Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp và công cụ sau để thu thập các thông tin cho luận văn:
a. Thu thập và kiểm tra chéo thông tin
Bối cảnh kinh tế-xã hội, văn hóa, nghèo đói / bất bình đẳng, năng lực thể chế và nhận thức của ngƣời dân liên quan đến các vấn đề về sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai là rất khác nhau giữa các xã/thôn xóm và các nhóm đối tƣợng. Chúng tôi chỉ có thể khảo sát một số thôn/xóm, nhóm đối tƣợng trong một thời gian khá ngắn. Những thách thức của các phát hiện chung (mang tính đại diện) đối lập với các trƣờng hợp nghiên cứu điển hình (theo bối cảnh cụ thể) luôn luôn tồn tại trong bất kỳ nghiên cứu, đánh giá nào.
26
Chúng tôi phân tích và đƣa ra những ý kiến đánh giá khách quan và chính xác nhất trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp và xác minh với các đối tƣợng, đồng thời kiểm tra chéo thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau.
Vì vậy, việc kết hợp nhiều phƣơng pháp là rất quan trọng (các phƣơng pháp có sự tham gia nhƣ các cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, quan sát, họp tổng kết và tham vấn hai chiều, cùng với đánh giá sâu từ các báo cáo/ dữ liệu của của địa phƣơng).
b. Công cụ thu thập thông tin
Nhiều công cụ đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin định tính và định lƣợng. Các công cụ thu thâp thông tin bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.Trong khi khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc dùng ngẫu nhiên đối với các hộ gia đình. Thảo luận nhóm tập trung hƣớng vào các nhóm đối tƣợng cụ thể, bao gồm các tổ nông dân tham gia mô hình sinh kế tại địa phƣơng, ban chủ nhiệm nhóm sinh kế bền vững, các nhóm kinh doanh liên xã, nhóm công tác dự án huyện, xã, xóm, v.v. Trong các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, phụ nữ và những nhóm yếu thế đều đƣợc lựa chọn vào mẫu khảo sát.
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kinh tế xã hội của các xã, của huyện Can Lộc, các số liệu thống kê và các nghiên cứu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu này.
Đối với số liệu thống kê về khí tượng
Hiện nay, tại huyện Can Lộc không có trạm quan trắc khí tƣợng do đó chúng tôi xem xét sử dụng số liệu trạm khí tƣợng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc điểm khí hậu tƣơng đồng. Chúng tôi sử dụng số liệu quan trắc của Trạm khí tƣợng thành phố Vinh vì khoảng cách từ trạm khí tƣợng này tới 3 xã nghiên cứu khoảng 15km về Bắc. Do hạn chế về nguồn lực và các số liệu thống kê, chúng tôi sử dụng các số liệu thống kê từ năm 1977 đến 2007. Phƣơng trình hồi
27
quy tuyến tính để xem xét xu thế biến đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa tại Vinh từ năm 1977 đến 2007. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các số liệu thống kê, các báo cáo từ các đơn vị hữu quan về các hậu quả của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây trên địa bàn.
Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Bảng hỏi đƣợc xây dựng để thu thập các thông tin từ ngƣời dân trong cộng đồng. Tổng số bảng hỏi là 207 bảng để phỏng vấn đại diện các hộ gia đình của 6 thôn của 3 xã. Tại mỗi xã, có 2 thôn đƣợc chọn ngẫu nhiên. Từ các thôn này, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 30 hộ để phỏng vấn bảng hỏi dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số có 180 bảng hỏi, tuy nhiên, có một số bảng hỏi đƣợc làm dự phòng nên tổng số bảng hỏi đã xử lý là 207 bảng.
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm tập trung đƣợc thực hiện với nhóm cá nhân để có đƣợc các thông tin về các khía cạnh cụ thể có liên quan đến tác động của BĐKH và năng lực thích ứng của cộng đồng. Tổng cộng có 19 cuộc thảo luận nhóm với các đối tƣợng sau:
- Cán bộ xã
- Cán bộ thôn
- Đội ngũ tuyên truyền viên
- Các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng (ngƣời già, hộ nghèo)
- Nhóm phụ nữ, những ngƣời thuờng xuyên tham gia các hoạt động sinh
kế trong nông nghiệp
- Nhóm ngƣời già, những ngƣời có nhiều hiểu biết về thiên tai, khí hậu tại
địa phƣơng. Vì những đối tƣợng này sống lâu năm tại địa phƣơng, đã có những trải nghiệm về thiên tai tại địa phƣơng
28
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện ở các thôn đƣợc khảo sát để bổ sung các thông tin cho quá trình đánh giá. Những thông tin quan sát bao gồm: Điều kiện hạ tầng kỹ thuật tại các xã trong việc phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH; Cơ sở vật chất của các hộ gia đình dễ bị tổn thƣơng bởi BĐKH; Những công cụ, phƣơng tiện mà các hộ gia đình thƣờng sử dụng khi ứng phó với thiên tai...
