Công tác ứng phó với thiên tai của ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 72 - 84)

3.6.2.1.Các hoạt động nâng cao năng lực

Nhƣ đã phân tích ở phần tổng quan, Biến đổi khí hậu với những biểu hiện là nhiệt độ tăng, tần suất và cƣờng độ các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tăng lên đã làm cho thiên tai thêm trầm trọng. Thực tế, tại địa phƣơng và cộng đồng, hoạt động ứng phó với BĐKH, chủ yếu vẫn là các hoạt động ứng phó với thiên tai và một số hoạt động giảm nhẹ. Trong phần này, chúng tôi phân tích năng lực thích ứng nói chung trong việc thích ứng với BĐKH và ứng phó với thiên tai mà không tách riêng năng lực ứng phó với BĐKH trong trồng lúa. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chƣa thể tách riêng đƣợc.

Ở cấp xã, có Ban Phòng chống lụt bão bao gồm đại diện lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã, các trƣởng thôn, đại diện lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội nhƣ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến

65

binh, v.v… Các thành viên của ban này có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phòng tránh trƣớc khi thiên tai, tổ chức ứng phó khi thiên tai xảy ra, khắc phục sự cố sau thiên tai gây ra. Ban phòng chống lụt bão hoạt động theo phƣơng trâm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, phƣơng tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ để phát huy sức mạnh toàn dân phòng chống lụt bão bảo đảm việc ứng phó: Trƣớc, trong, sau thiên tai kịp thời, hiệu quả.

Một số công tác trong phòng chống thiên tại tại địa phƣơng:

- Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về phòng chống thiên tai;

- Xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão hàng năm và diễn tập các tình huống ứng phó với lụt bão;

- Tuyên truyền vận động cho ngƣời dân về công tác chuẩn bị, ứng phó trƣớc, trong và sau khi có thiên tai;

- Huy động cộng đồng tham gia vào công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài các hoạt động trên, Ban phòng chống lụt bão của các xã còn đƣợc một dự án của tổ chức phi chính phủ tài trợ nên đã có thêm các hoạt động ứng phó với BĐKH. Các hoạt động bao gồm:

-Xây dựng một đội ngũ tuyên truyền viên tại các thôn để tuyên truyền cho ngƣời

dân về BĐKH và về các biện pháp thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp

-Cung cấp cây con giống thích ứng với BĐKH và hỗ trợ kỹ thuật để ngƣời dân

có thể áp dụng thử nghiệm những loại cây con giống này

-Hỗ trợ chính quyền xã quy hoạch đất nông nghiệp để chuyển đổi những loại cây con giống năng xuất thấp sang loại mới có năng suất cao hơn

-Hỗ trợ và cung cấp thông tin thị trƣờng cho ngƣời dân để tiếp cận và bán các

66

Bên cạnh đó, ngƣời dân, cộng đồng cũng đƣợc nâng cao năng lực, hiểu biết về thiên tai, BĐKH và các biện pháp thích ứng với BĐKH. Ngƣời dân đã đƣợc chính quyền địa phƣơng nâng cao năng lực, cung cấp kiến thức khoa học thông qua các khoá tập huấn, truyền thông và thăm quan các mô hình sinh kế.

Thông qua các hoạt động đó, các kỹ năng quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của cán bộ địa phƣơng đƣợc cải thiện để hỗ trợ ngƣời dân giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai và BĐKH. Điều này đƣợc chứng minh thông qua việc ban PCLB của huyện, 3 xã và tổ PCLB của 6 xóm đã chủ động trong công tác lập kế hoạch PCLB hàng năm có tính đến yếu tố BĐKH, công tác lập kế hoạch PCLB thƣờng triển khai vào tháng 7-8 hàng năm, do ảnh hƣởng của BĐKH xu hƣớng bão lụt đến sớm hơn, khốc liệt hơn nên kế hoạch PCLB năm 2012 đã đƣợc xây dựng vào tháng 5-6 (sớm hơn 1-2 tháng). Kết quả khảo sát cho thấy, 90,3% thành viên đồng tình rằng phƣơng án PCLB xây dựng sớm hơn, điều này góp phần làm tăng tính chủ động trong công tác ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của địa phƣơng.

