. Những ngƣời thƣờng xuyên tham gia trồng lúa là phụ nữ, ngƣời già. - Nguồn vốn tài chính của cộng đồng gần nhƣ không dành để đầu tƣ vào trồng lúa và thƣờng đầu tƣ vào các hoạt động khác nhƣ chăn nuôi, học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Phần kinh phí đầu tƣ cho trồng lúa chủ yếu là phân bón, thuốc trừ sâu....Sở dĩ việc đầu tƣ này không nhiều vì theo đánh giá của ngƣời nông dân, đầu tƣ vào trồng lúa không có lãi nếu tính theo giá trị đầu tƣ. - Nhƣ vậy, để tăng cƣờng năng lực thích ứng của cộng đồng với Biến đổi khí hậu, không chỉ nâng cao năng lực, cải thiện các nguồn vốn của hộ gia đình mà cần cải thiện các nguồn trên ở cấp cộng đồng, đó là các nguồn vốn của các tổ chức, đoàn thể, của các nhóm đang sinh sống tại cộng đồng. Đồng thời tăng

62

cƣờng vốn xã hội, sự kết nối giữa các hộ gia đình với các đoàn thể, tổ chức tại cộng đồng đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)