Một số công cụ khác
Chúng tôi cũng sử dụng một số công cụ khác nhƣ lịch mùa vụ để khảo sát những thay đổi về mùa vụ của ngƣời dân trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, công cụ hồ sơ thiên tai cũng đƣợc áp dụng để tìm hiểu về lịch sử thiên tại tại địa phƣơng trong thời gian qua nhằm xác định tần xuất và loại hình thiên tai chủ yếu thƣờng diễn ra tại địa phƣơng.
d. Đối tƣợng thu thập thông tin
Chúng tôi đã (i) thảo luận, (ii) phỏng vấn sâu, (iii) khảo sát qua bảng hỏi tại cả 3 xã nghiên cứu: Các đối tƣợng này đƣợc chọn để thu thập thông tin vì đây là những đối tƣợng hiểu biết rõ nhất về những tác động của BĐKH trên địa bàn và cũng là nhóm đối tƣợng tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế và đang thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH tại địa phƣơng.
+ 10 thành viên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Can Lộc
+ 11 thành viên, những ngƣời đang tham gia trực tiếp một số mô
hình sinh kế đang thực hiện tại địa phƣơng.
+ 46 Thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của 3 xã
+ 13 thành viên Nhóm phát triển kinh doanh liên xã
+ 27 thành viên Tổ phòng chống lụt bão của 6 xóm
+ 207 nông dân của 6 xóm trong 3 xã
29
e. Các phƣơng pháp phân tích số liệu
Đối với số liệu định tính: đƣợc tổng hợp, sàng lọc và phân loại theo từng chủ đề theo mục đích nghiên cứu.
Đối với số liệu định lƣợng (bảng hỏi bán cấu trúc) đƣợc phân tích và xử lý trên phần mềm SPSS 16.5 để tính toán các tần xuất của các biến và tƣơng quan giữa các biến.
30
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Can Lộc và các xã nghiên cứu. 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình của huyện Can Lộc
Theo số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Can Lộc và Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện Can Lộc năm 2012 cho thấy các đặc điểm sau: [17]
a. Vị trí địa lý
Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên: 30.128,33ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 19.460,24ha, + Đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha, + Đất chƣa sử dụng: 3.077,74ha.
Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, về phía bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía tây bắc giáp huyện Đức Thọ, phía tây nam giáp huyện Hƣơng Khê, phía nam giáp huyện Thạch Hà, phía đông và đông nam giáp huyện Lộc Hà. Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330 km, cách thành phố Vinh khoảng 30 km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15 km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km.
b. Đặc điểm địa hình
Can Lộc là một huyện đồng bằng bán sơn địa, vừa có núi và vừa có đồng bằng. Lịch sử tự nhiên của Can Lộc gắn với lịch sử tự nhiên của tỉnh. Từ lịch sử kiến tạo tự nhiên của cả tỉnh để tìm hiểu cảnh quan tự nhiên của huyện Can Lộc, trong đó, địa hình là yếu tố quan trọng bậc nhất. Cũng nhƣ nhiều huyện khác trong tỉnh, ngoài những đặc điểm chung vốn có, địa hình huyện Can Lộc ít nhiều còn có những dáng dấp riêng.
31
Trên địa bàn huyện Can Lộc đƣợc tự nhiên kiến tạo đủ cả đồi núi, các loại hình đồng bằng và bờ biển. Các yếu tố địa hình ấy mang tính tổng hợp, tạo cho vùng đất huyện nay thêm đa dạng và phong phú, ảnh hƣởng trực tiếp đến các mặt hoạt động kinh tế, xã hội cũng nhƣ sinh hoạt văn hóa tinh thần của cƣ dân bản địa.