Hình 3.11: Ngƣời dân nhận thông tin về BĐKH

Nhận được thông tin liên quan đến PCLB và ứng phó với thiên tai

Nhận được thông tin về BĐKH

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

94.2% 4.4% 1.4% Nhiều hơn Ít hơn 91.4% 4.3% 4.3% Nhiều hơn

67

Có 34% thành viên nhận đƣợc thông tin về PCLB từ dự án, 81% nhận đƣợc thông tin về PCLB từ truyền thông đại chúng, và khoảng 73% nhận đƣợc thông tin về PCLB từ công văn cấp trên. Liên quan đến các thông tin về BĐKH thì 58% ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng nhận đƣợc các thông tin về BĐKH nhiều hơn là nhờ một dự án của tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại địa phƣơng, 74,5% là nhờ truyền thông đại chúng và 37,7% là nhờ công văn cấp trên.

Việc thích ứng với BĐKH hay công tác ứng phó với rủi ro thiên tai chịu ảnh hƣởng khá nhiều từ Ban Phòng chống lụt bão của xã. Bởi vì nhóm này thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân cũng nhƣ xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH và ứng phó với thiên tai.

Căn cứ vào Quyết định 666/QĐ-TCTL- ĐĐ của Tổng cục Thủy lợi về việc Phê duyệt nội dung tài liệu tham khảo Hƣớng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định 1002, chúng tôi thống nhất về 04 (bốn) nhóm nhiệm vụ chính để thực hiện đƣợc tốt những nhiệm vụ liên quan đến triển khai thực hiện chƣơng trình Quốc gia về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Về nhiệm vụ 1 – Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo đây là nhiệm vụ chính của Nhóm kỹ thuật. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, yêu cầu năng lực đặt ra đối với nhóm kỹ thuật cần có 9 kỹ năng nhƣ trong hình sau đây (hình 3.12):

Qua kết quả đánh giá và lƣợc đồ năng lực cho thấy năng lực hiện có của thành viên ban PCLB gần nhƣ đã đạt đƣợc thang điểm theo yêu cầu của Tổng cục Thuỷ lợi về năng lực của Ban PCLB xã. Trong 9 mảng kiến thức và kỹ năng cần có kể trên, Kỹ năng lập kế hoạch đào tạo/tập huấn là có thay đổi nhiều nhất và gần đạt đƣợc tới mức năng lực cần có (đạt mức 4,3/5 điểm). Còn kỹ năng đánh giá kết quả các hoạt động đào tạo và kỹ năng viết báo cáo kết quả đào tạo là có sự thay đổi ít nhất và vẫn cần đƣợc tiếp tục nâng cao năng lực để đạt đƣợc mức năng lực cần có. Những thay đổi cụ thể đƣợc thể hiện trong lƣợc đồ năng lực dƣới đây:

68

Hình 3.12.: Mức độ thay đổi về năng l c đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Tại địa bàn 3 xã nghiên cứu, do có sự hỗ trợ của một dự án của tổ chức Phi chính phủ, nên các cán bộ xã và thôn cũng đƣợc đào tạo về cách đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng để họ có thể tự đánh giá cộng đồng mình khi cần thiết. Điều này rất quan trọng trong công tác lập kế hoạch ứng phó với thiên tai và BĐKH. Các kỹ năng cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ này bao gồm 11 mảng kiến thức và kỹ năng cơ bản. Năng lực hiện tại của các thành viên ban PCLB đều có sự thay đổi so với trƣớc kia, trong đó Kỹ năng thiết kế/ xây dựng kế hoạch đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thƣơng có sự thay đổi lớn nhất và có năng lực tốt nhất, và Kỹ năng thảo luận nhóm tập trung của thành viên ban PCLB có sự thay đổi ít nhất và năng lực hiện tại đang ở mức trung bình. Những thay đổi cụ thể về năng lực của thành viên ban PCLB đƣợc thể hiện trong lƣợc đồ năng lực ở Hình 3.13 dƣới đây:

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0

Kỹ năng đánh giá nhu cầu đào tạo

Kỹ năng xây dựng/chỉnh sửa tài liệu

đào tạo và tài liệu truyền thông

Kỹ năng lập kế hoạch đào tạo/tập huấn

Kỹ năng soạn giáo án bài giảng

Kỹ năng đào tạo/tập huấn trực tiếp cho

người thực hiện Kỹ năng đào tạo tập

huấn viên (ToT) Kỹ năng đánh giá kết

quả các hoạt động đào tạo Viết báo cáo kết quả

đào tạo Kỹ năng theo dõi và hỗ

trợ sau đào tạo Kỹ năng đánh giá tác động của các hoạt động

đào tạo/tập huấn

Xây dựng tài liệu và Tổ chức đào tạo/tập huấn

69

Hình 3.13 Mức độ thay đổi về năng l c th c đánh giá tính dễ bị tổn thương

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Ngoài ra, các cán bộ xã và thôn cũng đƣợc đào tạo về Lập kế hoạch thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM). Có 5 mảng kỹ năng cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, bao gồm: (1) Kỹ năng xác định mục tiêu và kết quả đầu ra, (2) Kỹ năng xác định chiến lƣợc thực hiện, (3) Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện, (4) Kỹ năng lồng ghép kế hoạch thực hiện CBDRM vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nƣớc, (5) Kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động tháng/quý/năm. Trong các mảng kiến thức và kỹ năng này, hiện tại thành viên ban PCLB có năng lực tốt nhất là về mảng kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động tháng/quý/năm và kỹ năng lập kế hoạch thực hiện, 2 mảng kỹ năng này đã gần đạt tới mức năng lực cần có (đạt mức 4,3/5.0 điểm). Chỉ có mảng kỹ năng về xác định chiến lƣợc thực hiện là mới đạt ở mức trung bình. Kết quả đánh giá nhƣ sau:

70

Hình 3.14. Mức độ thay đổi về năng l c th c hiện CBDRM

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Các Ban PCLB của xã và thôn xóm cũng đƣợc đào tạo về Quản lý thực hiện chiến lƣợc và kế hoạch CBDRM. Trong chiến lƣợc này có 5 mảng kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cụ thể là: (1) Kỹ năng thiết kế, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, (2) Kiến thức về sơ tán khẩn cấp, (3) Kỹ năng bơi lội và hƣớng dẫn bơi lội, (4) Khả năng tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, (5) Xây dựng chiến lƣợc, tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông về biến đổi khí hậu. Năng lực hiện tại của thành viên ban PCLB trong 5 mảng kỹ năng này đều có sự cải thiện đáng kể so với khoảng 2 năm trƣớc. Qua lƣợc đồ năng lực có thể thấy rõ rằng khả năng tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão của thành viên ban PCLB đã khá tốt và gần nhƣ đạt đến mức năng lực cần có (đạt 4,7/5.0 điểm), đồng thời kiến thức về sơ tán khẩn cấp của các thành viên ban PCLB cũng đã đạt đến mức 4,3/5 điểm. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, năng lực của thành viên ban PCLB cần đƣợc tiếp tục nâng cao về kỹ năng bơi lội và hƣớng dẫn bơi lội cũng nhƣ kỹ năng thiết kế, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm bởi hiện tại các kỹ năng này mới ở mức trung bình. Cụ thể các thay đổi đƣợc thể hiện trong lƣợc đồ năng lực ở Hình 3.15 dƣới đây:

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 Kỹ năng xác định mục tiêu và kết quả đầu ra

Kỹ năng xác định chiến lược thực hiện Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện Kỹ năng lồng ghép kế hoạch thực hiện CBDRM vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

của nhà nước Kỹ năng xây dựng kế

hoạch hành động tháng/quý/năm

71

Hình 3.15. Mức độ thay đổi về năng l c ứng phó với thiên tai, BĐKH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Nhờ những can thiệp của dự báo Công tác PCLB hiện nay đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ trƣớc khi dự án triển khai. 97,7% thành viên ban PCLB huyện, xã, thôn đánh giá rằng công tác PCLB hiện nay đã chủ động hơn và đầy đủ hơn trƣớc. Có 65,6% thành viên cho rằng thành công này có đƣợc là nhờ những hoạt động đào tạo, tăng cƣờng năng lực cho cán bộ địa phƣơng cùng với những nỗ lực do truyền thông đại chúng và hệ thống chỉ đạo theo ngành dọc từ cấp trên mang lại.

