Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 41 - 45)

Cả 3 xã khảo sát đều là xã đồng bằng thấp trũng của huyện Can Lộc, nằm ven các con sông, ngƣời dân sống chủ yếu vào diện tích trồng lúa (trung bình 0,06-0,07 ha/ngƣời), với một diện tích nhƣ vậy nếu ngƣời dân sử dụng, canh tác không hợp lý sẽ không đảm bảo cung cấp lƣơng thực. Chăn nuôi ở cả 3 xã chủ yếu là lợn, vịt, gà, cũng đã hình thành những gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Cả 3 xã đều có diện tích nuôi trồng thủy sản tƣơng đối lớn, diện tích mặt nƣớc này chủ yếu là ao, đặc biệt xã Vĩnh Lộc diện tích này đã đƣợc chuyển đổi từ diện

34

tích trồng lúa. Hiện tại ngƣời dân đang khai thác mặt nƣớc để nuôi cá nƣớc ngọt.

Cả 3 xã nằm trong vũng trũng nhất của huyện Can Lộc và cũng là các xã chịu ảnh hƣởng nhiều nhất bởi ngập lụt, thiên tai và BĐKH.

Bảng 3.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của 3 xã nghiên cứu

Xã/các nội dung Xã Khánh Lộc Xã Vƣợng Lộc Xã Vĩnh Lộc

Diện tích tự nhiên: 667,23 ha 1.460,1 ha 637 ha

Diện tích trồng lúa: 354,84 ha 557 ha 240 ha

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 23,71 ha 30 ha 70,7 ha

Số hộ: 1,172 hộ, 2.206 hộ 954 hộ

Số khẩu: 4,700 ngƣời 8.460 ngƣời 3.112 ngƣời

Hộ nghèo: 20 % 20,5 % 26,2 %

Hộ cận nghèo: 24 % 19,6 % 20,8 %

Gia trại, trang trại: 42 15 268

3.1.3 Những loại hình sinh kế chủ yếu

Tại 3 xã khảo sát, nhìn chung sinh kế chính của ngƣời dân là sản xuất lúa, chăn nuôi trâu bò, gia cầm và cá. Hiện tại 3 xã này cũng nhƣ các xã khác của huyện đang có xu hƣớng chăn nuôi hƣơu, nhím. Đây là hƣớng chăn nuôi cho thu nhập cao, nhƣng đòi hỏi đầu tƣ lớn và công chăm sóc, đồng thời phải đƣợc nuôi ở vùng núi. Loại hình chăn nuôi này dù cho thu nhập cao, nhƣng không phù hợp với hộ nghèo trong thời điểm hiện tại.

Tại 3 xã này cũng có một loại hình sinh kế nữa là nghề mây tre đan, đang phát triển ở Khánh Lộc, hoặc nghề mộc, nề. Dịch vụ cũng đang là một nguồn thu nhập chiếm khoảng 20% tổng thu nhập, Vƣợng Lộc là một trong 3 xã có tiềm năng về nguồn sinh kế này. Một nguồn sinh kế nữa của 3 xã là xuất khẩu lao động nƣớc ngoài và lao động tại các tỉnh ngoài tỉnh Hà Tĩnh.

35

Các loại hình sinh kế trong nông nghiệp chủ yếu của 3 xã này nhƣ sau:

Bảng 3.2 : Diện tích và sản lƣợng của loại hình sản xuất chủ yếu của 3 xã năm 2010

Loại hình sản xuât Xã Khách Lộc Xã Vĩnh Lộc Xã Vƣợng Lộc

Thủy sản 49 ha 12 ha 1,7 ha

Trâu/bò 1269 con 512 con 530 con

Lợn 3628 con 1700 con 4563 con

Vịt 32000 con 6468 con 17315 con

Lúa 354,84 ha 557 ha 240 ha

Để đánh giá loại hình sinh kế trong nông nghiệp có tiềm năng tăng thu nhập, kết quả khảo sát từ ngƣời dân cho thấy nhƣ sau:

Bảng 3.3 Loại hình sinh kế trong nông nghiệp có tiềm năng tăng thu nhập theo đánh giá của ngƣời dân

Xếp hạng Xã Khánh Lộc Xã Vƣợng Lộc Xã Vĩnh Lộc

1 Lợn Vịt Vịt

2 Trâu/bò Lợn Cá

3 Lúa Lúa Trâu, bò

4 Gà, vịt Trâu, bò Lúa

5 Cá Cá Lợn

Từ các số liệu thống kê và các kết quả thảo luận với ngƣời dân, chúng tôi đƣa ra những đánh giá về một số loại hình sinh kế chủ yếu tại 3 nhƣ sau:

Sản xuất luá:

Mặc dù theo bảng xếp hạng trên, lúa không phải là cây trồng cho thu nhập bằng tiền nhƣ các loại cây con khác, nhƣng nó là sinh kế chính của ngƣời dân ở cả 3 xã khảo sát. Lý do ngƣời dân đánh giá thấp cây lúa trong việc tăng thu nhập vì đầu tƣ vào trồng lúa tốn nhiều công sức và kinh tế (mua phân bón, thuốc trừ sâu, chăm sóc...) nhƣng nếu trừ đi các chi phí thì lợi nhuận rất thấp, thậm chí là lỗ vốn nếu tính cả công của ngƣời nông dân. Tại thời điểm nghiên cứu, diện tích lúa trung bình từ 230 – 800 m2/khẩu. Năng suất bình quân từ 4 – 5 tấn/ha/vụ năm, các giống lúa đƣợc ngƣời dân sử dụng không đa dạng, tỷ trọng

36

lúa lai chiếm khoảng 30 – 40%. Chất lƣợng giống lúa bình thƣờng. Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh còn hạn chế (sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu...). Ngƣời dân ít có cơ hội tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật do khuyến nông huyện tổ chức, hoặc nếu có các khóa này thì cơ hội dành cho phụ nữ ít hơn nam giới.

Các hoạt động chăn nuôi Chăn nuôi trâu bò

Chăn nuôi trâu bò cũng là một trong những sinh kế của ngƣời dân tại 3 xã này do trâu bò cũng là những gia súc dễ nuôi, dễ bán, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Hiện tại (2010) trên 80% hộ chăn nuôi trâu bò, tuy nhiên quy mô nhỏ trung bình 1- 4 con/hộ. Giống nuôi tại địa phƣơng là giống bản địa (giống bò sim), đƣợc nhân giống tại hộ gia đình hoặc mua tại chợ Nhé. Mặc dù địa phƣơng đã có chƣơng trình hỗ trợ cải tạo đàn bò từ năm 2006, tuy nhiên do nhiều lý do nên giống bò tại địa phƣơng vẫn chƣa đủ chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Quỹ đất dành cho chăn thả gia súc của 3 xã không có, vì vậy các hộ phải trồng cỏ hoặc cắt cỏ, chăn thả trên các bờ ruộng lúa. Tuy nhiên không có thức ăn dự trữ trong mùa khô và đặc biệt trong mùa bão lụt hàng năm. Đây là một khó khăn lớn nhất của ngƣời dân trong việc bảo vệ đàn gia súc khi có bão lụt Ngoài ra, ngƣời dân cũng thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với các loại dịch bệnh của trâu bò, trong khi hệ thống thú y của nhà nƣớc hoạt động chƣa hiệu quả, thiếu nguồn kinh phí để mua thuốc dự phòng cũng nhƣ thiếu nguồn thú y viên thôn bản. Ngƣời dân nói chung, phụ nữ nói riêng rất ít có cơ hội để đƣợc tham gia vào các khóa tập huấn chăn nuôi gia súc, vì vậy cách chăm sóc cũng nhƣ bảo vệ gia súc khỏi thiên tai còn chƣa khoa học, lãng phí nguồn nhân công cũng nhƣ vật chất trong chăn nuôi.

37

Ngoài hoạt động chăn nuôi bò nhƣ phân tích ở trên, ở các xã này, ngƣời dân cũng chăn nuôi một số loại khác nhƣ lợn, gà, vịt. Và hiện nay đang có xu hƣớng chăn nuôi những đột vật hoang dã nhƣ nhím, hƣơu...Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu về tác động của BĐKH tới trồng lúa nên các hoạt động chăn nuôi này ít đƣợc đề cập tới.

Nhận xét:

- Có nhiều loại hình sinh kế trong cộng đồng 3 xã nghiên cứu nhƣ nông nghiệp, trong đó có trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xuất khẩu lao động, kinh doanh buôn bán...

- Trồng lúa là một trong những loại hình sinh kế phổ biến tai các xã nghiên cứu, tuy nhiên, trồng lúa không đƣợc ngƣời dân đánh giá cao về khả năng tăng thu nhập nhƣng nó vẫn là loại hình sinh kế “bền vững” vì đảm bản an ninh lƣơng thực cho các hộ gia đình, đặc biệt là phục vụ cho chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)