Đồng bằng huyện nằm gọn giữa hai triền núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh. Gần nhƣ cân đối giữa địa phận huyện, theo hƣớng đông nam, một dải sông Nghèn chạy dọc từ đầu đến cuối huyện, tạo cho đại thế huyện này có mặt bằng nhiều bậc, nhiều tầng có độ chênh lòng máng, vừa có tác dụng trữ nƣớc ƣơm bùn, giữ độ phì đồng ruộng, vừa dễ gây hạn hán, úng lụt thất thƣờng, “chƣa mƣa đã lụt, chƣa nắng đã hạn”.
Hai dãy núi lớn, phóng xuống đồng bằng nhiều quả núi nhỏ bé, tạo thành một quần thể núi với tầm cỡ, dáng vóc không giống nhau, phân bố không đều. Hai hệ thống khe xuất phát từ hai dãy núi lớn, dồn nƣớc xuống dòng sông, hình thành một mặt bằng “gân lá” giúp cho giao lƣu đƣờng sông khá thuận lợi. Sông, núi, khe giao hòa, chằng chịt, chúng đã tham gia phân cắt đồng bằng huyện thành những mảnh hẹp.
c. Đặc điểm tài nguyên * Tài nguyên đất:
- Tổng diện tích tự nhiên: 30.128,33ha, Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 19.460,24ha, + Đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha, + Đất chƣa sử dụng: 3.077,74ha.
32
Can Lộc là một huyện có nhiều hồ đập, sông suối đã tạo ra trữ lƣợng nƣớc mặt lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản cũng nhƣ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đó là đập Cù Lây (Thuần Thiện) có sức chứa: 8 triệu m3 nƣớc, đập Nhà Đƣờng (Thiên Lộc), đập An – Hùng (Tùng Lộc), Hồ Cửa Thờ – Trại Tiểu (Đồng – Mỹ Lộc) có sức chứa: 16 triệu m3 nƣớc, sông Nghèn...
* Rừng:
Diện tích rừng huyện Can Lộc: 6.640,42ha Trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ: 2.676,25ha, + Đất rừng sản xuất: 3.964,17ha.
d. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Can Lộc đƣợc biết đến là vùng trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh. Chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, vịt, cá. Tuy nhiên, với địa hình vùng trũng "chƣa mƣa đã ngập và chƣa nắng đã hạn" nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp vừa thấp lại bấp bênh. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện là 24,46 %, cận nghèo là 14,79% (năm 2010).
Tổng quy mô dân số là: 126.199 ngƣời theo đặc điểm tự nhiên và xã hội phân bố nhƣ sau:
- Thành thị và nông thôn: Vùng thành thị gồm thị trấn Nghèn với dân số: 12.734 ngƣời, vùng nông thôn bao gồm 22 xã còn lại với dân số 113.465 ngƣời,
- Đồng bằng và miền núi: Địa bàn huyện Can Lộc có 9 xã thuộc vùng núi thấp với tổng dân số: 52.245 ngƣời, vùng đồng bằng còn lại gồm 14 xã với tổng số dân: 73.954 ngƣời,
33
- Phân theo các xã có giáo dân và các xã ngƣời lƣơng (không có giáo dân): Địa bàn huyện Can Lộc có 10/23 xã có giáo dân sinh sống, các xã còn lại có tổng số dân là 65.566 ngƣời.
- Theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện năm 2010, tốc độ tăng trƣởng 11%, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 40%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chiếm 29%, thƣơng mại dịch vụ chiếm 31%. Chăn nuôi (trâu, bò, lợn) phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại đƣợc phát triển và nhân rộng, hiện có 545 trang trại, gia trại.
- Theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện năm 2010, tốc độ tăng trƣởng 11%, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 40%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chiếm 29%, thƣơng mại dịch vụ chiếm 31%. Chăn nuôi (trâu, bò, lợn) phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại đƣợc phát triển và nhân rộng, hiện có 545 trang trại, gia trại. Huyện đã thu hút đƣợc 23 dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp, có 16 chợ tạm và bán kiên cố, 39 di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng Quốc gia và tỉnh. Về y tế giáo dục có 19/23 trạm y tế và 48 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, đã hoàn thành phổ cập tiểu học. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 88,636 chiếm 68.9% dân số. Có 4,523 ngƣời đang làm việc ở nƣớc ngoài.