Bên cạnh đó, nhận thức về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữ cũng đƣợc nâng cao để chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH: 93,2% hộ dân (1.000 hộ) (33,4% hộ nghèo và cận nghèo, bao gồm phụ nữ) đã có các kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH; 93,2% hộ dân (1.000 hộ) ở địa bàn dự án (33,4% hộ nghèo và cận nghèo) có kế hoạch ứng phó cho gia đình mình trƣớc, trong và sau khi bão, lũ, hạn hán xảy ra. Qua kết quả khảo sát, 96,6% ngƣời dân đƣợc hỏi cho biết họ đƣợc tiếp cận nhiều hơn tới các thông tin về BĐKH và rủi ro thiên tai. 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0

Kỹ năng thiết kế, xây dựng hệ thống cảnh báo

sớm

Kiến thức về sơ tán khẩn cấp

Kỹ năng bơi lội và hướng dẫn bơi lội Khả năng tổ chức diễn

tập phòng chống lụt bão Xây dựng chiến lược, tổ

chức thực hiện các chiến dịch truyền thông

về biến đổi khí hậu

72

Hình 3.16. Nguồn thông tin về BĐKH nhận đƣợc của ngƣời dân từ chính quyền địa phƣơng

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Kết quả đánh giá cho thấy 61,8% hộ gia đình đƣợc tiếp cận thông tin nhiều hơn là nhờ các hoạt động tập huấn, truyên thông của đội ngũ tuyên truyền viên cộng đồng,36,4% từ truyền thông đại chúng và 43,9% là nhờ loa truyền thanh xóm.

Hình 3.17. Lý do ngƣời dân đƣợc tiếp cận nhiều hơn tới thông tin về BĐKH và rủi ro thiên tai

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Từ các hoạt động nâng cao nhận thức của chính quyền địa phƣơng, công tác chuẩn bị của các hộ gia đình trƣớc mùa lũ bão trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay đã chu đáo hơn so với khoảng 2 năm trƣớc, đây là một trong những

0 10 20 30 40 50 60 70

Thông tin từ tuyên truyền viên

Truyền thông đại chúng

Loa đài của xóm/xã 61.8 36.4 43.9 96.6% 2.3% 1.1% Nhiều hơn Ít hơn Như nhau

73

điều kiện quan trọng góp phần làm giảm thiểu rủi ro thiên tai và những thiệt hại không đáng có cho các gia đình, góp phần đảm bảo điều kiện sống tốt hơn cho ngƣời dân và cộng đồng.

Hình 3.18.: Sự thay đổi trong chuẩn bị của hộ gia đình trƣớc mùa lũ bão

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Nhận xét:

- Nhận thức của chính quyền địa phƣơng cấp huyện, xã về thích ứng với BĐKH và ứng phó với rủi ro thiên tai đƣợc đánh giá là tốt. Do địa bàn nàyđƣợc hỗ trợ bởi một dự án phi chính phủ nên đã có rất nhiều hoạt động tập huấn, đào tạo dành cho các đối tƣợng này;

- Các thành viên trong Ban PCLB của xã, huyện đã đƣợc trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết về BĐKH, thích ứng với BĐKH cũng nhƣ Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Những điều này rất có ý nghĩa trong việc thích ứng với BĐKH trong bối cảnh hịên nay;

- Các hoạt động nâng cao năng lực, thích ứng với BĐKH hiện nay tại các xã nghiên cứu đƣợc thực hiện lồng ghép và ít có hoạt động tách riêng trong việc ứng phó với BĐKH trong trồng lúa.

- Ngƣời dân đƣợc trang bị tốt các kiến thức về BĐKH, thích ứng với BĐKH nói chung và các hoat động giảm nhẹ trong BĐKH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

93.2% 6.8%

Chuẩn bị chu đáo hơn

74

3.6.2.2. Một số mô hình thích ứng với BĐKH

Một số giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp đƣợc thử nghiệm và những giải pháp tốt sẽ đƣợc nhân rộng bởi chính quyền địa phƣơng cấp huyện và xã. Hiện tại, ở các xã dự án có nhiều mô hình sinh kế, trong đó có thể kể đến vịêc 05 mô hình nông nghiệp thích ứng với BĐKH đã đƣợc ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp lựa chọn thí điểm triển khai. Tuy nhiên, các mô hình này chƣa thành công nhƣ mong đợi do những yêu cầu về mặt kỹ thuật. Mặc dù vậy, những mô hình này đã để lại những dấu ấn và tác động ban đầu của việc triển khai các mô hình cũng góp phần mang lại những giá trị gia tăng cho địa phƣơng trong việc thử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 72 - 84)