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội các xã nghiên cứu
Cả 3 xã khảo sát đều là xã đồng bằng thấp trũng của huyện Can Lộc, nằm ven các con sông, ngƣời dân sống chủ yếu vào diện tích trồng lúa (trung bình 0,06-0,07 ha/ngƣời), với một diện tích nhƣ vậy nếu ngƣời dân sử dụng, canh tác không hợp lý sẽ không đảm bảo cung cấp lƣơng thực. Chăn nuôi ở cả 3 xã chủ yếu là lợn, vịt, gà, cũng đã hình thành những gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Cả 3 xã đều có diện tích nuôi trồng thủy sản tƣơng đối lớn, diện tích mặt nƣớc này chủ yếu là ao, đặc biệt xã Vĩnh Lộc diện tích này đã đƣợc chuyển đổi từ diện
34
tích trồng lúa. Hiện tại ngƣời dân đang khai thác mặt nƣớc để nuôi cá nƣớc ngọt.
Cả 3 xã nằm trong vũng trũng nhất của huyện Can Lộc và cũng là các xã chịu ảnh hƣởng nhiều nhất bởi ngập lụt, thiên tai và BĐKH.
Bảng 3.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của 3 xã nghiên cứu
Xã/các nội dung Xã Khánh Lộc Xã Vƣợng Lộc Xã Vĩnh Lộc
Diện tích tự nhiên: 667,23 ha 1.460,1 ha 637 ha
Diện tích trồng lúa: 354,84 ha 557 ha 240 ha
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 23,71 ha 30 ha 70,7 ha
Số hộ: 1,172 hộ, 2.206 hộ 954 hộ
Số khẩu: 4,700 ngƣời 8.460 ngƣời 3.112 ngƣời
Hộ nghèo: 20 % 20,5 % 26,2 %
Hộ cận nghèo: 24 % 19,6 % 20,8 %
Gia trại, trang trại: 42 15 268
3.1.3 Những loại hình sinh kế chủ yếu
Tại 3 xã khảo sát, nhìn chung sinh kế chính của ngƣời dân là sản xuất lúa, chăn nuôi trâu bò, gia cầm và cá. Hiện tại 3 xã này cũng nhƣ các xã khác của huyện đang có xu hƣớng chăn nuôi hƣơu, nhím. Đây là hƣớng chăn nuôi cho thu nhập cao, nhƣng đòi hỏi đầu tƣ lớn và công chăm sóc, đồng thời phải đƣợc nuôi ở vùng núi. Loại hình chăn nuôi này dù cho thu nhập cao, nhƣng không phù hợp với hộ nghèo trong thời điểm hiện tại.
Tại 3 xã này cũng có một loại hình sinh kế nữa là nghề mây tre đan, đang phát triển ở Khánh Lộc, hoặc nghề mộc, nề. Dịch vụ cũng đang là một nguồn thu nhập chiếm khoảng 20% tổng thu nhập, Vƣợng Lộc là một trong 3 xã có tiềm năng về nguồn sinh kế này. Một nguồn sinh kế nữa của 3 xã là xuất khẩu lao động nƣớc ngoài và lao động tại các tỉnh ngoài tỉnh Hà Tĩnh.
35
Các loại hình sinh kế trong nông nghiệp chủ yếu của 3 xã này nhƣ sau:
Bảng 3.2 : Diện tích và sản lƣợng của loại hình sản xuất chủ yếu của 3 xã năm 2010
Loại hình sản xuât Xã Khách Lộc Xã Vĩnh Lộc Xã Vƣợng Lộc
Thủy sản 49 ha 12 ha 1,7 ha
Trâu/bò 1269 con 512 con 530 con
Lợn 3628 con 1700 con 4563 con
Vịt 32000 con 6468 con 17315 con
Lúa 354,84 ha 557 ha 240 ha
Để đánh giá loại hình sinh kế trong nông nghiệp có tiềm năng tăng thu nhập, kết quả khảo sát từ ngƣời dân cho thấy nhƣ sau:
Bảng 3.3 Loại hình sinh kế trong nông nghiệp có tiềm năng tăng thu nhập theo đánh giá của ngƣời dân
Xếp hạng Xã Khánh Lộc Xã Vƣợng Lộc Xã Vĩnh Lộc
1 Lợn Vịt Vịt
2 Trâu/bò Lợn Cá
3 Lúa Lúa Trâu, bò